Ôn tập kiểm tra học kì 1 Công nghệ Lớp 10 - Phần: Trồng trọt - Năm học 2022-2023

docx 8 trang Hàn Vy 01/03/2023 5301
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra học kì 1 Công nghệ Lớp 10 - Phần: Trồng trọt - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_kiem_tra_hoc_ki_1_cong_nghe_lop_10_nam_hoc_2022_2023.docx

Nội dung text: Ôn tập kiểm tra học kì 1 Công nghệ Lớp 10 - Phần: Trồng trọt - Năm học 2022-2023

  1. ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN CÔNG NGHỆ TRỒNG TRỌT – LỚP 10 Năm học: 2022 – 2023 BÀI 1: Câu 1: Lợi ích của ứng dụng công nghệ tưới nước tự động, tiết kiệm trong trồng trọt là gì? A. Tiết kiệm nước, tiết kiệm công lao động.B. Tiết kiệm nước, tiết kiệm không gian. C. Giải phóng sức người, giảm tổn thất.D. Kiểm soát sâu, bệnh hại; nhiệt độ, độ ẩm. Câu 2: Việc ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trong trồng trọt mang lại lợi ích gì? A. Tiết kiệm không gian, nước; kiểm soát tốt chất lượng và năng suất cây trồng. B. Tiết kiệm nước, công lao động; bảo vệ đất trồng, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng. C. Bảo vệ cây trồng; kiểm soát các nhân tố môi trường và tình hình sâu, bệnh. D. Giải phóng sức người, nâng cao nâng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Câu 3: Kiểm soát sâu, bệnh hại; nhiệt độ, độ ẩm; giúp bảo vệ cây trồng, nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là ý nghĩa của A. Công nghệ thủy canh, khí canhB. Công nghệ nhà kính C. Công nghệ tưới nước tự động D. Cơ giới hóa Câu 4: Việc ứng dụng cơ giới hóa trong trồng trọt mang lại lợi ích gì? A. Tiết kiệm không gian, nước; kiểm soát tốt chất lượng và năng suất cây trồng. B. Tiết kiệm nước, công lao động; bảo vệ đất trồng, tạo điều kiện tối ưu cho cây trồng. C. Bảo vệ cây trồng; kiểm soát các nhân tố môi trường và tình hình sâu, bệnh. D. Giải phóng sức người, nâng cao nâng suất lao động và hiệu quả kinh tế. BÀI 2: Câu 5: Dựa vào nguồn gốc, cây trồng có thể được chia làm 3 loại chính: A. Cây ôn đới, cây nhiệt đới và cây á nhiệt đới B. Cây ôn đới, cây nhiệt đới và cây hàn đới C. Cây hạn sinh, cây trung sinh và cây ẩm sinh D. Cây ngắn ngày, cây dài ngày và cây trung tính Câu 6: Dâu tây, mận, lê, táo đỏ, là những cây trồng phổ biến ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, thuộc nhóm cây? A. Cây ôn đớiB. Cây nhiệt đới C. Cây á nhiệt đớiD. Cây hàn đới Câu 7: Bơ, cherry, hồng, là những cây trồng thuộc nhóm cây? A. Cây ôn đớiB. Cây nhiệt đới C. Cây á nhiệt đớiD. Cây hàn đới Câu 8: Vải thiều, xoài, ổi, mít, là những cây trồng thuộc nhóm cây? A. Cây ôn đớiB. Cây nhiệt đới C. Cây á nhiệt đớiD. Cây hàn đới Câu 9: Nhóm cây ôn đới bao gồm các loại cây có nguồn gốc ở nơi có khí hậu:
  2. A. Ôn đớiB. Nhiệt đới C. Á nhiệt đớiD. Khô hạn BÀI 3: Câu 10: Thành phần cơ bản của đất trồng gồm A. phần khí, phần lỏng, chất vô cơ, chất hữu cơ. B. phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ, phần rắn. C. phần khí, phần rắn, phần lỏng, sinh vật đất. D. phần rắn, phần lỏng, chất hữu cơ, chất vô cơ. Câu 11: Mỗi một hạt keo đất có cấu tạo như thế nào? A. Ở giữa nhân keo → tầng ion quyết định điện → tầng ion không di chuyển → tầng ion khuếch tán. B. Ở giữa nhân keo → tầng ion quyết định điện → tầng ion