Ngân hàng đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023

docx 10 trang Hàn Vy 01/03/2023 5030
Bạn đang xem tài liệu "Ngân hàng đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxngan_hang_de_kiem_tra_cuoi_ki_1_ngu_van_lop_10_nam_hoc_2022.docx

Nội dung text: Ngân hàng đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn Lớp 10 - Năm học 2022-2023

  1. NGÂN HÀNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I - VĂN 10 Năm học 2022-2023 Đề 1/ Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: KÍNH GỬI MẸ (Ý Nhi) Con đã đi rất xa rồi Ngoảnh nhìn lại vẫn gặp ánh đèn thành phố Sau cánh rừng, sau cù lao, biển cả Một ánh đèn sáng đến nơi con Và lòng con yêu mến, xót thương hơn Khi con nghĩ đến cuộc đời của mẹ Khi con nhớ đến căn nhà nhỏ bé Mẹ một mình đang dõi theo con Giữa bao nhiêu mưa nắng đời thường Đã có lúc lòng con hờ hững Thấy hạnh phúc của riêng mình quá lớn Ngỡ chỉ mình đau đớn xót xa thôi Giữa bao nhiêu năm tháng ngược xuôi Đã có lúc lòng con đơn bạc Quên có những điều tưởng không sao quên được Như người no quên cơn đói của chính mình Sao đêm nay se thắt cả lòng con Khi con gặp ánh đèn thành phố Nơi mẹ sống, mẹ vui buồn, sướng khổ Chỉ một mình tóc cứ bạc thêm ra Sao đêm nay khi đã đi xa Lòng con bỗng bồn chồn quay trở lại Bên đời mẹ nhọc nhằn dầu dãi Nỗi mất còn thăm thẳm trong tim Đời mẹ như bến vắng bên sông Nơi đón nhận những con thuyền tránh gió Như cây tự quên mình trong quả Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây Như trời xanh nhẫn nại sau mây Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm Con muốn có lời gì đằm thắm Ru tuổi già của mẹ tháng năm nay. Đà Nẵng - Hà Nội, 11-1978 (Nguồn: Văn chương một thời để nhớ (Thơ), NXB Văn học, 2006) * Lựa chọn đáp án đúng: 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ:
  2. A. Bảy chữ C. Lục bát. B. Tự do. D. Tám chữ. 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Người con. C. Bến vắng. B. Mẹ. D. Trời xanh. 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ sau: Đời mẹ như bến vắng bên sông Nơi đón nhận những con thuyền tránh gió Như cây tự quên mình trong quả Quả chín rồi ai dễ nhớ ơn cây Như trời xanh nhẫn nại sau mây Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm A. Liệt kê, phép điệp. C. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa B. Liệt kê. D. B và C đều đúng. 4. Tình cảm người con dành cho mẹ: A. Yêu mến. C. Lo lắng cho mẹ; day dứt ân hận vì B. Xót thương, nhớ. đã từng hờ hững, vô tâm với mẹ. D. A, B và C đều đúng. 5. Người mẹ trong bài thơ sống ở đâu? A. Trong rừng. C. Thành phố. B. Bến sông. D. Làng quê. 6. Vì sao người con có lúc hờ hững với mẹ? A. Vì mẹ đã già nua. C. Vì mẹ có lòng bao dung. B. Vì con thấy “hạnh phúc của riêng D. Vì mẹ sống sung sướng một mình. mình quá lớn Ngỡ chỉ mình đau đớn xót xa thôi”. 7. Hình ảnh ‘ánh đèn’ xuất hiện mấy lần trong bài thơ? A. 1. C. 3. B. 2. D. 4. * Trả lời các câu hỏi: 8. Anh/ chị nêu ngắn gọn nội dung của khổ thơ sau: Sao đêm nay se thắt cả lòng con Khi con gặp ánh đèn thành phố Nơi mẹ sống, mẹ vui buồn, sướng khổ Chỉ một mình tóc cứ bạc thêm ra 9. Cảm nhận về hình ảnh: Con đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm. 10. Nhận xét của anh/ chị về tình cảm người con dành cho mẹ trong bài thơ trên. Hết /. Đề 2/ Đọc đoạn trích sau: “Đăm Săn (nói với tôi tớ Mtao Mxây) – Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Các ngươi có đi với ta không? Chàng gõ vào một nhà. Dân trong nhà – Không đi sao được! Tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai?
