Ôn tập Học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Phần: Đọc hiểu - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Phần: Đọc hiểu - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_2_phan_doc_hieu_nam_hoc_2.doc
Nội dung text: Ôn tập Học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 2 - Phần: Đọc hiểu - Năm học 2017-2018
- ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2017 – 2018 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO Ngày xưa, ở một làng Ê-đê có cô Hơ Bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vung vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ Bia giận dữ quát: - Ta đẹp là do công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ Bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ Bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này qua mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ Bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ Bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và càng xinh đẹp hơn xưa. Theo TRUYỆN CỔ Ê - ĐÊ Câu 1: Lúc đầu, Hơ Bia là cô gái có tính nết như thế nào ? (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) A. chăm chỉ B. lễ phép C. lười biếng D. cần cù Câu 2: Hạt cơm hỏi Hơ Bia điều gì ? (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) A. Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? B. Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô đổ vãi cơm lung tung thế? C. Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô xem thường chúng tôi thế? D. Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô đem cơm vứt vào thùng rác thế? Câu 3: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau bỏ cả vào rừng ? (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) A. Vì Hơ Bia đã quá dư thức ăn. B. Vì thóc gạo tức giận Hơ Bia khinh rẻ mình. C. Vì thóc gạo muốn Hơ Bia đói. D. Vì Hơ Bia xinh đẹp. Câu 4: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ Bia ? (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) A. Vì Hơ Bia không có gì để ăn. B. Vì Hơ Bia đã biết lỗi và chăm làm. C. Vì thóc gạo nhớ Hơ Bia quá. D. Vì Hơ Bia xinh đẹp.
- Câu 5: Qua bài đọc “Cô gái đẹp và hạt gạo” muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? (Hãy viết 1-2 câu nêu suy nghĩ của em) Câu 6: Trong cuộc sống, em làm gì để thể hiện sự yêu quý hạt gạo? (Hãy viết 1-2 câu nêu suy nghĩ của em) Câu 7: Bộ phận in đậm trong câu: “ Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.” trả lời cho câu hỏi nào ? (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) A.Ở đâu ? B. Vì sao ? C. Như thế nào ? D. Khi nào ? Câu 8: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” “Hơ Bia ân hận vì đã làm cơm gạo nổi giận” (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất) A. Hơ Bia B. ân hận C. nổi giận D. vì đã làm cơm gạo nổi giận Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: Lao động là vinh quang là tự rèn luyện bản thân là làm cho chính mình càng giỏi hơn.
- Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền vời thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói . Chiều chiều, chúng tôi ra ngối gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng , đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề . Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, làn giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN Câu 1: Rễ đa được tả bằng những hình ảnh nào ? (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) a. Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ. b. Như những con rắn hổ mang giận dữ. c . Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. d. to lớn, xù xì như con rắn hổ mang. Câu 2: Thân cây đa được tả bằng những hình ảnh nào ? (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) a. Lớn hơn cột đình. b. Là một toà cổ kính chín mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. c. Chót vót giữa trời xanh. d. to, đứng sừng sững. Câu 3: Những từ ngữ câu văn nào cho cây đa đã sống rất lâu ? (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) a. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. b. Đó là một toà nhà cổ kính hơn là một thân cây. c. Ý a và b đều đúng d. Ý a và b đều sai Câu 4: Ngồi hóng mát ở gốc đa, tác giả còn thấy cảnh đẹp nào ở quê hương ? (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) a. Lúa vàng gợn sóng , đàn trâu lững thững ra về. b. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo về. c. Lúa vàng gợn sóng , đàn trâu lững thững ra về , bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo về.
