Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đình Xuyên (Có đáp án)

doc 8 trang thaodu 6790
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đình Xuyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Ma trận và đề kiểm tra học kỳ II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đình Xuyên (Có đáp án)

  1. TIẾT KIỂM TRA – HỌC KÌ II MÔN: VẬT LÝ 8 - NĂM HỌC: 2018 – 2019 1. Phạm vi kiến thức: Từ tiết thứ 20 đến tiết thứ 34 theo PPCT 2. Mục đích: - Đối với học sinh: Đánh giá kết quả học tập, rút ra ưu nhược điểm để tiếp tục cố gắng. - Đối với giáo viên: Thông qua kiểm tra đánh giá học sinh mà nắm được mức độ tiếp thu kiến thức của các em, từ đó có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy để khắc phục những yếu kém của các em cũng như nâng cao chất lượng dạy học. 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra : a) Tổng số điểm toàn bài: 10 điểm. b) Tính trọng số điểm cho từng mạch nội dung: - Công suất, cơ năng học 2 tiết = 2/11= 18,18% - Cấu tạo các chất học 2 tiết = 2/11= 18,18% - Truyền nhiệt học 3 tiết = 3/11 = 27,27% - Nhiệt lượng, cân bằng nhiệt học 4 tiết = 4/11 = 36,36% c) Tính toán số điểm với từng mạch nội dung: 1,5 – 2 – 2,25 – 4,25đ. d) Trọng số điểm và tính số điểm cho từng cấp độ nhận thức: Nhận biết – Thông hiểu – Vận dụng – Vận dụng cao: 3 – 2,5 – 4 – 0,5 đ e) Ma trận đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Công suất, 1 câu 1 câu 3 câu 1 câu ( 6 câu cơ năng ( 0,25 ( 0,25 (0,75đ) 0,25 ( 1,5 điểm) điểm) điểm) điểm) Cấu tạo 1 câu 1 câu 1 câu 2 câu 1 câu các chất ( 0,25 (0,25 ( 1,5 (0,5 (1,5 điểm) điểm) điểm) điểm) điểm) Truyền 4 câu 4 câu 1 câu 9 câu nhiệt (1điểm) (1điểm) ( 0,25 ( 2,25 điểm) điểm) Nhiệt 2 câu 1 câu 1 câu 3 câu 1 câu lượng, cân (0,5điểm) (0,25 (3,5 (0,75 (3,5 bằng nhiệt điểm) điểm) điểm) điểm) Tổng số câu 8 câu 8 câu 5 câu 1 câu 22 câu Tổng số 2 điểm 2,25 điểm 4,5 điểm 0,25 điểm 10 đ điểm 20% 22,5% 45% 2,5% 100% Tỉ lệ
  2. TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Họ và tên: MÔN: VẬT LÝ Lớp: Khối: 8 Năm học 2018 - 2019 Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ CHẴN I. Bài tập trắc nghiệm. ( 3 điểm) Câu 1: Trong các vật sau đây vật nào có thế năng: A. Quả bóng bay trên cao. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn. C. Con chim đậu trên nền nhà. D. Quả cầu nằm trên mặt đất. . Câu 2: Khi nhiệt độ của vật tăng thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật: A. chuyển động không ngừng. B. chuyển động nhanh lên. C. chuyển động chậm lại. D. chuyển động theo một hướng nhất định Câu 3: Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng? A. Do hiện tượng truyền nhiệt B. Do hiện tượng đối lưu C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt D. Do hiện tượng dẫn nhiệt Câu 4: Đơn vị của công suất là: A. J.s B. m/s C. Km/h D. W Câu 5: Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K cho biết điều gì? A. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. B. Muốn làm cho 1 g nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. C. Muốn làm cho 10 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 4200J. D. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 420J. Câu 6: Hai bạn Long và Nam kéo nước từ giếng lên. Long kéo gầu nước nặng gấp đôi gầu nước của Nam. Thời gian kéo gầu nước của Nam lại chỉ bằng một nửa thời gian của Long. So sánh công suất trung bình của Long và Nam. A. Công suất của Long lớn hơn vì gầu nước của Long nặng gấp đôi. B. Công suất của Nam lớn hơn vì thời gian kéo nước của Nam chỉ bằng một nửa thời gian kéo nước của Long. C. Công suất của Nam và Long như nhau. D. Không so sánh được. Câu 7: Công thức tính nhiệt lượng nào sau đây là đúng? Q.c A. Q= m.c.∆t C. m t B. C = Q.m.∆t D. Q = m.c.t Câu 8: Tại sao người ta thường dùng chất liệu sứ mà không dùng chất liệu nhôm để làm bát ăn cơm? A. Sứ làm cho cơm ngon hơn C. Sứ dẫn nhiệt tốt hơn B. Sứ rẻ tiền hơn D. Sứ cách nhiệt tốt hơn. Câu 9: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải bức xạ nhiệt?
