Ngân hàng câu hỏi Tiếng Việt 4

docx 5 trang Hoài Anh 4712
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng câu hỏi Tiếng Việt 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_cau_hoi_tieng_viet_4.docx

Nội dung text: Ngân hàng câu hỏi Tiếng Việt 4

  1. Môn: Tiếng Việt Đề 1 Câu 1: "Dế Mèn Phiêu Lưu Ký" của tác giả nào? A) Kim Lân B) Tô Hoài C) Đăng Khoa D) Huy Cận Câu 2. Khi đi qua vùng cỏ xước xanh dài, Dế Mèn đã nghe thấy âm thanh gì? A. Nghe thấy tiếng cười nói hi ha. B. Nghe thấy tiếng khóc tỉ tê. C. Tiếng than thở, rầu rĩ. D. Nghe thấy tiếng trống chiêng khua rộn ràng. Câu 3. Khi lại gần Dế Mèn phát hiện ra âm thanh đó phát ra từ đâu? A. Tiếng cười nói hi ha, hả hê của lũ nhện vì đã cướp được đồ ăn của chị Nhà Trò. B. Tiếng khóc tỉ tê của chị Nhà Trò đang ngồi gục đầu bên tảng đá cuội. C. Tiếng than thở rầu rĩ của chị Nhà Trò. D. Tiếng trống chiêng khua rộn ràng của đại hội đấu võ nhà Châu Chấu Câu 4. Con hãy tìm những chi tiết miêu tả hình dáng bên ngoài của chị Nhà Trò? A. Chị Nhà Trò đã bé nhỏ khỏe mạnh, người bự những phấn, như mới lột. B. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chũn. C. Chị Nhà Trò mặc áo thâm dài, đôi chỗ điểm chấm xanh, hai cánh mỏng manh nhưng màu sắc lại sắc sỡ, tươi mới như cánh bướm. E. Chị Nhà Trò quàng một chiếc khăn màu vàng trên đầu, gương mặt xám xịt, bủng beo vì thiếu ăn quá nhiều. Câu 5. Từ những chi tiết miêu tả ngoại hình của chị Nhà Trò con thấy được chị ta là người như thế nào? A. Chị Nhà Trò mỏng manh, yêu kiều, dịu dàng giống như những chú bướm vào ngày đầu xuân. B. Chị Nhà Trò rất yếu ớt dễ bị bắt nạt. C. Chị Nhà Trò biếng ăn nên mới gầy yếu như vậy. D. Chị Nhà Trò lạnh lùng, kiêu kì.
  2. Câu 6. Hoàn cảnh của chị Nhà Trò đáng thương như thế nào? A. Bị lạc mẹ, bị bỏ đói cả tuần nay không có gì bỏ vào bụng. B. Bị bọn nhện xiết nợ, mẹ đã bị bắt đi chỉ còn chị Nhà Trò bơ vơ một mình. C. Bị thương ở chân, nằm phơi mình bên tảng đá nhịn đói chờ chết. D. Mẹ mất, lủi thủi ốm yếu, nghèo khổ sống một mình, bị bọn nhện bắt nạt. Câu 7. Tại sao chị Nhà Trò lại khóc? A. Vì đói mà không có gì ăn B. Vì mẹ mất, nhớ mẹ C. Vì ngồi buồn một mình D. Vì bị lũ nhện bắt nạt Câu 8. Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào? A. Bị bọn nhện đánh, còn bị chăng tơ ngang đường đe dọa bắt, vặt chân, vặt cánh ăn thịt Nhà Trò. B. Bị bọn nhện đánh và dọa kiện lên quan tòa Bọ Hung. C. Bị bọn nhện cướp hết đồ ăn, cứ gặp ở đâu là chúng đánh ở đấy. D. Bị lấy hết đồ đạc trong hang, cướp hết đồ ăn và đuổi ra khỏi hang. Câu 9. "Chị Nhà Trò khóc vì tủi thân và sợ hãi. Tủi thân vì mẹ đã mất, chị nhớ mẹ, hơn thế giờ chẳng có ai bên cạnh bảo vệ mình, mình lại yếu ớt như thế. Đồng thời cũng sợ hãi vì bị bọn nhện dọa đánh, dọa vặt cánh, vặt chân, ăn thịt. Chị thân cô thế cô, lại yếu ớt vậy sao có thể chống lại được bọn nhện." Nhận định trên đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 10. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? A. Ngồi xuống xoa đầu, lau nước mắt cho chị Nhà Trò. B. Xòe cả hai càng ra, dắt chị Nhà Trò đi tới chỗ mai phục của bọn nhện. Nói rằng: “Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu”. C. Nói rằng: “Em đừng sợ. Tôi có đồ ăn đây, em ăn đi cho đỡ đói. Sau này tôi sẽ nuôi em”. Câu 11. Ý nghĩa của bài văn “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”? A. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công. B. Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn khi ra tay giúp đỡ Dế Choắt thoát khỏi bọn nhện. C. Cho thấy vẻ đẹp từ ngoại hình và sức mạnh hơn người của Dế Mèn trong trận chiến với võ sĩ bọ ngựa.
