Ôn tập Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 2
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- on_tap_toan_va_tieng_viet_lop_2_tuan_2.docx
Nội dung text: Ôn tập Toán và Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 2
- NỘI DUNG ÔN TẬP TẬP TUẦN 2 Họ và tên : Lớp: Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021 Môn: TOÁN ĐỀ 1 I.Trắc nghiệm: Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: Bài 1: Số gồm 7 chục và 6 đơn vị viết là: A. 67 B. 76 C. 70 D. 60 Bài 2: Số? 3 dm = cm A. 30 B. 10 C. 300 D. 03 Bài 3: “Năm mươi lăm đề - xi- mét” viết tắt là: A. 55 dm B. 50 dm C. 55 cm D. 50 cm Bài 4: Dãy số nào được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé A. 42, 39, 61, 60, 43 B. 39, 42, 43, 60, 61 C. 61, 60, 43, 42, 39 D. 60, 39, 42, 43, 61 Bài 5: Đồng hồ chỉ: A. 3 giờ 12 phút B. 3 giờ C. 15 giờ 12 phút D. 15 giờ 12 phút Bài 6: Tổng các số hạng 29 và 8 là. A.36 B. 27 C. 38 D.37
- II. TỰ LUẬN Bài 7: Đặt tính rồi tính a) 37 + 26 b) 45 + 17 c) 100 – 24 d) 68 – 9 Bài 8: Tìm x, biết: a) x + 58 = 70 b) 76 – x = 34 . . . Bài 9: Trong phòng họp có 84 cái ghế, người ta mang ra khỏi phòng 18 cái ghế. Hỏi trong phòng họp đó còn bao nhiêu cái ghế? Bài giải: Bài 10: Hiệu của số lớn nhất có hai chữ số với số bé nhất có hai chữ số là: (viết cả phép tính và kết quả) .
- NỘI DUNG ÔN TẬP TẬP TUẦN 2 Họ và tên : Lớp: Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021 Môn: TOÁN ĐỀ 2 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: 4 x 2 Bài 1: Số 575 đọc là : 82 : x23 3 x 3 A. Năm trăm bảy mươi lăm B. Năm trăm lăm mươi năm C. Lăm trăm bảy mươi lăm D. Năm trăm bảy mươi năm Bài 2: Một tam giác có 3 cạnh bằng nhau, độ dài mỗi cạnh của tam giác đó là 6cm. Chu vi của tam giác đó là: A. 12 cm B. 18 cm C. 24 cm D. 9 cm Bài 3: Cách chuyển tổng thành tích nào không đúng? A. 4 + 4 + 4 = 4 × 4 B. 5 + 5 + 5 + 5 = 5 × 4 C. 6 + 6 + 6 = 6 × 3 C. 7 + 7 + 7 = 7 x 3 Bài 4: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 16 : 4 a) Số liền sau của 700 là b) Số liền trước của 700 là II.PHẦN TỰ LUẬN
- Bài 5: Tính: 238 + 341 - 518 100 – 35 : 5 = = = = Bài 6: Tìm x x + 45 = 100 x : 4 = 15 : 3 Bài 7 : Trên bàn có 8 lọ hoa, mỗi lọ có 5 bông hoa. Vậy trên bàn có tất cả bao nhiêu bông hoa ? Bài giải: Bài 8 : Có 32 học sinh chia đều thành 4 nhóm. Hỏi mỗi nhóm có mấy học sinh? Bài giải:
- NỘI DUNG ÔN TẬP TẬP TUẦN 2 Họ và tên : Lớp: Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021 Môn: TIẾNG VIỆT I) Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Bốn mùa của mẹ cây Vườn của Gấu Bà có rất nhiều cây. Mùa thu tới, lá cây chuyển sang màu vàng. Gấu Bự thấy vậy hỏi bà: “Bà ơi! Tại sao lá cây lại biến thành màu vàng?” Gấu Bà nói: “Đó là vì mẹ cây sắp thay áo đấy cháu. Lá chính là áo của mẹ cây”. Mùa xuân khi ông mặt trời chiếu sáng khắp nơi, các cành của mẹ cây nhú lên những chiếc lá non mơn mởn. Mẹ cây lúc ấy khoác lên mình chiếc áo màu xanh non. Mùa hè đến lá cây cũng đủ lớn, chúng kết lại thành tán lá. Áo của mẹ cũng chuyển sang xanh lục. Mùa thu sang, lá cây bắt đầu chuyển sang màu vàng, mẹ cây cũng thay cho mình chiếc áo vàng rực rỡ. Mỗi khi chị gió đi qua, lá vàng lại rơi. Đông đến, mẹ cây sẽ thay áo và đi ngủ đông.” Dựa theo BÁCH KHOA THIÊN NHIÊN VUI NHỘN Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Áo của mẹ cây chính là bộ phận nào của cây? A. Cành cây B. Hoa C. Lá cây D. Thân Câu 2: Vì sao vào mùa xuân, áo của mẹ cây lại chuyển sang màu xanh non? A. Vì vào mùa xuân, các cành của mẹ cây nhú lên những chiếc lá non mơn mởn. B. Vì vào mùa xuân, thân cây chuyển sang màu xanh non. C. Vì vào mùa xuân, ông mặt trời chiếu sáng khắp nơi, những bông hoa màu xanh non bắt đầu nở. D. Vì vào mùa xuân, ông mặt trời chiếu sáng khắp nơi.