- d. Đàn cò tung cánh, đàn trâu ra về. Câu 5: Qua bài văn em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào ? ( Hãy viết 1,2 câu theo suy nghĩ của em ) Câu 6: Là một học sinh, em làm gì để thể hiện mình yêu quê hương ? ( Hãy viết 1,2 câu theo suy nghĩ của em ) Câu 7: Tìm câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu ‘Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát’ ? (Khoanh vào chữa cái trước câu trả lời đúng nhất ) a. Vì sao ? b.Ở đâu ? c. Như thế nào ? d. Khi nào ? Câu 8: Trong câu ‘Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát’ bộ phận trả lời cho câu hỏi làm gì ? là (khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất) a. Chiều chiều b. chúng tôi ra ngồi c. ra ngồi gốc đa hóng mát d. hóng mát Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây : Tình yêu quê hương là tình cảm gắn bó vun đắp xây dựng quê hương càng giàu mạnh. Hết
- A. Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Những quả đào Sau một chuyến đi xa, người ông mang về nhà bốn quả đào. Ông bảo vợ và các cháu: - Quả to này xin phần bà. Ba quả nhỏ hơn phần các cháu. Bữa cơm chiều hôm ấy, ông hỏi các cháu: - Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không ? Cậu bé Xuân nói: - Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm. Cháu đã đem hạt trồng vào một cái vò. Chẳng bao lâu, nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy , ông nhỉ ? - Mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi. – Ông hài lòng nhận xét. Cô bé Vân nói với vẻ tiếc rẻ: - Đào ngon quá, cháu ăn hết mà vẫn thèm. Còn hạt thì cháu vứt đi rồi. - Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá ! Thấy Việt chỉ chăm chú nhìn vào tấm khăn trải bàn, ông ngạc nhiên hỏi: - Còn Việt, sao cháu chẳng nói gì thế ? - Cháu ấy ạ ? Cháu mang đào cho Sơn. Bạn ấy bị ốm. Nhưng bạn ấy không muốn nhận. Cháu đặt quả đào trên giường rồi trốn về. - Cháu là người có tấm lòng nhân hậu! – Ông lão thốt lên và xoa đầu đứa cháu nhỏ. Phỏng theo LEP- TÔN-XTOI Câu 1: Người ông dành những quả đào cho ai? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất) A. Cho vợ và ba đứa cháu nhỏ B. Cho vợ của mình C. Cho ba đứa cháu nhỏ D. Cho con của mình Câu 2: Xuân làm gì với quả đào ông cho? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất) A. Ăn xong vẫn thèm còn hạt thì vứt đi. B. Ăn xong bỏ hạt đi. C. Không ăn và cho bạn bị ốm. D. Ăn xong và đem hạt trồng vào một cái vò. Câu 3: Vân làm gì với quả đào ông cho? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất) A. Ăn xong vẫn thèm còn hạt thì vứt đi. B. Ăn xong bỏ hạt đi. C. Không ăn và cho bạn bị ốm. D. Ăn xong và đem hạt trồng vào một cái vò. Câu 4:Việt làm gì với quả đào ông cho? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất) A. Ăn xong vẫn thèm còn hạt thì vứt đi. B. Ăn xong bỏ hạt đi. C. Không ăn mà cho bạn bị ốm. D. Ăn xong và đem hạt trồng vào một cái vò.
- Câu 5: Theo em, người ông nhận xét như thế nào về ba người cháu của mình? (Hãy viết 2-3 câu nêu suy nghĩ của em) Câu 6: Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao? Câu 7:Câu sau được cấu tạo theo mẫu câu nào? “Ông lão thốt lên và xoa đầu đứa cháu nhỏ” (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất) A. Vì sao? B. Làm gì? C. Như thế nào? D. Khi nào? Câu 8: Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” “Xuân ăn đào xong đem hạt trồng vì bạn thích trồng cây” (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất) E. Xuân ăn đào xong đem hạt trồng F. Vì bạn muốn được ông khen G. Vì bạn muốn sau này có quả ăn H. Vì bạn thích trồng cây Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: Việt là người có tấm lòng nhân hậu thương bạn bị ốm muốn nhường quả đào cho bạn.
