Ma trận và Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hòa Phú (Có đáp án)

doc 5 trang thaodu 3721
Bạn đang xem tài liệu "Ma trận và Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hòa Phú (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docma_tran_va_de_thi_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6_nam_hoc_2016_20.doc

Nội dung text: Ma trận và Đề thi học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Hòa Phú (Có đáp án)

  1. Ma trận đề kiểm tra học kì văn 6 Năm học 2016-2017 Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Mức độ Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL 1.Văn -Chủ đề,thể -Ý nghĩa, Nêu nội Số câu:8 - Truyện truyền loại phẩm chất Câu :1,9 dung Số thuyết nhân vật truyện điểm:2,7 - Truyện cổ tớch Câu Câu :13 5 - Truyện ngụ :5,6,8,10,12 Tỉ ngụn lệ:27,5% - Truyện cười Số câu:5 Số câu:2 Số câu:1 Số điểm:1.25 Số Số điểm:1 Tỉ lệ: 12,5% điểm:0.5 Tỉ lệ:10% Tỉ lệ: 5% 2.Tiếng Việt - Xác định Số câu 5 -Cụm từ từ loại,cụm Số -Từ loại từ,quy tắc điểm:1.2 -Nghĩa của từ viết hoa 5 Câu : Tỉ 2,3,4,7,11 lệ:12.5% Số câu:5 Số điểm:1.25 Tỉ lệ: 12,5% 3.Tập làm văn Kể - Văn tự sự người Câu:14 Số câu:1 Câu:1 Số 4 điểm:6 Tỉ lệ:60% Số câu:1 Số điểm:6 Tỉ lệ:60 % Tổng số câu 5 7 1 1 14 câu Tổng số điểm 1,25đ 1,75đ 1đ 6đ 10điểm Tỉ lệ 12,5% 17,5% 10% 60% 100%
  2. Trường THCS Hòa Phú Thứ ngày tháng 12 năm 2016 Lớp 6: Họ và tên: ĐỀ THI HỌC KÌ I (NĂM HỌC 2016-2017) MÔN:NGỮ VĂN 6 Thời gian:90 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Lời phê của thầy ( cô ) giáo Đề bài: I.Phần trắc nghiệm: (3điểm ) HS đọc kĩ rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái A,B,C,D em cho là đáp án đúng nhất. (Mỗi câu đúng đạt 0,25đ) Câu 1:Người xưa dùng trí tưởng tượng để sáng tạo ra hình tượng Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì? A. Tuyên truyền, cổ vũ cho việc chống bão lụt. B. Kể chuyện cho trẻ em nghe. C. Phê phán những kẻ phá hoại cuộc sống người khác. D. Phản ánh, giải thích hiện tượng lũ lụt sông Hồng và thể hiện ước mơ chiến thắng thiên nhiên. Câu 2 :Trong các cụm danh từ sau, cụm từ nào có đủ cấu trúc 3 phần: phần đầu, phần trung tâm,phần sau? A. Những chiếc thuyền buồm C. Một chiếc thuyền buồm B. Những chiếc thuyền D. Một chiếc thuyền trên sông Câu 3 :Các từ: " vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa" thuộc từ loại nào? A. Đại từ B. Danh từ C. Động từ D. Tính từ Câu 4: Các từ “ kia , ấy, nọ” thuộc từ loại nào? A Danh từ B Động từ C. Chỉ từ D. Tính từ Câu 5: Nhân vật “Thạch Sanh” trong truyện cổ tích Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào? A Nhân vật bất hạnh B Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ C Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc ngếch D Nhân vật là động vật Câu 6 : Truyện nào sau đây không phải truyện ngụ ngôn? A. Ếch ngồi đáy giếng B. Cây bút thần C. Thầy bói xem voi D. Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng Câu 7 : Tên người, tên địa lý Việt Nam được viết hoa như thế nào ? A. Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng B.Viết hoa chữ cái đầu tiên của tên C. Viết hoa toàn bộ chữ cái từng tiếng D. Không viết hoa tên đệm của người Câu 8 : Sau lần giải câu đố cuối cùng, em bé được vua ban thưởng những gì? A. Phong trạng nguyên B. Nhận làm phò mã C. Xây dinh thự bên cạnh hoàng cung cho em ở D. Phong trạng nguyên, xây dinh thự cho em ở.