- Câu 3: Từ mùa hè sang mùa thu, áo của mẹ cây chuyển màu như thế nào? A. Màu xanh lục chuyển sang màu vàng B. Màu vàng chuyển sang màu xanh lục C. Màu xanh non chuyển sang màu xanh lục D. Màu xanh lục chuyển sang xanh non Câu 4: Bộ phận được gạch chân trong câu: “Đông đến, mẹ cây sẽ thay áo và đi ngủ đông.” trả lời cho câu hỏi nào? A. Khi nào? B. Là gì? C.Như thế nào? D. Làm gì? Câu 5: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ hoạt động? A. Băng giá, nóng bức, xốp. B. Bay, trèo leo, ném. C. Ngọn gió, đỉnh núi, hơi thở. D. Nóng bức, mát lạnh, bờ sông. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm trong câu sau: “Người ta trồng mướp để lấy quả.” Câu 7: Theo em, lá cây có những lợi ích gì?
- II.Chính tả: (nghe-viết) Bác Hồ với chiến sĩ Bác Hồ thường dành cho anh em chiến sĩ sự chăm lo, săn sóc ân tình, chu đáo nhất. Mùa đông, thương anh em ở rừng núi rét mướt, Bác đem tấm áo lụa của mình được đồng bào tặng, bán đấu giá để lấy tiền mua áo ấm gửi cho các chiến sĩ. III. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em. Gợi ý: a) Giới thiệu về người định kể (Tên gì? Bao nhiêu tuổi?) b) Kể một số đặc điểm nổi bật của người được kể (dáng người, da, tóc ) c) Kể một việc làm, hành động của người được kể khiến em nhớ nhất. d) Tình cảm của em đối với người được kể.
- NỘI DUNG ÔN TẬP TẬP TUẦN 2 Họ và tên : Lớp: Thứ tư ngày 22 tháng 9 năm 2021 Môn: TIẾNG VIỆT ĐỀ 2 I) Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Cô gái đẹp và hạt gạo Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng. Cô lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ - bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi: - Cô đẹp là nhờ cơm gạo, sao cô khinh rẻ chúng tôi thế? Hơ - bia giận dữ quát: - Tôi đẹp là nhờ công mẹ công cha chớ đâu thèm nhờ đến các người. Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Hôm sau, biết thóc gạo giận mình bỏ đi, Hơ - bia ân hận lắm. Không có cái ăn, Hơ - bia phải đi đào củ, trồng bắp từ mùa này sang mùa khác, da đen sạm. Thấy Hơ - bia đã nhận ra lỗi của mình và biết chăm làm, thóc gạo lại rủ nhau kéo về. Từ đó, Hơ - bia càng biết quý thóc gạo, càng chăm làm và xinh đẹp hơn xưa. Theo Truyện cổ Ê - đê Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Hơ- bia là một cô gái như thế nào? A. Xinh đẹp B. Lười biếng C. Xinh đẹp nhưng rất lười biếng D. Da đen sạm Câu 2: Thóc gạo bỏ Hơ - bia đi lúc nào? A. Sáng sớm B. Trưa C. Chiều tối D. Đêm khuya
- Câu 3: Vì sao thóc gạo bỏ Hơ - bia để đi vào rừng? A. Vì thóc gạo thích đi chơi. B. Vì Hơ - bia khinh rẻ thóc gạo. C. Vì Hơ - bia đuổi thóc gạo đi D. Vì Hơ - bia không chơi với thóc gạo. Câu 4: Vì sao thóc gạo lại rủ nhau về với Hơ - bia? A. Vì Hơ - bia đã biết nhận lỗi và chăm làm. B. Vì Hơ - bia không có gì để ăn. C. Vì thóc gạo nhớ Hơ - bia. D. Vì Hơ - bia nhớ thóc gạo. Câu 5: Các từ chỉ đặc điểm trong câu: “Ngày xưa, ở một làng Ê - đê có cô Hơ - bia xinh đẹp nhưng rất lười biếng.” là: A. xinh đẹp B. lười biếng C. xinh đẹp, lười biếng D. Hơ- bia Câu 6: Câu: “Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.” được viết theo mẫu câu nào dưới đây? A. Ai là gì ? B. Ai làm gì ? C. Ai thế nào ? D. Khi nào ? Câu 7: Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch dưới trong câu: Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng. Câu 8: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên? .