- ĐÁP ÁN Đọc bài “CÔ GÁI ĐẸP VÀ HẠT GẠO” và trả lời câu hỏi Câu 1: C (0,5 điểm) Câu 2: A (0,5 điểm) Câu 3: B (0,5 điểm) Câu 4: B (0,5 điểm) Câu 5: - Nếu HS nêu được rõ ý, dùng từ viết câu đúng chẳng hạng : Bài khuyên chúng ta phải biết coi trọng cơm gạo vì nó nuôi sống ta, phải biết lao động chăm chỉ, làm vất vả mới có cái ăn. (1 điểm) - Nếu HS chưa nêu hết ý, hoặc viết câu chưa trọn vẹn hoặc chữ viết chưa đạt yêu cầu thì đạt 0,5 điểm. - Nếu HS không nêu được câu trả lời: 0 điểm Câu 6: - Nếu HS dùng từ viết câu đúng, nêu được 2- 3 ý thể hiện: Em nghĩ yêu quý cơm gạo bằng cách: Ăn cơm cẩn thận không để rơi cơm, ăn hết cơm trong chén, không lãng phí cơm gạo, (1 điểm) - Nếu HS chưa nêu hết ý hoặc nêu quá ít, hoặc viết câu chưa trọn vẹn hoặc chữ viết chưa đạt yêu cầu thì đạt 0,5 điểm. - Nếu HS không nêu được câu trả lời: 0 điểm Câu 7: D (0,5 điểm) Câu 8: D (0,5 điểm) Câu 9: - HS viết dấu phẩy đúng ở cả 2 vị trí (1 điểm) “Lao động là vinh quang , là tự rèn luyện bản thân , là làm cho chính mình càng giỏi hơn.” - Nếu HS chỉ viết đúng một vị trí dấu phẩy thì đạt 0,5 điểm - Nếu HS viết sai cả 2 vị trí thì 0 điểm Đọc bài “CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG” và trả lời câu hỏi Câu 1: C (0,5 điểm) Câu 2: B (0,5 điểm) Câu 3: C (0,5 điểm) Câu 4: C (0,5 điểm) Câu 5: - Nếu HS nêu được rõ ý, dùng từ viết câu đúng: Tác giả yêu cây đa , yêu quê hương , luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương. (1 điểm) - Nếu HS chưa nêu hết ý, hoặc viết câu chưa trọn vẹn hoặc chữ viết chưa đạt yêu cầu thì đạt 0,5 điểm. - Nếu HS không nêu được câu trả lời: 0 điểm Câu 6: - Nếu HS dùng từ viết câu đúng, nêu được 2- 3 ý thể hiện: Em nghĩ mình cần phải cố gắng học tập tốt để làm người có kiến thức, xây dựng quê hương. (1 điểm) - Nếu HS chưa nêu hết ý hoặc nêu quá ít, hoặc viết câu chưa trọn vẹn hoặc chữ viết chưa đạt yêu cầu thì đạt 0,5 điểm. - Nếu HS không nêu được câu trả lời: 0 điểm
- Câu 7: D (0,5 điểm) Câu 8: C (0,5 điểm) Câu 9: - HS viết dấu phẩy đúng ở cả 2 vị trí (1 điểm) “Tình yêu quê hương là tình cảm gắn bó, vun đắp , xây dựng quê hương càng giàu mạnh.” - Nếu HS chỉ viết đúng một vị trí dấu phẩy thì đạt 0,5 điểm - Nếu HS viết sai cả 2 vị trí thì 0 điểm Đọc bài “NHỮNG QUẢ ĐÀO” và trả lời câu hỏi Câu 1: A (0,5 điểm) Câu 2: D (0,5 điểm) Câu 3: A (0,5 điểm) Câu 4: C (0,5 điểm) Câu 5: - Nếu HS nêu được rõ ý, dùng từ viết câu đúng: Xuân sau này sẽ làm vườn giỏi. Vân còn thơ dại quá. Việt có tấm lòng nhân hậu. (1 điểm) - Nếu HS chưa nêu hết ý, hoặc viết câu chưa trọn vẹn hoặc chữ viết chưa đạt yêu cầu thì đạt 0,5 điểm. - Nếu HS không nêu được câu trả lời: 0 điểm Câu 6: - Nếu HS dùng từ viết câu đúng, nêu được 2- 3 ý thể hiện: Em thích Xuân vì Xuân thích trồng cây hoặc Em thích Vân vì cô bé rất hồn nhiên, ngây thơ và háu ăn như mọi trẻ em hay Em thích Việt vì bạn thương bạn bị bệnh, nhường quả đào của mình cho bạn. (1 điểm) - Nếu HS chưa nêu hết ý hoặc nêu quá ít, hoặc viết câu chưa trọn vẹn hoặc chữ viết chưa đạt yêu cầu thì đạt 0,5 điểm. - Nếu HS không nêu được câu trả lời: 0 điểm Câu 7: B (0,5 điểm) Câu 8: D (0,5 điểm) Câu 9: - HS viết dấu phẩy đúng ở cả 2 vị trí (1 điểm) “ Việt là người có tấm lòng nhân hậu, thương bạn bị ốm, muốn nhường quả đào cho bạn.” - Nếu HS chỉ viết đúng một vị trí dấu phẩy thì đạt 0,5 điểm - Nếu HS viết sai cả 2 vị trí thì 0 điểm