Trắc nghiệm Sinh học 11 - Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng (Có đáp án và lời giải)

docx 96 trang xuanha23 07/01/2023 5942
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Trắc nghiệm Sinh học 11 - Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng (Có đáp án và lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtrac_nghiem_sinh_hoc_11_chuong_1_chuyen_hoa_vat_chat_va_nang.docx

Nội dung text: Trắc nghiệm Sinh học 11 - Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng (Có đáp án và lời giải)

  1. PHẦN SINH HỌC CƠ THỂ Sau khi nghiên cứu Sinh học tế bào, ta sẽ tìm hiểu những kiến thức sinh học ở cấp độ cao hơn, đó là Sinh học cơ thể. Trong sinh học, đặc biệt là lĩnh vực nghiên cứu sinh học cơ thể, đã đạt được những thành tựu không chỉ có tầm quan trọng về mặt lí luận mà còn có những giá trị thực tiễn lớn lao. CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG A – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Nội dung chính: 1. Chuyển hóa vật chất và năng lượng. 2. Cảm ứng. 3. Sinh trưởng và phát triển. 4. Sinh sản. I. SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ 1. Rễ là cơ quan hấp thụ nước và muối khoáng a. Hình thái rễ Hình 3.1. Cấu tạo bên ngoài của hệ rễ Hình 3.2. Lông hút của rễ MỞ RỘNG Trồng cây trong chậu thì cây chậm lớn hơn so với trồng cây trong đất vườn vì chậu cây ngăn cản sự phát triển của hệ rễ. - Rễ gồm rễ chính và các rễ bên. - Rễ phát triển đâm sâu và lan tỏa hướng đến nguồn nước. - Rễ phát triển liên tục, có nhiều lông hút từ đó làm tăng diện tích tiếp xúc giữa rễ và đất. - Lông hút có không bào lớn, tế bào biểu bì kéo dài, thành tế bào mỏng không thấm cutin, áp suất thẩm thấu cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh. Chú ý: Các phân tử nước trong tế bào tồn tại ở dạng tự do hoặc ở dạng liên kết. Vì vậy, nước vừa là thành phần cấu tạo vừa là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết như muối khoáng cho các hoạt động sống của tế bào, đồng thời nước còn là môi trường của các phản ứng sinh hóa. STUDY TIP
  2. Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong tế bào. Nếu không có nước, tế bào sẽ không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. b. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ - Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút. - Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu, phân nhánh chiếm chiều rộng và đặc biệt tăng nhanh số lượng lông hút. - Lông hút tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2 , đảm bảo rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất. LƯU Ý Lông hút rất dễ gãy và tiêu biến ở môi trường quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi. 2. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây a. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút * Hấp thụ nước: Sự xâm nhập của nước từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu): Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (ít ion khoáng, nhiều nước) sang môi trường ưu trương (nhiều ion khoáng, ít nước). - Dịch của tế bào rễ là ưu trương so với dung dịch đất là do 2 nguyên nhân: Quá trình thoát hơi nước ở lá đóng vai trò như cái bơm hút, hút nước lên phía trên, làm giảm hàm lượng nước trong tế bào lông hút. Nồng độ các chất tan cao (các axit hữu cơ, đường saccarozo ) do được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất trong cây. * Hấp thụ ion khoáng: Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây theo 2 cơ chế: Cơ chế thụ động: Một số ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (đi từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp). Cơ chế chủ động: Một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao (ion kali) di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP từ hô hấp. MỞ RỘNG Trong nông nghiệp cần tưới nước, bón phân đúng thời kì, xới đất sục bùn để đất thông thoáng tạo điều kiện rễ dễ hô hấp. b. Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
  3. Hình 3.3. Con đường xâm nhập của nước và các ion khoáng vào rễ A - Mặt cắt ngang rễ; B – Hai con đường xâm nhập của nước và ion khoáng vào rễ - Theo 2 con đường: Gian bào và tế bào chất. Con đường gian bào (màu đỏ) Con đường tế bào chất (màu xanh) Nước và các ion khoáng đi theo không gian Nước và các ion khoáng đi qua hệ thống giữa các bó sợi xenllulozo trong thành TB không bào từ TB này sang TB khác qua Đường đi và đi đến nội bì, gặp đai Caspari chặn lại các sợi liên bào nối các không bào, qua nên phải chuyển sang con đường tế bào TB nội bì rồi vào mạch gỗ của rễ. chất để vào mạch gỗ của rễ. Đặc điểm Nhanh, không được chọn lọc Chậm, được chọn lọc STUDY TIP Vai trò của đai Caspari: Chặn cuối con đường gian bào không được chọn lọc giúp điều chỉnh, chọn lọc các chất vào tế bào, cây. Có thể coi đây là một vòng đai ngăn cản sự di chuyển của nước và muối theo chiều ngang trong thân cây. 3. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây Các yếu tố ngoại cảnh như: Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, độ pH, độ thoáng của đất ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ. II. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY 1. Định nghĩa Dòng mạch gỗ (dòng đi lên) Dòng mạch rây (dòng đi xuống) - Vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch - Vận chuyển các chất hữu cơ và các ion khoáng di + gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong động như K+ , Mg2 được quang hợp từ lá đến thân để lan tỏa đến lá và các phần khác của cây. nơi cần sử dụng hoặc dự trữ trong rễ, hạt, củ, quả 2. Dòng mạch gỗ a. Cấu tạo mạch gỗ
  4. Hình 3.4. Cấu tạo của mạch gỗ - Tế bào mạch gỗ gồm các tế bào chết, có 2 loại là: quản bào và mạch ống. Chúng không có màng và bào quan. Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để dòng mạch gỗ di chuyển bên trong. - Quản bào và mạch ống nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này nối với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ đến lá cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong. - Quản bào cũng như mạch ống xếp sát vào nhau theo cách lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang. STUDY TIP Thành của mạch gỗ được linhin hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu được áp suất nước. b. Thành phần của dịch mạch gỗ Dịch mạch gỗ chủ yếu là nước và ion khoáng. Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin, hoocmon như xitokinin, ancaloit ) được tổng hợp ở rễ. c. Động lực đẩy dòng mạch gỗ - Lực đẩy (áp suất rễ): Do áp suất thẩm thấu của rễ tạo ra. Chẳng hạn: hiện tượng ứ giọt, rỉ nhựa. - Lực hút do thoát hơi nước của lá: Tế bào lá bị mất nước sẽ hút nước từ các tế bào nhu mô bên cạnh, sau đó tế bào nhu mô hút nước từ mạch gỗ ở lá từ đó tạo lực hút của lá kéo nước từ rễ lên. - Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ thành dòng nước liên tục. Chú ý: - Hiện tượng rỉ nhựa là hiện tượng mặt cắt của các thân cây tiết ra chất dịch ẩm ướt. Khi thân cây bị cắt ngang làm gián đoạn hệ thống mạch gỗ và mạch rây, lực đẩy do áp suất rễ vẫn tiếp tục đẩy dòng mạch gỗ đi lên trên tạo ra hiện tượng rỉ nhựa ở bề mặt. - Hiện tượng ứ giọt là hiện tượng những cây bụi, thân thảo thường có những giọt nước đọng ở mép lá vào buổi sáng sớm. Nguyên nhân là do nước bị đẩy theo mạch gỗ từ rễ lên lá, không thoát ra thành hơi vì độ ẩm không khí cao và đọng lại thành các giọt ở mép lá. 3. Dòng mạch rây a. Cấu tạo mạch rây Mạch rây gồm các tế bào sống là ống rây và tế bào kèm.
  5. Tế bào ống rây là các tế bào chuyển hóa cao cho sự vận chuyển các chất với đặc điểm không nhân, ít bào quan, chất nguyên sinh còn lại là các sợi mảnh. Nhiệm vụ: Tham gia trực tiếp vận chuyển dịch mạch rây. Hình 3.5. Cấu tạo của mạch rây Tế bào kèm: Là các tế bào nằm cạnh tế bào ống rây với đặc điểm nhân to, nhiều ti thể, chất nguyên sinh đặc, không bào nhỏ. Nhiệm vụ: Cung cấp năng lượng cho các tế bào ống rây. - Cách sắp xếp của các tế bào ống rây và tế bào kèm: + Các tế bào ống rây nối với nhau qua các bản rây tạo thành ống xuyên suất từ các tế bào quang hợp tới cơ quan dự trữ. + Các tế bào kèm nằm sát, xung quanh các tế bào ống rây. LƯU Ý Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp. b. Thành phần của dịch mạch rây Chủ yếu là đường saccarozo, các axit amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8 – 8,5. c. Động lực của dòng mạch rây Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả ). 4. Mối quan hệ giữa dòng mạch gỗ và dòng mạch rây Nước có thể từ mạch gỗ sang mạch rây và từ mạch rây sang mạch gỗ theo con đường vận chuyển ngang.