  3. A. Sự truyền nhiệt từ mặt trời đến Trái Đất. B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò. C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng. D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn điện đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn. Câu 10: Công thức tính công suất là: A F A. P = 10m B. P ; C. P ; D. P = d.h. t v Câu 11: Một máy cày hoạt động trong 3 phút máy đã thực hiện được một công là 144kJ. Công suất của máy cày là: A. 48W; B. 43200W; C. 800W; D. 48000W. Câu 12: Khi trộn 50 cm 3 rượu vào 50 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu-nước có thể tích A. bằng 100 cm3 B. nhỏ hơn 100 cm3 C. lớn hơn 100 cm3 D. không có đáp án nào đúng Câu 13 : Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh: Cột A Cột B 1. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là A. Dẫn nhiệt 2. Sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và B. Bức xạ nhiệt chất khí 3. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chân C. Đối lưu không là 1- 2- 3- Câu 14: Điền vào chỗ trống từ thích hợp: a, Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là và b, Phương trình cân bằng nhiệt là : c, Nhiệt lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng, và của vật. II. Bài tập tự luận ( 5 điểm) Câu 1: (3,5 điểm) a, Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 240g đựng 1,75lít 0 nước ở 24 C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K. b, Bỏ 100g đồng ở 1200C vào 500g nước ở 250C. Tìm nhiệt độ của nước khi có cân bằng nhiệt? Cho nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K. (Bỏ qua nhiệt lượng mất mát do tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài). Câu 2: (1,5 điểm) Tại sao khi thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan vào nước? Học sinh làm bài vào giấy - Chúc các em làm bài thật tốt
  4. TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Họ và tên: MÔN: VẬT LÝ Lớp: Khối: 8 Năm học 2018-2019 Thời gian làm bài 45 phút ĐỀ LẺ I. Bài tập trắc nghiệm. ( 5 điểm) Câu 1: Trong các vật sau vật nào có động năng? A. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. C. Quả cầu treo cân bằng trên dây D. Chiếc xe đạp đậu trong bãi xe. Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử? A. Chuyển động hổn độn không ngừng B. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên. C. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. Câu 3: Công suất phụ thuộc vào: A. Công thực hiện được C. Vị trí thực hiện công B. Thời gian thực hiện D. Cả A và B đều đúng. Câu 4: Trong một phút, động cơ thứ nhất kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 20N lên cao 4m; động cơ thứ hai kéo được 20 viên gạch, mỗi viên nặng 10N lên cao 8m. Nếu gọi công suất của động cơ thứ nhất là P1, của động cơ thứ hai là P2 thì biểu thức nào dưới đây đúng? A. P1 = P2 C. P1 = 2P2 B. P2 = 4P1 D. P2 = 2P1 Câu 5: Chọn phát biểu không đúng khi nói về bức xạ nhiệt? A. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. B. Bức xạ nhiệt không thể xảy ra trong chân không. C. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ các tia bức xạ nhiệt càng nhiều. D. Vật có bề mặt càng nhẵn và màu càng sáng thì hấp thụ các tia bức xạ nhiệt càng ít. Câu 6: Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K cho biết điều gì? A. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 880J. B. Muốn làm cho 1 g nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 880J. C. Muốn làm cho 10 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 880J. D. Muốn làm cho 1 kg nước nóng thêm 10C cần truyền cho nước một nhiệt lượng là 8800J. Câu 7: Nhiệt dung riêng có đơn vị là: A. J/kg.K C. J.kg/K B. J/kg D. J/K Câu 8: Đối lưu là hình thức truyền nhiệt chủ yếu ở môi trường nào? A. Chất lỏng và chất khí C. Chất khí và chất rắn B. Chất lỏng và chất rắn D. Chất rắn, chất lỏng và chất khí. Câu 9: Tại sao về mùa đông mặc nhiều áo mỏng ấm hơn một áo dày? A. Áo dày nặng nề B. Giữa các lớp áo mỏng có không khí, mà không khí dẫn nhiệt kém C. Áo dày truyền nhiệt nhanh hơn.
