MA trận và đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Bình (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "MA trận và đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_20.docx
Nội dung text: MA trận và đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hưng Bình (Có đáp án)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 8 HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2016 -2017 I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ dạy chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, môn Ngữ văn lớp 8 theo ba nội dung: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn, với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA Hình thức: tự luận Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài trong 90 phút III. THIẾT LẬP MA TRẬN - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn ngữ văn 8, học kì I. - Chọn nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra - Xác định khung ma trận.
- Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Chủ đề Vận dụng thấp Vận dụng cao 1.Đọc-Hiểu Nhận biết Viết đoạn văn (Chọn một PTBĐ ,ngôi (có giới hạn độ đoạn được kể dài) cảm nhận trích dẫn từ một chi tiết hoặc tác phẩm một hình ảnh văn học đặc sắc trong hoặc nhật đoạn dụng ngoài SGK 2. Tiếng Nhận biết Tác dụng của từ Việt: từ tượng tượng hình, - Từ tượng hình, từ tượng thanh hình, từ tượng hoặc mối quan tượng thanh thanh, câu hệ ý nghĩa giữa - Câu ghép ghép trong các vế của một đoạn Đọc- câu ghép có Hiểu trong đoạn Đọc- Hiểu 3. Tập làm Tạo lập bài văn: văn nghị luận Văn nghị về một vấn đề luận. trong văn bản: - Lão Hạc. - Trong lòng mẹ. - - Cô bé bán diêm Số câu Số câu:2/3 ( gồm nhiều câu Số câu:1/3 Số câu:1 Số Số điểm – hỏi nhỏ) Sốđiểm:1(10%) Số câu:2 tỷ lệ Số điểm:2 điểm (20%) điểm:7(70%) Sốđiểm :10(10 0%) IV. ĐỀ RA Câu 1(3,0 điểm). Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi: - Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.
- Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi: - Sao áo của mày rách thế Hiên? Áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói: - Hết áo rồi, chỉ còn cái áo này. - Sao không bảo u mày may cho? Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ. - Ừ khá đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui ( “Gió lạnh đầu mùa” – Thạch Lam) a. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của đoạn văn. b. Tìm và nêu tác dụng của các từ tượng hình trong câu văn: “Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước đến gần, trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay.”. c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu nào? “Sơn thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà.” d. Viết đoạn văn (5 đến 7 câu) cảm nhận về chi tiết hai chị em Sơn đem tặng chiếc áo bông cho Hiên. Câu 2(7,0 điểm). Số phân và vẻ đẹp tâm hồn nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao( Ngữ văn 8 – tập 1- NXB GD 2011) HƯỚNG DẪN CHẤM THI HƯỚNG DẪN CHUNG - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm. Không yêu cầu quá cao đối với mức điểm 9, 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số các ý phải được thống nhất trong nhãm bé m«n chÊm thi. - Tổng toàn bài thi 10 điểm, chiết đến 0,5 điểm. NHỮNG YÊU CẦU CỤ THỂ VỀ KỸ NĂNG, KIẾN THỨC; CÁCH CHO ĐIỂM. CÂU KIẾN THỨC, KỸ NĂNG §iÓm 1. 3,0 PTBĐ chính: Tự sự. 0,25 a Ngôi kể: Ngôi thứ ba. 0,25
