Phiếu bài tập môn Địa lý Lớp 9: Ôn tập học kì I

docx 35 trang thaodu 4710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phiếu bài tập môn Địa lý Lớp 9: Ôn tập học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxphieu_bai_tap_mon_dia_ly_lop_9_on_tap_hoc_ki_i.docx

Nội dung text: Phiếu bài tập môn Địa lý Lớp 9: Ôn tập học kì I

  1. PHIẾU BÀI TẬP: ÔN TẬP HỌC KI I Câu 1. Dân tộc có số dân đông nhất là A.Tày. B. Kinh (Việt). C. Chăm. D.Mường. Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về nơi phân bố của các dân tộc ít người ở nước ta? A. Vùng thượng nguồn của các dòng sông. B. Các vùng đồng bằng và duyên hải. C. Nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. D. Nơi có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên. Câu 3. Đánh giá nào không đúng về hậu quả của dân số đông và tăng nhanh ở nước ta? A. Làm giảm tốc độ phát triển và chuyển dịch kinh tế. B. Thu nhập bình quân đầu người thấp, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. C. Làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. D. Giải quyết được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Câu 4. Cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta đang có sự thay đổi theo hướng A. tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động giảm. B. tỉ lệ người trong độ tuổi giảm. C. tỉ lệ người trên độ tuổi lao động giảm xuống. D. tỉ lệ người dưới độ tuổi tăng lên. Câu 5. Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1990 - 2010, nhóm tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất là A. 0-14. B. 60+. C. 15-59. D. 0-14 và 60+. Câu 6. Vùng có mật độ dân số cao nhất ở nước ta hiện nay là A. ĐB sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. ĐB sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ Câu 7. Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta tăng thêm A. 0,5 triệu lao động. B. 0.7 triệu lao động. C. khoảng 1 triệu lao động. D. gần 2 triệu lao động. Câu 8. Đô thị nào trong các đô thị dưới đây có quy mô lớn nhất ? A. TP Hồ Chí Minh. B. Đà Nẵng. C. Huế. D. Hải Phòng. Câu 9. Dân số nước ta đông và tăng nhanh gây sức ép đến A. chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế. B. tài nguyên môi trường, an ninh lương thực, quốc phòng. C. chất lương cuộc sống, tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế. D. lao động viêc làm, tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế bền vững. Câu 10. Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2013 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 2005 2007 2010 2013 Nhà nước 11,6 11,0 10,4 10,2 Ngoài nhà nước 85,8 85,5 86,1 86,4 Có vốn đầu tư nước ngoài 2,6 3,5 3,5 3,4 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên ? A. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất. C. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng. D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất. Câu 11. Cho biểu đồ sau
  2. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2013 Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên ? A. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ổn định. B. Tăng tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. C. Giảm tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. D. Tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn công nghiệp – xây dựng. Câu 12. Cơ cấu dân số Việt Nam (VN)theo nhóm tuổi từ năm 1979 – 2015(đơn vị %) Nhóm tuổi 1979 1999 2015 0 – 14 42,5 33,5 23,0 15 – 59 50,4 48,4 68,4 Trên 60 7,1 8,1 8,6 Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi? A. Việt Nam có cơ cấu dân số già. B. Việt Nam có cơ cấu dân số ổn định. C. Cơ cấu dân số VN đang có xu hướng già đi. D. Cơ cấu dân số VN đang có xu hướng trẻ hóa Câu 13. Biểu hiện nào sau đây cho thấy cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa? A. Tỉ trọng nông – lâm- ngư nghiệp tăng; tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ giảm. B. Tỉ trọng nông – lâm –ngư nghiệp tăng; tỉ trọng công nghiệp - xây dựng giảm và dịch vụ tăng. C. Tỉ trọng nông - lâm – ngư nghiệp giảm; tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. B. Tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm; tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng và dịch vụ giảm. Câu 14. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 15. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành có sự chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế chế biến. B. tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác. C. tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế chế biến. D. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước. Câu 16. Cho biểu đồ sau: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2005 và 2014 (%)
  3. Nhận xét nào dưới đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2005 – 2014? A. Khu vực kinh tế Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm. B. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng. C. Khu vực kinh tế có biến động nhiều nhất về tỉ trọng là khu vực ngoài Nhà nước. D. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu kinh tế. Câu 17. Điều kiện tự nhiên nào sau đây tạo nên tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp ở nước ta? A. Đất. B. Nước. C. Khí hậu. D. Sinh vật. Câu 18. Cho biểu đồ Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su tăng như nhau. B. Cây chè có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và ổn định. C. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su đều tăng. D. Cây cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cây cao su. Câu 19. Cho bảng số liệu Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013 (Đơn vị: %) Năm Lúa Ngô Đậu tương 2005 100 100 100 2007 98,4 106,1 101,0 2009 100,5 95,5 104,0 2010 100,7 103,4 134,6 2013 101,8 101,2 98,0 Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng 1 số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013?
  4. A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 20. Cho bảng số liệu: Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 2000 2250,9 1660,9 590,0 2010 5142,7 2414,4 2728,3 2012 5820,7 2705,4 3115,3 2014 6333,2 2920,4 3412,8 Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2014. B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. C. Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta. D. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2014. Câu 21. Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông A. Đồng Nai. B. Hồng. C. Thái Bình. D. Mã. Câu 22. Dựa vào bản đồ công nghiệp năng lượng (Atlat trang 22), sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng A. 2,4 lần. B. 3,4 lần. C. 4,4 lần. D. 5,4 lần. Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? A. Có thể mạnh lâu dài. B. Mang lại hiệu quả cao. C. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. D. Tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Câu 24. Nơi có nguồn lao động kĩ thuật cao, lao động lành nghề sẽ phát triển và phân bố ngành công nghiệp nào sau đây? A. Dệt may. B.Năng lượng. C. Khai thác khoáng sản D. điện tử - tin học. Câu 25. Thị trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Hướng chuyên môn hóa sản phẩm. C. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. B. Định hướng, chỉ đạo chiến lược phát triển. D. Phân bố hợp lí các ngành công nghiệp. Câu 26. Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là A. tiến bộ khoa học –kĩ thuật. B. tài nguyên thiên nhiên. C. thị trường D. chính sách công nghiệp. Câu 27. Trong giai đoạn hiện nay, nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. tài nguyên thiên nhiên. B. vị trí địa lí. C. kinh tế - xã hội. D. điều kiện tự nhiên. Câu 28. Cho biểu đồ sau
  5. Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành nước ta năm 2000 và 2013? A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến. B. Ngành khai thác luôn có tỉ trọng nhỏ nhất. C. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác. D. Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước ổn định. Câu 29. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống? A. Góp phần bảo vệ môi trường. B. Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất. C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đem lại thu nhập lớn. D. Tạo ra mối liên hệ giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Câu 30. Nguyên nhân chính khiến ngành dịch vụ nước ta phân bố không đều là A. thế mạnh tự nhiên giữa các vùng khác nhau. B. vốn đầu tư nước ngoài các vùng khác nhau. C. vị trí địa lý của các vùng trên cả nước khác nhau. D. dân cư và trình độ phát triển kinh tế phân bố không đều giữa các vùng. Câu 31. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta hiện nay A.Đường hàng không. B. Đường bộ. C. Đường sắt. D. Đường biển + đường sông. Câu 32.Yếu tố nào không gây trở ngại đối với việc xây dựng các tuyến đường bộ Bắc Nam ở nước ta? A.Có nhiều sông suối đổ ra biển. B.Có nhiều dãy núi chạy theo hướng Đông Tây. C.Ven biển chỉ có những đồng bằng hẹp. D.Địa hình với ¾ diện tích là đồi núi. Câu 33.Tổng chiều dài đường sắt chính tuyến là A. 3260km. B.3560km. C. 2830km. D.2632km. Câu 34. Ba cảng biển lớn nhất nước ta hiện nay là A. Hải Phòng, Cam Ranh, Sài Gòn. B. Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Nẵng. C. Đà Nẵng, Hải Phòng, Sài Gòn. D. Cái Lân, Dung Quất, Đà Nẵng.
