Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trường Thành (Có đáp án)

doc 4 trang thaodu 3080
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trường Thành (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_6_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Trường Thành (Có đáp án)

  1. SSSSUBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRƯỜNG THÀNH MÔN VẬT LÝ 6- NĂM HỌC 2019-2020 Thời gian làm bài 45 phút (Đề có 02 trang, HS làm bài ra giấy thi) I. MA TRẬN ĐỀ Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TL TL TN TL Chủ đề 1.Ròng rọc Hiểu được ứng 1câu dụng của ròng rọc. 0,4điểm 1 câu 0,4 điểm 2. Sự nở vì Đặc điểm sự nở vì Hiểu được đặc điểm 2câu nhiệt của các nhiệt của các chất, sự nở vì nhiệt của 0,8điểm chất. ứng dụng sự nở vì các chất nhiệt của các chất. 1câu 0,4điểm 1câu 0,4điểm 3. Nhiệt kế, Đặc điểm và tác Hiểu được đặc điểm 2câu nhiệt giai. dụng của các loại của nhiệt kế y tế. 0,8điểm nhiệt kế, nhiệt giai. 1câu 0,4điểm 1 câu 0,4điểm 4.Sự nóng Đặc điểm về sự Hiểu được ứng Đặc điểm về sự Vận dụng đặc 2 câu 2 câu chảy, sự đông nóng chảy và đông dụng của sự nóng nóng chảy và điểm về sự nóng 0,8điểm 3điểm đăc. đặc. chảy và đông đặc. đông đặc. chảy và đông đặc giải quyết tình huống thực tế. 1câu 0,4điểm 1 câu 0,4 điểm 1câu 2điểm 1câu 1điểm 5. Sự bay hơi, Đặc điểm về sự bay Đặc điểm, ứng Hiểu được đặc điểm Giải thích hiện tượng 3 câu 3 câu sự ngưng tụ, hơi và ngưng tụ dụng về sự bay của sự bay hơi và liên quan đến sự bay 1,2điểm 3điểm sự sôi. hơi và ngưng tụ ngưng tụ. hơi và ngưng tụ. 2câu 0,8điểm 2câu 2 điểm 1 câu 0,4 điểm 1câu 1điểm 5câu 2 điểm 2câu 2điểm 5 câu 2 điểm 1câu 1 điểm 1 câu 1điểm 10 câu 5 câu TỔNG 4điểm 6điểm 20% 20% 20% 10% 20% 10% 40% 60%
  2. II. NỘI DUNG ĐỀ 1 A. Trắc nghiệm (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Ròng rọc cố định được sử dụng trong công việc nào dưới đây? A. Đưa xe máy lên bậc dốc ở cửa để vào trong nhà. B. Dịch chuyển một tảng đá sang bên cạnh. C. Đứng lên cao dùng lực kéo lên để đưa vật liệu xây dựng lên cao. D. Đứng dưới đất dùng lực kéo xuống để đưa vật liệu xây dựng lên cao. Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A. Khối lượng của vật tăng. B. Khối lượng của vật giảm. C. Khối lượng riêng của vật tăng. D. Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 3. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Rắn, khí, lỏng. C. Khí, lỏng, rắn. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 4. Nhiệt kế nào dưới đây dùng để đo nhiệt độ của cơ thể người? A. Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế thủy ngân. D. Cả 3 nhiệt kế trên đều không dùng được. Câu 5.Trường hợp nào sau đây, không xảy ra sự nóng chảy? A. Bỏ một cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 6. Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. B. Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc. D. Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc. Câu 7. Sự bay hơi A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. B. Chỉ xảy ra ở trong lòng chất lỏng. C. Xảy ra với tốc độ như nhau ở mọi nhiệt độ. D. Chỉ xảy ra đối với một số chất lỏng. Câu 8. Chỗ thắt ( chỗ uốn cong) của nhiệt kế y tế có công dụng: A. Để làm đẹp. B. Giữ cho mực thủy ngân không bị tụt xuống khi rút ra khỏi cơ thể người. C. Hạn chế thủy ngân từ bầu tràn lên ống. D. Để tiết kiệm thủy tinh. Câu 9.Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi: A. Nước trong cốc càng nhiều. B. Nước trong cốc càng ít. C. Nước trong cốc càng nóng. D. Nước trong cốc càng lạnh.
  3. Câu 10.Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là: A. Sự ngưng tụ. B. Sự bay hơi . C. Sự đông đặc. D .Sự nóng chảy. B.Tự luận(4 điểm). Câu1 (2 điểm). Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố gì? Muốn kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ ta thay đổi yếu tố nào? Giữ nguyên yếu tố nào? Câu 2 (1 điểm). Ở Bàng La (Đồ Sơn – Hải Phòng) có nghề làm muối thủ công. Theo em nghề làm muối thủ công dựa vào hiện tượng vật lí nào? Muốn thu hoạch muối được nhanh thì cần thời tiết như thế nào? Câu 3 (1 điểm). Giải thích tại sao: về mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương bị mờ đi? Sau một thời gian ta thấy mặt gương sáng trở lại? Câu 4 (2 điểm). Hình dưới đây vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng một chất. Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi dưới đây: a.Ở nhiệt độ nào chất này bắt đầu nóng chảy? chất này là chất nào? b.Từ phút thứ 0 đến phút thứ 1 chất này tồn tại ở thể nào? Nhiệt độ của chất này thay đổi như thế nào? c) Thời gian nóng chảy của chất này kéo dài bao nhiêu phút? Trong thời gian nóng chảy của chất này tồn tại ở thể nào? d) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 chất này tồn tại ở thể nào? Nhiệt độ của chất này thay đổi như thế nào?
  4. III. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đề 1 D D C B C D A C C A B. TỰ LUẬN (6 điểm) Bài Nội dung Điểm Bài 1 2 điểm -Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng. -Muốn kiểm tra tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ ta thay đổi nhiệt độ, giữ nguyên gió và diện tích mặt thoáng. Bài 2 1 điểm Nghề làm muối thủ công dựa vào hiện tượng sự bay hơi. Muốn thu hoạch muối được nhanh thì cần thời tiết có nắng, có gió. Bài 3 1 điểm Đun nóng liên tục hỗn hợp, khi đến 3270C, chì nóng chảy, thu chì nguyên chất (thể lỏng). Tiếp tục đun đến 9600C, bạc nóng chảy, thu được bạc nguyên chất ( thể lỏng). Sau khi thu được chì và bạc thì khối kim loại còn sót lại chính là vàng, không cần đun đến 10640C để lấy vàng lỏng Bài 4 2 điểm a)Ở 00C chất này bắt đầu nóng chảy, chất này là nước. 0,5 điểm b) Từ phút thứ 0 đến phút thứ 1, chất này tồn tại ở thể rắn, nhiệt độ của 0,5 điểm chất này tăng dần. c) Thời gian nóng chảy của chất này kéo dai 3 phút. Trong thời gian 0,5 điểm nóng chảy chất này tồn tại ở thể rắn và lỏng. d) Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7 chất này tồn tại ở thế lỏng. Nhiệt độ của 0,5 điểm chất này tăng dần. BAN GIÁM HIỆU TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Nguyễn Thị Phương Lan Phạm Thị Thảnh