  3. Đăm Săn gõ vào ngạch, đập vào phên tất cả các nhà trong làng. Dân làng – Không đi sao được! Nhưng bác ơi, xin bác chờ chúng tôi cho lợn ăn cái đã. Đăm Săn lại gõ vào ngạch, đập vào phên mỗi nhà trong làng. Đăm Săn – Ơ tất cả dân làng này, các ngươi có đi với ta không? Tù trưởng các ngươi đã chết, lúa các ngươi đã mục. Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữa trâu hãy đi lùa trâu về! Dân làng – Không đi sao được! Làng chúng tôi phía bắc đã mọc cỏ gấu, phía nam đã mọc cà hoang, người nhà giàu cầm đầu chúng tôi nay đã không còn nữa! Đăm Săn - Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói! Ơ tất cả tôi tớ bằng này! Chúng ta ra về nào! Đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối. Bà con xem, thế là Đăm Săn này càng thêm giàu có, chiêng lắm la nhiều. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. Họ đến bãi ngoài làng rồi vào làng.” (Trích “Chiến thắng Mtao Mxây” – SGK Ngữ Văn 10. Tập 1 trang 35) * Lựa chọn đáp án đúng: 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: A. Biểu cảm C. Miêu tả. B. Nghị luận. D. Tự sự. 2. ‘nghìn chim sẻ’ ‘vạn chim ngói’ chỉ đối tượng nào trong văn bản? A. Dân làng của Mtao Mxây. C. Dân làng và tôi tớ của Mtao Mxây. B. Tôi tớ của Đăm Săn. D. Dân làng và tôi tớ của Đăm Săn. 3. ‘Ơ nghìn chim sẻ, ơ vạn chim ngói!’ là cách nói gì? A. Hoán dụ. C. Nói giảm nói tránh. B. Ẩn dụ. D. Nói tế nhị. 4. Vì sao đoàn người theo Đăm Săn ra về? A. Vì tù trưởng của họ đã chết. C. Đông đảo dân làng ngưỡng mộ, B. Vì Đăm Săn là một tù trưởng kính phục Đăm Săn. chính nghĩa. D. A, B và C đều đúng. 5. ‘Ai chăn ngựa hãy đi bắt ngựa! Ai giữ voi hãy đi bắt voi! Ai giữa trâu hãy đi lùa trâu về!’: Yếu tố được điệp là: A. Từ. C. Cấu trúc. B. Câu. D. Vần. 6. Mấy lần Đăm Săn thuyết phục dân làng theo chàng ra về? A. 1. C. 3. B. 2. D. 4. 7. Thái độ của dân làng đối với Đăm Săn? A. Căm ghét vì đã giết tù trưởng của C. Thờ ơ, xa lánh. họ. D. Khinh thường.
