Tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn 9

doc 12 trang thaodu 3950
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_boi_duong_mon_ngu_van_9.doc

Nội dung text: Tài liệu bồi dưỡng môn Ngữ văn 9

  1. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG NGỮ VĂN 9 Vấn đề 1: Phân biệt sự khác nhau giữa “phân tích” và “cảm nhận “ trong kiểu bài văn nghị luận về tác phẩm văn chương. - Khi đề bài yêu cầu phân tích, tức là đòi hỏi HS phải xem xét tác phẩm một cách toàn diện, khách quan từ hình thức đến nội dung. Nếu là thơ thì phải tìm hiểu ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu Nếu là truyện thì phải tìm hiểu nhân vật, nghệ thuật kể, ý nghĩa cốt truyện Điều quan trọng là khi gặp dạng đề này, cần phân tích dẫn chứng trước, rút ra nhận xét, đánh giá sau. - Cảm nhận là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét , đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Cảm nhận thường xoáy vào những ấn tượng chủ quan của người viết về những điểm sáng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương. Vì vậy, người viết cần lắng nghe, chắt lọc những cảm xúc , những rung động của chính mình xem yếu tố nào gây ấn tượng sâu đậm nhất . Ấn tượng về tác phẩm càng sâu đậm bao nhiêu thì bài viết cảm nhận càng xúc động, sâu sắc bấy nhiêu. - Có thể nói , cảm nhận thiên về “cảm”, còn phân tích thì nghiêng về “ hiểu”. Nếu như phân tích tác động vào nhận thức ,trí tuệ thì cảm nhận tác động vào cảm xúc, tâm hồn. Tuy nhiên, trong bài viết cũng cần lồng ghép giữa hai yếu tố này. Phân tích mà không có cảm nhận thì bài viết dễ khô khan. Ngược lại, cảm nhận mà không có phân tích thì cảm nhận ấy thiếu cơ sở thuyết phục. Trong cảm nhận, cần có phân tích để dào sâu, làm đòn bẩy, làm điểm tựa cho cảm xúc thăng hoa cất cánh. Nói cách khác, mọi rung động, cảm xúc của người viết phải bắt nguồn từ sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu , nhân vật hay chủ đề tác phẩm. Ví dụ1: “ Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi “ ( Trích “ Sang thu” - Hữu Thỉnh) Yêu cầu:Hãy phân tích đoạn thơ trên. - Phép tiểu đối : nắng- mưa, vẫn còn- đã vơi thể hiện sự phân hoá mong manh giữa hai mùa. Làm sao có thể đong đếm đầy vơi những dấu hiệu thiên nhiên lúc giao mùa. - “ Sấm “ và “hàng cây đứng tuổi” là những hình ảnh ẩn dụ. “ Sấm “ biểu thị cho những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “ Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người từng trải, thường điềm tĩnh, chín chắn trước những vang động sóng gió của cuộc đời. - Từ những thay đổi của mùa thu thiên nhiên, liên tưởng đến những thay đổi của mùa thu đời người đẻ rồi ta thấu hiểu ra rằng: hãy biết chấp nhận, bình tĩnh sống với lòng tin. Hãy mở rộng lòng mình để yêu thiên nhiên, đất nước, con người Yêu cầu : Hãy trình bày cảm nhận về đoạn thơ trên. - Vẫn là sấm , chớp, mưa nắng, bão giông của mùa hạ nhưng mức độ đã khác rồi. Cái gì cũng đi vào chừng mực, vào thế ổn định. Cái “đứng tuổi” của cây là cái chốt để mở sang một thế giới khác: thế giới sang thu của hồn người. Vẻ chín chắn, điềm tĩnh của cây trước sấm sét bão giông hay đó chính là sự tùng trải ,chín chắn của con người sau những dâu bể của cuộc đời? - Ở cái tuổi ấy, con người một mặt sâu sắc thêm, mặt khác lại khẩn trương gấp gáp hơn, vì quỹ thời gian không còn nhiều nữa. Thì ra, trước mắt việc đi mãi, ngoảnh đầu thu đến rồi. Bốn mùa luân chuyển vô hình, lặng lẽ: bỗng chợt thu. Đời người vất vả, tất bật, bận rộn lo toan ,bỗng chốc thấy mái tóc pha sương: sững sờ mình cũng đã sang thu. - Nhan đề “ Sang thu” vừa bao trùm lại vừa thấm vào cảnh vật: hương quả sang thu, ngọn gió ,màn sương sang thu Nhưng trong từng cảnh sang thu của thiên nhiên đất trời tạo vật là lồng lộng hồn ngườ sang thu. ===
