Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 sách Cánh Diều

doc 7 trang hoaithuk2 23/12/2022 14754
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 sách Cánh Diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_6_sach_can.doc

Nội dung text: Ma trận đề kiểm tra giữa học kì I môn Ngữ văn Lớp 6 sách Cánh Diều

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN, LỚP 6 THỜI GIAN (90 phút) Mức độ nhận thức Tổng Nội Kĩ dung/đơn Vận dụng % TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng năng vị kiến cao điểm thức TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Đọc Truyện dân hiểu gian (truyền thuyết, cổ 6 0 1 0 1 0 60 tích) 2 Viết Kể lại một truyện truyền 1* 1* 1* 1* 40 thuyết hoặc cổ tích Tổng 30 10 25 0 25 0 10 Tỉ lệ % 40% 25% 25 % 10% 100 Tỉ lệ chung 65% 35% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6 Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Chương/ Nội TT dung/Đơn vị Mức độ đánh giá Thông Vận Chủ đề Nhận Vận kiến thức hiểu dụng biết dụng cao
  2. 1 Đọc hiểu Truyện dân Nhận biết: gian (truyền 6 TN 1 TL 1TL thuyết, cổ - Nhận biết được đặc điểm thể tích) loại, ngôi kể, lời người kể chuyện, phương thức biểu đạt. - Nhận ra phần diễn đạt nghĩa của từ, cụm từ. - Nhận dạng được kiểu bài tự sự. Thông hiểu: - Hiểu được ý nghĩa của yếu tố thể hiện tài năng nhân vật - Hiểu được cách sử dụng ngôi kể, kể theo trình tự hợp lí Vận dụng: - Trình bày được những việc làm của bản thân - Liên hệ với ý thức bản thân từ câu chuyện kể 2 Viết Kể lại một Vận dụng cao: 1TL* truyện Lựa chọn câu chuyện có ý nghĩa truyền hay, có sức lan tỏa tới người thuyết hoặc đọc. cổ tích
  3. Tổng 6TN 1TL 1 TL 1 TL Tỉ lệ % 40 25 25 10 Tỉ lệ chung 65% 35% ĐỀ KIỂM TRA Môn Ngữ văn lớp 6 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: YẾT KIÊU (truyền thuyết) Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi.Từ đó, sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. Hồi ấy, có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng.Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: -Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: - Nhà ngươi cần bao nhiêu người? bao nhiêu thuyền bè? -Tâu bệ hạ – ông đáp – chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cầm thủy quân đánh giặc.Ông đến Vạn Ninh cho quân sĩ nghỉ ngơi, chỉ bảo họ sắm cho mình một cái khoan, một cái búa. Đoạn, một mình ông lặn xuống đáy biển đi ra chỗ tàu giặc. Ông tìm đến đáy tàu vừa khoan, vừa đục. Ông làm rất lẹ và im lặng, tàu giặc cứ đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Trong một hôm, chúng bị đắm luôn một lúc hơn hai mươi chiếc. Thấy thế, quân giặc hoảng loạn cả lên. Chúng sai những tên quân có tài bơi lặn lặn xuống nước do thám. Mấy tên quân đó tìm mãi mới thấy Yết
  4. Kiêu đang khoan một chiếc tàu. Bọn chúng xông lại nhưng chúng đâu có phải là địch thủ của ông, cho nên cuối cùng ông không để cho một đứa nào trở về. Quân giặc vô cùng sợ hãi. Mãi về sau tên tướng giặc đem một cái ống dòm thủy tinh có phép nhìn được thấu qua nước đến đáy biển. Chúng thấy ông đi lại thoăn thoắt như đi trên bộ. Chúng bèn đem cái vó bằng sắt nhân lúc ông đang mải đục một chiếc tàu, buông xuống chụp lấy ông. Nhờ thế chúng bắt sống được Yết Kiêu. Lập tức chúng tra khảo ông: -Trong nước mày những người lặn như mày có bao nhiêu người? Ông bảo chúng: -Không kể những người đi lại dưới nước suốt 10 ngày không lên, còn như hạng ta thì một trăm chiếc tàu của chúng bay cũng không thể chở hết. Hiện giờ ở dưới đó hết lớp này xuống lại lớp kia lên không mấy khi vắng người Nghe nói thế, bọn giặc kinh sợ cuối cùng chúng dỗ dành: -Mày muốn tốt phải đưa chúng tao đi bắt sẽ có hậu thưởng, bằng không thì sẽ giết chết -Được, theo ta, ta chỉ cho! Quân giặc tưởng thật, bắt ông cùng với mười tên quân đem vó sắt ngồi trên thuyền nhỏ ra biển dò tìm. Thừa lúc chúng vô ý, ông nhảy tòm xuống nước trốn đi. Chúng nó trông nhau ngơ ngác. Bấy giờ quân giặc đã