bù → tầng ion không di chuyển C. Ở giữa nhân keo → tầng ion quyết định điện → tầng ion khuếch tán → tầng ion không di chuyển D. Ở giữa nhân keo → tầng ion quyết định điện → tầng ion bù → tầng ion khuếch tán Câu 12: Có bao nhiêu nhận định đúng về cấu tạo của keo đất? (1) Keo đất dương có lớp điện bù mang điện tích dương (2) Keo đất dương có tầng ion khuếch tán mang điện tích dương (3) Lớp điện bù và lớp ion quyết định điện có điện tích trái dấu nhau. (4) Cấu tạo keo đất gồm lớp điện bù và lớp điện kép. A. 1.B. 2C. 3 D. 4 Câu 13: Cấu tạo của keo đất gồm mấy phần chính? A. 1B. 2C. 3 D. 4. Câu 14: Phần lỏng của đất trồng là A. thành phần có chủ yếu là nước. B. thành phần chủ yếu của đất trồng, gồm chất vô cơ và hữu cơ. C. không khí trong các khe hở của đất. D. gồm côn trùng, giun, nguyên sinh động vật, các loại tảo và các vi sinh vật. Câu 15: Vai trò của sinh vật đất trong đất trồng là gì? A. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. B. Cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất. C. Giúp cho cây trồng được đứng vững. D. Cải tạo đất, phân giải tàn dư thực vật, động vật. BÀI 4: Câu 16: Nguyên nhân gây ra đất chua là gì? A. Do nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm trong đất.
  3. B. Do thủy triều, vỡ đê, nước biển vào mang theo muối hòa tan. C. Do địa hình dốc thoải rửa trôi chất dinh dưỡng. D. Do tập quán canh tác còn lạc hậu. Câu 17: Biện pháp canh tác nào sau đây phù hợp để cải tạo đất chua? A. Hạn chế làm đất vào mùa mưa ở vùng đồi núi, đất dốc B. Xây dựng chế độ luân canh hợp lý. C. Trồng xen canh cây họ đậu, cây ngắn ngày. D. Tưới tiêu hợp lý tránh rửa trôi chất dinh dưỡng. Câu 18: Đặc điểm của đất xám bạc màu là A. đất có tầng canh tác mỏng.B. đất chứa nhiều muối NaCl, Na2SO4 C. đất chứa nhiều Al3+, Fe3+ tự do.D. vi sinh vật có ích hoạt động mạnh Câu 19: Biện pháp đầu tiên được giới thiệu để cải tạo đất chua là: A. Biện pháp bón vôiB. Biện pháp thủy lợi C. Biện pháp canh tácD. Cả 3 đáp án trên BÀI 5: Câu 20: Đâu là nhược điểm của giá thể perlite? A. Có chứa nhiều silic B. Có chứa nhiều nhôm, một phần nhóm giải phóng ra ngoài làm độ pH giảm. C. Không giữ nước, khô nhanh, D. Không chứa chất dinh dưỡng; đất sét là nguyên liệu không tái tạo được Câu 21: Đâu là nhược điểm của giá thể xơ dừa? A. Thường có chứa tanin, lignin khó phân huỷ nên gây nghẽn quá trình hút dinh dưỡng và nước của rễ cây. B. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng trong giá thể than bùn thấp nên khi sử dụng cần bổ sung thêm một số chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. C. Giá thể chủ yếu là cellulose nên có độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều. D. Có dinh dưỡng kém, hấp thụ nhiệt lớn nên không tốt cho cây trồng trong thời tiết nắng nóng. Câu 22: Giá thể than bùn là có nhược điểm nào sau đây? A. Hàm lượng các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây thấp. B. Dinh dưỡng kém, hấp thu nhiệt lớn.C. Độ thoáng khí thấp, giữ ẩm không đều. D. Không giữ nước, khô nhanh, không chứa chất dinh dưỡng. Câu 23: Đâu là ưu điểm của giá thể xơ dừa? A. Độ thông thoáng tốt, có tính ổn định về tính chất vật lí, tính trơ hóa học. B. Nhẹ, tơi xốp, thoáng khí, giữ và duy trì độ ẩm tốt, thoát nước nhanh.
