Ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Và THPT Lê Lợi

doc 1 trang thaodu 6560
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Và THPT Lê Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_giua_hoc_ki_2_mon_ngu_van_lop_8_nam_hoc_2015_2016_tru.doc

Nội dung text: Ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Và THPT Lê Lợi

  1. TRƯỜNG THCS & THPT LÊ LỢI ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 Năm học 2015-2016 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 I. VĂN 1. Học thuộc các bài thơ: Nhớ rừng, Quê hương, Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường. Nắm vững tác giả, thể loại, giá trị nội dung chủ yếu của các bài thơ trên. 2. Đọc lại văn bản “Chiếu dời đô”. Nắm được đặc điểm cơ bản của thể chiếu và đặc điểm riêng của bài “Chiếu dời đô”. – Chứng minh “Chiếu dời đô” có sức thuyết phục mạnh mẽ. – Vì sao nói “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. II. TIẾNG VIỆT * Lý thuyết: Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. * Thực hành: 1. Đọc các đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: – Xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. – Nêu cụ thể chức năng từng câu. – Trong các câu phủ định, câu nào là phủ định miêu tả, câu nào là phủ định bác bỏ? a) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta! b) Tôi bật cười bảo lão: – Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khoẻ lắm, chưa chết đâu mà sợ. Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? – Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu? 2. Đặt hai câu nghi vấn không dùng để hỏi, một câu yêu cầu và một câu bộc lộ tình cảm. 3. Viết một đoạn đối thoại ngắn có sử dụng cả bốn kiểu câu đã học (trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán). III. TẬP LÀM VĂN * Lý thuyết: 1. Văn bản thuyết minh có vai trò và tác dụng như thế nào trong đời sống? 2. Văn bản thuyết minh có những tính chất gì khác với văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận? 3. Muốn làm tốt bài văn thuyết minh, cần phải chuẩn bị những gì? 4. Những phương pháp thuyết minh nào thường được chú ý vận dụng? * Thực hành: Lập dàn ý của các đề bài sau đây: 1. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê em. 2. Giới thiệu một loài hoa ngày Tết. 3. Thuyết minh một trò chơi dân gian.