- II.Chính tả: (nghe-viết) Kho báu Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu. Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Đến vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong, lại trồng khoai, trồng cà. III. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một loại cây ăn qủa mà em thích. Gợi ý: a) Giới thiệu về loại cây định kể (cây gì? Được trồng ở đâu?) b) Tả bao quát hình dáng và tả từng bộ phận của cây (thân, cành lá, hoa, quả ) c) Nêu lợi ích của cây. d)Tình cảm của em đối với cây.
- NỘI DUNG ÔN TẬP TẬP TUẦN 2 Họ và tên : Lớp: Thứ năm ngày 23 tháng 9 năm 2021 Môn: TIẾNG VIỆT ĐỀ 3 I) Đọc thầm và trả lời câu hỏi: THỎ CON ĂN GÌ? Trời mùa đông lạnh buốt, Thỏ con ra khỏi hang để kiếm cái ăn. Đi suốt cả buổi sáng, Thỏ con vẫn không tìm được gì để ăn. Đang đi, Thỏ con gặp Gà Trống đang mổ thóc, Gà Trống mời: - Thỏ con ơi, lại đây ăn thóc vàng với tôi đi. Thỏ con đáp: - Tôi không ăn được thóc đâu, cảm ơn anh Gà Trống. Thỏ con đi tiếp và gặp Mèo con đang ăn cá. Mèo mời: - Thỏ con ơi, lại đây ăn cá với tôi. - Tôi không ăn được cá đâu, cảm ơn Mèo con nhé. – Thỏ con nói Thỏ con đi tiếp, bụng đói cồn cào. Mệt quá, Thỏ ngồi xuống gốc cây khóc hu hu. Vừa lúc đó, Dê con xách làn rau đi qua. Trông thấy Thỏ con, Dê con liền tặng Thỏ con hai củ cà rốt. Thỏ con mừng rỡ, cảm ơn Dê con rối rít. Theo Hồ Lam Hồng Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Mùa đông lạnh buốt, Thỏ con đi đâu? A. Đi chơi với Mèo con. C. Đi chơi với Gà Trống. B. Đi kiếm ăn. D. Đi tránh vào hang tránh lạnh. Câu 2: Trên đường đi kiếm ăn, Thỏ con gặp những ai? A. chồn, sóc, hổ. B. sóc, nhím, gà trống. C. sư tử, lừa, mèo. D. Gà Trống, Mèo con, Dê con.
- Câu 3: Gà Trống, Mèo con đã mời Thỏ con ăn gì? A. Thóc, củ cải. B. Cá, khoai tây. C. Thóc, cá. D. Củ cải, chuối. Câu 4: Vì sao Thỏ con từ chối không ăn cùng Gà Trống và Mèo con? A. Vì Thỏ con không đói. B. Vì Thỏ con không ăn được thóc và cá. C. Vì Thỏ con không thích ăn thức ăn của người khác. D. Vì Thỏ con chê thức ăn của Gà Trống và Mèo con. Câu 5: Cuối cùng, ai đã cho Thỏ con cà rốt? A. Dê con. B. Mèo con. C. Gà Trống. D. Hươu. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Bụng thỏ con đói cồn cào.” Câu 7: Vì sao Thỏ con mừng rỡ, cảm ơn rối rít khi được Dê con tặng cà rốt? Câu 8: Em thấy Gà Trống, Mèo con, Dê con trong câu chuyện trên là những người bạn như thế nào?