  4. C. Giá rẻ, sạch, không gây ô nhiễm môi trường, độ bền cao. D. Dễ phân hủy thành chất hữu cơ giúp đất tơi, xốp, ổn định nhiệt. BÀI 7: Câu 24: Có mấy loại phân bón hóa học chính? A. 3B. 4C. 5 D. 6 Câu 25: Đâu là hình ảnh phân bón đạm? Câu 26: Trong phân bón có các chất dinh dưỡng chính nào sao đây? A. Đạm (N), Canxi (Ca), Lân (P).B. Đạm (N), Lân (P), Magie (Mg). C. Đạm (N), Lân (P), Kali (K).D. Lân (P), Kali (K), Magie (Mg) Câu 27: Những loại phân nào dưới đây thuộc nhóm phân hữu cơ? A. Phân chuồng, phân lân, phân xanh.B. Phân chuồng, phân xanh, phân rác. C. Phân bùn, phân vi sinh cố định đạm, phân xanh. D. Phân bùn, phân đạm, phân vi sinh phân giải chất hữu cơ. Câu 28: Phân bón hóa học có đặc điểm nào sau đây? A. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. B. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng nhưng tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. C. Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định. D. Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng, tỉ lệ chất dinh dưỡng cao. Câu 29: Loại phân bón nào dễ tan trong nước? A. Phân đạm, phân lân.B. Phân đạm, phân hữu cơ. C. Phân đạm, phân kali.D. Phân lân, phân hữu cơ. Câu 30: Trước khi bón phân hữu cơ, cần phải A.ủ hoai. B. trộn vào hạtC. trộn vào cátD. tẩm vào rễ. Câu 31: Loại phân nào sau đây thường được dùng để bón lót? A. Đạm B. KaliC. LânD. NPK. Câu 32: Để tránh hiện tượng đất bị chua thì nên dùng loại phân bón nào sau đây? A. Phân hữu cơ.B. Đạm.C. NPK. D. Kali. Câu 33: Đặc điểm của phân hữu cơ là A. khó tan, hiệu quả chậmB. dễ tan, hiệu quả nhanh C. khó tan, hiệu quả nhanhD. dễ tan, hiệu quả chậm Câu 34: Đặc điểm của phân bón vi sinh? A. Dễ tan trong nước (trừ phân lân).B. Chứa các loài vi sinh vật sống.
