Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9

docx 6 trang thaodu 9860
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxma_tran_va_de_kiem_tra_1_tiet_giua_ky_i_mon_giao_duc_cong_da.docx

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết giữa kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 9

  1. KIỂM TRA MỘT TIẾT GIỮA KÌ I. Ngày soạn: Ngày duyệt đề Người duyệt Ngày Kiểm tra : .Kiểm diện:có mặt vắng mặt I. Mục tiêu kiểm tra 1. Về kiến thức: - Nhận biết được khái niệm các nội dung đã học: Chí công vô tư, tự chủ, dân chủ và kỉ luật, bảo vệ hòa bình, tình hữu nghị, sự hợp tác cùng phát triển và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nhận biết được các biểu hiện của các đức tính chí công vô tư, dân chủ và kỉ luật, tự chủ, yêu hòa bình . - Hiểu được các nguyên tắc của Đảng về tình hữu nghị giữa các dân tộc và hợp tác cùng phát triển 2. Kĩ năng. - Xác định được các tình huống đúng theo các nội dung đã học - Xử lý được các tình huống vận dụng liên hệ được bản thân làm theo nội dung bài học. 3. Về thái độ. - Có thái độ nhận thức đúng đắn và tự rèn luyện bản thân theo nội dung bài đã học. - Liên hệ bản thân về việc thực hiện tốt. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA. - Trắc nghiệm và tự luận . * Ma trận: Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng TNK TNKQ Tên TNKQ TL TNKQ TL TL TL Q chủ đề 1. Chí công vô Biết được Vận tư người có dụng tính chí vào công vô tư giải quyết vấn đề đúng với chí công vô tư
  2. Số câu: 2 1 1 2 Số điểm : 0,5 0,25 0,25 0,5đ Tỉ lệ 5% 2,5% 2,5% 5% 2. Tự chủ Biết được Hiểu thế nào là được người có những tính tự chủ biểu hiện của người có tính tự chủ Số câu: 2 1 1 2 Số điểm 2,25 0,25 2 2,25đ Tỉ lệ 22,5% 2,5% 20% 22,5% 3. Dân chủ và Hiểu chủ Chọn Giải kỉ luật trương ý kiến quyết của Đảng của được vận ứng với mình dụng dân chủ về dân thực hiện chủ và dân chủ ở kỉ luật trường, lớp Số câu: 3 1 1 1 3 Số điểm: 2,5 0,25 0,25 2 2,5 Tỉ lệ 25% 2,5% 2,5% 20% 25% 4. Bảo vệ hòa Bảo vệ hòa Hành vi bình bình là gì? nào thuộc yêu hòa bình Số câu: 2 1 1 2 Số điểm: 0,5 0,25 0,25 0,5đ Tỉ lệ 5 % 2,5% 2,5% 5% 5. Tình hữu Tình hữu Hiểu nghị giữa các nghị là gì? và vận dân tộc dụng vào tình hữu nghị Việt Lào Số câu: 2 1 1 2 Số điểm : 0,5 0,25 0,25 0,5đ Tỉ lệ 5 % 2,5% 2,5% 5% 6. Hợp tác Hiểu Giải cùng phát triển được quyết hành vi được nào là vấn đề hợp tác hợp cùng tác phát trong triển học tập
  3. Số câu: 2 1 1 2 Số điểm: 3,25 0,25 3 3,25đ Tỉ lệ 32,5% 2,5% 30% 32,5% 7. Các truyền Hiểu Vận thống tốt đẹp hành vi dụng của dân tộc nào phát vào huy được xác truyền định thống tốt tục ngữ có truyền thông tốt đẹp Số câu: 2 1 1 2 Số điểm : 0,5 0,25 0,25 0,5đ Tỉ lệ 5 % 2,5% 2,5% 5% Câu: Số điểm 4 4 1 3 1 1 1 15 Tỉ lệ: 1 1 2 0,75 2 0,25 3 10 10% 10% 20% 7,5% 20% 2,5% 30% 100% Tổng Điểm: 1đ 3đ 2,75 3,25đ 10đ Tỉ lệ 10% 30% 27,5% 32,5% 100% ĐỀ BÀI KIỂM TRA Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm): Câu 1: Người có đức tính chí công vô tư là người: A. luôn cố gắng phấn đấu vươn lên bằng mọi cách để làm giàu cho bản thân mình. B. luôn đặt lợi ích cá nhân trên lợi ích cộng đồng. C. luôn im lặng trước các hành động vụ lợi, cá nhân. D. luôn giải quyết công việc theo lẽ phải, công bằng xuất phát từ lợi ích chung. Câu 2: Người có đức tính tự chủ là người: A. Làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình. B. Hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình. C. Không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. D. Không nghe ý kiến nhận xét, góp ý của người khác. Câu 3: Bảo vệ hòa bình là: A. Sẵn sàng giải quyết mọi mâu thuẫn bằng mọi hình thức để bảo vệ độc lập tự do của đất nước. B. Giữ gìn cuộc sống bình yên, thương lượng, đàm phán mọi mâu thuẫn để không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. C. Không quan hệ, không liên quan gì đến các mâu thuẫn của các nước, các dân tộc khác. D. Cùng nhau lên án, cùng nhau vào cuộc giải quyết mọi mâu thuẫn, và tham gia chiến tranh.