  6. Câu 31. Dựa Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam em hãy: a. Kể tên các vùng nông nghiệp ở nước ta? b. Cho biết 2 vùng trồng lúa lớn nhất nước ta? Những khó khăn ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa ở hai vùng này là gì? Câu 32. Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam em hãy: a. Kể tên các cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm ở nước ta. b. Cho biết ở Tây Nguyên có những cây công nghiệp lâu năm nào? Việc phá rừng tự nhiên để trồng cây công nghiệp lâu năm đã tác động như thế nào đến môi trường sinh thái và kinh tế xã hội? Câu 32. Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam trang 22, em hãy: a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện, thủy điện lớn ở nước ta. b. Việc phát triển thủy điện có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên và kinh tế xã hội? Phiếu bài tập (phát trước 1 tuần) Ôn tập: kiểm tra 1 tiết địa 9 Chủ đề: ĐỊA LÍ DÂN CƯ A. LÝ THUYẾT Gồm các bài: bài 1 – bài 5. 60% trắc nghiệm, 40% tự luận (làm bài tập vẽ biểu đồ và nhận xét) B. CÂU HỎI ÔN LUYỆN 1. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam Câu 1. Việt Nam hiện nay có bao nhiêu dân tộc? A. 52 dân tộc B. 53 dân tộc C. 54 dân tộc D. 55 dân tộc Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về các dân tộc ở nước ta? A. Các dân tộc cùng chung sống, gắn bó và đoàn kết bên nhau. B. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa, kinh nghiệm sản xuất riêng. C. Trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc còn chênh lệch D. Mức sống và trình độ dân trí của các dân tộc ít người đã ở mức cao. Câu 3. Dân tộc có số dân đông nhất là A.Tày. B.Kinh (Việt). C.Chăm. D.Mường. Câu 4. Người Việt sinh sống chủ yếu ở A.vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu. B.vùng trung du, đồng bằng và đồng bằng duyên hải. C.vùng duyên hải. D.vùng đồi trung du và đồng bằng. Câu 5. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong A.tập quán và truyền thống sản xuất. B.địa bàn cư trú. C.ngôn ngữ, trang phục và phong tục tập quán. D.tổ chức xã hội. Câu 6. Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc ít người ở A.trung du và miền núi Bắc Bộ. B.khu vực Trường Sơn-Nam Trung Bộ. C.miền núi và cao nguyên. D.Tây Nguyên Câu 7. Ba dân tộc ít người sống ở các vùng đồng bằng là A.Chăm, Hoa, Kinh. B.Hoa, Khơme, Thái. C.Thái, Chăm, Tày. D.Chăm, Hoa, Khơme.
  7. Câu 8. Nhận xét nào sau đây không đúng về nơi phân bố của các dân tộc ít người ở nước ta? A.Vùng thượng nguồn của các dòng sông. B.Chủ yếu của các vùng đồng bằng và duyên hải. C.Nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. D.Nơi có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên. 2. Dân số và gia tăng dân số Câu 9. Dân số nước ta khoảng bao nhiêu triệu dân tính đến thời điểm hiện tại? A.85triệu. B. 90 triệu. C. 96 triệu. D. 100 triệu. Câu 10. Bùng nổ dân số của nước ta được bắt đầu từ các năm của thế kỉ XX A.cuối thập kỉ 30. B.đầu thập kỉ 60. C.cuối thập kỉ 50. D.đầu thập kỉ 70. Câu 11. Cơ cấu nhóm tuổi dưới tuổi lao động của Việt Nam thời kì 1990 – 2010 có xu hướng sự thay đổi như thế nào? A.Tỉ lệ trẻ em giảm dần. B.Người trong độ tuổi lao động tăng. C.Trẻ em chiếm tỉ lệ thấp. D.Người già ngày càng nhiều. Câu 12. Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1990 - 2010, nhóm tuổi nào chiếm tỉ lệ nhiều nhất? A. 0-14. B. 60+. C. 15-59. D.0-14 và 60+. Câu 13. Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1990 – 2010, nhóm tuổi nào đang tăng? A.0-14. B. 60+. C. 15-59. D. 15-59 và 60+. Câu 14. Công thức tính cơ cấu giới tính bằng A.tỉ lệ nam/nữ. B.tỉ lệ nam/100 nữ. C.tỉ lệ nữ/nam. D.tỉ lệ nữ/100 nam. Câu 15. Mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt hiện tượng bùng nổ dân số ở nước ta là A. Đầu thế kỉ XIX. B. Cuối thế kỉ XX. C. Đầu thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XIX. Câu 16. Đánh giá nào không đúng về hậu quả của dân số đông và tăng nhanh ở nước ta? A.Làm giảm tốc độ phát triển và chuyển dịch kinh tế. B.Thu nhập bình quân đầu người thấp, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. C.Làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. D.Giải quyết được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Câu 17. Hiện nay gia tăng dân số ở nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh A. thấp. B. tương đối thấp. C. Cao. D. Tương đối cao. Câu 18. Cần giảm tỉ lệ ga tăng dân số tự nhiên ở nước ta là vì A.dân số nước ta đông, còn tăng nhanh. B.có nhiều thành phần dân tộc sinh sống. C.dân cư phân bố không đều giữa các vùng. D.cơ cấu dân số đang có nhiều thay đổi. 3. Phân bố dân cư và các loại hình quần cư Câu 19. Mật độ dân số nước ta có xu hướng như thế nào qua các năm? A. Không tăng. B. Tăng. C. Giảm. D. Giảm nhanh. Câu 20. Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số A. thấp. B. trung bình. C. cao. D. cao nhất thế giới. Câu 21. Hà Nội có diện tích 3324,3 Km2, dân số 6936,9 nghìn người (năm 2014) thì mật độ dân số Hà Nội năm 2014 là bao nhiêu? A. 1192 người trên 1 km2. B. 2830 người trên 1km2.