  6. Hình 3.6. Sự lưu thông giữa mạch gỗ và mạch rây III. THOÁT HƠI NƯỚC 1. Vai trò của quá trình thoát hơi nước - Khoảng 98% lượng nước mà rễ cây hấp thụ được bị mất qua con đường thoát hơi nước. Chỉ có khoảng 2% lượng nước đi qua cây được sử dụng để tạo môi trường hoạt động sống, trong đó có chuyển hóa vật chất, tạo vật chất hữu cơ cho cơ thể. - Nhờ có sự thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp đến từng tế bào của cây. - Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ có vai trò: Giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất, tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây, tạo độ cứng cho thực vật thân thảo. - Nhờ có thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp. Hình 3.7. Quá trình thoát hơi nước STUDY TIP
  7. Thoát hơi nước giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bảo cho các quá trình sinh lý xảy ra bình thường. Nhiệt độ của lá cây đang thoát nước mạnh có thể thấp hơn nhiệt độ của lá đang héo đến 7oC . 2. Thoát hơi nước qua lá a. Lá là cơ quan thoát hơi nước - Các tế bào biểu bì của lá tiết ra lớp cutin. Lớp cutin phủ toàn bộ bề mặt của lá trừ khí khổng. - Cây thường xuân và nhiều loài cây gỗ khác cũng như các loài cây ở sa mạc ở biểu bì trên không có khí khổng nhưng có lớp cutin dày và không thoát hơi nước qua mặt trên của lá. Hình 3.8. Cấu tạo của lá STUDY TIP Mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước là do sự thoát hơi nước diễn ra qua lớp cutin trên biểu bì lá, lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại. b. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin * Thoát hơi nước qua khí khổng: Cấu tạo khí khổng: Mỗi khí khổng gồm hai tế bào hình hạt đậu úp vào nhau. Đó là những tế bào sống, chứa rất nhiều lục lạp, mỗi tế bào có vách dày không đồng đều, phần trong vách dày, phần ngoài mỏng. Do vậy khi các tế bào này trương nước, vách phía ngoài giãn nở nhiều hơn vách phía trong, làm độ cong tế bào tăng và khe mở rộng ra. Ngược lại, lúc tế bào không trương nước, khe nhỏ hoặc đóng lại. Hình 3.9. Cấu tạo khí khổng
  8. - Thoát hơi nước chủ yếu là qua khí khổng, do đó sự điều tiết độ mở của khí khổng là quan trọng nhất. - Độ mở khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước trong khí khổng gọi là tế bào hạt đậu. Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo thành mỏng và khí khổng mở ra. Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại. Tuy nhiên, khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. * Thoát hơi nước qua cutin trên biểu bì lá: - Lớp cutin càng dày, thoát hơi nước càng giảm và ngược lại. - So sánh hai con đường thoát hơi nước: Con đường qua khí khổng Con đường qua cutin - Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở - Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. khí khổng. - Vận tốc thoát hơi nước không chỉ phụ thuộc vào - Con đường này chủ yếu xảy ra ở lá còn non. Ở lá diện tích thoát hơi mà còn phụ thuộc chặt chẽ vào già, lớp cutin dày, thoát hơi nước chủ yếu xảy ra ở chu vi của diện tích đó. Vì hàng trăm khí khổng trên khí khổng. một mm2 lá sẽ có tổng chu vi lớn hơn nhiều so với chu vi lá và đó là lí do tại sao lượng nước thoát qua khí khổng là chủ yếu. 3. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình hình thành thoát hơi nước Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion khoáng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước. Nước: Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng nhiều đến sự thoát hơi nước thông qua việc điều tiết độ mở của khí khổng. Ánh sáng: Khí khổng mở khi cây được chiếu sáng. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa và nhỏ nhất lúc chiều tối, ban đêm khí khổng vẫn hé mở. Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng : Cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến tốc độ thoát hơi của các phân tử nước. 4. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B). - Khi A = B: Mô của cây đủ nước và cây phát triển bình thường. - Khi A > B: Mô của cây thừa nước và cây phát triển bình thường. - Khi A < B: Mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết. IV. VAI TRÒ CỦA NGUYÊN TỐ KHOÁNG 1. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây - Là những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống. - Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác. - Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. Phân loại: - Nguyên tố đại lượng gồm: C, H, O, N, S, P, K, Ca, Mg. - Nguyên tố vi lượng gồm: Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.
  9. STUDY TIP Nguyên tố vi lượng chiếm 100mg/ 1kg chất khô của cây. 2. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá. Hình 3.10. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây. VÍ DỤ + Thiếu đạm (N): Lá vàng nhạt, cây cằn cỗi. + Thiếu lân (P): Lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn. + Thiếu Kali: Ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây. + Thiếu Ca: Ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo. 3. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây a. Đất là nguồn chủ yếu cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây - Các muối khoáng trong đất tồn tại ở dạng không tan hoặc dạng hòa tan (dạng ion). Rễ cây chỉ hấp thụ được muối khoáng ở dạng hòa tan. - Sự chuyển hóa muối khoáng từ dạng không hòa tan thành dạng hòa tan chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố môi trường như hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất. Nhưng các nhân tố này lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc đất. b. Phân bón cho cây trồng - Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. - Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ gây độc cho cây, gây ô nhiễm nông phẩm, ô nhiễm môi trường đất và nước. Chú ý: Bón phân quá liều lượng, cây bị chết vì: - Bón phân quá liều lượng cây sẽ không hút được nước, mặt khác còn bị mất nhanh lượng nước của cơ thể do thoát hơi nước, do tế bào us73 dụng nước, do nước đi ra từ hệ rễ.
  10. - Bón phân nhiều làm nồng độ keo đất ưu trương so với nồng độ dịch bào của tế bào lông hút. Do vậy, tế bào lông hút không lấy được nước của môi trường bằng hình thức thẩm thấu. Mặt khác, nước còn bị mất đi, cây héo dần và chết. V. DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT 1. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ - Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH và NO . Trong cây NO được khử thành NH . Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống 4+ 3- 3- 4+ của thực vật. - Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP - Vai trò điều tiết: Nitơ là thành phần cấu tạo của protein – enzim, coenzim và ATP. Vì vậy, nitơ tham gia điều tiết quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật thông qua hoạt động xúc tác, cung cấp năng lượng và điều tiết trạng thái ngậm nước của các phân tử protein trong tế bào chất. STUDY TIP Thiếu nitơ sẽ làm giảm quá trình tổng hợp protein, từ đó sự sinh trưởng của các cơ quan bị giảm, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá. Màu vàng xuất hiện trước tiên ở những lá già. Điều đó xảy ra do sự huy động và sự điều tiết ion trong cây. 2. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây a. Nitơ trong không khí - Nitơ trong khí quyển chiếm gần khoảng 80%. - Cây không thể hấp thụ được nitơ phân tử. - Nitơ phân tử sau khi đã được các vi sinh vật cố định nitơ chuyển hóa thành NH3 thì cây mới đồng hóa được. - Nitơ ở dạng NO và NO2 trong khí quyển là độc hại với cơ thể thực vật. LƯU Ý Cây không trực tiếp hấp thụ được nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. Cây chỉ hấp thụ được dạng nitơ hữu cơ đó sau khi nó đã được các vi sinh vật đất khoáng hóa (biến nitơ hữu cơ thành nitơ khoáng) thành NH và 4+ NO . 3- b. Nitơ trong đất - Nguồn cung cấp chủ yếu nitơ cho cây là đất. Nitơ trong đất tồn tại ở 2 dạng: + Nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong các muối khoáng. + Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật. - Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng NH và NO . NO dễ bị rửa trôi xuống các lớp đất 4+ 3- 3- nằm sâu bên dưới. NH được các hạt keo đất tích điện âm giữ lại trên bề mặt của chúng nên ít bị mưa 4+ mang đi. 3. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ a. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ trong đất Trong đất còn xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử ( NO N ) do các vi sinh vật kị khí 3- 2 thực hiện, do đó đất phải thoáng để ngăn chặn việc mất nitơ.