  4. Câu 4: Tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới là: A. Quan hệ anh em với các nước gần gũi B. Quan hệ bạn bè với các nước láng giềng C. Quan hệ bạn bè, thân thiện với các nước D. Quan hệ bạn bè với các nước phát triển Câu 5: Ý kiến: “ Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” nói về: A. Vai trò của nhân dân B. Tự quản C. Sức mạnh của nhân dân D. Dân chủ Câu 6: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tình yêu hòa bình? A. Tham gia viết thư giao lưu với bạn bè quốc tế B. Tìm hiểu văn hóa các dân tộc trên thế giới C. Luôn tìm cách để người khác phải phục tùng theo ý kiến của mình D. Giải quyết mâu thuẫn bằng thương lượng, đàm phán Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự hợp tác cùng phát triển? A. Nam tự tách khỏi nhóm để sưu tầm các tài liệu về bảo vệ di sản văn hóa. B. Vì học giỏi nên Lan không muốn trao đổi phương pháp học tập với ai C. Hoa phải mất rất nhiều thời gian khi một mình tự giải quyết các BT khó D. Lớp 9A và 9C cùng phân đều khu vực lao động nên công việc hoàn thành sớm. Câu 8: Việc làm nào sau đây không kế thừa phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tổ chức cưới xin ma chay linh đình B. Bảo tồn các làn điệu dân ca C. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên D. Duy trì làng nghề Câu 9: Em đồng ý với ý kiến nào trong số các ý kiến sau A. Dân chủ tức là được nói và làm theo ý mình B. Kỉ luật làm hạn chế tính dân chủ C. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện hiệu quả. D. Dân chủ làm mất tính kỉ luật Câu 10: Câu tục ngữ nào sau đây không thể hiện truyền thống yêu thương đùm bọc? A. Lá lành đùm lá rách B. Phận ai người ấy lo C. Thương người như thể thương thân D. Một miếng khi đói bằng một gói khi no Câu 11: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những ví dụ tiêu biểu về A. Quan hệ đồng minh chiến lược B. Quan hệ láng giềng, đồng chí C. Tình cảm thủy chung gắn bó D. Tình hữu nghị giữa các dân tộc Câu 12: Em sẽ tán thành với ý kiến nào dưới đây? A. Hoa biết ông Ba làm việc sai trái nhưng không tố giác vì ông Ba là ân nhân của gia đình Hoa
  5. B. Nam thấy ý kiến của Hùng là đúng nhưng không dám bênh vực vì đa số các bạn trong lớp không bằng lòng với Hùng C. Lan đồng ý bầu Tuấn làm lớp trưởng vì bạn học giỏi và có uy tín dù Lan không chơi thân với Tuấn. D. Các bạn trong lớp không bình chọn cho lớp trưởng Trang đi dự Hội nghị cháu ngoan Bác Hồ vì Trang hay phê bình khi các bạn mắc khuyết điểm Phần II: Tự luận: (7 điểm) Câu 13 (2 điểm): Em hãy nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ? Câu 14 (2 điểm): Theo em để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì? Câu 15 (3 điểm). Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Hoà và Dũng thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh: Hoà làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm. a, Theo em, việc làm của Hoà và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắn không ? Vì sao ? b. Em có thể hợp tác như thế nào trong học tập? Đáp án Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm): (mỗi câu đúng 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp D A B D C C D A C B D C án Phần II: Tự luận: (7 điểm) Câu 13 (2 điểm): Em hãy nêu những biểu hiện của người có tính tự chủ? - Biểu hiện của người có tính tự chủ: biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng, hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước những áp lực tiêu cực; biết tự ra quyết định cho mình, Câu 14 (2 điểm): Theo em để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải làm gì? - Có ý thức tự giác, chấp hành tốt nội quy của lớp của trường. - Tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài - Tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch cho tập thể lớp và ý kiến tích cực trong các giờ sinh hoạt lớp - Tham gia nhiệt tình, tự giác các phong trào Đội, xây dựng Đội phát huy vững mạnh. - Thẳng thắn đấu tranh những hiện tượng tiêu cực trong lớp trong trường .
  6. Câu 15 (3 điểm). Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Hoà và Dũng thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh : Hoà làm một số bài, Dũng làm một số bài, sau đó trao đổi cho nhau để chép vào bài làm. a, Theo em, việc làm của Hoà và Dũng có phải là sự hợp tác đúng đắn không ? Vì sao ? b. Em có thể hợp tác như thế nào trong học tập? a, Việc làm của Hòa và Dũng không phải là sự hợp tác đúng đắn vì : - Các bạn đã vi phạm nội quy học tập, thiếu trung thực trong khi làm bài kiểm tra. - Việc làm đó không đem lại sự phát triển, tiến bộ cho 2 bạn, mà sẽ làm các bạn ngày càng lười học và học kém đi. b, Những việc hợp tác đúng đắn trong học tập như: Trao đổi bài đã học, học nhóm vấn đáp, cùng nhau tìm ra cách giải hay,