Ma trận và Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT TH và THCS Tà Xi Láng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT TH và THCS Tà Xi Láng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- ma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2019.doc
Nội dung text: Ma trận và Đề kiểm tra học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2019-2020 - Trường PTDTBT TH và THCS Tà Xi Láng (Có đáp án)
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRẠM TẤU TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TÀ XI LÁNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: Nhằm đánh giá - Hệ thống kiến thức cơ bản của học sinh về cả ba phần (Đọc - Hiểu văn bản, Tiếng việt và Tập làm văn) trong SGK Ngữ văn 6 tập 2. - Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Cho HS làm bài thi kiểm tra trong thời gian: 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 6 - Học kì II. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN LỚP 6- NĂM HỌC 2019 – 2020 Mức độ Vận dụng Cộng Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Văn học - Nhận biết được - Hiểu và lí giải Bức tranh lời kể chuyện của được tâm trạng của em gái tôi nhân vật và sự của nhân vật (Tạ Duy Anh). việc trong đoạn thông qua đoạn văn. văn. - Nêu được ý nghĩa của truyện. Số câu Số câu: 3/4 Số câu: 1/4 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 2,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 3,0 10% Tỉ lệ: 30 % 2.Tiếng Việt - Nhận biết được - Học sinh hiểu - Biện pháp tu chủ ngữ, vị ngữ và phân tích từ. trong câu đã cho. được dụng ý của tác giả khi sử - Các thành dụng phép tu từ phần chính trong văn cảnh
- của câu. cụ thể. Số câu Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10 % Tỉ lệ: 10 % 2,0 Tỉ lệ: 20 % 3. Tập làm - Nhận biết được - Hiểu và viết - Biết vận - Bài tả văn những yêu cầu đúng thể loại dụng những sáng tạo, - Tả người của kiểu bài văn văn miêu tả. kiến thức đã kết hợp miêu tả. Xác định Tuân thủ theo học về đặc nhuần được các chi tiết, đúng yêu cầu về điểm nội nhuyễn, hình ảnh tiêu biểu bố cục ba phần dung, hình hiệu quả sẽ tả trong bài của một bài tập thức của các làm. Biết sử dụng làm văn. Có kiểu bài tập phương đúng phương những hiểu biết làm văn miêu pháp, các pháp tả người. về đối tượng để tả để tạo lập phép tu miêu tả một một văn bản từ, các cách chân thực hoàn chỉnh. phương và hiệu quả Vận dụng thức biểu nhất. linh hoạt giữa đạt trong miêu tả với quá trình tự sự hoặc miêu tả. biểu cảm để Hành văn nội dung của trong bài được hay, sáng, lôi sinh động, cuốn, nổi bật đối thuyết tượng miêu tả phục trong bài. được người đọc, người nghe Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm: 0,5 Số điểm: 2,0 Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 1,0% Tỉ lệ: 20% 1,0 5,0 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 50% 10% Tổng số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3 Tổng điểm Số điểm: 4,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: Số điểm: Tỉ lệ % Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30 % Tỉ lệ: 20 % 1,0 10 Tỉ lệ: 10 Tỉ lệ: 100 % %
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRẠM TẤU ĐỀ THI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC 2019 - 2020 TÀ XI LÁNG Môn: NGỮ VĂN – Lớp 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi dưới đây: “Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia được nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.” (Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh) a) Lời kể trong đoạn văn trên là của nhân vật nào trong truyện? Kể về sự việc gì? Vì sao nhân vật “tôi” lại không thể thân với em gái như trước kia được nữa? b) Nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh)? Câu 2. (2,0 điểm) a) Hai câu thơ sau sử dụng phép tu từ gì? Nêu tác dụng của phép tu từ đó? “Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm” (Minh Huệ) b) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau: b.1. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài) b.2. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. (Đoàn Giỏi) Câu 3. (5,0 điểm) Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em trong gia đình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, ). HẾT
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN TRẠM TẤU TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS TÀ XI LÁNG HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn: Ngữ văn – Lớp 6 (Gồm 02 trang) Câu Thang Ý Nội dung (điểm) điểm - Lời kể trong đoạn văn là của nhân vật người anh trong 0,5đ truyện “Bức tranh của em gái tôi” (Tạ Duy Anh). - Đoạn văn kể về tâm trạng, cảm xúc của người anh sau khi a tài năng hội họa của em gái được phát hiện. 0,5đ Câu 1 (3,0 đ) - Nhân vật “tôi” – người anh, không thể thân với em gái như trước kia được nữa, vì: + Người anh mặc cảm, tự ti nghĩ rằng bản thân không có 0,5đ năng khiếu gì, cảm thấy mình thua kém em. 0,5đ + Ghen tuông, đố kị với tài năng của em. - Ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi”: Tình cảm 1,0đ trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn b lòng ghen ghét, đố kị. - Hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ (Người Cha –> Bác 0,5đ a Hồ). Câu 2 - Tác dụng: Bác Hồ được miêu tả như một người cha luôn (2,0 đ) luôn dành sự quan tâm, yêu thương, chăm lo cho các anh 0,5đ bộ đội như những đứa con của mình. Đồng thời thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng, thương yêu của anh đội viên đối với Bác. b - Xác định chủ ngữ, vị ngữ: Chủ ngữ Vị ngữ b1) Tôi đã trở thành một chàng dế thanh 0,5đ niên cường tráng. b2) Chợ Năm nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông Căn vui, tấp nập. 0,5đ MB Thông qua dẫn dắt giới thiệu đối tượng miêu tả: người thân 0,5đ em định tả là ai, ấn tượng chung của em đối với người đó.
- HS tả chi tiết đối tượng, đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu về người thân: Tuổi, nghề nghiệp 1,0đ Câu 3 - Tả hình dáng: Dáng người, khuôn mặt, đôi mắt, màu da, 1,0đ (5,0 đ) cách ăn mặc - Tả tính cách: Tính tình hàng ngày của người thân, tính cách trong công việc, tình cảm dành cho em và gia đình, 1,0đ TB tình cảm đối với hàng xóm - Tả hoạt động: Công việc hàng ngày trong gia đình, công 1,0đ việc chính, sở thích, các công việc khác * Lưu ý: Trong quá trình tả cần biết kết hợp với một số phép tu từ như ẩn dụ, so sánh và các phương thức biểu đạt khác để đối tượng miêu tả được hiện lên rõ hơn, gợi cảm hơn. KB - Vai trò của người đó đối với em trong cuộc sống 0,5đ - Tình cảm của em, ước mong và lời hứa đối với người thân Lưu ý: Giáo viên có thể linh hoạt trong quá trình chấm bài trước những sáng tạo của học sinh. Hết