Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ea Yiêng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ea Yiêng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ma_tran_va_de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan.doc
Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra 1 tiết học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ea Yiêng (Có đáp án)
- PHÒNG GD & ĐT KRÔNG PẮC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS EA YIÊNG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Giáo dục công dân 7 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề Cộng kiểm tra TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Hiểu Sống giản dị. được biểu hiện, ý kiến nói về tính giản dị. Số câu 2 2 Số điểm 1 1 Tỉ lệ % 10 10 Chủ đề 2 Biết được Hiểu được Trung thực. câu tục ý kiến nói ngữ, hành về tính vi thể trung hiện tính thực. trung thực. Số câu 2 1 3 Số điểm 1 0,5 1,5 Tỉ lệ % 10 5 15 Chủ đề 3 Biết được Rút ra Tự trọng. việc làm được ý thể hiện nghĩa của tính tự câu tục trọng. ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Số câu 1 1 2 Số điểm 0,5 0,5 1 Tỉ lệ % 5 5 10 Chủ đề 4 Biết Nêu được Rút ra Cho Yêu thương được ý nghĩa được được 1 con người. việc làm của yêu Lòng yêu câu ca thể hiện thương thương dao tục lòng yêu con con người ngữ nói thương người. xuất phát về yêu con từ đâu. thương người. con người.
- Số câu 1 1/2 1 1/2 3 Số điểm 0,5 1 0,5 1 3 Tỉ lệ % 5 10 5 10 30 Chủ đề 5 Hiểu Hiểu thế Cho biết Tôn sư trọng được ý nào là được đạo. kiến Tôn sư một số không thể trọng biểu hiện sự đạo. hiện của Tôn sư học sinh trọng đạo. thiếu tôn trọng đối với giáo viên hiện nay. Số câu 1 2/3 1/3 2 Số điểm 0,5 2 1 3,5 Tỉ lệ % 5 20 10 35 Tổng số câu 4+1/2 4+2/3 2+1/2 1/3 12 Tổng số điểm 3 4 2 1 10 Tỉ lệ % 30 40 20 10 100
- TRƯỜNG THCS EA YIÊNG KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2018 - 2019 Họ và tên : . Môn : Giáo dục công dân 7 Tiết 9 Lớp 7 (Thời gian làm bài: 45 phút) Điểm Lời phê của thầy, cô giáo PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1 : Trong các biểu hiện sau, biểu hiện nào nói lên tính giản dị ? A. Tổ chức sinh nhật linh đình. B. Nói năng cộc lốc, trống không. C. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. D. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy. Câu 2 : Theo em ý kiến nào dưới đây nói về tính giản dị ? A. Giản dị là sự qua loa, đại khái trong nếp sống và suy nghĩ. B. Giản dị là cái đẹp chân thực, gần gũi và hòa hợp với xung quanh. C. Người sống giản dị là người cổ hủ, lạc hậu, khó hòa đồng. D. Không cần thiết phải sống giản dị nếu bản thân và gia đình có điều kiện về kinh tế. Câu 3 : Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực ? A. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình. B. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật. C. Cần phải trung thực trong trường hợp cần thiết. D. Chỉ cần trung thực đối với cấp trên. Câu 4 : Câu tục ngữ nào dưới đây nói về tính trung thực ? A. Ném đá giấu tay. C. Treo đầu dê bán thịt chó. B. Ăn ngay nói thẳng. D. Gió chiều nào che chiều ấy. Câu 5 : Hành vi nào sau đây thể hiện tính trung thực ? A. Làm bài hộ bạn. C. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi. B. Nhận lỗi thay cho bạn. D. Bao che thiếu sót của người đã giúp mình. Câu 6 : Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng ? A. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả. C. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác. B. Biết giữ gìn danh dự cá nhân. D. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác. Câu 7 : Câu tục ngữ : “Đói cho sạch, rách cho thơm” . Có ý nghĩa nói về tính cách nào của con người ? A. Sống giản dị. C. Yêu thương con người. B. Tôn trọng mọi người. D. Tự trọng của con người. Câu 8 : Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người ? A. Chỉ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt khi có người đến vận động, quyên góp. B. Nhận nuôi người tàn tật để được tiếng tốt và được nhiều người tài trợ. C. Giúp đỡ những người gặp khó khăn để khi mình khó khăn thì họ sẽ giúp đỡ lại. D. Giúp đỡ người gặp hoạn nạn vì mong họ vượt qua được khó khăn, có cuộc sống tốt hơn. Câu 9 : Theo em, Lòng yêu thương con người xuất phát từ đâu ? A. Từ ơn nghĩa. C. Từ tiền bạc, của cải vật chất. B. Từ động cơ vụ lợi, ích kỉ. D. Từ tấm lòng chân thành, vô tư, trong sáng. Câu 10 : Trong các ý kiến sau, ý kiến nào không thể hiện sự Tôn sư trọng đạo ? A. Luôn kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
- B. Chỉ chào hỏi, vâng lời thầy cô giáo khi ở trường. C. Luôn coi thầy cô giáo là tấm gương sáng để noi theo. D. Luôn ngoan ngoãn vâng lời thầy cô, ông bà, cha mẹ PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm) Câu 11 (2 điểm) : Yêu thương con người có ý nghĩa như thế nào ? Cho 1 câu ca dao tục ngữ nói về yêu thương con người ? Câu 12 (3 điểm) : Thế nào là tôn sư trọng đạo ? Hãy cho biết một số biểu hiện của học sinh thiếu tôn trọng đối với giáo viên hiện nay ? BÀI LÀM . . .
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Giáo dục công dân 7 PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C B A B C B D D D B PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm) HS phải trả lời được những ý cơ bản sau: Câu 11 (2 điểm) : * Ý nghĩa : (1 đ) - Yêu thương con người là truyền thống đạo đức của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. - Yêu thương con người được mọi người quý trọng, có cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. * Tục ngữ : Thương người như thể thương thân. (1 đ) Câu 12 (3 điểm) : - Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc. Coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình. (2 đ) - Một số biểu hiện của học sinh thiếu tôn trọng đối với giáo viên hiện nay: (1 đ) + Không chào hỏi giáo viên, giáo viên khuyên bảo không nghe theo, đùa giỡn quá lố với giáo viên, ồn ào không nghiêm túc trong giờ học.