Ôn tập Cuối học kì I môn Khoa học Lớp 4

doc 4 trang hangtran11 12/03/2022 7210
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Cuối học kì I môn Khoa học Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_khoa_hoc_lop_4.doc

Nội dung text: Ôn tập Cuối học kì I môn Khoa học Lớp 4

  1. Họ và tên: Lớp 4 ÔN TẬP MÔN KHOA HỌC (CUỐI HỌC KÌ I) 1. Để có sức khoẻ tốt, chúng ta cần: A. Ăn nhiều loại thức ăn có chất béo. B. Ăn nhiều loại thức ăn có chất đạm. C. Ăn nhiều loại thức ăn có chứa vitamin, chất khoáng và chất xơ. D. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn. 2. Nối thông tin cột A và thông tin cột B cho thích hợp: A B Thiếu chất đạm Mắt nhìn kém, có thể dẫn đến mù loà Thiếu vitamin A Bị còi xương Thiếu i-ốt Bị suy dinh dưỡng Thiếu vitamin D Cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ. 3. Hãy gạch chéo tên thức ăn xếp sai trong các nhóm sau : A. Thức ăn chứa nhiều chất bột đường : khoai tây, lạc, ngô, gạo, sắn B. Thức ăn chứa nhiều chất đạm : cá, gà, vịt, mía, thịt bò C. Thức ăn chứa nhiều chất béo : mỡ lợn, dầu ăn, vừng, cam D. Thức ăn chứa nhiều chất vitamin : cà rốt, gấc, khoai sọ, chanh E. Thức ăn chứa nhiều chất xơ : rau cải, rau cần, cua, sắn dây 4. Viết chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai. a) Những thức ăn có nhiều vi ta min, chất khoáng chỉ có nguồn gốc động vật/ b) Những thức ăn có nhiều chất xơ có nguồn gốc động vật. c) Nhóm thức ăn có nhiều chất bột đường như sắn, khoai lang cũng có nhiều chất xơ. d) Vi ta min giúp cơ thể tăng cân e) Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng cần thiết cho hoạt động tiêu hóa. f) Một số chất khoáng như sắt, can xi, tham gia vào việc xây dựng cơ thể. 5. Phát biểu nào sau đây là phát biểu đúng về vai trò của chất đạm ? A. Xây dựng và đổi mới cơ thể. B. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi ta min : A, D, E, K. C. Không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa. D. Tham gia vào việc xây dựng cơ thể, tạo men để thúc đẩy và điều khiển hoạt động sống. 6. Để phòng tránh bệnh do thiếu chất dinh dưỡng cần : A. Ăn nhiều hoa quả, rau xanh. B. Ăn uống đủ chất, cân đối, hợp lý. C. Ăn thật nhiều thịt cá. 7. Những bệnh nào sau đây lây qua đường tiêu hóa ? A. Béo phì B. Tiêu chảy C. Suy dinh dưỡng D. Tả E. Lị
  2. 8. Bệnh bướu cổ do : A. Thừa i-ốt B. Thiếu i-ốt C. Cả hai nguyên nhân A và B. D. Không do nguyên nhân nào trong hai nguyên nhân A và B. 9. Khi sử dụng nước uống cần chú ý: A. Đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. B. Uống ngay nước mưa hoặc nước máy vì nước đó là nước sạch. C. Đun sôi nước đã lọc vì lọc chỉ loại bỏ được một số chất không tan trong nước. 10. Hãy tìm 3 loại bệnh dịch có thể phát triển và lan truyền do nguồn nước bị ô nhiễm. A. Dịch tả B. Béo phì C. Cảm lạnh D. Đau mắt hột E. Viêm gan 11. Nối ô chữ ở cột A với ô chữ ở cột B cho phù hợp AB Hiện tượng/ ứng dụng Tính chất của nước Làm máng, rãnh nước Có thể thấm qua một số vật Túi đựng nước thường được làm bằng nhựa, ni- Có thể chảy lan ra mọi phía lông Giấy thấm Chảy từ cao xuống thấp Nước bị đổ, chảy lênh láng ra sàn nhà Không thấm qua một số vật 12. Khi làm máng, rãnh nước, ta phải vận dụng tính chất nào của nước ? A. Nước không có hình dạng nhất định. B. Nước có thể thấm qua một số vật. C. Nước chảy từ cao xuống thấp. D. Nước có thể hòa tan một số chất. 13. Viết chữ Đ trước câu đúng, chữ S trước câu sai. a) Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật. b) Nước có thể thay thế được các thức ăn khác của động vật. c) Nhờ có nước mà cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan và thải ra ngoài những chất thừa, chất độc hại. d) Nước chỉ cần cho những động vật và thực vật sống ở dưới nước. 14. Hãy điền các từ ngưng tụ, bay hơi, giọt nước, hơi nước, các đám mây vào chỗ trống trong các câu dưới đây cho phù hợp : Nước ở sông, suối, hồ, biển thường xuyên . . vào không khí. . bay lên cao, gặp lạnh thành những hạt nước rất nhỏ. Nhiều hạt nước nhỏ hợp lại với nhau tạo nên . Các có trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa.