  2. Ngày : BÀI TẬP NGỮ VĂN (SỐ 1) Họ và tên: . Câu 1(4,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn trình bày quan điểm của mình về vai trò, ý nghĩa của việc học văn trong thời đại ngày nay. * Gợi ý: Có nhiều cách trình bày khác nhau tuỳ HS lựa chọn. Song trong đoạn viết cần làm nổi bật các ý cơ bản sau đây: 1- Vai trò, ý nghĩa của Văn học và môn Ngữ văn trong nhà trường và xã hội: - Giúp con người nhận thức được cái hay, cía đẹp chuẩn mực trong cuộc sống( vì Văn học, khoa học nhân văn là sự kết tinh những tinh hoa văn hoá của nhân loại, lưu truyền những giá trị văn hoá tốt đẹp của con người qua các thời đại.). - Giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn lành mạnh. - Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mê-Hi- Cô đã nói : Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. - môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ. Học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến cán môn học khác. 2- Nguyên nhân hiện tượng học sinh không thích học văn trong giai đoạn hiện nay: - Do lối sống, suy nghĩ thực dụng của HS,phụ huynh HS - Đội ngũ giáo viên dạy văn tâm huyết với nghề ngày càng ít . Nhiều GV bị gánh nặng cuộc sống nhọc nhằn làm mất niềm say mê văn học vốn có. - Nhiều trường học chưa quan tâm đến đặc thù của môn học, chưa đầu tư bồi dưỡng GV , chưa mạnh dạn tổ chức các hoạt động ngoại khoá về Văn học để thu hút HS, tạo niềm say mê, yêu thích văn học trong học sinh. 3- Phương hướng tháo gỡ: - Cần có sự quan tâm của toàn xã hội, nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của việc học văn trong nhà trường và tìm hiểu, thưởng thức văn chương trong xã hội. - Cần có những giải thưởng tôn vinh tài năng văn chương một cách xứng đáng. - Mở rộng ngành nghề cho các khối thi thuộc các bộ môn khoa học xã hội. Câu 2(6,0 điểm): Hãy phân tích diễn biến tâm lí , hành động của nhân vật Bé Thu trong truyện “ Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng. ===
  3. Ngày : BÀI TẬP NGỮ VĂN (SỐ 2) Họ và tên: . Câu 1( 3,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “ Dù ở gần con, Dù ở xa con, Lên rừng xuống bể, Cò sẽ tìm con, Cò mãi yêu con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời , lòng mẹ vẫn theo con.” ( “ Con cò “- Chế Lan Viên) Câu 2(7,0 điểm): Hãy nhập vai anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long để kể lại những việc làm và suy nghĩ khi sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao. ===
  4. Ngày : BÀI TẬP NGỮ VĂN (SỐ 3) Họ và tên: Câu 1(3,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn có nội dung: khiêm nhường là một đức tính đáng quý. (đoạn văn khoảng từ 10 15 câu) Câu 2( 7,0 điểm): Có ý kiến cho rằng : nghệ thuật tuyệt diệu nhất trong Truyện Kiều là nghệ thuật miêu tả nhân vật. Dựa vào các đoạn trích : Chị em Thuý Kiều; Kiều ở Lầu Ngưng Bích; Mã Giám Sinh mua Kiều, em hãy phân tích nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả Nguyễn Du để làm sáng tỏ ý kiến trên. ===
  5. Ngày : BÀI TẬP NGỮ VĂN (SỐ 4) Họ và tên: Câu 1( 3,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn với nội dung: Sự cần thiết của việc tiết kiệm. (đoạn văn khoảng 10 15 câu) Câu 2 (3,0 điểm): Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy. Câu 3(4,0 điểm ): Phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ sau: “Đồng chí! Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.” (Đồng chí- Chính Hữu) ===
  6. Ngày : BÀI TẬP NGỮ VĂN (SỐ 5) Họ và tên: Câu 1(4,0 điểm): hãy nêu những thành công về mặt nghệ thuật của hai truyện ngắn : Lặng lẽ Sa Pa và Chiếc lược ngà. Câu 2(6,0 điểm): Tình cảm gia đình qua ba tác phẩm : Chiếc lược ngà; Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ; Bếp lửa. ===
