Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Chuyên đề: Công nghiệp Việt Nam

docx 6 trang thaodu 7321
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Chuyên đề: Công nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_9_chuyen_de.docx

Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lý Lớp 9 - Chuyên đề: Công nghiệp Việt Nam

  1. CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Câu 1 :Chứng minh rằng cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng Trả lời : * Khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp: - Cơ cấu ngành công nghệp là một chỉnh thể liên kết các ngành công nghiệp theo một cấu trúc nhất định, biểu hiện ở tỉ trọng của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. - Cơ cấu ngành công nghiệp được hình thành phù hợp với các điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước trong mỗi giai đoạn nhất định. * cơ cấu công nghiệp nước ta khá đa dạng, điều đó thể hiện : - Nước ta có đầy đủ các ngành công nghiệp thuộc đủ các lĩnh vực + Theo cách phân loại của tổng cục thống kê , hệ thống công nghiệp nước ta gồm 29 ngành được chia làm 3 nhóm : Công nghiệp khai thác ( gồm 4 ngành), công nghiệp chế biến( gồm 23 ngành). công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước( gồm 2 ngành) + Hệ thống các ngành công nghiệp nước ta cũng có thể được chia thành 4 nhóm như sau : - Công nghiệp năng lượng : dầu khí, than, điện - Công nghiệp vật liệu : Vật liệu xây dựng, hóa chất, luyện kim - Công nghiệp sản xuất công cụ lao động: Điện tử, cơ khí - Công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng: sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến nông - lâm- thủy sản. - Hệ thống công nghiệp nước ta hiện nay bao gồm có các cơ sở nhà nước. ngoài nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài Câu 2 : Hãy phân tích ý nghĩa việc phát triển nông- lâm - ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm Trả lời : - Việc phát triển nông- lâm ngư -nghiệp cung cấp nguồn nguyên liệu dồi dào đa dạng cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.Đó là nguồn nguyên liệu lấy từ ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và ngành thủy sản. - Hiện nay các hoạt động N-L-N nghiệp đang phát triển theo hướng chuyên môn hóa. Đây là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có quy mô lớn Câu 3: Tại sao HN, TPHCM lại trở thành 2 trrung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước. Trả lời : Hà Nội và TPHCM là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước là nhờ có nhiều điều kiện thuận lợi: * VTĐL:
  2. - Nằm ở trung tâm ĐBSH , nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc , giao lưu thuận lợi với các vùng khác trong toàn quốc, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước -Hà Nội Là thủ đô có lịch sử phát triển hàng ngàn năm, là đầu não chính trị và là trung tâm kinh tế, văn hóa của cả nước nên có sức hút mạnh mẽ với các vùng lân cận. - TPHCM : là thành phố lớn nhất cả nước nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam ,có nhiều ưu thế về vị trí địa lí, có cảng sông và cảng biển quốc tế thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán hàng hóa , đặc biệt là hàng hóa công nghiệp - HN và TPHCM nằm gần các vùng nguyên liệu lớn. HN gần TDVMNBB- vùng có tiềm năng khoáng sản rất lớn, đồng thời cũng là vùng chuyên canh chè lớn nhất cả nước. TPHCM nằm liền kề ĐBSCL là vùng trọng điểm lương thực và thủy sản số 1 cả nước. * Dân cư và nguồn lao động : Đây là hai thành phố có quy mô dân số lớn nhất nước ta, có nguồn lao động dồi dào,có trình độ khoa học kĩ thuật cao. * Kết cấu hạ tầng : Cả HN và TPHCM đều có kết cấu hạ tầng tốt nhất cả nước đặc biệt là mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc , khả năng cung cấp điện, nước và các dịch vụ khác * Chính sách : 2 thành phố đều nhận được nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước với hàng loạt những ưu tiên khuyến khích trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng. *Khả năng thu hút đầu tư nước ngoài : Với những lợi thế kể trên thì HN và TPHCM là hai Tp có sức hút lớn với đầu tư nước ngoài. * Thị trường : Đây là 2 thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp Câu 4 : Dựa vào Atlat việt nam hãy kể tên các trung tâm dệt may lớn ở nước ta. giải thích tại sao? Trả lời * Các trung tâm dệt may lớn của cả nước là : HN,TPHCM,Đà nẵng, Nam Định * Giải thích : - Đây là những thành phố đông dân nên lực lượng lao động dồi dào, giá rẻ .Đồng thời đó cũng là thị trường tieu thụ rộng lớn các sản phẩm dệt may. - Các thành phố này đều là các thành phố cảng hoặc các đầu mối giao thông lowna ở nước ta thuận lợi cho việc vận chuyển tiêu thụ , xuất khẩu các sản phẩm dệt may
  3. - Đây đều là các trung tâm kinh tế lớn với kết cấu cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hiện đâị đồng bộ đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của ngành công nghiệp dệt may. Câu 5 : Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm .Tại sao công ngiệp chế biến lương thực, thực phẩm lại là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta. Trả lời *Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm: Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực. Sự phát triển của các ngành này có tác dụng thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. *Giải thích: Ngành công nghiệp chế biến lương thực,thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm là vì : - Đây là ngành có thế mạnh lâu dài : + Có nguồn nguyên liệu dồi dào phong phú tại chỗ,lấy từ sản phẩm của các ngành trồng trọt (lúa gạo, cây ăn quả,hoa màu ), ngành chăn nuôi ( trâu, bò, lợn ,gia cầm), ngành khai thác nuôi trồng thủy hải sản + Có nguồn lao động dồi dào, gía rẻ - Có thị trường tiêu thụ rộng lớn: + Trong nước :VN là quốc gia đông dân, mức sống của nguồi dân ngày càng được nâng cao .Đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn kích thích CN chế biến lương thực, thực phẩm phát triển. + Quốc tế : Nhu cầu quốc tế cũng ngày một gia tăng . VN đx có một số mặt hàng xuất khẩu thâm nhập sâu vào thị trường thế giới như : Gạo,tôm cá đông lạnh,hạt điều, cà phê các khu vực Tây Âu, Bắc Mĩ, Nhật bản luôn là các thị trường rộng lớn giàu tiềm năng tạo đà phát triển cho ngành chế biến lương thực, thực phẩm. - Cơ sở vật chất kĩ thuật : Khá phát triển.Hệ thống các cơ sở chế biến nông thủy sản đã phát triển từ lâu đời, ngày càng được đầu tư hiện đại, phân bố rộng khắp gắn liền với các vùng nguyên liệu - Đem lại hiệu quả kinh tế cao: Về mặt kinh tế: Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp .(Năm 2002 chiếm 24,4%) +Đây là ngành đòi hỏi vốn đầu tư ít, có thể tận dụng lao động dư thừa khu vực nông thôn, khả năng thu hồi vốn nhanh nên đem lại hiệu quả kinh tế cao.
  4. +Ngành này tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta như gạo, thủy sản , điều , cà phê. Về mặt xã hội : - Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động , góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân - Tạo ra những đk thận lợi để nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn Về mặt môi trường :Góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường - Tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác : + Thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp, đặc biệt là sự hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp (lúa, cây Cn, thủy sản ) + Đẩy mạnh sự phát triển của một số ngành công nghiệp khác nhất là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.Góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Đẩy mạnh hoạt động thương mại Câu 6 : Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp nươc ta Trả lời : a/ Các nhân tố tự nhiên: - TNTN nước ta rất đa dạng,, tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. + Khoáng sản nhiên liệu ( Than, dầu khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp năng lượng, hoá chất; Khoáng sản kim loại(Quặng sắt,man gan, c rôm, thiếc, chì, kẽm) là cơ sở phát triển luyện kim đen, luyện kim màu; khoáng sản phi kim loại (a patit, Pi rit, Phot pho rit ) là cơ sở phát triển công nghiệp hoá chất; các khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, đá vôi ) là cơ sở phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. + Nguồn thuỷ năng dồi dào của sông suối là cơ sở để phát triển công nghiệp thuỷ điện. + Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành nông, lâm ngư nghiệp, từ đó cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông, lâm thuỷ sản. - Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau cho mỗi vùng. Ví như TDMNBB có thế mạnh đặc biệt về CN khai khoáng và CN năng lượng. b/ Các nhân tố kinh tế- xã hội: * Dân cư và nguồn lao động :
  5. - Nước ta có dân số đông , cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành CN, nhất là các ngành công nghiệp cần nhiều lao động ( CN dệt may, chế biến lương thực, thực phẩm , sản xuất hàng tiêu dùng ). Đồng thời tạo nên một thị trường tiêu thụ rộng lớn với sức mua tăng và thị hiếu luôn thay đổi. - Người lao động nước ta có khả năng tiếp thu nhanh kh-kt , chất lượng nguồn lao động ngày càng cao tạo điều kiện phát triển các ngành CN công nghệ cao đồng thời đó cũng là đk thu hút đầu tư nước ngoài. * Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: - Các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ sự phát triển công nghiệp đã và đang được cải thiện như nhìn chung trình độ công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao,mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đông bộ và phân bố tập trung ở một số vùng. * Chính sách phát triển nông nghiệp: - Chính sách phát triển công nghiệp nước tat hay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và chính sách đầu tư phát triển công nghiệp. - Trong gai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài và trong nước,đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại. * Thị trường: - Hàng CN nước ta có thị trường trong nước khá rộng. tuy nhiên cũng đang bị cạnh tranh quyết liệt của hàng ngoại nhập. Hàng CN nước ta đã có những lợi thế nhất định trên thị trường xuất khẩu nhưng còn hạn chế về giá cả ,chất lượng và mẫu mã - Chính sức ép từ thị trường đã làm cho cơ cấu CN nước ta trở nên đa dạng và linh hoạt hơn. Câu 8: Dựa vào kiến thức đã học hãy vẽ sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm nước ta. Trả lời( SGK) Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí VN và kiens thức đã học hãy cho biết dân cư và nguồn lao động có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.Ở nước ta vấn đề này hiện nay như thế nào? Trả lời a/ Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
  6. Câu 8 : So sánh quy mô và cơ cấu ngành CN của 2 trung tâm CN HN và TPHCM Trả lời : * Giống nhau : - HN và TPHCM đều là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta , có giá trị sản xuất CN lớn nhất trong cả nước. - Cả 2 trung tâm này đều có cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, với những ngành CN quan trọng như :Cơ khí chế biến LTTP, điện tửu, dệt may * Khác nhau : -TPHCM là trung tâm công nghiệp lớn nhất trong cả nước với giá trị sản xuất CN