  11. b. Quá trình cố định nitơ phân tử - Quá trình liên kết N2 và H2 để hình thành nên NH3 gọi là quá trình cố định nitơ. - Trong tự nhiên, hoạt động các nhóm vi sinh vật cố định nitơ có vai trò quan trọng trong việc bù đắp lại lượng nitơ của đất đã bị cây lấy đi. - Con đường sinh học cố định nitơ là con đường cố định nitơ do các vi sinh vật thực hiện. - Các vi sinh vật cố định gồm 2 nhóm: + Nhóm vi sinh vật tự do như vi khuẩn lam (Cyanobacteria) có nhiều ở ruộng lúa. + Nhóm cộng sinh với thực vật: Các vi khuẩn thuộc chi Rhizobium tạo nốt sần ở rễ cây họ Đậu. Hình 3.11. Một số nguồn Nitơ và quá trình chuyển hóa Nitơ trong đất Vi khuẩn cố định nitơ có khả năng như vậy vì trong cơ thể của các vi khuẩn này có một enzim nitrogenaza. Nitrogenaza có khả năng bẻ gãy ba liên kết cộng hóa trị bền vững giữa hai nguyên tử N để nitơ liên kết với hidro tạo ra amoniac ( NH ). Trong môi trường nước, NH chuyển thành NH . 3 3 4+ 4. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường a. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí: - Đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ thành phần dinh dưỡng. - Đúng nhu cầu của giống, loài cây trồng phù hợp với thời kì sinh trưởng và phát triển của cây (bón lót, bón thúc) cũng như điều kiện đất đai và thời tiết mùa vụ. b. Các phương pháp bón phân Bón phân qua rễ Bón phân qua lá - Cơ sở sinh học là dựa vào khả năng của rễ hấp thụ - Cơ sở sinh học là sự hấp thụ các ion khoáng qua các ion khoáng từ đất. khí khổng. - Bón phân qua rễ gồm bón lót trước khi trồng cây - Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ các và bón thúc sau khi trồng cây. ion khoáng thấp và chỉ bón phân qua lá khi trời không mưa và nắng không quá gay gắt. c. Phân bón và môi trường Bón phân hợp lí sẽ tăng năng suất cây trồng và không gây ô nhiễm môi trường. VI. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
  12. 1. Khái quát về quang hợp ở thực vật a. Quang hợp là gì? Hình 3.12. Sơ đồ quang hợp của cây xanh - Là quá trình hệ sắc tố của cây xanh hấp thụ năng lượng ánh sáng và sử dụng năng lượng để tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. - Bộ máy quang hợp gồm các thành phần: + Lá: Thường có dạng bản mỏng, hướng sáng. Trên bề mặt có lớp tế bào biểu bì, dưới là các tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp, có khoảng trống gian bào để chứa CO2 , các mạch dẫn, dưới là lớp tế bào biểu bì cùng với nhiều khí khổng. + Lục lạp: Hình bầu dục, ngoài được bao bọc bởi màng kép. Trong chứa cơ chất (stroma) là thể keo trong suốt, độ nhớt cao, chứa nhiều enzim cacboxi hóa. Hạt là grana gồm nhiều đĩa tilacoit xếp chồng lên nhau. Tilacoit chứa hệ sắc tố, các chất truyền điện tử là nơi xảy ra các phản ứng sáng của quang hợp. b. Vai trò của quang hợp - Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người. - Cung cấp năng lượng để duy trì hoạt động sống của sinh giới. - Điều hòa không khí: Giải phóng oxi và hấp thụ CO2 (góp phần ngăn chặn hiệu ứng nhà kính). 2. Lá là cơ quan quang hợp a. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp - Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng. - Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp. - Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá. - Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp.
  13. Hình 3.13. Hình thái giải phẫu của lá b. Lục lạp là bào quan quang hợp - Lục lạp có màng kép, bên trong là 1 khối cơ chất không màu gọi là chất nền (stroma), có các hạt grana nằm rãi rác. - Dưới kính hiển vi điện tử 1 hạt grana có dạng các túi dẹt xếp chồng lên nhau gọi là tilacoit (chứa diệp lục carotenoit, enzim). Hình 3.14. Cấu tạo của lục lạp c. Hệ sắc tố quang hợp - Hệ sắc tố quang hợp ở cây xanh bao gồm diệp lục và carotenoit. - Diệp lục có 2 loại chủ yếu là diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là nguyên nhân làm cho lá cây có màu lục. - Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu vào mắt ta làm cho ta thấy lá cây có màu lục. - Carotenoit là nhóm sắc tố phụ quang hợp gồm caroten và xantophyl. - Carotenoit tạo nên màu đỏ, da cam, vàng của lá, quả (màu đỏ của gấc chín), củ (màu vàng của củ cà rốt). - Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được vào phân tử diệp a ở trung tâm phán ứng quang hợp theo sơ đồ sau: Carotenoit Diệp lục b Diệp lục a Diệp lục a ở trung tâm phản ứng.
  14. - Sau đó, quang năng được chuyển hóa thành hóa năng trong ATP và NADPH. STUDY TIP Trong các sắc tố quang hợp, chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các sắc tố khác chỉ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó cho diệp lục a. VII. QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3 , C4 và CAM Quá trình quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3 , C4 và CAM chỉ khác nhau ở pha tối. 1. Quang hợp ở thực vật C3 a. Khái quát về quang hợp ở thực vật C3 Đặc điểm so sánh Pha sáng Pha tối Nơi thực hiện Trên màng tilacoit Chất nền stroma + Nguyên liệu Nước, ADP, NADP CO2 , ATP, NADPH + ADP, NADP , C6H12O6 và các Sản phẩm ATP, NADPH, O2 chất hữu cơ trung gian khác b. Các pha quang hợp ở thực vật C3 * Pha sáng: là pha chuyển hóa năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. - Trong pha sáng, năng lượng ánh sáng được sử dụng để thực hiện quá trình quang phân li nước: + - 2H2O 4H + 4e + O2 + Giải phóng Oxi. + Bù lại điện tử electron cho diệp lục a. + Các proton H+ đến khử NADP+ thành NADPH. - ATP và NADPH của pha sáng được sử dụng trong pha tối để tổng hợp các hợp chất hữu cơ. * Pha tối: - Pha tối ở thực vật C3 chỉ có chu trình Canvin. - Thực vật C3 phân bố mọi nơi trên trái đất (gồm các loài rêu đến cây gỗ trong rừng). Chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn cố định CO2 + Chất nhận CO2 đầu tiên và duy nhất là hợp chất 5C (Ribulozo – 1,5 – diphotphat (RiDP). + Sản phẩm đầu tiên ổn định của chu trình là hợp chất 3C (Axit photphoglyxeric APG). + Enzim xúc tác cho phản ứng là RiDP – cacboxylaza. - Giai đoạn khử: + APG (axit phosphoglixeric) AIPG (aldehit phosphoglixeric), ATP, NADPH.
  15. + Một phần AIPG tách ra khỏi chu trình và kết hợp với 1 phân tử triozo khác để hình thành C6H12O6 từ đó hình thành tinh bột, axit amin - Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Rib-1,5 diP (ribulozo -1,5 diphosphat): Phần lớn AIPG qua nhiều phản ứng cần cung cấp ATP tái tạo nên RiDP để khép kín chu trình. c. Đối tượng thực vật C3 Thực vật C3 gồm từ các loài rêu đến các cây gỗ lớn phân bố hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất. 2. Thực vật C4 a. Các đối tượng thực vật C4 Gồm một số loài sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, ngô, cao lương và thực vật C4 sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài, nhiệt độ, ánh sáng cao và tiến hành quang hợp theo chu trình C4 . b. Chu trình quang hợp ở thực vật C4 Diễn ra tại 2 loại tế bào là tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch. Tại tế bào mô giậu diễn ra giai đoạn cố định CO2 đầu tiên: - Chất nhận CO2 đầu tiên là 1 hợp chất 3C (phosphoenl piruvic – PEP). - Sản phẩm ổn định đầu tiên là hợp chất 4C (axit oxaloaxetic – AOA), sau đó AOA chuyển hóa thành 1 hợp chất 4C khác là axit malic (AM) trước khi chuyển vào tế bào bao bó mạch.