  7. Ngày : BÀI TẬP NGỮ VĂN (SỐ 6) Họ và tên: Câu1(3,0 điểm): Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau đây và cho biết nó thuộc thành phần biệt lập cụ thể nào: a-Thế là ngay lúc ấy, chúng tôi đáp xe đi luôn đấy ạ. b-Về Đời! ôi chao đời! (Nam Cao) c-Chắc là trời mưa ạ. d-Rượu, ông ấy không uống; thuốc ông ấy không hút. e- Hình như nhà ta có khách đấy mẹ ạ. Câu2 (7,0điểm): Trong bài thơ “Đồng Chí” của Chính Hữu có đoạn viết: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Giang nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra đứng. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.” ( Sách giáo khoa ngữ văn 9, tập một ) Hãy phân tích đoạn thơ trên. ===
  8. Ngày : BÀI TẬP NGỮ VĂN (SỐ 7) Họ và tên: Câu1(7,0 điểm): “ Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, Cá thu biển Đông như đoàn thoi Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng. Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi ! Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển rằng, Ra đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây dăng. Cá nhụ cá chim cùng cá đé, Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé. Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long. Ta hát bài ca gọi cá vào, Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao. Biển cho ta cá như lòng mẹ Nuôi lớn đời ta tự buổi nào. Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng, Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng. Vẩy bạc đuôi vàng loé rạng đông, Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng “ (Trích trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận, sáng tác tháng 10 năm 1958 ) Em hãy phân tích đoạn thơ trên. Câu2 (1,5 điểm ): Giải nghĩa từ “ Xuân “ trong các văn cảnh sau: - Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân ( Hồ Chủ tịch ) - Xuân này đến nữa đã ba xuân ( Nguyễn Bính ) - Tuổi xuân hát bài ca ra trận ( Tố Hữu ) - Tôi năm nay đã ngoài bảy mươi xuân ( Hồ Chủ tịch ) Câu3 (1,5 điểm ): Vận dụng kiến thức đã học về những biện pháp tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong câu văn sau: “ Khi tâm hồn ta đã rèn luyện thành một sợi dây đàn sẵn sàng rung động trước mọi vẻ đẹp của vũ trụ, trước mọi cái cao quý của cộc đời, chúng ta là người một cách hoàn toàn hơn “. ( Thạch Lam-Theo dòng )
  9. ĐỀ BÀI: Hình ảnh người lao động mới trong các tác phẩm : “Lặng lẽ Sa Pa”của Nguyễn Thành Long, “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. 1- Giới thiệu chung : Họ là những người có trái tim giàu tình yêu lao động , yêu con người, yêu quê hương đất nước. Ở họ tràn đầy niềm lạc quan, niềm tin yêu cuộc sống, đang âm thầm lặng lẽ đem hết tài năng và sức lực của mình cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước trên bước đường đi lên CNXH ở miền Bắc trong giai đoạn lúc bấy giờ. 2- Phân tích cụ thể : a- Anh thanh niên trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”: - Yêu thích công việc, gắn bó, không rời khỏi vị trí làm việc một giờ nào, mặc dù nơi anh sống và làm việc là một đỉnh núi cao trên hai nghìn sáu trăm mét, quanh năm không một bóng người. Có lúc anh “ thèm người” đến độ cháy bỏng. - Anh luôn vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần dự báo chính xác về thời tiết toàn miền Bắc, phục vụ sản xuất và chiến đấu. - Anh luôn tìm thấy niềm vui, niềm hạnh phúc thật sự từ trong công việc của mình, nhất là khi công việc của anh mang lại kết quả cho công việc chung . - Anh còn là người luôn có ý thức học tập không ngừng( qua sách báo), biết sắp xếp cuộc sống của mình