  8. C. 2087 người trên 1km2. D. 3200 người trên 1 km2. Câu 22. Dân cư nước ta sống thưa thớt ở A. ven biển. B. miền núi. C. đồng bằng. D. đô thị. Câu 23. Mật độ dân số thấp nhất ở nước ta hiện nay là vùng: A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ . Câu 24. Mật độ dân số cao nhất ở nước ta hiện nay là vùng: A. ĐBSH. B. Bắc Trung Bộ. C. ĐBSCL. D. Đông Nam Bộ. Câu 25. Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở các vùng nào ? A. đồng bằng. B. ven biển. C. các đô thị. D. đồng bằng và đô thị. Câu 26. Dựa vào Atlat trang 15, hãy cho biết những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM . B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh. C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ. D. Thành Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Câu 27. So với nhiều nước trên thế giới, nước ta có trình độ đô thị hóa ở mức A . thấp. B. rất thấp. C. trung bình. D. cao. Câu 28. Nhận xét nào sau đây đúng về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành ở nước ta trong những năm gần đây A. Cả số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng. B. Cả số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm. C. Số dân thành thị tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm. D. Số dân thành thị giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị tăng. Câu 29. Nguyên nhân chủ yếu làm cho quá trình đô thị hóa của nước ta phát triển trong những năm gần đây là do A. nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường. B. đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế và khu vực. C. thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài. D. tác động của quá trình công nghiệp hóa. 4. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống Câu 30. Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta A. dồi dào, tăng nhanh. B. tăng chậm. C. hầu như không tăng. D. nhiều lao động nhưng tăng chậm. Câu 31. Đặc điểm nào không phải thế mạnh của nguồn lao động Việt Nam? A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư-nghiệp. B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện. D. Phần lớn lao động tập trung ở vùng nông thôn. Câu 32. Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta có thêm A. 0,5 triệu lao động. B. 0.7 triệu lao động. C. khoảng 1 triệu lao động. D. ngần hai triệu lao động. Câu 33. Nguồn lao động nước ta còn có hạn chế về A. thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động. B. nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn. C. kinh nghiệm sản xuất.
  9. D. khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật. Câu 34. Trong giai đoạn 1989 - 2013, lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào? A. Nông – Lâm – Ngư Nghiệp. B. Công nghiệp Xây dựng. C. Dịch vụ. D. Công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Câu 35. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng: A. giảm tỷ trọng ngành nông ,lâm, ngư nghiệp. B. tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. C. giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. D. tăng tỷ trọng trong ngành nông lâm ngư. Câu 36. Giải pháp quan trọng nhất để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là A.có kế hoạch giáo dục và đào tạo một cách hợp lí. B. phân bố lại nguồn lao động trên phạm vi cả nước. C. tổ chức dạy nghề, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D.đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. Câu 37. Nhận xét nào sau đây không thuộc thành tựu của việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở nước ta? A. Tỉ lệ người lớn biết chữ cao và có xu hướng tăng. B. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng giảm. C. Chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng lớn. D. Tuổi thọ trung bình người dân ngày càng tăng. 5. Phân tích và so sánh tháp dân số Câu 38. Tỉ số phụ thuộc của dân số nước ta đang biến động theo hướng nào? A.Tăng. B.Giảm mạnh. C.Ổn định. D.Tăng nhanh. Câu 39. Một lợi ích của cơ cấu dân số trẻ với sự phát triển kinh tế là gì? A.Nhu cầu về giáo dục tăng lên. B.Tạo sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ. C.Là tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn. D.Tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ. Câu 40. Khó khăn của cơ cấu dân số trẻ đối với sự phát triển kinh tế A.không phát triển được các ngành hiện đại cần nhiều chất xám. B.tạo nguồn lao động dự trữ dồi dào. C.gây sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ. D.Tạo ra tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  10. Tiết 6. Bài 6 ÔN TẬP 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học này, HS có thể: 1.1. Về kiến thức: - Củng cố kiến thức về: + Đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán. + Dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Phân bố các dân tộc ở nước ta. + Đặc điểm của dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả. + Tình hình phân bố dân cư nước ta: không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung đông đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi dân cư thưa thớt. + Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. + Quá trình đô thị hoá ở nước ta. - Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để trả lời các câu hỏi và giải quyết các bài tập nhận thức. 1.2. Về kĩ năng: - Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy. - Sử dụng Át lát địa lí Việt Nam: + Phân tích biểu đồ dân số Việt Nam. + Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999. + Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động. + Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam. - Rèn kĩ năng giải quyết các tình huống có vấn đề. 1.3. Về thái độ: - HS có ý thức tự giác trong học tập. 1.4. Góp phần hình thành năng lực: - Năng lực chuyên biệt: + Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua việc phân tích bản đồ các dân tộc, phân bố dân cư Việt Nam. + Giải thích các hiện tượng vì sao phân bố dân cư không đồng đều? + Sử dụng các công cụ Địa lí: bản đồ tự nhiên châu Á. + Vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin thông qua việc HS có thể liên hệ sự đa dạng các dân tộc mang đến thuận lợi cũng như khó khăn gì trong sự phát triển đất nước? - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học + Giao tiếp và hợp tác + Giải quyết vấn đề và sáng tạo
  11. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 2.1. Chuẩn bị của GV: - Phiếu bài tập 2.2. Chuẩn bị của HS: - Sách giáo khoa - Át lát địa lí Việt Nam - Hướng dẫn thực hành và làm bài tập Địa lí 9 3. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Hoạt động 1. Ôn lại lí thuyết (10’) - Bước 1: GV mời học sinh nhắc lại những chủ đề đã học theo nhóm bằng cách hoàn thành tiếp kiến thức trong sơ đồ dưới đây: Cơ cấu: Cộng đồng dân tộc Việt Đặc điểm: Nam Dân tộc Kinh: Phân bố Dân tộc ít người: Đặc điểm dân số Quy mô dân số: Gia tăng dân số: Cơ cấu dân số theo độ tuổi: Dân cư và Phân bố dân cư Mật độ dân số: phân bố Phân bố không đều: Đồng bằng và miền núi: dân cư Thành thị và nông thôn: Các loại hình quần cư và đô thị hóa Các loại ình quần cư: Tốc độ: Quá trình đô thị hóa: Mức độ: Lao động và việc làm Chất lượng nguồn lao động: Sử dụng lao động trong các ngành: Thực trạng việc làm và hướng giải quyết:
  12. - Bước 2: các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung. GV chốt kiến thức: Cơ cấu: gồm 54 dân tộc, dân tộc Kinh đông nhất Cộng đồng dân tộc Việt Nam Đặc điểm: đoàn kết, có trình độ kinh tế khác nhau Dân tộc Kinh: đồng bằng Phân bố Dân tộc ít người: miền núi Đặc điểm dân số Quy mô dân số: đông 96,2 triệu năm 2019 Gia tăng dân số: có xu hướng giảm nhưng còn khá cao Cơ cấu dân số theo độ tuổi: dân số vàng Dân cư và Phân bố dân cư Mật độ dân số: cao và ngày càng tăng phân bố dân Phân bố không đều: Đồng bằng > miền núi: cư Thành thị > nông thôn: Các loại hình quần cư và đô thị hóa Các loại hình quần cư: thành thị và nông thôn Tốc độ: nhanh Quá trình đô thị hóa: Mức độ: còn thấp Các đô thị quy mô nhỏ Lao động và việc làm Chất lượng nguồn lao động: ưu và nhược Sử dụng lao động trong các ngành: chuyển từ khu vực Thực trạng việc làm và hướng giải quyết: gay gắt Hoạt động 2. Các dạng bài tập (15’) Bước 1: Gv yêu cầu HS nhắc lại một số dạng bài tập kĩ năng: - Các dạng bài tập: + Vẽ biểu đồ: cột, tròn. + Nhận xét bảng số liệu hoặc biểu đồ. + Giải thích vì sao dân cư phân ở nước ta bố không đều. - Bước 2: hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài tập. Câu 1. Bảng số liệu về số lượng và cơ cấu sử dụng lao động phân theo ngành của nước ta năm 2005 và năm 2014 Năm Số lao động đang làm Cơ cấu (%)
  13. việc(triệu người) Nông - lâm - ngư Công nghiệp - Dịch vụ nghiệp xây dựng 2005 42,8 57,3 18,2 24,5 2014 52,7 46,3 21,3 32,4 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế năm 2005 và 2014. b. Nhận xét sự thay đổi quy mô và cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế. Trả lời; a. Vẽ biểu đồ: b. Nhận xét: - Tỉ trọng lao động trong ngành nông lâm ngư giảm, công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng. - Quy mô lao động tăng. Câu 2. Cho bảng số liệu sau: Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị củanước ta qua các năm Năm 1985 1990 1995 2000 2010 2015 Tiêu chí Số dân thành thị 11360,0 12880,3 14938,1 18771,9 26515,9 31067,50 (nghìn người) Tỉ lệ dân thành thị 18,97 19,51 20,75 24,18 30,50 33,88 (%) a. Hãy vẽ biểu đồ cột đường kết hợp thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta thời kì 1990-2015. b. Nhận xét sự thay đổi số dân và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta. Trả lời: a. Vẽ biểu đồ
  14. b. Nhận xét: - Số dân thành thị tăng - Tỉ lệ dân thành thị tăng Câu 3. Cho bảng số liệu sau: Bảng số liệu về tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta qua các năm (Đơn vị: ‰) Năm 1979 1999 2009 2014 2015 Tỉ suất Tỉ suất sinh 32,5 19,9 17,6 17,2 16.2 Tỉ suất tử 7,2 5,6 6,8 6,9 6.8 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tình hình gia tăng tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979 đến 2015? b. Nhận xét về tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta qua các năm? Hoạt động 3. Giải đáp một số câu hỏi (26’) Các bước tiến hành: - Bước 1: GV mời học sinh trả lời bài tập ôn tập đã làm ở nhà theo nhóm - Bước 2: các nhóm nhận xét bổ sung. GV chốt đáp án các câu hỏi đã phát trong phiếu học tập.