  4. B. Yêu mến, tuân phục, ngưỡng mộ. * Trả lời các câu hỏi: 8. Anh/ chị hãy liệt kê các hành động của Đăm Săn khi thu phục dân làng của tù trưởng Mtao Mxây. 9. Cách nói: ‘Chúng ta ra về nào!’ cho thấy điều gì ở tù trưởng Đăm Săn? 10. Nêu nội dung của đoạn trích đã cho. Hết /. Đề 3/ Đọc đoạn trích sau: Nàng nói vậy để thử chồng, nhưng Uy-lít-xơ bỗng giật mình nói với người vợ thận trọng: - Nàng ơi, nàng vừa nói một điều làm cho tôi chột dạ. Ai đã xê dịch giường tôi đi chỗ khác vậy? Nếu không có thần linh giúp đỡ thì dù là người tài giỏi nhất cũng khó lòng làm được việc này. Nếu thần linh muốn xê dịch đi thì dễ thôi, nhưng người trần dù đang sức thanh niên cũng khó lòng lay chuyển được nó. Đây là một chiếc giường kì lạ, kiến trúc có điểm rất đặc biệt, do chính tay tôi làm lấy chứ chẳng phải ai. Nguyên trong sân nhà có một cây ô-liu lá dài; nó mọc lên, khỏe, xanh tốt và to như cái cột. Tôi kẻ vạch gian phòng của vợ chồng mình quanh cây ô-liu ấy, rồi xây lên với đá tảng đặt thật khít nhau. Tôi lợp kĩ gian phòng, rồi lắp những cánh cửa bằng gỗ liền, đóng rất chắc. Sau đó tôi chặt hết cành lá của cây ô-liu lá dài, cố đẽo thân cây từ gốc cho thật vuông vắn rồi nảy đường mực, làm thành một cái chân giường và lấy khoan khoan lỗ khắp xung quanh. Tôi bào tất cả các bộ phận đặt trên chân giường đó, lấy vàng bạc và ngà nạm vào trang trí, và cuối cùng tôi căng lên mặt giường một tấm da màu đỏ rất đẹp. Đó là điểm đặc biệt mà tôi vừa nói với nàng. Nhưng nàng ơi, tôi muốn biết cái giường ấy hiện còn ở nguyên chỗ cũ, hay đã có người chặt gốc cây ô-liu mà dời nó đi nơi khác. Người nói vậy, và Pênêlôp bủn rủn cả chân tay, nàng thấy Uy-lít-xơ tả đúng mười mươi sự thực. Nàng bèn chạy ngay lại, nước mắt chan hòa, ôm lấy cổ chồng, hôn lên trán chồng và nói: – Uy-lít-xơ! Xin chàng chớ giận thiếp, vì từ xưa nay chàng vẫn là người nổi tiếng khôn ngoan. Ôi! Thần linh đã dành cho hai ta một số phận xiết bao cay đắng vì người ghen ghét ta, không muốn cho ta được sống vui vẻ bên nhau, cùng nhau hưởng hạnh phúc của tuổi thanh xuân và cùng nhau đi đến tuổi già đầu bạc. Vậy giờ đây, xin chàng chớ giận thiếp, cũng đừng trách thiếp về nỗi gặp chàng mà thiếp không âu yếm chàng ngay. Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác Giờ đây, chàng đã đưa ra những chứng cớ rành rành, tả lại cái giường không ai biết rõ, ngoài chàng với thiếp và Ác-tô-rít, một người thị tì của cha thiếp cho khi thiếp về đây, và sau đó giữ cửa gian phòng vách tường kiên cố của chúng ta. Vì vậy chàng đã thuyết phục được thiếp và thiếp phải tin chàng, tuy lòng thiếp rất đa nghi. (Trích Uy-lít-xơ trở về, trang 51, Ngữ văn 10 Tập I, NXBGD, 2006) * Lựa chọn đáp án đúng: 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: A. Biểu cảm. C. Miêu tả. B. Tự sự. D. Nghị luận.