ngăn nắp, cẩn thận. Anh biết tự chăm sóc cho cuộc sống vật chất và tinh thần cho bản thân: trồng hoa, nuôi gà Đặc biệt, biết quý trọng, chân thành cởi mở và luôn quan tâm đến người khác. => Đó là những con người lao động đang ngày đêm lặng lẽ cống hiến cho đất nước. b- Hình ảnh những ngư dân đánh cá giữa biển đêm trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá “ của Huy Cận: - Họ say sưa làm việc trong tiếng hát thâu đêm: hát ra khơi, hát gọi cá vào lưới, tiếng hát gõ nhịp cùng trăng trời, hát căng buồm trở về khi cá đã đầy ắp khoan thuyền Chính tình yêu , niềm say mê lao động đã tiếp thêm sức mạnh cho họ, giúp họ vượt qua bao lớp sóng điệp trùng . Họ rất khoẻ khoắn, vươn xa, làm chủ biển cả, “Ra đậu dặm xa dò bụng biển, dàn đan thế trận lưới vây giăng”. Tầm vóc của họ trở nên phi thường ,kì vĩ, lớn ngang tầm với vũ trụ bao la - Họ làm việc trong niềm say mê và phấn khởi tự hào: tự hào về cuộc đời mới, làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình, tự hào về đất nước đang chuyển mình từng ngày trên con đường đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tự hào về sự giàu đẹp của biển cả quê hương. - Họ chiến đấu với sóng gió muôn trùng bằng nhiệt tình lao động, bằng niềm lạc quan tin tưởng vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trong trái tim của những người lao động ấy luôn chất chứa tình yêu đất nước, niềm lạc quan tin tưởng về những bước phát triển đi lên của đất nước 3- Kết luận: Hình ảnh của những người lao động trong hai tác phẩm đó thật tuyệt vời, thật đáng trân trọng. Hình ảnh của họ chính là vóc dáng của dân tộc một thời hào hùng đáng nhớ. === ĐỀ BÀI : Hình ảnh con người Việt Nam trong chiến tranh qua hai truyện ngắn “ Làng “( của Kim Lân) và “ Chiếc lược ngà “ ( của Nguyễn Quang Sáng). I-Giới thiệu chung: - Giới thiệu về truyền thống yêu nước, yêu làng quê của dân tộc VN. - Giới thiệu hai tác phẩm: “ Làng “ ( Kim Lân ) và “ Chiếc lược ngà “ ( Nguyễn Quang Sáng ) viết về hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm của họ trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. - Nhận xét chung về phẩm chất, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh được thể hiện qua hai tác phẩm trên. II-Phân tích cụ thể: ( Có thể phân tích lần lượt từng tác phẩm hoặc gộp chung ). 1- Con người Việt Nam hiện lên trong truyện ngắn “Láng ” của nhà văn Kim Lân ( với nhân vật chính: Ông Hai):
  10. a-Yêu làng, tự hào về làng mình giàu đẹp. Say mê kể về làng - khoe làng một cách say mê, náo nức lạ thường. b-Yêu làng, ông Hai tự hào về những thành tích trong khánh chiến của làng, tự hào về tinh thần chiến đấu dũng cảm của làng ông trong chiến tranh. c-Khi xa làng đi tản cư, ông băn khoăn, ray rứt, tiếc nuối về những ngày tham gia chiến đấu cùng anh em đồng chí ở lại làng. Luôn quan tâm theo dõi tin tức của làng mình và mong ước được trở lại làng chiến đấu cùng anh em đồng chí. d-Khi nghe tin “ Làng ông theo Tây “ Ông đau xót, tuỉ hổ, dằn vặt , rồi dẫn đến tuyệt vọng khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông đi, không cho ở nữa, vì gia đình ông là người làng theo Tây, việt gian bán nước(được miêu tả qua những diễn biến tâm lí phức tạp). đ- Khi cía tin “làng ông theo giặc ” được cải chính, ông mừng rỡ đi khoe với nhiều người, đến nhiều gia đình khoe làng ông chiến đấu kiên cường, rằng làng ông không phải theo Tây, rằng nhà ông bị giặc Tây đốt nhẵn Tóm lại, ở Ông Hai ,tình yêu làng quê hoà quyện, gắn chặt với tình yêu đất nước, thống nhất với tình cảm kháng chiến. Ông Hai là một điển hình cho những người nông dân sống mộc mạc, chân chất nhưng tâm hồn chứa đựng biết bao tình cảm đáng trân trọng: yêu làng quê, yêu