  15. - Đáp án: 1.C 2.D 3.B 4.B 5.C 6.C 7.D 8.B 9.C 10.C 11.A 12.C 13.D 14.B 15.B 16.D 17.B 18.A 19.B 20.C 21.A 22.B 23.B 24.A 25.D 26.A 27.A 28.A 29.D 30.A 31.D 32.C 33.A 34.A 35.C 36.D 37.C 38.B 39.C 40.C 3.3. Hoạt động củng cố và đánh giá (5 phút) - Chữa phiếu bài tập trắc nghiệm. 4.3. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà. (1 phút) - Học bài - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra Tiết 7: KIỂM TRA 1 TIẾT 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.1.Về kiến thức Để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong các nội dung phần địa lí dân cư: - Cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Dân số và gia tăng dân số. - Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. - Lao động và việc làm.Chất lượng cuộc sống 1.2. Về kĩ năng. - Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Điều chỉnh quá trình dạy và học một cách kịp thời. - Củng cố kĩ năng , đọc bản đồ sử dụng số liệu thống kê, vẽ biểu đồ thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta qua các năm - Kĩ năng làm bài viết 1.3. Về thái độ. - Đánh giá ý thức học tập và làm bài của HS 1.4. Góp phần phát triển năng lực. - Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất của HS. - Đánh giá các năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng công cụ địa lí; nhận thức địa lí. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA. 60% Trắc nghiệm, 40% Tự luận
  16. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Mức độ Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL cộng Chủ đề - Nêu - Trình Phân được bày tích một số được sự bảng số đặc phân bố liệu về điểm về các dân số dân dân tộc tộc ở phân 1. Cộng - Biết nước ta. theo đồng các các dân thành dân tộc tộc có phần Việt Nam trình độ dân tộc. phát triển kinh tế khác nhau. Số bài: 1 Số tiết: 1 Số câu: Số câu: Số câu: 8 Số câu: 100 4 1 Số điểm: 3 % Số Số 2.0 đ Số điểm: điểm: điểm: Tỉ lệ: 20% 0.75 đ 1.0 đ 0.25 đ (37.5%) (50%) (12.5%) - Trình Vẽ và bày nhận được xét biểu một số đồ tỉ lệ 2. Dân số đặc điểm gia tăng và gia tăng của dân dân số dân số số nước tự nhiên ta; của nguyên nước ta nhân và hậu quả. Số bài: 2 100 Số tiết: 2 % Số câu: 3 Số câu: Số câu:
  17. Số điểm: 2 1 3.5 đ Số điểm: Số Tỉ lệ: 35% 0.5 đ điểm: (14.3%) 3.0 đ (85.7%) - Nhận - Trình Liên hệ biết quá bày được trình đô được các loại thị hoá tình hình hình ở nước phân bố quần cư ta. dân cư ở địa nước ta. phương - Phân 3. Phân bố biệt dân cư và được các các loại loại hình hình quần quần cư cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. Số bài: 1 Số tiết: 1 Số câu: Số câu: 7 Số câu: Số câu: 1 Số điểm: 2 3 100 Số 2.25đ Số Số điểm: % điểm: Tỉ lệ: 22.5% điểm: 0.75 đ 1.0 đ 0.5 đ (33.3%) (44.5%) (22.2%) - Biết - Trình - được bày Phân sức ép được đặc tích 4. Lao động của dân điểm về biểu và việc làm. số đối nguồn đồ, Chất lượng với việc lao động bảng cuộc sống giải và việc số quyết sử dụng liệu việc lao về cơ
  18. làm ở động. cấu nước ta. sử dụng lao động. Số bài: 1 Số tiết: 1 Số câu: 9 Số câu: Số câu: Số Số điểm: 4 4 câu: 2.25 đ Số Số điểm: 1 Tỉ lệ: 22.5% điểm: 1.0 đ Số 1.0 đ (44.4%) điểm: (44,4%) 0.25 đ (11.2 %) Tổng số bài: 5 Tổng số Số câu: 10 Số câu: 12 Số câu: 4 tiết: 5 Số điểm: 2.5 đ Số điểm: 3.0 đ Số điểm: 4.5 đ 100 Tổng số Tỉ lệ: 25% Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 45% % câu: 25 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% IV. THIẾT KẾ ĐỀ KIỂM TRA. A.TRẮC NGHIỆM (6 ĐIỂM) (trộn 4 mã đề) Mỗi câu chọn 1 phương án trả lời đúng 1. Hiện nay, Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? A. 52 dân tộc. B. 53 dân tộc. C. 54 dân tộc. D. 55 dân tộc. 2. Dựa vào Atlat trang 14, cho biết ba dân tộc có số lượng đông nhất nước ta? A. Tày, Nùng,Thái. B. Tày, Thái, Mường. C. Kinh, Tày,Thái. D. Kinh, H’mông, Thái. 3. Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong A. tập quán và truyền thống sản xuất. B. ngôn ngữ, trang phục và phong tục tập quán. C. địa bàn cư trú. A.D. tổ chức xã hội. 4. Nhận xét nào sau đây không đúng về các dân tộc ở nước ta? A. Các dân tộc cùng chung sống, gắn bó và đoàn kết bên nhau. B. Mỗi dân tộc có những nét văn hóa, kinh nghiệm sản xuất riêng. C. Trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa các dân tộc còn chênh lệch D. Mức sống và trình độ dân trí của các dân tộc ít người đã ở mức cao.