  5. 2. Mối quan hệ của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp là: A. Người yêu. C. Vợ chồng. B. Chị em. D. Chủ-tớ. 3. Chiếc giường trong đoạn trích có gì đặc biệt? A. Giường được làm bằng vàng. C. Chân giường bằng gốc cây ô-liu lá B. Gường được làm bằng gỗ sồi. dài. D. Giường của thần linh. 4. Hoàn cảnh của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp: A. Chia tay nhau. C. Gặp lại nhau sau nhiều năm xa B. Mới cưới. cách. D. Đang hẹn hò. 5. Pê-nê-lốp là người vợ như thế nào? A. Phản bội. C. Chung thủy. B. Thận trọng, thông minh. D. B và C đều đúng. 6. Nguyên nhân nào khiến Uy-lít-xơ giật mình? A. Pê-nê-lốp đã bán chiếc giường. C. Thần linh đã xê dịch chiếc giường. B. Pê-nê-lốp có chồng khác. D. Lo sợ nếu chiếc giường đã bị xê dịch đi chỗ khác. 7. Khi nghe Uy-lít-xơ nói đúng về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp đã làm gì? A. Mời Uy-lít-xơ ăn tiệc mừng. C. Mừng rỡ, vui vẻ. D. Buồn bã. B. Chạy ngay lại, khóc, ôm hôn chồng và giãi bày nỗi lòng. * Trả lời các câu hỏi: 8. Pê-nê-lốp luôn lo sợ điều gì? 9. Chiếc giường của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp do ai làm nên? Điều đó thể hiện ý nghĩa gì? 10. Suy nghĩ của anh/ chị về lòng thủy chung trong đời sống hôn nhân? Hết /. B/ LÀM VĂN (4.0 điểm) 1. Anh/ chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen trì hoãn. 2. Anh/ chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen nói xấu sau lưng người khác. 3. Ỷ lại vào người khác là một thói quen xấu của nhiều người hiện nay. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục mọi người từ bỏ thói quen này. 4. Nhìn vẻ bề ngoài để đánh giá người khác là một thói quen thường gặp trong cuộc sống. Anh/ chị hãy viết bài nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen này. 5. Viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm có tiền là có tất cả.
  6. 6. Không ít người khi lâm vào cảnh bế tắc, gặp phải điều không như ý liền cho rằng chết là lối thoát, là cách chấm dứt mọi khổ đau. Anh/ chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ quan niệm này. Hết A/ ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đề 4/ Đọc văn bản sau: CHÂN QUÊ (Nguyễn Bính) Hôm qua em đi tỉnh về, Đợi em ở mãi con đê đầu làng. Khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng. Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em, Van em! Em hãy giữ nguyên quê mùa. Như hôm em đi lễ chùa, Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Hoa chanh nở giữa vườn chanh, Thầy u mình với chúng mình chân quê. Hôm qua em đi tỉnh về, Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. 1936 * Lựa chọn đáp án đúng: 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ: A. Thất ngôn bát cú Đường luật. C. Lục bát. B. Tự do. D. Song thất lục bát. 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? A. Cô gái thôn quê. C. Người đàn ông. B. Em. D. Chàng trai thôn quê. 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ sau: Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? A. Liệt kê, phép điệp. C. Phép điệp, so sánh, ẩn dụ. B. Câu hỏi tu từ, liệt kê, so sánh. D. Câu hỏi tu từ, liệt kê, phép điệp. 4. Hình ảnh “cô gái” trong bài thơ được giới thiệu, xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào? A. Cô gái chuẩn bị đi tỉnh. C. Cô gái đi tỉnh về. B. Cô gái đi xa về. D. Cô gái đi huyện về. 5. Câu thơ “Đợi em ở mãi con đê đầu làng” cho thấy chàng trai có tình cảm như thế nào với cô gái? A. Yêu và mong chờ. C. Thân thiết, gần gũi. B. Dửng dưng, xa cách. D. Tôn trọng, ngưỡng mộ.
  7. 6. Nguyên nhân nào khiến chàng trai trong bài thơ có tâm trạng đau khổ, xót xa? A. Cô gái không còn yêu chàng trai. C. Sự thay đổi của cô gái. B. Cô gái đi lấy chồng. D. Cô gái trách giận chàng trai. 7. Qua bài thơ trên, chàng trai thôn quê muốn nhắn nhủ điều gì với cô gái? A. Mong cô đáp lại tấm chân tình. C. Mong cô gái giữ gìn những nét chân quê. B. Mong cô gái đừng đi tỉnh nữa. D. Mong cô gái hãy thay đổi. * Trả lời các câu hỏi: 8. Chỉ ra và nêu rõ hiệu quả của phép điệp và liệt kê được sử dụng trong bốn câu thơ sau: Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? 9. Nêu cách hiểu của em về hai chữ “chân quê”? 10. Em có đồng tình với quan điểm ‘giữ nguyên quê mùa’ của chàng trai trong bài thơ không? Vì sao? Hết /. Đề 5/ Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: CHIỀU XUÂN Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió. Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. Trong đồng lúa xanh rờn và ướt lặng Lũ cò con chốc chốc vụt bay ra, Làm giật mình một cô nàng yếm thắm. Cúi cuốc cào cỏ ruộng sắp ra hoa. (Anh Thơ) * Chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu sau: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: A. Nghị luận. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Miêu tả. Câu 2. Số lượng từ láy được sử dụng trong khổ thơ thứ hai là: A. 1 từ. B. 2 từ. C. 3 từ. D. 4 từ.