  5. C. Thành phần và tỉ lệ dinh dưỡng không ổn định.D. Bón nhiều năm làm đất hóa chua Câu 35: Phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc? A. Bón lót vì phân chậm phân giảiB. Bón thúc vì làm tăng độ phì nhiêu của đất C. Bón thúc vì hiệu quả nhanhD. Bón lót khi phân chưa hoai mục BÀI 8 Câu 36: Có bao nhiêu nhận định đúng về cách sử dụng phân bón hữu cơ? (1) Chủ yếu dùng để bón lót. (2) Vì có nhiều nguyên tố dinh dưỡng nên chỉ cần một lượng ít phân bón. (3) Bón phân hữu cơ có hiệu lực nhiều năm. (4) Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng. (5) Khi bón cần đảm bảo độ ẩm của đất. (6) Cần phối hợp với phân bón vô cơ và chú ý công tác luân canh. A. 2B. 3C. 4 D. 5 Câu 37: Khi bảo quản phân bón hóa học, cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản nào? A. Chống ẩm, chống nóng, chống acid, chống để lẫn lộn B. Chống ẩm, chống gió, chống acid, chống để lộn xộn C. Chống gió, chống nóng, chống acid, chống để lẫn lộn D. Chống ẩm, chống nóng, chống acid, chống để lộn xộn Câu 38: Bảo quản phân bón hóa học nơi khô ráo, thoáng mát, không đặt trực tiếp trên nền đất hoặc nền xi măng. Có thể bảo quản trong chum, vại sành, bao nylon. Đây là nguyên tắc bảo quản? A. Chống nóngB. Chống ẩmC. Chống acidD. Chống để lẫn lộn Câu 39: Bảo quản phân bón hóa học phải có nhiều gian, mỗi gian một loại phân. Nếu để một gian thì phải chia ngăn. Đây là nguyên tắc bảo quản? A. Chống nóngB. Chống ẩmC. Chống acidD. Chống để lẫn lộn Câu 40: "Phân bón được phân giải từ từ, dự trữ nguồn phân bón hữu cơ đã được ủ, bảo quản khi mùa vụ, cây trồng chưa cần ngay" là đặc điểm của phương pháp bảo quản A. Ủ nóngB. Ủ nguộiC. Ủ hỗn hợpD. Ủ chua Câu 41: Phương pháp ủ, bảo quản phân hữu cơ để đống, thoáng khí, phân giải trong điều kiện hiếu khí là phương pháp bảo quản nào sau đây? A. Ủ nóngB. Ủ nguộiC. Ủ hỗn hợpD. Ủ chua Câu 42: Nhiệt độ thích hợp cho quá trình ủ nóng/ ủ nguội phân hữu cơ lần lượt là A. 60-70oC/ 20-35oCB. 20-35 oC/ 60-70oCC. 40-50 oC/ 60-70oC D. 60-70 oC/ 70-90oC Câu 43: Vào mùa hè, phân bón vi sinh bảo quản được khoảng bao lâu? A. 4 tháng.B. 8 tháng. C. 6 tháng.D. 2 tháng. BÀI 9
  6. Câu 44: Khi dùng cho cây họ Đậu và cây Lúa, loài VSV nào được sử dụng? A. VSV cộng sinh và VSV hội sinhB. VSV hội sinh và VSV cộng sinh C. VSV tự do và VSV cộng sinhD. VSV hội sinh và VSV tự do Câu 45: Thành phần của phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ? A. Than bùn, xác thực vật, VSV phân giải chất hữu cơ, chất khoáng và nguyên tố vi lượng B. Than bùn, xác thực vật, VSV chuyển hóa lân, chất khoáng và nguyên tố vi lượng C. Than bùn, xác thực vật, VSV cố định đạm, chất khoáng và nguyên tố vi lượng D. Than bùn, xác thực vật, VSV sống tự do, chất khoáng và nguyên tố vi lượng Câu 46: Thành phần của phân bón vi sinh chuyển hóa lân? A. Than bùn, bột photphoric hoặc apatit, VSV chuyển hóa lân, chất dinh dưỡng và chất phụ gia B. Than bùn, bột photphoric hoặc apatit, VSV cố định đạm, chất dinh dưỡng và chất phụ gia C. Than bùn, xác thực vật, vỏ cà phê, VSV cố định đạm, chất dinh dưỡng và chất phụ gia D. Than bùn, xác thực vật, VSV phân giải chất hữu cơ, chất khoáng và nguyên tố vi lượng Câu 47: Phân bón vi sinh cố định đạm là: A. Sản phẩm chứ một hay nhiều giống vi sinh vật cố định nitrogen phân tử. B. Sản phẩm chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hóa lân. C. Sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật đã được tuyển chọn. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 48: Phân bón vi sinh cố định đạm có thể được sử dụng như thế nào? A. trộn và tẩm hạt giống với phân vi sinh nơi có ánh sáng mạnh. B. trộn và tẩm phân vi sinh với hạt giống ở nơi râm mát. C. bón trực tiếp hoặc ủ cùng phân hữu cơ. D. trộn và tẩm hạt giống, không được bón trực tiếp vào đất. Câu 49: Trong quy trình sản xuất phân vi sinh phân giải chất hữu cơ, loại phân bón hóa học nào được bổ sung? A. Phân đạmB. Phân NPKC. Phân lânD. Phân kali Câu 50: Bón trực tiếp vào đất hoặc ủ cùng phân hữu cơ là kĩ thuật sử dụng của? A. Phân vi sinh cố định đạmB. Phân vi sinh chuyển hóa lân C. Phân vi sinh phân giải chất hữu cơD. Phân photphobacterin BÀI 10: Câu 51: Là loại phân hóa học có màu đỏ, dạng bột hoặc viên, dễ tan trong nước; khi đốt trên ngọn lửa đèn cồn thấy ngọn lửa có màu tím hoặc tiếng nổ lép bép. Đó là? A. Phân đạmB. Phân lânC. Phân kaliD. Phân NPK Câu 52: Là loại phân hóa học có màu trắng sữa, dạng viên, dễ tan trong nước; khi đốt trên ngọn lửa đèn cồn có mùi khai, hắc, khói màu trắng. Đó là?
  7. A. Phân đạmB. Phân lânC. Phân kaliD. Phân NPK BÀI 11: Câu 53: Xuất xứ của các giống Lúa (nếp Tú Lệ, Tám xoan) nổi tiếng ở nước ta lần lượt là A. Yên Bái, Nam ĐịnhB. Bắc Giang, Thanh Hóa C. Nam Định, Sơn LaD. Hưng Yên, Lào Cai Câu 54: Giống lúa Nàng Thơm chợ Đào chỉ thơm ngon khi được trồng ở đâu? A. Nam Định.B. Thanh Hóa.C. Long An.D. Yên Bái Câu 55: Giống lúa nào do Việt Nam sản xuất được công nhận ngon nhất thế giới? A. ST35.B. ST25. C. TS25.D. TS35. Câu 56: Giống cây trồng không có vai trò? A. Giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản.B. Giúp tăng khả năng kháng sâu, bệnh C. Giúp tăng khả năng chống chịu với điều kiện môi trường.D. Làm giảm năng suất cây trồng. Câu 57: Giống cây trồng là A. quần thể cây trồngB. quần xã cây trồng C. nhóm cây trồng D. cá thể cây trồng Câu 58: Giống cây trồng có đặc điểm A. đồng nhất về hình thái; di truyền được cho đời sau; có giá trị canh tác và sử dụng. B. đồng nhất về hình thái; không di truyền được cho đời sau; có giá trị canh tác và sử dụng. C. đồng nhất về điều kiện sống; di truyền được cho đời sau; có giá trị canh tác và sử dụng. D. không đồng nhất về hình thái; di truyền được cho đời sau; có giá trị canh tác và sử dụng. Câu 59: Chọn phát biểu sai: A. Mỗi giống cây trồng chỉ thích hợp với một hoặc một vài vùng sinh thái nhất định. B. Giống cây trồng là quần thể cây trồng có thể phân biệt với quần thể cây trồng khác. C. Giống cây trồng tốt giúp tăng năng suất và tăng khả năng kháng sâu, bệnh. D. Giống cây trồng tốt thì trồng ở đâu cũng sinh trưởng, phát triển tốt. Câu 60: Giống cây trồng có những đặc điểm nào sau đây? (1) Di truyền được cho đời sau. (2) Không di truyền được cho đời sau. (3) Đồng nhất về hình thái và ổn định qua các chu kì nhân giống. (4) Không đồng nhất về hình thái. (5) Chỉ gồm giống cây nông nghiệp và cây dược liệu. (6) Bao gồm giống cây nông nghiệp, cây dược liệu, giống cây cảnh và giống nấm ăn. A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (6). D. (2), (4), (6).