bị thiệt hại khá nặng, lại nghe Yết Kiêu nói nước Nam có nhiều người tài lặn nên cuối cùng chúng đành phải quay tàu trở về không dám quấy nhiễu nữa. Nhà vua mừng quá, khen ngợi Yết Kiêu vô cùng, phong ông làm đại vương. Sau khi ông mất, mọi người nhớ ơn lập đền thờ ở cửa Vạn Ninh và ở nhiều cửa biển khác. ( Theo Nguyễn Đổng Chi- Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam) Câu 1. Truyện Yết Kiêu mang đặc điểm nổi bật nào của thể loại truyền thuyết? A. Kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử B. Kể về nhân vật và sự kiện ở thời kì hiện tại C. Kể về nhân vật và sự kiện sẽ xuất hiện ở tương lai D. Kể về nhân vật và sự kiện nổi bật sẽ xuất hiện ở tương lai Câu 2. Truyện kể theo ngôi thứ mấy và ai là người kể chuyện? A. Ngôi ba, người kể là quân sĩ trong truyện B. Ngôi ba, người kể là nhà vua C. Ngôi ba, người kể là tướng giặc D. Ngôi ba, người kể giấu mình, đứng đằng sau câu chuyện để kể.
  5. Câu 3. Câu chuyện trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào? A. Tự sự, miêu tả, thuyết minh B. Tự sự, biểu cảm, thuyết minh C. Tự sự, miêu tả, nghị luận D. Tự sự, miêu tả, biểu cảm Câu 4. Chủ đề của truyện truyền thuyết trên là gì ? A. Chủ đề về người anh hùng tài năng, giàu lòng yêu nước B. Chủ đề về người anh hùng tài năng, giàu lòng thương người C. Chủ đề về người anh hùng tài năng, giàu lòng khoan dung D. Chủ đề về người anh hùng tài năng, giàu lòng tự trọng Câu 5. Cụm từ “quyền cao chức trọng” trong câu chuyện được hiểu như thế nào? A. Chỉ người giàu có, quyền thế, được mọi người kính nể B. Chỉ người giàu có, sang trọng, được mọi người kính nể C. Chỉ người có quyền lực cao, được mọi người kính nể D. Chỉ người có quyền thế, có địa vị cao trong xã hội, được mọi người kính nể Câu 6. Từ “ngơ ngác” trong truyện thể hiện trạng thái của lũ giặc như thế nào khi thấy Yết Kiêu bỗng dưng nhảy tòm xuống nước? A. Thể hiện trạng thái quá bất ngờ, chưa kịp hiểu chuyện gì đã xảy ra của lũ giặc B. Thể hiện trạng thái quá sợ hãi của lũ giặc C. Thể hiện trạng thái hoang mang của lũ giặc D. Thể hiện trạng thái dao động, mất hết tự tin của lũ giặc. Câu 7. (1.5đ) Em cảm nhận như thế nào về ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong truyện? Câu 8.(1.5đ) Nhân vật Yết Kiêu trong câu chuyện trên vốn là một danh tướng kiệt xuất thời Trần, góp công vào chiến thắng quân Nguyên Mông ở thế kỉ XIII, bảo vệ nền độc lập cho nước nhà. Vậy để giúp ích cho cộng đồng, em thấy mình cần phải làm gì? II. VIẾT (4.0 điểm) Truyền thuyết và cổ tích với sắc màu kì ảo luôn đem lại sự hấp dẫn, thú vị cho người đọc chúng ta. Bằng lời của một nhân vật trong truyền thuyết hoặc cổ tích mà em biết, hãy kể lại câu chuyện ấy. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
  6. Môn: Ngữ văn lớp 6 Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 6,0 1 A 0,5 2 D 0,5 3 D 0,5 4 A 0,5 5 D 0,5 6 A 0,5 7 - HS đưa ra cảm nhận: các chi tiết kì ảo góp phần tô đậm thêm vẻ 1,5 đẹp của tài năng kì lạ, khác thường mà nhân vật Yết Kiêu có được. 8 - Đưa ra hướng rèn luyện của bản thân: 1,5 + Chăm chỉ học tập, say mê sáng tạo + Tự tin đóng góp sức nhỏ vào hoạt động của trường, khu dân cư + Dũng cảm lên án hiện tượng tiêu cực + Tự hào, yêu quê hương, đất nước II VIẾT 4,0 a. Yêu cầu chung: 0,5 - Xác định đúng thể loại văn tự sự, ngôi kể thứ nhất - Nội dung: kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích mà em biết (ko có trong SGK) - Hình thức: trình bày dưới dạng một bài văn bố cục ba phần b. Yêu cầu cụ thể: 3,0 * Mở bài: giới thiệu câu chuyện định kể 0.25 * Thân bài: kể lại câu chuyện dựa trên các sự việc tiêu biểu theo 2.5 trình tự hợp lí. Chú ý đan xen yếu tố biểu cảm, miêu tả, nhận xét, đánh giá. * Kết thúc: ý nghĩa truyện, liên hệ với ý thức của bản thân em 0.25 c. Chính tả, từ dùng, câu diễn đạt: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, từ, ngữ pháp Tiếng Việt.
  7. d. Sáng tạo: lời kể sinh động, sáng tạo, hấp dẫn 0,25