  19. 5. Nhận xét nào sau đây đúng nhất về đặc điểm phân bố của các dân tộc ở nước ta? A. Người Việt tập trung chủ yếu ở vung đồng bằng, trung du và ven biển. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. B. Người Việt phân bố rộng khắp cả nước. Các dân tộc ít người chỉ phân bố ở vùng núi và trung du. C. Người Việt phân bố chủ yếu ở vùng núi và trung du. Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng. D. Người Việt chỉ phân bố ở vùng đồng bằng. Các dân tộc ít người chỉ phân bố ở vùng núi và trung du. 6. Các dân tộc ít người ở nước ta thường có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nào sau đây? A. Thâm canh cây lúa đạt đến trình độ cao B. Làm nghề thủ công nghiệp đạt mức độ tinh xảo. C. Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. D. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, nghề thủ công. 7. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc nào? A. H’mông, Dao, Pà Thẻn. B. Gia Lai, Ba-na, Ê-đê. C. Tày, Nùng, Thái. D. Hoa, Sán Dìu, Ngái. 8. Cho biết dân số của Việt Nam 2009 là 85847 nghìn người, dân tộc Kinh là 73594,3 nghìn người. Vậy dân tộc Kinh chiếm bao nhiêu phần tram dân số nước ta? A. 8.57% B. 85.7% C. 11.7% C. 1.17% 9. Việt Nam diễn ra tình trạng bùng nổ dân số trong khoảng thời gian nào của thế kỉ XX? A. Cuối thập kỉ 30. B. Cuối thập kỉ 50. C. Cuối thập kỉ 60. D. Đầu thập kỉ 70. 10. Dựa vào Atlat trang 15, hãy cho biết cơ cấu nhóm tuổi dưới độ tuổi lao động của Việt Nam thời kì 1999 – 2007 có xu hướng sự thay đổi như thế nào? A. Ổn định. B. Tăng dần. C. Biến động. D. Giảm dần. 11. So với nhiều nước trên thế giới, nước ta có trình độ đô thị hóa ở mức A. thấp. B. rất thấp. C. trung bình. D. cao. 12. Dựa vào Atlat trang 15, hãy cho biết những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người ? A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh. B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh. C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ. D. Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. 13. Dân cư nước ta sống thưa thớt ở A. ven biển. B. miền núi. C. đồng bằng. D. đô thị. 14. Vùng có mật độ dân số thấp nhất ở nước ta hiện nay là A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ
  20. 15. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi. B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. C. Giao thông thuận tiện. D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có. 16. Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta A. dồi dào, tăng nhanh. B. tăng chậm. C. hầu như không tăng. D. nhiều lao động nhưng tăng chậm. 17. Đặc điểm nào không phải thế mạnh của nguồn lao động Việt Nam? A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông-lâm-ngư-nghiệp. B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện. D. Phần lớn lao động tập trung ở vùng nông thôn. 18. Nguồn lao động nước ta có hạn chế về A. kinh nghiệm sản xuất. C. nguồn lao động bổ sung hàng năm lớn. B. khả năng tiếp thu khoa học – kỹ thuật. D. thể lực, trình độ chuyên môn và tác phong lao động. 19 . Trong giai đoạn 1989 - 2013, lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào sau đây? A. Nông – Lâm – Ngư Nghiệp. B. Công nghiệp Xây dựng. C. Dịch vụ. D. Công nghiệp xây dựng và dịch vụ. 20. Giải pháp quan trọng nhất để giảm bớt tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là A. có kế hoạch giáo dục và đào tạo một cách hợp lí. B. phân bố lại nguồn lao động trên phạm vi cả nước. C. tổ chức dạy nghề, đẩy mạnh xuất khẩu lao động. D. đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn. 21. Nhận xét nào sau đây không thuộc thành tựu của việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở nước ta? A. Tỉ lệ người lớn biết chữ cao và có xu hướng tăng. B. Tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ngày càng giảm. C. Chất lượng cuộc sống chênh lệch giữa các vùng lớn. D. Tuổi thọ trung bình người dân ngày càng tăng. 22. Nhận xét nào sau đây không đúng về cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta trong những năm qua? A. Phần lớn lao động nước ta làm việc ở nông thôn B. Lao động ở thành thị chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu. C. Tỉ trọng lao động ở nông thôn tăng, ở thành thị giảm. D. Tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm, ở thành thị tăng. 23. Sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta trong thời gian qua chủ yếu là do tác động của A. việc thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. B. quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. C. sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cần nhiều lao động.
  21. D. sự phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng miền. 24. Cho bảng số liệu: Cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn (đơn vị: %) Năm 2000 2005 2010 2015 Thành thị 24.2 26.7 30.5 33.9 Nông thôn 75.8 73.1 69.5 66.1 Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? A. Tỉ trọng dân số thành thị và nông thôn tăng. B. Tỉ trọng dân số thành thị giảm, nông thôn tăng. C. Tỉ trọng dân số thành thị tăng, nông thôn giảm. D. Tỉ trọng dân số thành thị, nông thôn ổn định. B. TỰ LUẬN (4 ĐIỂM) Câu 1. (3 điểm). Cho bảng số liệu sau: Bảng số liệu về tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta qua các năm (Đơn vị: ‰) Năm 1979 1999 2009 2014 2015 Tỉ suất Tỉ suất sinh 32,5 19,9 17,6 17,2 16.2 Tỉ suất tử 7,2 5,6 6,8 6,9 6.8 a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp để thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tình hình gia tăng tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979 đến 2015? b. Nhận xét về tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta qua các năm? Câu 2. (1 điểm) Gia đình em đang cư trú theo kiểu quần cư nào? Tại sao? V. Hướng dẫn chấm A. Trắc nghiệm (6 điểm) Mỗi đáp án đúng tương ứng với 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C B D A D B B Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B D A A B B B A Câu 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án D D A D C C B C B.Tự luận (4 điểm) Câu 1 (3 điểm) a. Vẽ biểu đồ: (2 điểm) - Yêu cầu đẹp, đúng khoảng cách các năm - Đủ đơn vị, đảm bảo thẩm mĩ - Đủ tên biểu đồ, chú giải. b. Nhận xét (1 điểm) - Tỉ lệ tử suất sinh giảm (dẫn chứng) - Tỉ suất tử giảm (dẫn chứng).
  22. Câu 2 (1 điểm) Gia đình em cư trú theo kiểu quần cư đô thị. Vì mật độ dân số cao trên 20.000 người/km2, hình thức cư trú theo các khu phố, chung cư Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. Tiết 17. ÔN TẬP 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học này, HS có thể: 1.1. Về kiến thức: - Củng cố kiến thức về: + Đặc điểm về dân tộc: Việt Nam có 54 dân tộc; mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hoá thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán. + Dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Phân bố các dân tộc ở nước ta. + Đặc điểm của dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả. + Tình hình phân bố dân cư nước ta: không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung đông đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi dân cư thưa thớt. + Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư. + Quá trình đô thị hoá ở nước ta. - Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để trả lời các câu hỏi và giải quyết các bài tập nhận thức. 2. Về kĩ năng: - Hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy. - Sử dụng Át lát địa lí Việt Nam: + Phân tích biểu đồ dân số Việt Nam. + Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999. + Phân tích biểu đồ, bảng số liệu về cơ cấu sử dụng lao động. + Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam. - Rèn kĩ năng giải quyết các tình huống có vấn đề. 3. Về thái độ: - HS có ý thức tự giác trong học tập. 1.4. Góp phần hình thành năng lực: - Năng lực chuyên biệt: + Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian thông qua việc phân tích bản đồ các dân tộc, phân bố dân cư Việt Nam. + Giải thích các hiện tượng vì sao phân bố dân cư không đồng đều? + Sử dụng các công cụ Địa lí: bản đồ tự nhiên châu Á.