  16. Hình 3.16. Chu trình quang hợp ở thực vật C4 Tại tế bào bao bó mạch diễn ra giai đoạn cố định CO2 lần 2: - AM bị phân hủy để giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin và hình thành nên hợp chất 3C là axit piruvic. - Axit piruvic quay lại tế bào mô giậu để tái tạo lại chất nhận CO2 đầu tiên là PEP. - Chu trình C3 diễn ra như ở thực vật C3 . LƯU Ý Thực vật C4 ưu việt hơn thực vật C3 : - Cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp hơn nên thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C3 . - Chu trình C4 gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu theo chu trình C4 diễn ra ở lục lạp của tế bào nhu mô lá, giai đoạn 2 theo chu trình Canvin diễn ra trong lục lạp của tế bào bao bó mạch. 3. Thực vật CAM a. Các đối tượng thực vật CAM Gồm những loài mọng nước, sống ở vùng hoang mạc khô hạn như: xương rồng, dứa, thanh long b. Chu trình quang hợp ở thực vật CAM - Để tránh mất nước, khí khổng các loài này đóng vào ban ngày và mở vào ban đêm và cố định CO2 theo con đường CAM. - Vào ban đêm, nhiệt độ môi trường xuống thấp, tế bào khí khổng mở ra, CO2 khuếch tán qua lá vào: + Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP và sản phẩm ổn định đầu tiên là AOA. + AOA chuyển hóa thành AM vận chuyển vào các tế bào dự trữ. - Ban ngày, khi tế bào khí khổng đóng lại: + AM bị phân hủy giải phóng CO2 cung cấp cho chu trình Canvin và axit piruvic tái sinh chất nhận ban đầu PEP.
  17. LƯU Ý Chu trình CAM gần giống với chu trình C4 điểm khác biệt là về thời gian: Cả 2 giai đoạn của chu trình C4 đều diễn ra ban ngày; còn chu trình CAM thì giai đoạn đầu cố định CO2 được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng mở và còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình Canvin thực hiện vào ban ngày khi khí khổng đóng. VIII. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP 1. Ánh sáng Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về 2 mặt: Cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng. a. Cường độ ánh sáng: - Điểm bù ánh sáng: Là khi cường độ quang hợp = cường độ hô hấp. - Điểm bão hòa ánh sáng: Là điểm cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp cực đại. b. Quang phổ ánh sáng: - Các tia sáng có độ dài bước sóng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp. - Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh, tím và đỏ (tia xanh, tím kích thích tổng hợp axit amin, protein tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat). - Trong môi trường nước, thành phần ánh sáng biến động nhiều theo độ sâu, theo thời gian trong ngày (buổi sáng và chiều nhiều tia đỏ; buổi trưa nhiều tia xanh tím). STUDY TIP Dưới tán rừng rậm, chủ yếu là ánh sáng khuếch tán, các tia giảm rõ rệt. Cây mọc dưới tán rừng thường chứa lượng diệp lục b cao giúp hấp thụ được các tia sáng có bước sóng ngắn hơn. 2. Nồng độ CO2 - Trong tự nhiên, nồng độ CO2 trung bình là 0,03%. Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là 0,008% - 0,01%. - Đất là nguồn cung cấp CO2 cho không khí. CO2 trong đất chủ yếu là do hô hấp của vi sinh vật và rễ cây tạo nên. - Tăng nồng độ CO2 , lúc đầu cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận, sau đó tăng chậm cho tới khi đến trị số bão hòa CO2 . Vượt quá trị số đó, cường độ quang hợp giảm. - Thông thường ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. STUDY TIP Nồng độ bão hòa CO2 - trị số tuyệt đối của quang hợp biến đổi tùy thuộc vào cường độ chiếu sáng, nhiệt độ và các điều kiện khác. 3. Nước - Khi cây thiếu nước từ 40% đến 60% thì quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ. - Khi bị thiếu nước, cây chịu hạn có thể duy trì quang hợp ổn định hơn cây trung sinh và cây ưa ẩm. 4. Nhiệt độ - Nhiệt độ cực tiểu làm ngừng quang hợp ở những loài cây khác nhau thì khác nhau: + Thực vật vùng núi cao, ôn đới là -15oC . + Thực vật đới là 4 đến 8oC .
  18. - Nhiệt độ cực đại làm ngừng quang hợp ở các loài cũng khác nhau: + Cây ưa lạnh ngừng quang hợp ở 12oC . +Thực vật ở sa mạc có thể quang hợp ở nhiệt độ 58oC . 5. Nguyên tố khoáng Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng nhiều đến quang hợp: - N, P, S: Tham gia tạo thành enzim quang hợp. - N, Mg: Tham gia hình thành diệp lục. - K: Điều tiết độ đóng mở khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào lá. - Mn, Cl: Liên quan đến quang phân li nước. 6. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo - Là sử dụng ánh sáng của các loại đèn (đèn neon, đèn sợi đốt) thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà hay trong phòng. - Giúp con người khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá lạnh, sâu bệnh từ đó đảm bảo cung cấp rau quả tươi ngay cả khi mùa đông. STUDY TIP Ở Việt Nam, áp dụng phương pháp này để trồng rau sạch, nhân giống cây trồng, nuôi cấy mô IX. QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG 1. Quang hợp và quyết định năng suất cây trồng - Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng, phần còn lại 5 – 10% là các chất dinh dưỡng khoáng. - Năng suất sinh học là tổng hợp lượng chất khô tích lũy mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. - Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan (hạt, củ, quả, lá ) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. 2. Tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp a. Tăng diện tích lá - Có thể điều khiển diện tích bộ lá nhờ các biện pháp nông sinh như bón phân, tưới nước hợp lí, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp với loài và giống cây trồng. - Tác dụng của bộ lá đối với quang hợp thể hiện ở trị số diện tích lá. b. Tăng cường độ quang hợp - Cường độ quang hợp là chỉ số thể hiện hiệu suất hoạt động của bộ máy quang hợp. Chỉ số đó ảnh hưởng quyết định đến sự tích lũy chất khô và năng suất cây trồng. - Tuyển chọn và tạo giống mới có cường độ và hiệu suất quang hợp cao kết hợp áp dụng kĩ thuật chăm sóc hợp lí. c. Tăng hệ số kinh tế Để tăng hệ số kinh tế cần thực hiện các công việc sau: - Tuyển chọn các giống cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế (hạt, quả, củ ) với tỉ lệ cao, do đó sẽ tăng hệ số kinh tế của cây trồng. - Các biện pháp nông sinh như bón phân hợp lí. STUDY TIP
  19. Lá là cơ quan quang hợp chính của thực vật, trong lá có lục lạp với hệ sắc tố hấp thụ năng lượng ánh sáng rồi truyền đến pha cố định CO2 (pha tối) tạo vật chất hữu cơ. Do đó tăng diện tích lá là tăng diện tích quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây nên tăng năng suất cây trồng. X. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT 1. Hô hấp ở thực vật Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa sinh học (dưới tác động enzim) nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucozo của tế bào sống đến CO2 và H2O , một phần năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP. Phương trình hô hấp tổng quát: C6H12O6 + 6 O2 6 CO2 + 6 H2O + Năng lượng (nhiệt + ATP) Vai trò của hô hấp với cơ thể thực vật: - Năng lượng được thải ra ở dạng nhiệt cần thiết để duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống cơ thể. - Năng lượng được tích lũy trong ATP được dùng để: Vận chuyển vật chất trong cây, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào - Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể như lipid, protein 2. Con đường hô hấp ở thực vật a. Phân giải kị khí (đường phân và lên men) - Ở thực vật, phân giải kị khí có thể xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện THIẾU oxy. - Phân giải kị khí gồm đường phân và lên men. - Đường phân xảy ra trong tế bào chất, đó là quá trình phân giải phân tử glucozo đến axit piruvic. Hình 3.17. Phân giải kị khí b. Phân giải hiếu khí Hô hấp hiếu khí bao gồm: - Chu trình Crep. - Chuỗi chuyền electron trong hô hấp. Chu trình Crep: Diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có oxy, axit piruvic đi vào từ tế bào chất vào ti thể. Tại đó, axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxy hóa hoàn toàn. Chuỗi chuyền electron: Phân bố trong màng trong của ti thể.