  5. D. Áo mỏng nhẹ hơn. Câu 10: Một lực F tác dụng vào vật làm vật dịch chuyển quãng đường S theo phương của lực thì công của lực F được tính bằng công thức: F S A. A ; B. A= F.S; C. A ; D. A = F.v. S F Câu 11: Đầu tàu hoả kéo toa xe với một lực 4000N làm toa xe đi được 2km. Công lực kéo của đầu tàu là: A. 8000J; B. 2000J; C. 8000KJ; D. 2000KJ. Câu 12: Khi trộn 30 cm3 vào 30 cm3 nước ta thu được một hỗn hợp rượu và nước có thể tích: A. bằng 60 cm3 B. nhỏ hơn 60 cm3 C. lớn hơn 60 cm3 D. không có đáp án đúng. Câu 13: Hãy nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để tạo thành câu hoàn chỉnh: Cột A Cột B 1. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất A. Bức xạ nhiệt khí là 2. Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chân không là B. Dẫn nhiệt 3.Sự truyền nhiệt từ phần này sang phần khác của vật là C. Đối lưu 1- 2- 3- Câu 14: Điền vào chỗ trống từ thích hợp: a, Có ba hình thức truyền nhiệt là dẫn nhiệt, và b, Công thức tính nhiệt lượng là : c, Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ vật, và của vật II. Bài tập tự luận ( 5 điểm): Câu 1:( 3,5 điểm) a, Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi một ấm nhôm có khối lượng 260g đựng 2,25lít 0 nước ở 28 C. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 880J/kg.K, của nước là c2 = 4200J/kg.K b, Pha 500g nước sôi với 400g nước ở 200C. Tính nhiệt độ khi có cân bằng nhiệt. (Bỏ qua nhiệt lượng mất mát do tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài). Câu 2: (1,5 điểm ) Khi mở lọ nước hoa ở góc phòng thì vài giây sau ở cuối phòng ta sẽ ngửi thấy mùi nước hoa này. Giải thích hiện tượng trên? Học sinh làm bài vào giấy - Chúc các em làm bài thật tốt
  6. TRƯỜNG THCS ĐÌNH XUYÊN HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: VẬT LÝ Khối: 8 Năm học 2018 - 2019 Thời gian làm bài 45 phút I. Trắc nghiệm: (5đ) Mỗi ý đúng 0,25đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đề A B B D A C A D C B C B chẵn Đề A B D A B A A A B B C B lẻ Câu 13: ĐỀ CHẴN: 1-A, 2-C, 3-B. ĐỀ LẺ:1-C, 2-A, 3-B Câu 14: ĐỀ CHẴN:thực hiên công, truyền nhiệt, Qtoa = Qthu, chất làm vật, độ tăng nhiệt độ ĐỀ LẺ: bức xạ nhiệt, đối lưu, Q = m.c. t, chất làm vật, khối lượng. II. Tự luận: (7đ) Đề chẵn Đề lẻ Điểm Câu 1 a. Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm a, Nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nhôm là: nhôm là: Q1 = m1.c1.∆t = 0,24.880.76 = 16051,2J Q 1 = m 1.c1.∆t = 0,26.880.72 = 0,5đ Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước là: 16473,6J 0,5đ Q2 = m2.c2.∆t = 1,75.4200.76 = Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước 558600J là: Q2 = m2.c2.∆t = 2,25.4200.72 = Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm 680400J nước là: Nhiệt lượng cần cung cấp cho cả ấm 1đ Q = Q1 +Q2 = 574651,2 (J) nước là: Q = Q +Q = 696873,6J b, Qtỏa = 0,1.380.(120-t) 1 2 Q = 0,5.4200.(100-t) Qthu = 0,5.4200.(t-25) b, tỏa Theo phương trình cân bằng nhiệt ta Qthu = 0,4.4200.(t-20) có: Theo phương trình cân bằng nhiệt ta 1,5đ Qtỏa = Qthu có: =>0,1.380.(120-t)= 0,5.4200.(t-25) Qtỏa = Qthu => t = 26,69oC =>0,5.4200.(100-t) = 0,4.4200.(t- 20) => t = 64,44oC Câu 2 Khi khuấy lên, các phân tử đường xen Do hiện tượng khuếch tán mà các 1,5đ lẫn vào khoảng cách giữa các phân tử phân tử nước hoa hòa trộn với các
  7. nước cũng như các phân tử nước xen phân tử không khí, mặt khác các vào khoảng cách giữa các phân tử phân tử hoa và không khí luôn đường nên ta thấy có vị ngọt. chuyển động hỗn độn không ngừng do đó mùi nước hoa lan tỏa về mọi phía. BAN GIÁM HIỆU NHÓM TRƯỞNG CM NGƯỜI RA ĐỀ Kí duyệt Kí duyệt Đoàn Thúy Hòa Nguyễn Thị Thanh Quỳnh Ngô Phương Anh
  8. KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN: VẬT LÝ Khối: 8 Năm học 2018 - 2010 Thời gian làm bài 45 phút Sĩ 8->10 6,5->7,5 5->6 3->4.5 0->2,5 Trên TB Dưới TB Ghi Lớp số SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % chú 8A 8B 8C Đánh giá chung: Lớp 8A Lớp 8B Lớp 8C Đình Xuyên, ngày tháng năm Nhóm Lý 8