  3. D. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực và giúp đỡ Dế Choắt thoát khỏi cạm bẫy của chị Cốc. Câu 12 Câu tục ngữ dưới đây có bao nhiêu tiếng? "Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân" a. 12 tiếng b. 14 tiếng c. 16 tiếng. Câu 13 Trong câu tục ngữ trên, tiếng nào không có đủ bộ phận giống tiếng "nói"? a. Lòng. b. Như. c. ai. Câu 14. Tiếng “do” những bộ phận nào tạo thành? A. Vần và thanh B. Âm đầu và vần C. Âm đầu, vần và thanh Câu 15. Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu? A. Vần B. Âm đầu C. Thanh D. Vần và thanh Đề 2 Câu 1. Theo em, câu thơ sau muốn nói điều gì? "Mọi hôm mẹ thích vui chơi Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu." A. Mẹ đang bận làm việc, không thể vui chơi cùng bạn nhỏ B. Mẹ bị ốm, không thể tươi cười, làm việc được như mọi khi. C. Mẹ bị mệt, mẹ không thích vui chơi D. Tất cả các ý trên Câu 2. Câu thơ sau có nội dung gì? "Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa" A. Mẹ bị ốm, phải nằm trên giường B. Mẹ bị ốm, việc nhà vắng bóng mẹ C. Mẹ không làm ruộng, cuốc cày nữa D. Tất cả các ý trên Câu 3. Câu thơ nào thể hiện sự quan tâm của xóm làng đối với mẹ bạn nhỏ?
  4. A. Khắp người đau buốt, nóng ran B. Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi. C. Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm. D. Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca Câu 4. Câu thơ sau cho thấy được điều gì? "Con mong mẹ khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say Rồi ra đọc sách cấy cày" Câu thơ trên cho thấy mong ước của bạn nhỏ là muốn mẹ nhanh khỏi ốm, mẹ khỏe lại, ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ bình thường trở lại. Lại đọc sách, chăm sóc vườn ruộng như những ngày mẹ còn khỏe. Nhìn thấy mẹ ốm đau, mệt mỏi ăn không được ngon miệng, ngủ không được yên giấc, mệt mỏi nằm trên giường khiến bạn nhỏ vô cùng đau lòng. Nhận định trên đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 5. Câu thơ "Mẹ là đất nước, tháng ngày của con" thể hiện điều gì? A. Bạn nhỏ rất được mẹ quan tâm B. Mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ C. Bạn nhỏ mong mẹ mau chóng khỏe lại D. Bạn nhỏ là tất cả những gì mẹ có, mẹ quan tâm Câu 6. Ý nghĩa của bài thơ Mẹ ốm A. Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. B. Tình cảm xóm làng thân thiết khi có người xung quanh bị ốm. C. Nỗi vất vả, khó chịu của những người bị ốm. D. Tác hại của ốm đau đối với cuộc sống mỗi người. Câu 7. Bài thơ "Mẹ ốm" của tác giả nào? A. Nguyễn Khoa Điềm B. Vũ Tú Nam C. Trần Đăng Khoa D.Tô Hoài Câu 8. Tác phẩm “Mẹ ốm” thuộc chủ đề nào? a. Thương người như thể thương thân. b. Măng mọc thẳng. c. Trên đôi cánh ước mơ. Câu 9: Ý nghĩa của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể? A. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, phê phán những con người tham lam, chỉ nghĩ đến món lợi vật chất mà quên đi tình cảm con người. B. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng
  5. C. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người hào hiệp, trượng nghĩa, trừng phạt những kẻ gian manh, hống hách, giúp đỡ người nghèo khổ D. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời phê phán những kẻ tham quan khiến người dân phải sống trong cảnh khốn khổ vì lụt lội Câu 10: Gạch chân dưới những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ dưới đây: Khi con tu hú gọi bầy Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần Vườn râm dậy tiếng ve ngân Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào Tố Hữu Câu 11. Từ ngữ nào trái nghĩa với từ "đoàn kết"? a. Hoà bình. b. Chia rẽ. c. Thương yêu. Câu 12. Tiếng "nhân" trong từ nào dưới đây có nghĩa là người? a. Nhân tài. b. Nhân từ. c. Nhân ái. Câu 13. Nhân vật trong truyện có thể là: A. Người B. Người, cây cối C. Người, đồ vật D. Người, đồ vật, con vật, cây cối, . Câu 14. Tiếng “áo” gồm những bộ phận nào? A. Âm đầu, vần và thanh B. Vần và thanh C. Âm đầu và vần Câu 15. Kể chuyện chỉ có nhân vật và sự kiện? A. Đúng B. Sai