  8. Câu 3. Bài thơ “Chiều xuân” miêu tả cảnh xuân ở: A. Quê hương của tác giả. B. Đồng quê vùng đồng bằng sông Cửu Long. C. Đồng quê miền Bắc nước ta. D. Ngoại ô Hà Nội. Câu 4. Bố cục bài thơ gồm mấy phần: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 5. Tác giả miêu tả cảnh xuân ở những nơi nào? A. Cảnh xuân trên bến vắng. B. Cảnh xuân trên bờ đê. C. Cảnh xuân nơi đồng ruộng. D. Cả ba đáp án trên. Câu 6. Thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng hiệu quả trong bài thơ “Chiều xuân” là gì? A. Sử dụng phép đối lập. B. Sử dụng nhiều từ láy. C. Sử dụng phép tăng tiến. D. Sử dụng nhiều điệp ngữ. Câu 7. Bức tranh chiều xuân qua ngòi bút của tác giả hiện lên như thế nào? A. Thanh bình, vắng lặng, yên tĩnh. B. Hiu quạnh, ảm đạm, heo hút. C. Nhộn nhịp, tấp nập, đông vui. D. Mênh mông, bát ngát, bao la. * Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 8. Cảm nhận vẻ đẹp của đời sống được gợi lên trong bài thơ ‘Chiều xuân’. Câu 9. Xác định cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Câu 10. Viết 3-5 dòng về cảnh mùa xuân ở nơi anh/ chị đang sống. Hết /. Đề 6/ Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: QUÊ HƯƠNG Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới: Nước bao vây cách biển nửa ngày sông. Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng, Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về. “Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”, Những con cá tươi ngon thân bạc trắng. Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
  9. Cả thân hình nồng thở vị xa xăm; Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi, Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! (Tế Hanh) * Lựa chọn đáp án đúng: 1. Văn bản trên được viết theo thể thơ: A. Bảy chữ. C. Tám chữ. B. Tự do. D. Ngũ ngôn. 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là: A. Dân chài lưới. C. Dân trai tráng. B. Tôi. D. Chiếc thuyền. 3. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ sau: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm giương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió A. Nhân hóa, so sánh C. Ẩn dụ, nói quá. B. So sánh, phép điệp. D. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa. 4. Câu thơ: Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe diễn tả điều gì? A. Niềm vui sướng của dân chài. C. Quê hương tác giả có nhiều tôm B. Lòng biết ơn của dân chài khi cá. được thiên nhiên ban cho nguồn D. B và C đều đúng. sống. 5. Nhân vật ‘tôi’ tưởng nhớ điều gì? A. Quê hương. C. Chiếc thuyền. B. Mảnh hồn làng. D. Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,/ con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,/ mùi nồng mặn. 6. Hình ảnh chiếc thuyền (ghe) xuất hiện mấy lần trong bài thơ? A. 4. C. 6. B. 5. D. 7. 7. Hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: A. Vừa trở lại quê hương sau nhiều C. Đang ở xa quê hương. năm xa cách B. Sắp rời xa quê hương. D. Đi ngang qua quê nhà. * Trả lời các câu hỏi: 8. Nêu cách hiểu của anh/ chị về ‘vị xa xăm’ trong câu thơ: ‘Cả thân hình nồng thở vị xa xăm’. 9. Anh/ chị nêu cảm nhận về những cách gọi: ‘dân trai tráng’, ‘dân làng’, ‘dân chài lưới’ của tác giả khi nhắc đến con người ở quê hương? 10. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/ chị rút ra được sau khi đọc văn bản? Hết