đất nước, ủng hộ công cuộc kháng chiến của cả dân tộc. Tình cảm gắn bó với làng quê bộc lộ và trỗi dậy trong hoàn cảnh chiến tranh thật đặc biệt . Và họ luôn đặt quyền lợi của gia đình, tình yêu làng dưới tình yêu đất nước và quan trọng hơn bao giờ hết đối với họ là góp phần cho cuộc kháng chiến của dân tộc mau chóng đi đến thắng lợi. 2- Hình ảnh con người Việt Nam trong chiến tranh qua tác phẩm “ Chiếc lược ngà”: a- Nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước, họ rời xa làng quê, rời xa người thân để ra đi, mang theo cả những tâm tư nỗi niềm, những nguyện ước đang canh cánh bên lòng. Anh Sáu ra đi khi con còn rất nhỏ. Tình cha con bị chia cắt bỡi chiến tranh ác liệt. b- Chính hoàn cảnh chiến tranh nghiệt ngã đã gây nên những bi kịch trong tình cha con của Anh Sáu, mà anh là người phải chấp nhận những đớn đau. Anh Sáu về phép mấy ngỳa nhưng đứa con gái yêu quý của Ông ( Bé Thu ) không nhận cha. Bom đạn, khói lửa của chiến tranh đã làm thay đổi một phần trên nét mặt của người cha, làm cho Bé Thu không nhận ra được, vì không giống với người trong tấm ảnh . Thật cảm động , khi mà Bé Thu nhận ra cha thì đó cũng là lúc Anh Sáu phải ra đi Chiến tranh không những gây nên những vết thương trên thân thể người lính mà còn gây nên cả những vết thương trong trái tim của họ.Dù đau đớn, nhưng họ vẫn hướng về phía trước, về cuộc chiến đấu, vầ Tổ quốc thân yêu c- Khi con đã trưởng thành, đã hiểu ra được ý nghĩa của cuộc chiến đấu của thế hệ cha anh và sẵn sàng chờ đợi ngày chiến thắng để được đoàn tụ gia đình, thì đó chính là lúc người cha mãi mãi nằm lại nơi chiến trường xa xôi. Chiến tranh đã gây chia cắt và mất mát trong cuộc sống gia đình, trong tình cha con. Thế nhưng họ vẫn vượt qua để phụng sự Tổ quốc . Họ đã sống vì Tổ quốc, vì nhân dân mà quên mình Tóm lại, hình ảnh con người Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh thật đẹp đẽ. Dù trong hoàn cảnh đen tối như thế nào, họ vẫn vươn lên , vẫn hướng về Tổ quốc thân yêu với một tình yêu thiêng liêng ,cao cả ĐỀ BÀI: Giải thích và chứng minh các nhận định sau đây về vai trò , ý nghĩa của văn chương đối với đời sống con người : - “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”(Hoài Thanh- trích “Ý nghĩa văn chương” ) - “ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.” (Nguyễn Đình Thi- trích “ Tiếng nói của văn nghệ”). I- MB: - Giới thiệu về tầm quan trọng của văn học đối với cuộc sống con người và xã hội. Văn học có tác động rất lớn trong việc cải tạo, làm cho con người ngày một tốt hơn lên, hoàn mĩ hơn. Cuộc sống con người trong bất kì thời đại nào cũng rất cần đến những tác phẩm văn học chân chính, tích cực. - Trích dẫn hai ý kiến trên đây. II- TB: 1- nhận định thứ nhất: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có. ( Hoài Thanh)
  11. a- Giải thích: - Văn chương là gì? Văn chương nói chung là những tác phẩm văn học. - Vì sao nói “ văn chương gây cho ta tình cảm ta không có”? Vì đọc và học về tác phẩm văn học, trong ta nảy sinh những tình cảm mới mẻ. Đó là tình cảm đối với các nhân vật trong tác phẩm, tình cảm đối với những con người được tác giả miêu tả. Đó là tình cảm với những vấn đề - những thông điệp- những ước vọng mà nhà văn, nhà thơ muốn gửi gắm qua tác phẩm văn học b- Chứng minh: + Ví dụ, học về truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa”, ta cùng biết quý trọng , yêu mến những con người lao động chân chính, giàu nghị lực, có khát vọng đẹp đẽ- lặng lẽ , âm thầm cống hiến sức mình cho cuộc đời, cho đất nước.Ta yêu quý, trân trọng và học tập anh thanh niên và những con người lao động trong thế giới của những người như anh + Đọc và cảm thụ về truyện ngắn “ Chiếc lược