Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Vũ Thư (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3220
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Vũ Thư (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_huyen_mon_ngu_van_lop_6_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2015-2016 - Phòng giáo dục và đào tạo huyện Vũ Thư (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN VŨ THƯ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN THI: NGỮ VĂN 6 Ngày thi: 17/04/2016 Thời gian làm bài:120 phút Câu 1 (4.0 điểm): Đọc kỹ mấy câu sau: "Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi." ( Lao xao - Duy Khán) Em hãy: a. Chỉ ra các hình ảnh nhân hóa có trong các câu trên. b. Cho biết phép nhân hóa trong các câu trên được tạo ra bằng cách nào? c. Nêu tác dụng của phép nhân hóa. Câu 2 ( 6.0 điểm). Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy: a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa. b) Hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. Câu 3: ( 10 điểm ) Trong giấc mơ, em lạc vào thế giới cổ tích kì diệu. Ở đó, em được gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh và được chàng tặng cho cây đàn thần. Với cây đàn đó, em đã làm được nhiều việc có ích cho cuộc sống. Tưởng tượng và viết lại câu chuyện cổ tích của riêng mình./. Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Câu 1 (4.0 điểm): a. Chỉ ra được các hình ảnh nhân hóa có trong các câu đã cho: 1.0 điểm. Cụ thể: - Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn đuổi cả bướm = > 0.5 điểm - Bướm hiền lành rủ, lặng lẽ = > 0.5 điểm. b. Chỉ ra được cách thực hiện phép nhân hóa (1.0 điểm). Cụ thể: + Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: ( ong vàng, ong vò vẽ, ong mật ) đánh lộn, đuổi; (bướm) rủ (nhau), lặng lẽ =>1.0 điểm. c. Tác dụng của phép nhân hóa: Biện pháp nhân hóa đã góp phần quan trọng trong việc miêu tả cụ thể, sống động thế giới loài vật trong khung cảnh chớm hè; làm cho chúng trở nên có đời sống tâm hồn và rất gần gũi với con người. Qua đó, góp phần thể hiện rõ tài quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của tác giả => 2.0 điểm. Câu 2 ( 6.0 điểm). Nhà thơ Minh Huệ từng tâm sự: Bên cạnh hình tượng Bác Hồ, ngọn lửa là “một nhân vật không thể thiếu” trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Nghĩa là hình ảnh ngọn lửa ở đây rất sinh động và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Qua bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, em hãy: a) Ghi ra những câu thơ có hình ảnh ngọn lửa. 2 điểm Yêu cầu học sinh ghi đủ 4 câu thơ có hình ảnh ngọn lửa, ghi đúng mỗi câu 0,5 điểm: Lặng yên bên bếp lửa (1) Đốt lửa cho anh nằm (2) Ấm hơn ngọn lửa hồng (3) Bác nhìn ngọn lửa hồng (4) b) Nêu cảm nhận của em về ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ. 4 điểm Học sinh có thể nêu cảm nhận theo nhiều cách khác nhau nhưng cơ bản phải đảm bảo được các ý sau:
  3. + Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.(1 điểm) + Hình ảnh ngọn lửa xuất hiện ở cả phần đầu và cuối bài thơ mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Ngọn lửa soi sáng bức chân dung Bác - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc với những nét thật gần gũi, giản dị (1 điểm) + Hình ảnh ngọn lửa soi tỏ cả tấm lòng Bác với các chiến sĩ, với nhân dân, như tình cảm của người cha dành cho những đứa con yêu (Bác không ngủ, đốt lửa sưởi ấm cho các anh, đi dém chăn cho từng người với bước chân nhẹ nhàng, trầm ngâm lo nghĩ, ). Nhờ thế, hình ảnh Bác hiện ra thật thiêng liêng mà cũng thật gần gũi. (1 điểm) + Nhà thơ còn dùng hình ảnh ngọn lửa để so sánh: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng Hình ảnh “ngọn lửa” ở đây lại gợi tả được sự lớn lao bao trùm cả không gian, ngang tầm trời đất, tôn vinh sự vĩ đại của Bác và ngợi ca tình yêu thương Người dành cho các chiến sĩ ấm áp, mạnh mẽ hơn “ngọn lửa hồng”. (1 điểm) Câu 3: ( 10 điểm) Trong giấc mơ, em lạc vào thế giới cổ tích kì diệu. Ở đó, em được gặp chàng dũng sĩ Thạch Sanh và được chàng tặng cho cây đàn thần. Với cây đàn đó, em đã làm được nhiều việc có ích cho cuộc sống. Tưởng tượng và viết lại câu chuyện cổ tích của riêng mình./. A/ Yªu cÇu: 1/ VÒ kÜ n¨ng: - HS biÕt c¸ch t¹o lËp mét v¨n b¶n tù sù ( ®an xen c¸c yÕu tè miªu t¶ vµ biÓu c¶m) cã bè côc 3 phÇn m¹ch l¹c, chÆt chÏ. - Sö dông linh ho¹t c¸c h×nh thøc ng«n ng÷: §èi tho¹i, ®éc tho¹i. - V¨n viªt m¹ch l¹c, tr«i ch¶y, kh«ng m¾c lçi diÔn ®¹t, chÝnh t¶ 2/ Về kiến thức: Hiểu đúng đề: - Xác định được đây là đề bài kể chuyện tưởng tượng. Cơ sở định hướng cho sự tưởng tượng là một câu chuyện đã có, cụ thể đó là khả năng kỳ diệu của cây đàn trong truyện cổ tích Thạch Sanh. - Tạo được tình huống và biết dẫn dắt câu chuyện theo trình tự có mở đầu, có phát triển và có kết thúc. - Nội dung câu chuyện có thể được xây dựng theo nhiều hướng khác nhau nhưng các sự việc phải đảm bảo tính hợp lý, chọn ngôi kể và thứ tự kể phù hợp. - Câu chuyện phải có ý nghĩa sâu sắc. Câu chuyện có thể chia làm hai phần:
  4. - Phần 1: Câu chuyện về giấc mơ gặp được nhân vật Thạch Sanh và được chàng dũng sĩ tặng cây đàn thần. + Hoàn cảnh gặp gỡ : + Cuộc trò chuyện của các nhân vật + Tâm trạng của nhân vật khi nói chuyện với Thạch Sanh và khi được chàng tặng cho cây đàn thần: vui mừng, xúc động + Hình dáng, cử chỉ, lời nói của các nhân vật Có phần liên hệ so sánh: Hình ảnh chàng dũng sĩ trong trang sách với chàng dũng sĩ khi gặp trực tiếp trong giấc mơ có gì giống và khác - Phần 2: Khi có cây đàn thần, em làm được nhiều việc có ích cho cuộc sống ( phần này tùy học sinh viết theo ý tưởng, suy nghĩ nghĩ của cá nhân nhưng phải là những việc mang ý nghĩa tích cực, có ích phục vụ cuộc sống: như giúp đỡ người nghèo, đồng bào vùng thiên tai, giúp đỡ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tật nguyền, ngăn chặn chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ môi trường sống tất cả những việc làm đó đều thành công giống như kết thúc trong câu chuyện cổ tích ) Khi làm được những việc có ích bản thân cảm thấy thế nào? ( vui mừng, hạnh phúc vì đã làm được những việc có ích cho cuộc sống) * Kết thúc câu chuyện: khi tỉnh giấc mơ bản thân có cảm xúc: luyến tiếc, có chút hơi buồn vì đó chỉ là giấc mơ. Tuy nhiên trong lòng vẫn cảm thấy vui sướng hạnh phúc vì đã gặp được nhân vật mình hằng yêu thích, quý mến đặc biệt tuy chỉ là mơ nhưng những việc mình làm khi có cây đàn thần đều làn những việc có ích cho cuộc sống mà em hằng ấp ủ muốn thực hiện trong thực tại. B) Biểu điểm: - Điểm 9-10: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều sáng tạo. - Điểm 7-8: Bài có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức. - Điểm 5-6 : Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài,còn một số lỗi hình thức diễn đạt - Điểm 3-4: Bài đạt khoảng một nửa nội dung, còn lỗi hình thức. - Điểm 1: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức. Lưu ý khi chấm bài: - Trên đây chỉ là những ý cơ bản, giáo viên cần căn cứ cụ thể vào bài thi để chấm một cách linh hoạt, hợp lý, phù hợp với đặc trưng bộ môn. - Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là làm rõ vấn đề được yêu cầu trong đề bài, đảm bảo kỹ năng hành văn, nội dung được sắp xếp lô-gic, hợp lý. Khuyến khích những bài làm có nhiều phát hiện sáng tạo trong nội dung và hình thức thể hiện. Hết