  23. + Vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn và truyền đạt thông tin thông qua việc HS có thể liên hệ sự đa dạng các dân tộc mang đến thuận lợi cũng như khó khăn gì trong sự phát triển đất nước? - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học + Giao tiếp và hợp tác + Giải quyết vấn đề và sáng tạo 3. GỢI Ý CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3.2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1. Ôn lại lí thuyết (8’) - Bước 1: GV mời học sinh nhắc lại những chủ đề đã học theo nhóm - Bước 2: các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung. GV chốt kiến thức: - Phần dân cư: + Các dân tộc ở Việt Nam, phân bố các dân tộc + Dân số và sự gia tăng dân số qua các thời kì + Sức ép của dân số và sự phát triển + Mật độ dân số và phân bố dân cư + Vấn đề việc làm và chất lượng cuộc sống + Các loại hình quần cư và đô thị hóa - Phần kinh tế: + Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế (ngành, thành phần, lãnh thổ) + Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, thương mai: nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội + Sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, thương mại: giá trị tăng trưởng, sự thay đổi cơ cấu, phân bố Hoạt động 2. Các dạng câu hỏi và bài tập (5’) Các bước tiến hành: - Bước 1: GV mời học sinh nhắc lại những dạng bài đã học theo nhóm - Bước 2: các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung. GV chốt kiến thức: - Câu hỏi lí thuyết: nằm trong phần lí thuyết đã ôn tập ở trên (chú ý: trả lời đúng trọng tâm, không lan man lạc đề). - Các dạng bài tập: + Vẽ biểu đồ: cột, miền, tròn, đường tăng trưởng + Nhận xét bảng số liệu hoặc biểu đồ. + Nhận xét sự phân bố các đối tượng địa lí (cây trồng, vật nuôi, ngành công nghiệp, du lịch, thương mại ) dựa vào átlat địa lí Việt Nam + Giải thích vì sao các đối tượng địa lí lại phân bố ở đó. Hoạt động 3. Giải đáp một số câu hỏi (26’) Các bước tiến hành: - Bước 1: GV mời học sinh trả lời “PHIẾU BÀI TẬP: ÔN TẬP HỌC KI I” đã làm ở nhà theo nhóm - Bước 2: các nhóm nhận xét bổ sung. GV chốt đáp án các câu hỏi dưới đây:
  24. Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B B D A C A Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A C C D C Câu 13 14 15 16 17 18 Đáp án C D C B C C Câu 19 20 21 22 23 24 Đáp án C D B A C D Câu 25 26 27 28 29 30 Đáp án A A A A A D Câu 31. a. Kể tên 7 vùng nông nghiệp nước ta: Vùng Trung du và miển núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long b. Vùng trồng lúa lớn nước ta là: Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. - Khó khăn: *Đồng bằng sông Hồng: +Mất đất sản xuất cho xây dựng và dịch vụ +Ô nhiễm đất +Thiên tai . *Đồng bằng sông Cửu Long: +Lũ đến sớm, đỉnh lũ cao hơn trước +Mùa khô bị xâm nhập mặn +Sạt lở đất +Rừng phòng hộ bị tàn phá . Câu 32. a. Kể tên các cây công nghiệp: - Hàng năm: Lạc, đậu tương, dâu tằm, thuốc lá, bông - Lâu năm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, Điều, chè b. Tây Nguyên có các cây công nghiệp chính là: cà phê, cao su, điều, hồ tiêu - Ảnh hưởng: Mất rừng Mất nơi ở các loài động vật Thiếu nước trong mùa khô Lũ quét và sạt lở đất mùa mưa Đất bạc màu và đá ong hóa Trồng trọt gặp khó khăn . 3.3. Hoạt động củng cố và đánh giá (5 phút) - Chữa bài cho HS 4.3. Hoạt động vận dụng/bài tập về nhà. (1 phút) - Học bài
  25. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra
  26. Tiết 18 : KIỂM TRA HỌC KÌ I 1. MỤC TIÊU BÀI HỌC. Sau bài học này, HS có thể: 1.1.Về kiến thức: Để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong các nội dung phần địa lí dân cư, địa lí kinh tế (nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ trừ Giao thông vận tải, Bưu chính viễn thông; thương mại và du lịch) 1.2. Về kĩ năng: - Đánh giá khả năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống. Điều chỉnh quá trình dạy và học một cách kịp thời. - Củng cố kĩ năng , đọc bản đồ sử dụng số liệu thống kê, vẽ biểu đồ tôc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm . - Kĩ năng làm bài viết: trắc nghiệm và tự luận 1.3. Về thái độ: - Đánh giá ý thức học tập và làm bài của HS 1.4. Góp phần phát triển năng lực: - Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và phát triển các năng lực phẩm chất của HS. - Đánh giá các năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử dụng công cụ địa lí; nhận thức địa lí II. Hình thức kiểm tra 75% Trắc nghiệm, 25% Tự luận III. Ma trận đề kiểm tra
  27. Mức độ Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL cộng Chủ đề - Nêu -Trình - Sử được một bày dụng số đặc được sự bảng số điểm về phân bố liệu và dân tộc các dân bản đồ - Trình tộc ở để nhận bày được nước ta. biết sự một số - phân bố đặc điểm Nguyên dân cư của dân nhân và ở Việt số nước hậu quả Nam. ta của đặc - Phân 1. Địa lí - Trình điểm tích dân cư bày được dân số biểu đồ, tình hình - Trình phân bố bày bảng số dân cư được liệu về nước ta sức ép cơ cấu - Nhận của dân sử dụng biết quá số đối lao trình đô với việc động. thị hoá ở giải nước ta. quyết việc làm ở nước ta Số bài: 5 Số tiết: 5 Số câu: Số câu: Số câu: 12 Số câu: 5 4 3 100% Số điểm: Số điểm: Số điểm: Số 3.0 đ 1.25 đ 1.0 đ điểm: Tỉ lệ: 20% (41.7%) (33.3%) 0.75 đ (25%) - Trình Phân Phân bày sơ tích tích lược về được ý biểu đồ quá trình nghĩa để nhận 2. Sự phát phát triển của xét sự triển của của nền chuyển chuyển nền kinh kinh tế dịch cơ dịch cơ tế Việt Việt Nam cấu kinh cấu Nam . tế với sự kinh tế. phát triển kinh tế nước ta.
