Tham luận: Một số kinh nghiệm biên soạn câu hỏi vận dụng trong kiểm tra định kỳ và thi học sinh giỏi môn Địa lí 9

doc 3 trang thaodu 4820
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận: Một số kinh nghiệm biên soạn câu hỏi vận dụng trong kiểm tra định kỳ và thi học sinh giỏi môn Địa lí 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctham_luan_mot_so_kinh_nghiem_bien_soan_cau_hoi_van_dung_tron.doc

Nội dung text: Tham luận: Một số kinh nghiệm biên soạn câu hỏi vận dụng trong kiểm tra định kỳ và thi học sinh giỏi môn Địa lí 9

  1. THAM LUẬN MỘT SỐ KINH NGHIỆM BIÊN SOẠN CÂU HỎI VẬN DỤNG TRONG KIỂM TRA ĐỊNH KỲ VÀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÍ 9 Ngành giáo dục trong những năm gần đây đã và đang thực hiện bước chuyển đổi từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chính vì vậy, yêu cầu của đổi mới giáo dục là phải thực hiện thành công việc chuyển đổi từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời cũng chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập để tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học. Trong các yêu cầu trên, việc soạn câu hỏi vận dụng để đo lường kết quả học tập của học sinh, xem học sinh vận dụng vào thực tế được không là một khâu quan trọng và khó làm. I. Thực trạng việc thực hiện biên soạn câu hỏi vận dung trong đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh môn Địa Lí ở trường THCS. 1.Thuận lợi: -Giáo viên giảng dạy bộ môn được tham gia tập huấn chuyên môn các yêu cầu, nguyên tắc của ĐMKTĐG. - Giáo viên được quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp về ĐMKTĐG. ( Cv 1525 SGD với tỉ lệ ma trận 3-4-2-1). -GV nhận thức được nội dung tầm quan trọng của việc thực hiện ĐMKTĐG.Xác định được nhiệm vụ của bản thân trong lĩnh vực công tác. - GV nắm vững chuẩn kiến thức môn dạy. - Trang bị tài liệu tương đối đầy đủ. - Chỉ đạo của BGH, tổ chuyên môn luôn sát sao và chặt chẽ về công tác đổi mới KTĐG. Đặc biệt trong kiểm tra đánh giá đã phân cấp việc quản lý đề kiểm tra đến từng cá nhân, để đảm bảo đề ra đúng đủ theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đề kiểm tra thường xuyên giáo viên bộ môn ra và tự chịu trách nhiệm. Đề kiểm tra học kì do tổ trưởng chuyên môn ra và quản lí, chịu trách nhiệm. - Giáo viên tiếp cận nhanh việc đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh - Kết quả thực hiện việc ĐMKTĐG đã có nhiều khởi sắc 2.Khó khăn: - Việc xác định các mức độ về kiến thức, kĩ năng trong khâu lập ma trận còn nhiều lúng túng, đặc biệt là mức độ vận dụng và vận dụng cao, chưa mang tính thực tế, chủ yếu là lấy kiến thức cao hơn. - Kĩ thuật xây dựng hệ thống câu hỏi chưa thành thạo. - Ngại sử dụng đề trắc nghiệm vì khó soạn, đề quá dài mất nhiều thời gian. 1
  2. - Đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ của giáo viên nên đã tác động không nhỏ đến chất lượng câu hỏi. Trước bối cảnh đó để chuẩn bị cho quá trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thổng sau năm 2020 thì việc đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học là vô cùng cần thiết. Trong đó, câu hỏi vận dụng mang tính chất giải quyết vấn đề thực tế, có vai trò rất quan trọng đối với việc định hướng phát triển năng lực học sinh. II. Một số giải pháp biên soạn câu hỏi vận dụng: Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên chúng ta đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công nhất định. Đây là điều quan trọng làm tiền đề để chúng ta tiến tới việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên từ thực tế giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp tại trường, tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực tự học cúa học sinh chưa nhiều. Dạy học còn nặng về truyền thụ kiến thức. Về kĩ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chưa thật sự khách quan (chủ yếu là tái hiện kiến thức, thiếu câu hỏi vận dụng hay mang tính thực tế). Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Để biên soạn câu hỏi vận dụng dể dàng và hiệu quả, ta cần: 1.Định hướng trước ở từng bài học, các năng lực cần hình thành cho học sinh -Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tính toán, hợp tác, tư duy, năng lực đọc hiểu văn bản - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ -Giải quyết vấn đề phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp -Năng lực tưởng tượng và sáng tạo – Phát hiện những ý tưởng mới nảy sinh trong học tập và cuộc sống 2.Cập nhật các thông tin thời sự địa phương, trong nước và thế giới cho từng bài dạy. Đó là các vấn đề dân cư, kinh tế có liên quan đến bài dạy. 3. Ta luôn tự hỏi, mỗi bài học như thế thì ứng dụng được vấn đề nào vào trong cuộc sống? III.Một số câu hỏi minh họa Bài 3 : Mật độ dân số cao ở Sa Đéc, có thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế? Trình độ đô thị hóa của tp Sa Đéc và tp Cao Lãnh còn thấp, thể hiện qua những vấn đề nào? Nêu một số giải pháp giảm bớt trình độ thấp đó. Bài 4: Đề nâng cao chất lượng lao động và giải quyết việc làm ở ĐT, cần phải làm gì? 2
  3. Để nâng cao chất lượng cuộc sống, em cần khuyên người trong nhà và xóm làng những điều gì? Bài 7: Hãy chứng tỏ tài nguyên đất là không cần thiết trong phát triển nông nghiệp. Bài 8: Vì sao cây cà phê, cao su trồng chủ yếu ở ĐNB và Tây Nguyên, mà không trồng ở TDMNBB và ĐBS CL. Bài 9: Vì sao cùng có sông Mekong chảy qua, nhưng ĐT nuôi trồng thủy sản nhiều hơn Vĩnh Long. Bài 12: Vì sao ĐBS CL và BTB đều có nhiều sông, nhưng không thể phát triển thủy điện? Nêu sự khác nhau về ngành công nghiệp của 2 trung tâm công nghiệp HN và HCM. Vì sao có sự khác nhau đó? Bài 14: Vì sao đường sông phát triển mạnh ở ĐBSCL mà không phát triển mạnh ở BTB? Bài 15: Kể tên 3 điểm du lịch ở ĐT, làm gì để thúc đẩy phát triển du lịch ở ĐT? IV. Kết luận: Trên đây là 1 số kinh nghiệm của tôi khi thực hiện câu hỏi vận dụng theo công văn 1525 trong kiểm tra đánh giá học sinh. Trong quá trình giảng dạy, kiểm tra, đánh giá vẫn còn nhiều khó khăn cần bổ sung điều chỉnh để tốt hơn, nhưng bước đầu cũng đem lại 1 số thành công nhỏ. Qua đây rất mong nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp, để số lượng câu hỏi vận dụng phong phú hơn và chất lượng hơn. 3