  20. - Hidro tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyển đến chuỗi truyền electron đến oxi nước và tích lũy được 36 ATP. - Từ 1 phân tử glucozo qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng. STUDY TIP Hô hấp hiếu khí diễn ra trong các mô, các cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa đang nở, 3. Hô hấp sáng - Là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp. - Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp. 4. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường a. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp - Đây là hai quá trình phụ thuộc lẫn nhau. - Sản phẩm của quang hợp ( C6H12O6 + O2 ) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hóa trong hô hấp. - Sản phẩm của hô hấp ( CO2 + H2O ) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng oxi trong quang hợp. So sánh giữa quang hợp và hô hấp: Đặc điểm so sánh Quang hợp Hô hấp Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa Là quá trình hệ sắc tố của cây xanh hấp sinh học (dưới tác động của enzim) thụ năng lượng ánh sáng và sử dụng nguyên liệu hô hấp, đặc biệt là glucozo Khái niệm năng lượng để tổng hợp chất hữu cơ từ của tế bào sống đến CO2 và H2O , một chất vô cơ. phần năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong ATP. 6 CO2 + 12 H2O C H O + 6 O 6 CO + 6 H O + Phương trình 6 12 6 2 2 2 C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O Năng lượng (nhiệt + ATP) Bản chất Là quá trình oxy hóa khử Là quá trình oxy hóa chất hữu cơ Chất tham gia CO2 O2 Chất sản phẩm O2 CO2 Nơi diễn ra Lục lạp Các tế bào và ti thể của mọi tế bào sống. - Phân giải đường và lên men Cơ chế Diễn ra ở pha sáng và pha tối - Chu trình Crep - Chuỗi chuyền electron STUDY TIP Quang hợp là tiền đề của hô hấp vì quang hợp lấy năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ. Hô hấp sử dụng chất hữu cơ tổng hợp từ quang hợp, phân hủy để lấy năng lượng. Năng lượng này phục vụ cho các hoạt động sống. Như vậy đây là hai quá trình ngược nhau, một bên sử dụng lấy năng lượng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ, một bên sử dụng chất hữu cơ đó, qua các phản ứng để lấy năng lượng. b. Quan hệ giữa hô hấp và môi trường * Nước: - Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp. - Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng. - Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
  21. * Nhiệt độ: - Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây. - Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van – Hop: Q10 = 2 – 3 (tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phán ứng tăng lên gấp 2 – 3 lần). - Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30 đến 35oC. * Nồng độ O2 Trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, khi giảm xuống 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí từ đó gây bất lợi cho cây trồng. O2 tham gia vào oxi hóa các chất hữu cơ và là chất nhận electron cuối cùng trong chuỗi chuyền electron để sau đó hình thành nước trong hô hấp hiếu khí. Vì vậy, nếu nồng độ O2 trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và khí giảm xuống dưới 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí là dạng hô hấp không có hiệu quả năng lượng, rất bất lợi cho cây trồng. * Nồng độ CO2 : Trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí và lên men etylic. CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp. Các phản ứng đêcacboxi hóa để giải phóng CO2 là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 trong môi trường cao sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế. B – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT I. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT 1. Tiêu hóa là gì? Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được. Động vật đơn bào Các nhóm động vật khác Thức ăn được tiêu hóa trong không bào tiêu hóa. Thức ăn được tiêu hóa ở bên ngoài tế bào, trong túi tiêu hóa hoặc trong ống tiêu hóa. 2. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa Hình 3.18. Quá trình tiêu hóa nội bào ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa - Động vật chưa có cơ quan tiêu hóa là động vật đơn bào. Tiêu hóa thức ăn ở động vật đơn bào là tiêu hóa nội bào.
  22. - Quá trình tiêu hóa nội bào gồm 3 giai đoạn: + Màng tế bào lõm dẫn vào hình thành không bào tiêu hóa chứa thức ăn bên trong. + Lizoxom gắn vào không bào tiêu hóa, các enzyme của lizoxom vào không bào tiêu hóa và thủy phân các chất dinh dưỡng phức tạp thành các chất đơn giản. + Hấp thu chất dinh dưỡng đơn giản vào tế bào chất, phần thức ăn không được tiêu hóa trong không bào được đưa ra khỏi tế bào chất theo kiểu xuất bào. 3. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa - Động vật: Ruột khoang và Giun dẹp. - Cấu tạo túi tiêu hóa: Hình túi, túi tiêu hóa có một lỗ thông duy nhất (vừa là nơi thức ăn đi vào và chất thải tiêu hóa đi ra), trên thành túi có nhiều tế bào tuyến tiết enzim tiêu hóa vào lòng túi tiêu hóa. - Túi không có khả năng co bóp nên không có tiêu hóa cơ học. - Ở túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (tiêu hóa trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào) và tiêu hóa nội bào (tiêu hóa bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hóa). - Thức ăn sau khi được tiêu hóa ngoại bào dễ dàng được tiếp tục tiêu hóa nội bào để tạo thành chất dinh dưỡng đơn giản hấp thụ vào cơ thể, phần cặn bã thải ra ngoài qua lỗ miệng. Hình 3.19. Quá trình tiêu hóa nội bào ở động vật có túi tiêu hóa 4. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa Ống tiêu hóa gồm nhiều bộ phận với các chức năng khác nhau: - Thức ăn đi theo một chiều trong ống tiêu hóa. Khi đi qua ống tiêu hóa, thức ăn bị biến đổi cơ học và hóa học để trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. - Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và thải ra ngoài. STUDY TIP Tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa gặp ở động vật có xương sống và một số động vật không xương sống. So sánh tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học: Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học
  23. Đặc Nhờ răng, lưỡi, cắt xé nhào trộn, nhờ các cơ Quá trình biến đổi thức ăn do tác động của điểm thành dạ dày ruột non bóp nhuyễn thêm. các enzim có trong dịch tiêu hóa. Vai trò làm cho thức ăn bị xé nhỏ ra, tăng Các enzim có vai trò phân hủy hợp chất phức diện tích tiếp xúc với dịch tiêu hóa, tạo điều tạp là glucid, lipid, protein thành các chất đơn Vai trò kiện thuận lợi cho sự biến đổi hóa học xảy ra giản mà tế bào có thể sử dụng được như triệt để hơn. đường đơn, axit amin, glycerol, axit béo. STT Bộ phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học 1 Miệng X X 2 Thực quản X 3 Dạ dày X X 4 Ruột non X X 5 Ruột già X 5. Đặc điểm tiêu hóa của thú ăn thịt và thú ăn thực vật * So sánh đặc điểm thức ăn và cấu tạo tiêu hóa ở thú ăn thực vật và thú ăn thịt: Đặc điểm so Thú ăn thịt Thú ăn thực vật sánh Thức ăn thô cứng và ít chất dinh dưỡng, Thức ăn Thức ăn mềm và giàu chất dinh dưỡng. khó tiêu hóa (vì có thành xenlulozo). - Răng cửa sắc nhọn lấy thịt ra khỏi xương. - Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ, - Răng nanh nhọn và dài cắm và giữ các răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên mồi cho chặt. Răng để giữa chặt cỏ (trâu). - Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn, cắn - Răng trước hàm và răng hàm phát triển thịt thành các mảnh nhỏ để dễ nuốt. có nhiều gờ nghiền nát cỏ khi nhai. - Răng hàm có kích thước nhỏ, ít được sử dụng. - Dạ dày là một cái túi lớn nên gọi là dạ - Dạ dày thỏ, ngựa là dạ dày đơn, lớn (1 dày đơn. túi). - Thịt được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa - Dạ dày trâu, bò có 4 túi là dạ cỏ, dạ tổ hóa học giống như trong dạ dày người ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ dày (dạ dày co bóp làm nhuyễn thức ăn và Dạ cỏ là nơi dự trữ, làm mềm thức ăn khô làm thức ăn trộn đều với dịch vị. Enzim và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều vi pepsin thủy phân protein thành các sinh vật tiêu hóa xenlulozo và các chất peptit). dinh dưỡng khác.