  28. Số bài: 1 Số tiết: 1 Số câu: 4 Số câu: Số câu: Số điểm: 1 Số câu: 1 1 2 100% đ Số điểm: Số điểm: Số Tỉ lệ: 1.0% 0.25 đ 0.25 đ điểm:0. (25%) (25%) 5 đ (50%) - Trình - Trình - Giải - Phân bày được bày thích tích tình hình được được bảng số phát triển tình sự liệu, của sản hình phân biểu đồ xuất nông phát bố để thấy nghiệp : triển một sự phát 3. Địa lí phát triển của số cây triển Nông vững sản trồng của lâm nghiệp chắc, sản xuất và vật nghiệp, phẩm đa nông nuôi thuỷ dạng, nghiệp sản. trồng trọt vẫn là ngành chính. Số bài: 3 Số tiết: 3 Số Số câu: 6 Số câu: 1 Số Số câu: câu: 1 Số điểm: Số câu: 1 3 Số 3.0đ điểm:0.2 Số Số 100% điểm: Tỉ lệ: 30% 5 đ điểm:1 điểm:0. 1.0đ (8.3%) .0đ 75đ (33.3 (33.3 (25.1%) %) %) - Trình -Phân -Phân bày được tích các tích tình hình nhân tố biểu đồ phát triển tự nhiên, để nhận của sản kinh tế - biết cơ xuất công xã hội cấu 4. Địa lí nghiệp. ảnh ngành Công - Biết sự hưởng công nghiệp phân bố đến sự nghiệp. của một phát số ngành triển và công phân bố nghiệp công trọng nghiệp điểm. Số bài: 2 Số tiết: 2 Số câu: 100% Số câu: 8 Số câu: 4 3 Số câu: Số điểm: Số Số điểm: 1
  29. 2.0đ điểm:1.0 0.75 đ Số Tỉ lệ: 20% đ (37.5%) điểm:0. (50%) 25 đ (12.5%) 5. Địa lí - Trình Liên hệ Dịch vụ bày được - Hiểu phong tình hình được vai trào phát triển trò quan người và phân trọng Việt bố của của dùng một số ngành hàng ngành dịch vụ. Việt dịch vụ Số bài: 1 Số tiết: 1 Số câu: 4 Số câu: 1 Số câu: Số câu: Số điểm: Số 1 1 100% 1.0đ điểm:0.2 Số Số Tỉ lệ: 10% 5 đ điểm:0.2 điểm:0. (25%) 5 đ 5 đ (25%) (50%) Tổng số bài: 11 Tổng số Số câu: 13 Số câu: 9 Số câu: 11 tiết: 11 Số điểm: 4.0 đ Số điểm: 3.0 đ Số điểm: 3.0 đ Tổng số Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 35% Tỉ lệ: 30% 100% câu: 13 Tổng số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% IV. Thiết kế đề kiểm tra A. TRẮC NGHIỆM (7.5 điểm) Mỗi câu chọn 1 phương án trả lời đúng Câu 1. Dân tộc có số dân đông nhất là A.Tày. B.Kinh (Việt). C. Chăm. E. Mường. Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về nơi phân bố của các dân tộc ít người ở nước ta? A. Vùng thượng nguồn của các dòng sông. C. Nơi có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. B. Các vùng đồng bằng và duyên hải. D. Nơi có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên. Câu 3. Đánh giá nào không đúng về hậu quả của dân số đông và tăng nhanh ở nước ta? A. Làm giảm tốc độ phát triển và chuyển dịch kinh tế. B. Thu nhập bình quân đầu người thấp, chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. C. Làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. D. Giải quyết được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm. Câu 4. Cơ cấu dân số theo độ tuổi nước ta đang có sự thay đổi theo hướng
  30. A. tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động giảm. B. tỉ lệ người trong độ tuổi giảm . C. tỉ lệ người trên độ tuổi lao động giảm D. tỉ lệ người dưới độ tuổi tăng lên. xuống. Câu 5. Trong cơ cấu dân số theo nhóm tuổi thời kì 1990 - 2010, nhóm tuổi chiếm tỉ lệ nhiều nhất là A. 0-14. B. 60+. C. 15-59. D. 0-14 và 60+. Câu 6. Vùng có mật độ dân số cao nhất ở nước ta hiện nay là A. ĐB sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. ĐB sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ Câu 7. Mỗi năm bình quân nguồn lao động nước ta tăng thêm A. 0,5 triệu lao động. B. 0.7 triệu lao động. C. khoảng 1 triệu lao động. D. gần 2 triệu lao động. Câu 8. Đô thị nào trong các đô thị dưới đây có quy mô lớn nhất ? A. TP Hồ Chí Minh. B. Đà Nẵng. C. Huế. D. Hải Phòng. Câu 9. Dân số nước ta đông và tăng nhanh gây sức ép đến A. chất lượng cuộc sống, phát triển kinh tế. B. tài nguyên môi trường, an ninh lương thực, quốc phòng. C. chất lương cuộc sống, tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế. D. lao động viêc làm, tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế bền vững. Câu 10. Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn 2005 – 2013 (Đơn vị: %) Thành phần kinh tế 2005 2007 2010 2013 Nhà nước 11,6 11,0 10,4 10,2 Ngoài nhà nước 85,8 85,5 86,1 86,4 Có vốn đầu tư nước ngoài 2,6 3,5 3,5 3,4 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên ? A. Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự thay đổi. B. Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất. C. Thành phần kinh tế Nhà nước có xu hướng tăng. D. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tỉ trọng nhỏ nhất. Câu 11. Cho biểu đồ sau Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2013 Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên ? A. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ổn định. B. Tăng tỉ trọng lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp. C. Giảm tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. D. Tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ tăng nhanh hơn công nghiệp – xây dựng.
  31. Câu 12. Cơ cấu dân số Việt Nam (VN)theo nhóm tuổi từ năm 1979 – 2015(đơn vị %) Nhóm tuổi 1979 1999 2015 0 – 14 42,5 33,5 23,0 15 – 59 50,4 48,4 68,4 Trên 60 7,1 8,1 8,6 Nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi? A. Việt Nam có cơ cấu dân số già. B. Việt Nam có cơ cấu dân số ổn định. C. Cơ cấu dân số VN đang có xu hướng già đi. D. Cơ cấu dân số VN đang có xu hướng trẻ hóa Câu 13. Biểu hiện nào sau đây cho thấy cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa? A. Tỉ trọng nông – lâm- ngư nghiệp tăng; tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ giảm. B. Tỉ trọng nông – lâm –ngư nghiệp tăng; tỉ trọng công nghiệp - xây dựng giảm và dịch vụ tăng. C. Tỉ trọng nông - lâm – ngư nghiệp giảm; tỉ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. B. Tỉ trọng nông – lâm – ngư nghiệp giảm; tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng và dịch vụ giảm. Câu 14. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất, chiếm giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta là A. Đồng bằng sông Hồng. B. Trung du và miền núi Bắc Bộ. C. Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đông Nam Bộ. Câu 15. Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành có sự chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế chế biến. B. tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác. C. tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế chế biến. D. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước. Câu 16. Cho biểu đồ sau: Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế năm 2005 và 2014 (%) Nhận xét nào dưới đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2005 – 2014?