  3. 15. Tại sao năng lượng mặt trời lại cần thiết cho vòng tuần hoàn của nước ? A. Làm cho nước chảy từ cao xuống thấp. B. Làm cho nước bay hơi vào không khí. C. Làm cho nước đóng băng. D. Làm cho nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. 16. Trong thí nghiệm lọc nước được trình bày ở bài “Một số cách làm sạch nước”, nếu thay hoàn toàn cát bằng những viên sỏi thì nước được lọc vẫn chưa sạch, vì sao ? A. Sỏi luôn bẩn hơn cát. B. Sỏi không hút được các chất bẩn như cát. C. Cát hòa tan được các chất bẩn còn sỏi thì không hòa tan được các chất bẩn. D. Khe hở giữa các viên sỏi rộng nên không lọc được các chất bẩn không tan nhỏ. 17. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho phù hợp. (môi trường, hấp thụ, chết, thải, tạo thành) - Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người, động vật, thực vật Mất từ mười đến hai mươi phần trăm nước trong cơ thể, sinh vật sẽ - Nước giúp cơ thể được những chất dinh dưỡng hòa tan và các chất cần thiết cho sự sống sinh vật. - Nước giúp cơ thể ra các chất thừa, chất độc hại. - Nước còn là . sống của nhiều động vật và thực vật. 18. Lớp không khí bao quanh Trái đất gọi là gì ? A. Không gian B. Khí ni-tơ C. Khí ô-xy D. Khí quyển 19. Trong không khí có những thành phần nào sau đây? A. Trong không khí chỉ có khí ô-xi và khí ni-tơ. B. Trong không khí chỉ có khí ô-xi, khí ni-tơ và khí các-bô-níc. C. Trong không khí có khí ô-xi và khí ni-tơ là hai thành phần chính, ngoài ra còn có các thành phần khác. 20. Tính chất nào dưới đây mà cả nước và không khí đều không có ? A. Chiếm chỗ trong không gian. B. Có hình dạng nhất định. C. Không màu, không mùi, không vị. 21. Không khí và nước có những tính chất gì giống nhau ? A. Không màu, không mùi, không vị. B. Có hình dạng xác định. C. Không thể bị nén.
  4. 22. Nhúng chìm một chai “rỗng” có đậy nút kín vào trong nước. Khi mở nút chai ra, ta thấy có bong bóng nổi lên. Kết quả này cho ta biết điều gì? A. Nước bị chai đẩy lên B. Nước bay hơi C. Trong chai ban đầu có không khi. D. Trong nước có chứa rất nhiều không khí. 23. Úp một cái cốc (miệng ở dưới) thẳng xuống nước, ta thấy có nước dâng vào cốc. Hiện tượng trên thể hiện tính chất nào của không khí ? A. Trong suốt B. Không mùi C. Có thể bị nén lại D. Không có hình dạng nhất định. 24. Quả bóng bay bị thủng một lỗ nhỏ. Hãy chọn một phương án thích hợp nhất để kiểm tra xem quả bóng bị thủng ở chỗ nào. A. Nhúng bóng ngập vào nước xem nước chảy vào bóng ở đâu. B. Dùng các miếng băng dính nhỏ dính lần lượt dọc theo quả bóng rổi thổi vào bóng sau mỗi lần dính. Vị trí mà sau khi dính băng vào đó bóng không bị xẹp nữa là vị trí lỗ thủng. C. Thổi bóng rồi xoay quả bóng cho các phần của nó lần lượt chạm ngập nước trong một cái chậu. Khi tới lỗ thủng thì ta sẽ thấy sủi bọt lên. D. Quạt lần lượt dọc theo quả bóng, đến vị trí nào bóng căng thì đó là vị trí có lỗ thủng. 25. Hiện tượng / ứng dụng nào sau đây chứng tỏ không khí có thể bị nén lại, giãn ra ? A. Bơm xe B. Bịt mũi ta thấy khó chịu. C. Khi úp cốc vào ngọn nến đang cháy thì nến sẽ tắt.