  24. Dạ tổ ong góp phần đưa thức ăn lên miệng để nhai lại. Dạ lá sách giúp hấp thụ lại nước. Dạ múi khế tiết ra pepsin và HCl tiêu hóa prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ. - Ruột non ngắn hơn nhiều so với ruột - Ruột non dài vài chục mét và dài hơn non của thú ăn thực vật. rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt. Ruột non - Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa - Các chất dinh dưỡng được tiêu hóa hóa học và hấp thụ trong ruột non giống như học và hấp thụ trong ruột non giống như ở người. ở người. - Manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulozo và các chất dinh dưỡng có Ruột tịt không phát triển và không có trong tế bào thực vật. Manh tràng chức năng tiêu hóa thức ăn. - Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thụ qua thành manh tràng. - Manh tràng rất phát triển ở thú ăn thực vật có dạ dày đơn. II. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT 1. Hô hấp Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. - Hô hấp bao gồm các quá trình hô hấp ngoài và hô hấp trong, vận chuyển khí. + Hô hấp ngoài: Là quá trình trao đổi khí với môi trường bên ngoài thông qua bề mặt trao đổi khí (phổi, mang, da) giữa cơ thể và môi trường cung cấp oxi cho hô hấp tế bào, thải CO2 từ hô hấp trong ra ngoài. + Hô hấp trong là quá tình trao đổi khí trong tế bào và quá tình hô hấp tế bào, tế bào nhận O2 , thực hiện quá trình hô hấp tế bào và thải ra khí CO2 để thực hiện các quá trình trao đổi khí trong tế bào. 2. Bề mặt trao đổi khí Bề mặt trao đổi khí là nơi thực hiện quá trình trao đổi khí (nhận O2 và giải phóng CO2 ) giữa cơ thể với môi trường. - Các bề mặt trao đổi khí ở động vật gồm có: Bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi. - Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây: + Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn. + Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng. + Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp. + Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng. 3. Các hình thức hô hấp
  25. Đặc điểm Hô hấp qua bề mặt Hô hấp bằng hệ Hô hấp bằng mang Hô hấp bằng so sánh cơ thể thống ống khí phổi Bề mặt hô Bề mặt tế bào hoặc bề Ống khí Mang Phổi hấp mặt cơ thể. Động vật đơn bào Các loài động vật (amip, trùng dày ), Các loài cá, chân khớp (tôm, sống trên cạn như Đại diện đa bào bậc thấp (ruột Côn trùng cua), thân mềm (trai, ốc). Bò sát, Chim và khoang, giun tròn, Thú. giun dẹp). Hệ thống ống khí - Phổi thú có nhiều - Mang có các cung mang, trên - Mỏng và ẩm ướt được cấu tạo từ phế nang, phế nang các cung mang có phiến mang giúp khí khuếch tán những ống dẫn có bề mặt mỏng và Đặc điểm có bề mặt mỏng và chứa rất qua dễ dàng. chứa không khí có mạng lưới mao của bề mặt nhiều mao mạch máu. - Có nhiều mao mạch phân nhánh nhỏ mạch máu dày đặc. hô hấp - Mao mạch trong mang song và máu có sắc tố hô dần và tiếp xúc - Phổi chim có song và ngược chiều với chiều hấp. trực tiếp với tế thêm nhiều ống chảy của dòng nước. bào. khí. Khí O từ môi Khí O trong nước khuếch tán Khí O2 và CO2 được 2 2 Khí O2 và CO2 Cơ chế hô khuếch tán qua bề trường ngoài tế qua mang vào máu và khí CO 2 được trao đổi qua hấp mặt cơ thể hoặc bề bào, CO2 ra môi khuếch tán từ máu qua mang bề mặt phế nang. mặt tế bào. trường. vào nước. - Cá hít vào: cửa miệng cá mở nắp mang đóng lại thể tích khoang miệng tăng, áp suất Sự thông khí chủ giảm nước tràn vào khoang yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi miệng mang theo O2 . thể tích khoang Sự thông khí - Cá thở ra: cửa miệng đóng lại thân (bò sát), Hoạt động được thực hiện nắp mang mở ra thể tích khoang bụng thông khí nhờ sự co giãn khoang miệng giảm, áp suất (chim) hoặc lồng của phần bụng. tăng đẩy nước trong ngực (thú); hoặc khoang miệng qua mang ra nhờ sự nâng lên, hạ ngoài mang theo CO . 2 xuống của thềm - Miệng và nắp mang đóng mở miệng (lưỡng cư). nhịp nhàng và liên tục thông khí liên tục. Thành phần không khí hít vào và thở ra: Loại khí Không khí hít vào Không khí thở ra O2 20,96% 16,4% CO2 0,03% 4,1%
  26. N2 79,01% 79,5% III. TUẦN HOÀN MÁU 1. Cấu tạo chung và chức năng của hệ tuần hoàn a. Cấu tạo - Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô. - Tim: là cơ quan hút và đẩy máu chảy trong mạch máu. - Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch. b. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể. 2. Các dạng hệ tuần hoàn của động vật - Động vật đa bào có cơ thể nhỏ dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn và các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể. - Động vật đa bào kích thước có thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể có hệ tuần hoàn. Hình 3.20. Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn a. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín * Hệ tuần hoàn hở: - Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô. - Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm. - Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai ) và chân khớp (côn trùng, tôm ). * Hệ tuần hoàn kín: - Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch. - Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh. - Gặp ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống. - Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: Hệ tuần hoàn đơn ở cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi. STUDY TIP - Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ vì máu chảy với áp lực thấp, không thể đi xa, không cung cấp đủ máu cho các cơ quan xa tim.
  27. - Hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật ít di chuyển vì máu chảy chậm, không cung cấp đủ nhu cầu các chất cần thiết và thải chất thải khi cơ thể hoạt động nhiều. Hình 3.21. Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín So sánh hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín: Đặc điểm Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Động vật thân mềm, chân khớp. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu Đại diện và động vật có xương sống. Cấu tạo Tim, động mạch, tĩnh mạch. Tim – Động mạch – Mao mạch – Tim. Tim – Động mạch – Khoang cơ thể - Tim – Động mạch – Mao mạch – Tim. Đường đi của máu Tim Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục hỗn hợp máu – dịch mô. trong mạch kín, từ động mạch, qua mao Đặc điểm của dịch mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. tuần hoàn Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch. Tốc độ máu trong Máu chảy trong động mạch với áp lực Máu chảy trong động mạch áp lực cao, hệ tuần hoàn thấp, tốc độ máu chảy chậm. trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. b. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
  28. Hình 3.22. Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép So sánh hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép: Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép - Có 1 vòng tuần hoàn. - Có 2 vòng tuần hoàn. - Tim có 2 ngăn (1 tâm thất, 1 tâm nhĩ). - Tim có 3 hoặc 4 ngăn (1 hoặc 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ). - Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình. - Máu chảy trong động mạch với áp lực cao. - Máu đi nuôi cơ thể là máu pha. - Máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi. - Hiệu quả thấp. - Hiệu quả cao. 3. Hoạt động của tim a. Tính tự động của tim - Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim. - Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim. * Hệ thống truyền tim bao gồm: - Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): Tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất. - Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ. - Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên. * Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ tự phát xung điện Lan ra khắp cơ tâm nhĩ Tâm nhĩ co Lan truyền đến nút nhĩ thất Bó His Mạng lưới Puockin Lan khắp cơ tâm thất Tâm thất co. b. Chu kì hoạt động của tim - Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ pha co tâm thất pha giãn chung. - Mỗi chu kì tim gồm 3 pha – 0,8s: Pha co tâm nhĩ: 0,1s Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ Hai tâm nhĩ co Van bán nguyệt đóng lại Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng Van nhĩ thất mở Dồn máu từ hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất. Pha co tâm thất: 0,3s Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Puockin Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên Van bán nguyệt mở Máu đi từ tim vào động mạch. Pha giãn chung: 0,4s Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở, van bán nguyệt đóng Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ, máu từ tâm nhĩ dồn xuống tâm thất. Hoạt động theo chu kì của tim giúp cho tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi và máu lưu thông một chiều trong hệ tuần hoàn (từ tĩnh mạch về tâm nhĩ tâm thất động mạch các cơ quan). LƯU Ý - Động vật có kích thước cơ thể càng nhỏ thì tim đập càng nhanh và ngược lại động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì tim đập càng chậm.