  32. A. Khu vực kinh tế Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng giảm. B. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và có xu hướng tăng. C. Khu vực kinh tế có biến động nhiều nhất về tỉ trọng là khu vực ngoài Nhà nước. D. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng thể hiện ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu kinh tế. Câu 17. Điều kiện tự nhiên nào sau đây tạo nên tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp ở nước ta? A. Đất. B. Nước. C. Khí hậu. D. Sinh vật. Câu 18. Cho biểu đồ Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su tăng như nhau. B. Cây chè có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và ổn định. C. Diện tích gieo trồng cây cà phê, chè và cao su đều tăng. D. Cây cà phê có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cây cao su. Câu 19. Cho bảng số liệu: Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013 (Đơn vị: %) Năm Lúa Ngô Đậu tương 2005 100 100 100 2007 98,4 106,1 101,0 2009 100,5 95,5 104,0 2010 100,7 103,4 134,6 2013 101,8 101,2 98,0 Biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng 1 số cây hàng năm, giai đoạn 2005-2013? A. Biểu đồ kết hợp. B. Biểu đồ cột. C. Biểu đồ đường. D. Biểu đồ miền. Câu 20. Cho bảng số liệu Sản lượng thuỷ sản ở nước ta trong giai đoạn 2000 - 2014 (Đơn vị: nghìn tấn) Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 2000 2250,9 1660,9 590,0 2010 5142,7 2414,4 2728,3 2012 5820,7 2705,4 3115,3 2014 6333,2 2920,4 3412,8
  33. Nhận xét nào sau đây đúng về sản lượng thuỷ sản của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2014? A. Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 5,5 lần trong giai đoạn 2000 – 2014. B. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng nhanh hơn sản lượng thuỷ sản nuôi trồng. C. Sản lượng thuỷ sản khai thác luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu tổng sản lượng thuỷ sản của nước ta. D. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh và vượt sản lượng thuỷ sản khai thác trong giai đoạn 2010 – 2014. Câu 21. Tiềm năng thuỷ điện lớn nhất của nước ta tập trung trên hệ thống sông A. Đồng Nai. B. Hồng. C. Thái Bình. D. Mã. Câu 22. Dựa vào bản đồ công nghiệp năng lượng (Atlat trang 22), sản lượng điện của nước ta trong giai đoạn 2000 – 2007 tăng A. 2,4 lần. B. 3,4 lần. C. 4,4 lần. D. 5,4 lần. Câu 23. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? A. Có thể mạnh lâu dài. B. Mang lại hiệu quả cao. C. Dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài. D. Tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác. Câu 24. Nơi có nguồn lao động kĩ thuật cao, lao động lành nghề sẽ phát triển và phân bố ngành công nghiệp nào sau đây? A. Dệt may. B. Năng lượng. C. khai thác khoáng sản D. điện tử - tin học. Câu 25. Thị trường ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp? A. Hướng chuyên môn hóa sản phẩm. B. Định hướng, chỉ đạo chiến lược phát triển. C. Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. D. Phân bố hợp lí các ngành công nghiệp. Câu 26. Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp là A. tiến bộ khoa học –kĩ thuật. B. tài nguyên thiên nhiên. C. thị trường D. chính sách công nghiệp. Câu 27. Trong giai đoạn hiện nay, nhân tố có tính chất quyết định đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là A. tài nguyên thiên nhiên. B. vị trí địa lí. C. kinh tế - xã hội. D. điều kiện tự nhiên. Câu 28. Cho biểu đồ sau
  34. Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo nhóm ngành nước ta năm 2000 và 2013? A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến. B. Ngành khai thác luôn có tỉ trọng nhỏ nhất. C. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác. D. Ngành sản xuất phân phối điện, khí đốt và nước ổn định. Câu 29. Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống? A. Góp phần bảo vệ môi trường. B. Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất. C. Tạo việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, đem lại thu nhập lớn. D. Tạo ra mối liên hệ giữa các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài. Câu 30. Nguyên nhân chính khiến ngành dịch vụ nước ta phân bố không đều là A. thế mạnh tự nhiên giữa các vùng khác nhau. B. vốn đầu tư nước ngoài các vùng khác nhau. C. vị trí địa lý của các vùng trên cả nước khác nhau. D. dân cư và trình độ phát triển kinh tế phân bố không đều giữa các vùng. B. TỰ LUẬN (2.5 điểm) Đề 1 Câu 1 (2.0 điểm.) Dựa Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam em hãy: a. Kể tên các vùng nông nghiệp ở nước ta? b. Cho biết 2 vùng trồng lúa lớn nhất nước ta? Những khó khăn ảnh hưởng đến việc sản xuất lúa ở hai vùng này là gì? Câu 2 (0.5 đ) Em hiểu thế nào về “ Phong trào người Việt dùng hàng Việt” ở nước ta? Em đã dùng những mặt hàng nào của nước ta có chất lượng tốt ? Đề 2 Câu 1 (2.0 điểm). Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam em hãy: a. Kể tên các cây công nghiệp lâu năm, cây công nghiệp hàng năm ở nước ta. b. Cho biết ở Tây Nguyên có những cây công nghiệp lâu năm nào? Việc phá rừng tự nhiên để trồng cây công nghiệp lâu năm đã tác động như thế nào đến môi trường sinh thái và kinh tế xã hội? Câu 2 (0.5 đ) Em hiểu thế nào về “ Phong trào người Việt dùng hàng Việt” ở nước ta? Em đã dùng những mặt hàng nào của nước ta có chất lượng tốt ? V. Đáp án và hướng dẫn chấm A. Trắc nghiệm (7.5 điểm) Mỗi đáp án đúng tương ứng với 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B B D A C A Câu 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A C C D C Câu 13 14 15 16 17 18 Đáp án C D C B C C Câu 19 20 21 22 23 24
  35. Đáp án C D B A C D Câu 25 26 27 28 29 30 Đáp án A A A A A D B. Tự luận (2.5 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Dựa vào At lat Địa lí Việt Nam em hãy: Đề 1 Đề 2 a. Kể tên 7 vùng nông nghiệp nước ta: Vùng Trung du a. Kể tên các cây công nghiệp: và miển núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, - Hàng năm: Lạc, đậu tương, dâu tằm, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam thuốc lá, bông Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long. (1 điểm) - Lâu năm: Cà phê, cao su, hồ tiêu, b. Vùng trồng lúa lớn nước ta là: Đồng bằng sông Điều, chè Cửu Long, đồng bằng sông Hồng. (1 điểm) - Khó khăn: b. Tây Nguyên có các cây công *Đồng bằng sông Hồng: nghiệp chính là: cà phê, cao su, điều, +Mất đất sản xuất cho xây dựng và dịch vụ hồ tiêu +Ô nhiễm đất - Ảnh hưởng: +Thiên tai . Mất rừng *Đồng bằng sông Cửu Long: Mất nơi ở các loài động vật +Lũ đến sớm, đỉnh lũ cao hơn trước Thiếu nước trong mùa khô +Mùa khô bị xâm nhập mặn Lũ quét và sạt lở đất mùa mưa +Sạt lở đất Đất bạc màu và đá ong hóa +Rừng phòng hộ bị tàn phá . Trồng trọt gặp khó khăn . (1 điểm) (1 điểm) Câu 2 (0.5 điểm): Học sinh trình bày hiểu biết của mình - Là phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam có tác dụng khuyến khích sản xuất trong nước, phát triển kinh tế, thể hiện lòng yêu nước và tự tôn dân tộc, dần khẳng định thương hiệu VN trên thị trường quốc tế. - Em đã dùng những mặt hàng của Việt Nam chất lượng cao (học sinh kể)