- Các từ tượng hình: co ro, tả tơi 0,5 Tác dụng: Gợi tả sinh động hình ảnh một đứa trẻ con nhà nghèo với manh áo bị rách nát, trông lôi thôi, thảm hại đang thu người nhỏ lại 0,5 b cho đỡ rét trong tiết trời mùa đông giá lạnh với dáng vẻ tội nghiệp. Đồng thời gợi cảm xúc xót thương Cấu tạo ngữ pháp: “Sơn/ thấy động lòng thương cũng như ban sáng Sơn/ đã nhớ 0,25 CN1 VN1 CN2 c thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà.” VN2 ->Câu ghép. 0,25 * Yêu cầu về kĩ năng Biết tạo lập một đoạn văn nghị luận từ 5 đến 7 câu, mạch lạc, kết cấu chặt chẽ, dùng từ đặt câu đúng, diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm. * Yêu cầu về kiến thức: Cảm nhận được giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của chi tiết hai chị em Sơn tặng Hiên chiếc áo bông cũ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là gợi ý mang tính chất định hướng: - Đây là chi tiết nghệ thuật giàu ý nghĩa, góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm và tấm lòng của nhà văn. - Chi tiết thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của hai nhân vật qua hành động tuy nhỏ bé, giản đơn nhưng thắm đượm tình người; là tấm lòng thơm thảo của Sơn và Lan đối với bạn bè có cảnh ngộ khó khăn hơn mình. Tình cảm, sự quan tâm đó của hai chị em Sơn thẻ hiện d truyền thống” Thương người như thể thương thân” của dân tộc Việt Nam ta. -> Cảm xúc: xúc động, yêu quý, trân trọng, đồng cảm với tấm lòng của hai nhân vật. - Liên hệ * Cách cho điểm: - Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên. 1,0 - Đảm bảo kỹ năng dựng đoạn và đạt khoảng hơn nửa số ý. 0,75 - Trình bày nội dung sơ sài; kỹ năng dựng đoạn, diễn đạt còn hạn 0,5 chế. Lưu ý: Không cho quá 1/2 tổng số điểm với những bài vi phạm kỹ năng dựng đoạn. Các mức điểm khác giám khảo linh động chiết điểm. * Yêu cầu về kỹ năng: Biết làm bài văn nghị luận có bố cục rõ 7,0 2. ràng, luận điểm sáng rõ, lập luận chặt chẽ, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- * Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết chung về văn bản Lão Hạc để phân tích, cảm nhận làm nổi bật đặc điểm của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn. Dưới đây là một số định hướng cơ bản: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật lão Hạc. - Số phận của lão Hạc: + Nỗi khổ về vật chất. + Nỗi khổ về tinh thần. Là số phận điển hình của người nông dân trong xã hội cũ. Qua số phận nhân vật lão Hạc, nhà văn Nam Cao giúp người đọc hiểu và cảm nhận sâu sắc về tình cảnh thống khổ, khốn cùng, số phận đau thương( nghèo khổ, bế tắc, cùng đường ) của nhiều người nông dân nghèo trong XHVN trước CMT8. - Vẻ đẹp tâm hồn của lão Hạc: + Lòng nhân hậu. + Tình yêu thương sâu nặng. + Lòng tự trọng và nhân cách cao cả. được biểu hiện cụ thể qua tâm trạng, lời nói, cử chỉ, hành động, việc làm Hình tượng lão Hạc mang một vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng trân trọng luôn tiềm tàng trong người nông dân - Đánh giá. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Bút pháp khắc họa nhân vật tài tình cả về tâm lý và ngoại hình; Ngôn ngữ sinh động,ấn tượng, giàu sức gợi hình và sức gợi cảm. + Ý nghĩa: Thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý tiềm tàng của người nông dân trong xã hội cũ. Đồng thời thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân của nhà văn Nam Cao. *Cách cho điểm - Đảm bảo các yêu cầu trên 7,0 - Biết viết bài văn nghị luận, đạt hơn ½ yêu cầu về kiến thức 5,0 - Đạt ½ yêu cầu đã nêu 4,0 - Đạt 1/3 yêu cầu đã nêu 3,0 - Sa vào thuật chuyện, kĩ năng làm bài còn nhiều hạn chế. Dưới 2,0 Lưu ý: Các mức điểm khác giám khảo linh động chiết điểm hợp lý. - Đây là dạng đề mở nên học sinh có thể tự lựa chọn hướng nghị luận trình bày theo nhiều cách khác nhau cho phù hợp với suy nghĩ và cách viết của bản thân miễn là bài viết hợp lý, thuyết phục. ===HÕt===