  29. - Động vật càng nhỏ thì tỉ lệ S/V càng lớn (tỉ lệ giữa diện tích cơ thể và thể tích cơ thể). Tỉ lệ S/V càng lớn thì nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hóa tăng lên, tim phải đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu oxi và chất dinh dưỡng cung cấp cho quá trình chuyển hóa. 4. Hoạt động của hệ mạch a. Cấu trúc của hệ mạch Hệ mạch gồm: Động mạch chủ Động mạch nhánh Tiểu động mạch chủ Mao mạch Tiểu tĩnh mạch Tĩnh mạch nhánh Tĩnh mạch chủ. Hình 3.23. Cấu trúc hệ mạch - Động mạch: Thành mạch dày (nhiều cơ và mô liên kết Tính đàn hồi cao chịu được áp lực lớn có khả năng co giãn để điều chỉnh dòng máu giúp máu chảy liên tục trong hệ mạch). - Mao mạch: Thành rất mỏng, chỉ gồm một lớp biểu mô dễ dàng thực hiện quá trình trao đổi chất với các tế bào. - Tĩnh mạch: Thành mạch rộng, lòng mạch rộng hơn thành động mạch, có van tổ chim để cho máu di chuyển một chiều trở về tim, không di chuyển theo chiều ngược lại. STUDY TIP - Ăn nhiều mỡ động vật chứa nhiều cholesterol tích tụ dần trong động mạch làm cho đường kính động mạch ngày càng hẹp, cản trở dòng máu, nên tăng áp lực máu lên thành mạch dẫn đến tăng huyết áp. - Cholesterol tích tụ ở các động mạch vành tim, nghẽn động mạch vành, máu cung cấp cho tim giảm dẫn đến suy tim. b. Huyết áp - Huyết áp: Là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. - Huyết áp có hai trị số: Huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp tối thiểu (tâm trương). + Huyết áp cực đại (huyết áp tối đa) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch. + Huyết áp cực tiểu (huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn. - Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch. - Nguyên nhân của sự giảm ma sát trong hệ mạch là do: + Sự ma sát của máu với thành mạch.
  30. + Sự ma sát giữa các phân tử máu khi vận chuyển. - Tim đập nhanh và mạnh sẽ bơm một lượng lớn máu vào động mạch. Lượng máu lớn gây ra áp lực mạnh lên động mạch, kết quả là huyết áp tăng lên. - Tim đập chậm và yếu thì lượng máu được đẩy vào động mạch sẽ ít hơn. Lượng máu ít nên áp lực tác dụng lên thành động mạch yếu, kết quả là huyết áp giảm. VÍ DỤ - Khi tim đập nhanh, mạnh huyết áp tăng. - Khi tim đập chậm và yếu huyết áp giảm. - Càng xa tim thì huyết áp càng giảm (huyết áp động mạch > huyết áp mao mạch > huyết áp tĩnh mạch). STUDY TIP Khi bị mất máu, lượng máu trong mạch giảm nên áp lực tác dụng lên thành mạch giảm, kết quả là huyết áp giảm. c. Vận tốc máu - Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong một giây. - Vận tốc máu phụ thuộc vào tổng tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch. - Vận tốc trong hệ mạch giảm theo chiều động mạch > tĩnh mạch > mao mạch (vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn rất nhiều so với tổng tiết diện của động và tĩnh mạch). - Ý nghĩa: Máu chảy rất nhanh trong hệ mạch đảm bảo đưa máu đến các cơ quan và chuyển nhanh đến các cơ quan cần thiết hoặc đến cơ quan bài tiết. Máu chảy trong mao mạch chậm đảm bảo cho sự trao đổi chất giữa máu và tế bào. IV. CÂN BẰNG NỘI MÔI 1. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi - Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. Ví dụ: Duy trì nồng độ glucozo trong máu người 0,1%; duy trì thân nhiệt người ở 36,7oC . - Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong đảm bảo cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. - Môi trường trong cơ thể duy trì được sự ổn định là nhờ cơ thể có các cơ chế duy trì cân bằng nội môi. 2. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi Hình 3.24. Sơ đồ khái quát cơ chế duy trì cân bằng nội môi Bảng tóm tắt các bộ phận và chức năng tham gia cơ chế duy trì cân bằng nội môi
  31. Bộ phận Cơ quan Chức năng Bộ phận tiếp nhận Thụ thể hoặc cơ quan - Tiếp nhận kích thích từ môi trường (trong, ngoài). kích thích thụ cảm - Hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển. Bộ phận điều khiển Trung ương thần kinh - Tiếp nhận xung thần kinh từ bộ phận kích thích truyền tới. hoặc tuyến nội tiết - Xử lí thông tin. - Gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmon đến cơ quan hoạt động và điều khiển hoạt động của bộ phận thực hiện. Bộ phận thực hiện Thận, gan, phổi, tim, Nhận tín hiệu thần kinh từ cơ quan điều khiển tăng hoặc mạch máu giảm hoạt động biến đổi các điều kiện lí hóa của môi trường đưa môi trường trở về trạng thái cân bằng, ổn định. Tác động ngược lại bộ phận tiếp nhận kích thích (liên hệ ngược). Chú ý: Cơ chế điều hòa cân bằng huyết áp thông qua con đường thần kinh. - Khi huyết áp tăng đã tác động lên các thụ thể áp lực ở mạch máu (ở cung động mạch chủ hay xoang động mạch cổ) và hình thành xung thần kinh truyền theo dây hướng tâm về trung khu điều hòa tim mạch ở hành não. - Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não gửi đi các tín hiệu thần kinh theo dây li tâm tới tim và mạch máu làm tim và mạch co bóp chậm và yếu, mạch giãn huyết áp trở lại bình thường. - Khi huyết áp giảm thấp, cơ chế điều hòa diễn ra tương tự và ngược lại tín hiệu thần kinh sẽ điều hòa làm cho tim và mạch máu co bóp nhanh và mạnh hơn để huyết áp trở lại bình thường. 3. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu a. Vai trò của thận - Thận tham gia điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu nhờ khả năng tái hấp thụ hoặc thải bớt nước và các chất hòa tan trong máu. - Khi áp suất thẩm thấu trong máu tăng do ăn mặn, đổ nhiều mồ hôi thận tăng cường tái hấp thụ nước trả về máu, đồng thời động vật có cảm giác khát nước từ đó uống nước vào, giúp cân bằng áp suất thẩm thấu. - Khi áp suất thẩm thấu trong máu giảm làm thận tăng thải nước và duy trì áp suất thẩm thấu. b. Vai trò của gan - Gan tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu nhờ khả năng điều hòa nồng độ của các chất hòa tan trong máu như glucozo - Khi đói, do các tế bào sử dụng nhiều glucôzơ làm nồng độ glucôzơ trong máu giảm và tuyến tụy tiết ra glucagôn giúp gan chuyển glicôgen thành glucôzơ đưa vào máu từ đó khiến nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên và duy trì ổn định. Chú ý: Khi ta ăn nhiều đường nhưng lượng đường trong máu vẫn luôn giữ được ở mức ổn định: - Sau bữa ăn gan nhận được nhiều glucôzơ từ tĩnh mạch cửa gan, hàm lượng glucôzơ được gan điều chỉnh bằng cách biến đổi thành glycogen dự trữ trong gan và cơ, phần glucôzơ dư thừa sẽ chuyển thành các phân tử mỡ và được chuyển tới dự trữ trong các mô mỡ, đảm bảo cho nồng độ glucôzơ trong máu giữa tương đối ổn định.