ngà”, ta vô cùng xúc động trước tình cảm cha con của Ông Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh. Ta thấm thía nỗi đau chia li của con người trong những hoàn cảnh nghiệt ngã mà họ phải chấp nhận. Từ đó, ta càng yêu quý và trân trọng cuộc sống hoà bình tươi đẹp hôm nay. + Học và tìm hiểu về bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”, trong ta trỗi dậy một niềm khao khát mạnh mẽ được làm một việc gì đó có ích cho đời, cho xã hội, cho đất nước - Văn chương luyện cho ta những tình cảm sẵn có: nghĩa là đọc, cảm thụ về các tác phẩm văn học, ta có dịp để được bồi đắp thêm, làm phong phú thêm những tình cảm ta sẵn có lâu nay. Nghĩa là những tình cảm, cảm xúc trong lòng ta , nhờ tác phẩm văn chương mà nó được hkhơi gợi, được bổ sung ngày càng phong phú thêm, ngày càng sâu sắc hơn. - Chứng minh: Truyện “ Làng” khơi gợi trong ta một tình cảm mà ai cũng sẵn có trong mình, đó là tình yêu quê hương làng xóm, yêu nơi chôn nhau cắt rốn, yêu và tự hào về những giá trị truyền thống quý báu của quê hương mình . Nói rộng ra là tình yêu và tự hào về quê hương , đất nước. Tác phẩm này đã gúp ta trưởng thành thêm lên, Tình cảm với quê hương trong ta càng trở nên chín chắn hơn, sâu sắc hơn. Yêu làng quê nhưng phải biết rằng ta yêu quý và giữ gìn, trân trọng những truyền thống tốt đẹp của làng quê, làm cho những giá trị vĩnh hằng đó luôn sáng mãi trong lòng mỗi con người. Yêu làng quê nhưng tình cảm ấy không mâu thuẫn với tình yêu đất nước, không đi ngược lại với quyền lợi và vận mệnh chung của cả dân tộc như tình yêu làng quê và tình yêu đất nước của nhân vật Ông Hai gắn kết, thống nhất thành một khối 2- Nhận định thứ hai: “Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vùă là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng “. Đây là một nhận định rất hay, rất đúng, rất sâu sắc, bởi vì: - Tác phẩm văn học chính là sự thể hiện những tư tưởng, tình cảm, nỗi niềm, ý chí, khát vọng của chính tác giả. Nó mang tiếng nói từ tâm hồn người sáng tác đến với mọi người. Qua tác phẩm và bằng tác phẩm, nhà văn- nhà thơ, mang đến cho người đọc những lời nhắn gửi, những thông điệp, những “đề nghị” chân thành nhất, sâu lắng nhất . Cho nên , nói rằng tác phẩm chính là “ con đẻ “ của nhà văn, tác phẩm là kết tinh của tâm hồn người sáng tác - Nhưng những tình cảm, tư tưởng của nhà văn – nhà thơ phản ánh trong tác phẩm không phải tồn tại một cách khô cứng trên trang sách, mà nó là nguồn mạch của sự sống, của cuộc sống phong phú của xã hội mà nhà văn miệt mài mang đến cho mọi người.Vì vậy mà đời sống xã hội không thể thiếu văn chương. Văn chương luôn song hành, phát triển với xã hội và phục vụ xã hội, mang đến cho con người trong xã hội những tình cảm thẩm mĩ, những rung động tinh tế, những nhận thức , tình cảm tốt đẹp, cao cả, thiêng liêng, hướng con người đến đỉnh cao của phẩm chất- nhân cách, vươn đến cái Chân- Thiện- Mỹ. Vì vậy nên nói tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là một sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. - Chúng minh: + Học Truyện Kiều của Nguyễn Du, chúng ta thấm thía tư tưởng nhân đạo mà nghìn đời còn chói sáng của một bậc đại văn hào, danh nhân văn hoá thế giới. Học Truyện Kiều, ta càng thương cảm cho thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Học Truyện Kiều, ta đồng tình với khát vọng vươn đến công lí , tự do, luôn yêu quý và ủng hộ những con người giàu lòng nhân nghĩa Tất cả những cảm xúc ấy nhờ văn học mà cất cánh, thăng hoa + Học “ Cố hương “ của Lỗ Tấn, ta thông cảm , thấu hiểu cho đời sống, nhất là về tinh thần của người dân Trung Quốc thời bấy giờ. Ta cảm nhận , quý trọng tấm lòng nhân đạo của nhà văn lớn Lỗ Tấn