Ma trận và đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hùng Cường (Có đáp án)

doc 6 trang thaodu 3170
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hùng Cường (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_i_mon_dia_ly_lop_9.doc

Nội dung text: Ma trận và đề khảo sát chất lượng học kỳ I môn Địa lý Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hùng Cường (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TP HƯNG YÊN MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN : ĐỊA LÝ 9 Năm học 2016-2017 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNK TL T TL T TL Q N N K K Tên chủ đề Q Q Địa lý dân C1,2,3, C5 cư 4 Số câu 4 1 5 Số điểm: 1 0,25 1,25 Tỉ lệ: % 10% 2,5% 12,5 Địa lý kinh C6,7 C21 tế Dựa vào bảng số liệu hoặc hình, lược đồ trong SGK trả lời câu hỏi Số câu 2 1 3 Số điểm: 0,5 2 2,5 Tỉ lệ: % 5% 20% 25% Vùng C8,9 C10 Trung du và miền núi Bắc Bộ Số câu 2 1 3 Số điểm: 0,5 0,25 0,75 Tỉ lệ: % 5% 2,5% 7,5% Vùng Đồng C11,12 C13 bằng sông Hồng Số câu 2 1 3 Số điểm: 0,5 0,25 0,75 Tỉ lệ: % 5% 2,5% 7,5% Vùng Bắc C14,15 C16
  2. Trung Bộ Số câu 2 1 3 Số điểm: 0,5 0,25 0,75 Tỉ lệ: % 5% 2,5% 7,5% Vùng C17,18 DHNTB Số câu 2 2 Số điểm: 0,5 0,5 Tỉ lệ: % 5% 5% Vùng Tây C19,20 C22 Nguyên Dựa vào bảng số liệu vẽ biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích Số câu 2 1 3 Số điểm: 0,5 3 3,5 Tỉ lệ: % 5% 30% 35% Số câu 16 5 1 22 Tổn Số 4 4 2 10 g điểm: 40% 40% 20% 100% Tỉ lệ: %
  3. PHÒNG GD&ĐT TP HƯNG YÊN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I THCS HÙNG CƯỜNG Năm học: 2016 - 2017 Môn: Địa lí - Lớp 9 Thời gian 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1. Nước ta có cơ cấu dân số trẻ với số dân xếp vị trí thứ: A. 14 trên thế giới và 5 trong khu vực Đông Nam Á. B. 24 trên thế giới và 3 trong khu vực Đông Nam Á. C. 14 trên thế giới và thu 3 trong khu vực Đông Nam Á. D. 13 trên thế giới và thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Câu 2: Dân cư nước ta tập trung đông đúc nhất ở các vùng: A. Đồng bằng C. Miền núi B. Trung du D. Cao nguyên Câu 3. Năm 2003, lao động chưa qua đào tạo nước ta chiếm: A. 78,8% B. 21,2% C. 24,2% D. 78% Câu 4: Hiện tượng “bùng nổ dân số” ở nước ta diễn ra trong thời gian: A. Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX đến những năm cuối thế kỉ XX B. Từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX đến những năm cuối thế kỉ XX C. Từ cuối những năm 50 của thế kỉ XX đến những năm đầu thế kỉ XXI D. Từ cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI. Câu 5: Giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta hiện nay vì: A. Chất lượng lao động không được nâng cao B. Chủ yếu lao động tập trung ở thành thị C. Nguồn lao động dồi dào, trình độ thấp trong khi điều kiện nền kinh tế chưa phát triển D. Mức thu nhập của người lao động thấp Câu 6: Điều kiện tự nhiên nào sau đây đã gây nên tính thất thường trong hoạt động sản xuất nông nghịêp ở nước ta? A. Đất C. Nguồn nước B. Khí hậu D. Sinh vật Câu 7. Cơ cấu ngành dịch vụ nước ta khá đa dạng bao gồm: A. Dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ sản xuất B. Dịch vụ công cộng và dịch vụ tiêu dùng C. Dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng D. Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng
  4. Câu 8. Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây: A. Chè B. Cà phê C. Cao su D. Hồ tiêu Câu 9: Thế mạnh kinh tế ở tiểu vùng Đông Bắc là gì? A. Phát triển thủy điện C. Chăn nuôi gia súc B. Khai thác khoáng sản D. Trồng cây lương thực Câu 10: Về mùa đông khu vực Đông Bắc lạnh hơn Tây Bắc là do: A. Tây Bắc được che chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn. B. Tây Bắc xa khối không khí lạnh hơn. C. Đông Bắc ít thực vật hơn. D. Đông Bắc có các dãy núi cánh cung mở ra ở phía Bắc, đón gió mùa đông bắc. Câu 11: Tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của vùng Đồng bằng sông Hồng là: A. Khoáng sản C. Đất phù sa B. Rừng D. Thủy sản Câu 12: Những tỉnh nào của Đồng bằng sông Hồng giáp biển? A. Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Ninh Bình B. Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình C. Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội D. Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình Câu 13: Năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do: A. Diện tích lớn nhất C. Sử dụng nhiều phân bón B. Dân số đông nhất D. Trình độ thâm canh cao Câu 14: Di sản văn hóa thế giới nào sau đây không thuộc Bắc Trung Bộ? A. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng C. Nhã nhạc cung đình Huế B. Phố cổ Hội An D. Cố đô Huế Câu 15: Đâu là trung tâm kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ? A. Thanh Hóa C. Vinh B. Quảng Trị D. Huế Câu 16: Tại sao du lịch là thế mạnh kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ? A. Nhiều di sản văn hoá, di tích lịch sử. B. Nhiều bãi biển đẹp, nhiều vườn quốc gia. C. Kinh tế phát triển. D. Đội ngũ phục vụ tốt. Câu 17: Tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giáp với nước Lào? A. Khánh Hòa C. Quảng Ngãi B. Đà Nẵng D. Quy Nhơn Câu 18: Vườn quốc gia Núi Chúa là điểm du lịch nổi tiếng của vùng nào? A. Trung du miền núi phía Bắc B. Đồng bằng sông Hồng B. Bắc Trung Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ
  5. Câu 19: Loại đất có giá trị nhất đối với phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên là: A. Đất xám phù sa cổ C. Đất badan B. Đất phù sa D. Đất feralit trên đá vôi Câu 20: Trung tâm du lịch sinh thái lớn nhất của vùng Tây Nguyên là: A. Buôn Ma Thuột C. Đà Lạt B. KonTum D. Plây ku. Phần II. Tự luận (5 điểm) Câu 21(2 điểm): Cho bảng số liệu sau: Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng Tổng cộng 4733,0 5397,5 1442,5 11573,0 Dựa vào bảng số liệu, hãy trả lời câu hỏi: a/ Cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta? b/ Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta vừa khai thác vừa phải bảo vệ rừng? Câu 22 (3điểm): Cho bảng số liệu: Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước (%) (Cả nước = 100%) Năm 1995 1998 2001 Diện tích 79,0 79,3 85,1 Sản lượng 85,7 88,9 90,6 a/ Vẽ biểu đồ cột thể hiện tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước và nhận xét. b/ Vì sao cây cà phê được trồng nhiều ở vùng này?
  6. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Phần I. Trắc nghiệm: * Khoanh tròn đáp án đúng: mỗi câu đúng cho 0,25 điểm ( 20 câu = 5 điểm) C 1 C 2 C 3 C 4 C5 C 6 C 7 C 8 C 9 C10 C A B A C B D A B AD C11 C12 C 13 C 14 C 15 C 16 C 17 C18 C 19 C20 C D D B ACD AB B D C C Phần II. Tự luận Câu 21 (2 điểm): Cần đảm bảo những ý cơ bản sau: a/ Cơ cấu các loại rừng ở nước ta gồm: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (0,5 điểm) b/ Lợi ích của việc trồng rừng: (1 điểm) - Về kinh tế: Cung cấp gỗ,củi cho dân sinh, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho dược liệu - Về xã hội: Ổn định đời sống của đồng bào dân tộc ít người - Về môi trường tự nhiên: + Góp phần nâng cao độ che phủ rừng, giảm diện tích đất trống, đồi núi trọc, hạn chế xói mòn đất, giữ mực nước ngầm, điều hòa khí hậu, hạn chế lũ lụt, bảo vệ môi trường. + Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên. - Chúng ta vừa khai thác rừng vừa phải bảo vệ rừng vì rừng nước ta đang cạn kiệt dần, và nếu khai thác mà không bảo vệ rừng thì rừng sẽ suy giảm rất nhanh, không những phá vỡ cân bằng sinh thái mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Câu 22 (3 điểm) - Học sinh vẽ biểu đồ cột như H29.1 Sgk. Đảm bảo chính xác, khoa học, có tên biểu đồ, chú giải (1 điêm) - Nhận xét: (1 điểm) + Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước tăng (dẫn chứng) + So với cả nước, cây cà phê ở Tây Nguyên chiếm 85,1% diện tích và 90,6% sản lượng (2001). Như vậy, phần lớn diệc tích và sản lượng cây cà phê của nước ta tập trung ở Tây Nguyên - Giải thích: (1 điểm) + Tây Nguyên có điều kiện tự nhiên thích hợp để phát triển cây cà phê (đất badan màu mỡ, địa hình là các cao nguyên xếp tầng, khí hậu cận xích đạo ) + Phát triển cây cà phê mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng + Thị trường tiêu thụ cà phê trong và ngoài nước ngày càng mở rộng + Phát triển cây cà phê ở Tây Nguyên vừa có ý nghĩa xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy kinh tế ở các vùng sâu, xa phát triển, giải quyết việc làm vừa được gắn liền với vấn đề định cnah định cư và bảo vệ môi trường.