  3. Câu 9 : Chi tiết Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc có ý nghĩa gì ? A. Không muốn đánh giặc bằng vũ khí thô sơ B. Đánh giặc cần lòng yêu nước,nhưng cần cả vũ khí sắc bén để đánh giặc C. Muốn chứng tỏ sức mạnh phi thường của mình D. Muốn thể hiện mình là người tài giỏi, có thể điều khiển được cả ngựa sắt . Câu 10 : Bài học nào sau đây đúng với truyện “Treo biển”? A. Nên nghe nhiều người góp ý. B. Chỉ làm theo lời khuyên đầu tiên. C. Phải tự chủ trong cuộc sống,tiếp thu cú chọn lọc ý kiến người khác. D. Không nên nghe ai. Câu 11.Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong Tiếng Việt là gì? A.Tiếng Hán B.Tiếng Pháp C.Tiếng Anh D.Tiếng Nga. Câu 12:Qua các sự việc trong truyện “Thầy bói xem voi”nhân dân ta muốn tỏ thái độ gì? A.Phê phán sự hồ đồ của các thầy bói B.Châm biếm những kẻ không biết nhìn nhận vấn đề C.Phê phán những kẻ ích kỉ D.Châm biến những kẻ tham lam II.TỰ LUẬN:( 7 ĐIỂM) Câu 1 : Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán,khuyên răn ta điều gì? (1 đ) Câu 2 : Kể về một người thân của em. (6 đ)
  4. ĐÁP ÁN,BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6 I-PHẦN TRẮC NGHIỆM:( 3 ĐIỂM) Mỗi đáp án đúng đạt 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp D D B C B B A D B C A B án II.TỰ LUẬN (7 ĐIỂM) Câu 1: Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán,khuyên răn -Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huyênh hoang. (0.5đ) - Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo (0.5đ Câu 2 : Kể về một người thân của em I.Yêucầu : 1. Hình thức : - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả. - Biết xác định đúng yêu cầu của đề bài : Kể về một người thân của em 2. Nội dung : - Bài viết đúng thể loại, có bố cục rõ ràng. a) Mở bài : - Giới thiệu về một người thân của em b) Thân bài Cho người đọc thấy được lí do mà mình quý mến người thân đó, thông qua cách kể, giới thiệu về hình dáng, rính cách, cử chỉ, hành động, công tác + Đức tính. + Cử chỉ, thái độ, thể hiện sự quan tâm tới mọi người trong gia đình và xóm làng. + Những kỉ niệm ( sự quan tâm) của người thân đó đối với chính mình. + Tình cảm của mình đối với người đó: Thái độ học tập, sự phấn đấu vươn lên. c) Kết bài : Cảm xúc của mình về người đó. II/ Biểu điểm : Điềm 5-6 Bài viết cú bố cục phần,ý đầy đủ,diễn đạt mạch lạc,không mắc lỗi diễn đạt và lỗi chính tả Điểm 3-4 Bài viết cú bố cục 3 phần,thiếu một vài ý nhỏ,diễn đạt tương đối mạch lạc,mắc 4,5 lỗi chính tả và lỗi diễn đạt Điểm 1-2 Bài viết có bố cục 3 phần tuy nhiên chưa hợp lý lắm,thiếu 1 ý chính và vài ý phụ,diễn đạt lủng củng,mắc nhiều lỗi chính tả và lỗi diễn đạt Điểm 0 Bài viết chỉ làm được một vài câu hoặc lạc đề