- II.Chính tả: (nghe-viết) Bé Hoa Bây giờ, Hoa đã là chị rồi. Mẹ có thêm em Nụ. Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm. Em đã lớn lên nhiều. Em ngủ ít hơn trước. Có lúc, mắt em mở to, tròn và đen láy. Em cứ nhìn Hoa mãi. Hoa yêu em và rất thích đưa võng ru em ngủ. III. Tập làm văn: Viết đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) về ảnh Bác Hồ Gợi ý: a) Ảnh Bác được treo ở đâu? b) Trông Bác như thế nào? (Râu tóc, vầng trán, đôi mắt ) c) Em muốn hứa với Bác điều gì?
- NỘI DUNG ÔN TẬP TẬP TUẦN 2 Họ và tên : Lớp: Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021 Môn: TỔNG HỢP (Đạo đức, Tự nhiên xã hội, thủ công) I. MÔN: ĐẠO ĐỨC Câu 1: Hãy đánh dấu “+” vào ô trống trước ý kiến em cho là đúng: Chỉ cần gọn gàng, ngăn nắp khi nhà chật. Lúc nào cũng xếp gọn đồ dùng làm mất thời gian. Gọn gàng, ngăn nắp làm cho nhà cửa thêm sạch đẹp. Giữ nhà cửa gọn gàng, ngăn nắp là việc làm của mỗi người Câu 2: Điền “Đ” vào ý kiến em cho là đúng, “S” vào ý kiến em cho là sai vào ô trống: a) Chỉ những bạn không giỏi mới cần chăm chỉ b) Cần chăm học hằng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra c) Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp. d) Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya Câu 3: Đánh dấu “+” vào trước những việc làm ở nơi công cộng mà em tán thành? Giữ yên lặng, đi nhẹ, nói khẽ Vứt rác tùy ý khi không có ai nhìn thấy Đi vệ sinh đúng nơi quy định Đá bóng trên đường giao thông
- Câu 4: Hãy nối các ý nêu tình huống (ở cột A) với cách ứng xử hoặc hậu quả (ghi ở cột B) sao cho phù hợp: A B a) Nếu em lỡ tay làm đổ 1) thì em sẽ lấy khăn (hoặc giấy) lau mực ra bàn sạch. b) Nếu tổ em dọn vệ sinh 2) thì môi trường lớp học sẽ bị ô lớp học nhiễm, có hại cho sức khỏe. c) Nếu em và các bạn 3) thì em sẽ nhắc bạn nhặt rác bỏ vào không biết giữ gìn vệ sinh nơi quy định. lớp học d) Nếu em thấy bạn mình 4) thì tổ em sẽ quét lớp, quét mạng ăn quà xong vứt rác ra sân nhện, xóa các vết bẩn trên tường và trường bàn ghế. Câu 5: Nêu cách ứng xử của em trong tình huống sau: Giờ thể dục, bạn rủ em ngồi lại trong lớp để xem một cuốn truyện hay, em sẽ làm gì? Câu 6: Em hãy nêu các việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp? II. MÔN: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Câu 1. Mô tả nào đúng về khoảng cách giữa Mặt Trời vài Trái Đất Khoanh vào đáp án em cho là đúng. A. Mặt Trời ở rất xa Trái Đất. B. Mặt Trời ở không xa Trái Đất. C. Mặt Trời ở gần Trái Đất. D. Mặt Trời ở rất gần Trái Đất.
- Câu 2: Cây hoa nào rễ hút được hơi nước và các chất khoáng trong không khí? Khoanh vào đáp án em cho là đúng. A. Phong lan B. Cúc C. Hoa mai D. Dâm bụt Câu 3: Mô tả nào đúng với đặc điểm của Mặt Trời? Khoanh vào đáp án em cho là đúng. A. Tròn như cái đĩa. B. Tròn như quả bóng C. Tròn như quả bóng lửa khổng lồ. D. Tròn như quả đĩa lửa khổng lồ. Câu 4: Chọn từ trong khung (rất xa, chiếu sáng, quả cầu lửa, sưởi ấm) để điền vào chỗ cho thích hợp. a) Mặt Trời giống như khổng lồ và ở Trái Đất. b) Mặt Trời luôn và Trái Đất. Câu 5: Em nên ăn uống như thế nào để cơ thể khỏe mạnh? Câu 6: Viết tên 3 việc bạn có thể làm để bảo vệ cây cối và các con vật xung quanh. III. THỦ CÔNG Em hãy làm dây xúc xích trang trí