  32. - Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng cho hoạt động của các cơ quan làm lượng glucôzơ máu có xu hướng giảm, lượng glucôzơ giảm sẽ được gan bù đắp bằng cách chuyển glycogen dự trữ thành glucôzơ. Tham gia vào quá trình điều hòa glucôzơ của gan còn có các hoocmon tiết ra từ tuyến tụy (insulin và glucagon). LƯU Ý Sau bữa ăn, nồng độ glucôzơ trong máu tăng cao khiến tuyến tụy tiết ra insulin, làm cho gan chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ, đồng thời kích thích tế bào nhận và sử dụng glucôzơ từ đó làm nồng độ glucôzơ trong máu giảm và duy trì ổn định. 4. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi - Các tế bào trong cơ thể hoạt động trong môi trường pH nhất định. Những biến động pH nội môi đều có thể gây ra những thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của tế bào, của cơ quan, thậm chí gây tử vong cho động vật, người. - Tuy nhiên, các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2 , axit lactic có thể làm thay đổi pH của máu. Những biến đổi này có thể gây ra những rối loạn hoạt động của tế bào, của cơ quan. Vì vậy cơ thể pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận. - Trong máu có các hệ đệm để duy trì pH của máu được ổn định do chúng có thể lấy đi H+ hoặc OH- khi các ion này xuất hiện trong máu. - Hệ đệm bao gồm một acid yếu, ít phân ly và muối kiềm của nó. Trong máu có ba hệ đệm quan trọng là: + Hệ đệm bicacbonat: H2CO3 / NaHCO3 + Hệ đệm photphat: NaH PO / NaHPO 2 4 4- + Hệ đệm protein Trong số các hệ đệm, hệ đệm protein là hệ đệm mạnh nhất. - Ngoài hệ đệm phổi và thận cùng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng pH nội môi. + - Phổi tham gia điều hòa pH máu bằng cách thải CO2 vì khi CO2 tăng lên thì sẽ làm tăng H trong máu. + + Thận tham gia điều hòa pH nhờ thải H , tái hấp thụ Na ; thải NH3 Chú ý: Hệ đệm, phổi và thận duy trì pH máu bằng cách: Các hoạt động của tế bào, các cơ quan luôn sản sinh ra các chất CO2 , axit lactic có thể làm thay đổi pH của máu làm rối loạn hoạt động của cơ thể. - pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ hệ đệm, phổi và thận. - Mỗi hệ đệm được cấu tạo bởi một axit yếu và muối kiềm mạnh của axit đó (ví dụ: H2CO3 / NaHCO ). Khi H+ tăng, máu có xu hướng chuyển về axit thì muối kiềm của hệ đệm có vai 3- trò trung hòa làm giảm H+ trong máu. Khi OH- tăng, máu có xu hướng chuyển sang kiềm tính thì axit của hệ đệm có tác dụng giảm OH- trong máu. - Phổi thải CO2 giúp duy trì pH máu ổn định vì CO2 kết hợp với nước sẽ tạo thành làm tăng H+ trong máu. - Thận thải H+ , tái hấp thu Na + , thải HCO , urê giúp duy trì pH của máu ổn định. 3-
  33. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I A- CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT Câu 1. Điều nào sau đây là không đúng với dạng nước tự do? A. Là dạng nước chứa trong các khoảng gian bào. B. Là dạng nước chứa bị hút bởi các phân tử tích điện. C. Là dạng nước chứa trong các mạch dẫn. D. Là dạng nước chứa trong các thành phần của tế bào. Câu 2. Nơi nước và các chất hoà tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là: A. Tế bào lông hút.B. Tế bào nội bì. C. Tế bào biểu bì.D. Tế bào vỏ. Câu 3. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do? A. Tham gia vào quá trình trao đổi chất. B. Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh. C. Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể. D. Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước. Câu 4. Khi tế bào khí khổng trương nước thì: A. Vách (mép) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra. B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng mở ra. C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra. D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra. Câu 5. Khi tế bào khí khổng mất nước thì: A. Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại. B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại. C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại. D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại. Câu 6. Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây là: A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ. D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn. Câu 7. Nước liên kết có vai trò: A. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể. B. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước. C. Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh. D. Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào. Câu 8. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu: A. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
  34. B. Từ mạch gỗ sang mạch rây. C. Từ mạch rây sang mạch gỗ. D. Qua mạch gỗ. Câu 9. Lực đóng vai trò chính trong quá trình vận chuyển nước ở thân là: A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước). B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước). C. Lực liên kết giữa các phân tử nước. D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn. Câu 10. Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở? A. Mép (Vách) trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng. B. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày. C. Mép (Vách) trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng. D. Mép (Vách) trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày. Câu 11. Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là: A. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. D. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. Câu 12. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 13. Nội dung nào sau đây là sai? I. Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học. II. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn. III. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hoá học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây. IV. Nước tự do không giữ được đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh. Phương án đúng: A. I, IIB. II, IIIC. III, IVD. II, IV Câu 14. Nước không có vai trò nào sau đây đối với đời sống thực vật? I. Quyết định sự phân bố thực vật trên Trái Đất. II. Là thành phần bắt buộc với bất kì tế bào sống nào. III. Là dung môi hoà tan muối khoáng và các hợp chất hữu cơ. IV. Là nguyên liệu tham gia các phản ứng trao đổi chất. V. Đảm bảo sự thụ tinh kép xảy ra. VI. Điều hòa nhiệt độ cơ thể. VII. Tạo sức căng bề mặt của lá, làm lá cứng cáp.
  35. VIII. Kết hợp CO2 tạo H2CO3 kích thích quang hợp xảy ra. Phương án đúng: A. I, II, VB. V, VIII C. III, V, VI, VIID. V, VI, VII, VIII Câu 15. Tế bào lông hút thực hiện chức năng hút nước nhờ đặc điểm nào sau đây? I. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin. II. Có không bào phát triển lớn. III. Độ nhớt chất nguyên sinh cao. IV. Áp suất thẩm thấu rất lớn. Phương án đúng: A. I, IIB. I, II, IVC. II, IVD. II, III, IV Câu 16. Nước được vận chuyển từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ theo con đường nào? A. Con đường gian bào và thành phần tế bào. B. Con đường tế bào sống. C. Con đường qua gian bào và con đường qua các tế bào sống. D. Con đường qua chất nguyên sinh và không bào. Câu 17. Áp suất rễ được thể hiện qua hiện tượng? A. Rỉ nhựa.B. Ứ giọt. C. Rỉ nhựa và ứ giọt.D. Thoát nước và ứ giọt. Thí nghiệm: Cắt cây thân thảo đến gần gốc, sau vài phút thấy giọt nhựa rỉ ra ở phần thân cây bị cắt. Sử dụng kết quả trên để trả lời câu 18 đến 20. Câu 18. Hiện tượng trên được gọi là: A. Ứ giọt.B. Rỉ nhựa. C. Trào nước.D. Rỉ nhựa hoặc ứ giọt. Câu 19. Những giọt rỉ ra trên bề mặt thân cây bị cắt do: A. Nước bị rễ đẩy lên phần trên bị tràn ra. B. Nhựa rỉ ra từ các tế bào bị dập nát. C. Nhựa do rễ đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ ở thân. D. Nước từ khoảng gian bào tràn ra. Câu 20. Về thực chất, các giọt rỉ ra chứa: A. Toàn bộ là nước, được rễ cây hút lên từ đất. B. Toàn bộ là nước và muối khoáng. C. Toàn bộ là chất hữu cơ. D. Gồm nước, khoáng và chất hữu cơ như đường, axit amin, Thí nghiệm: Úp chuông thuỷ tinh trên các chậu cây (bắp, lúa, ). Sau một đêm, các giọt nước xuất hiện ở mép các phiến lá. Sử dụng kết quả trên để trả lời câu 21 đến 22. Câu 21. Hiện tượng này được gọi là: A. Rỉ nhựa. B. Ứ giọt.C. Rỉ giọt.D. Ứ nhựa. Câu 22. Nguyên nhân của hiện tượng trên do: I. Lượng nước thừa trong tế bào lá thoát ra.
  36. II. Có sự bão hoà hơi nước trong chuông thuỷ tinh. III. Hơi nước thoát ra từ lá rơi lại trên phiến lá. IV. Lượng nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên lá, không thoát được thành hơi qua khí khổng đã ứ thành giọt ở mép lá. Phương án đúng: A. IIB. IVC. I, IIID. II, IV Câu 23. Áp suất rễ do nguyên nhân nào? I. Lực hút bên trên của quá trình thoát hơi nước. II. Độ chênh lệch giữa áp suất thẩm thấu của mô rễ so với môi trường đất. III. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu của mô rễ từ tế bào lông hút vào bó mạch gỗ của rễ. IV. Môi trường đất không có nồng độ, còn dịch tế bào rễ có nồng độ dịch bào. Có bao nhiêu ý đúng? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 24. Bón phân quá liều lượng, cây bị héo và chết là do: A. Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh cúa tế bào lông hút. B. Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu. C. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của keo đất. D. Làm cho cây nóng và héo lá. Câu 25. Trong những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng? 1. Khi nồng độ oxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm. 2. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút nước của cây sẽ yếu. 3. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất. 4. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 26. Quá trình vận chuyển nước qua lớp tế bào sống của rễ và của lá xảy ra nhờ: A. Sự tăng dần áp suất thẩm thấu từ tế bào lông hút đến lớp tế bào sát bó mạch gỗ của rễ và từ lớp tế bào sát bó mạch gỗ của gân lá đến lớp tế bào gần khí khổng. B. Lực đẩy nước của áp suất rễ và lực hút của quá trình thoát hơi nước. C. Lực đẩy bên dưới của rễ, do áp suất rễ. D. Lực hút của lá, do thoát hơi nước. Câu 27. Ngoài lực đẩy của rễ, lực hút của lá, lực trung gian nào làm cho nước có thể vận chuyển lên các tầng vượt tán, cao đến 100m? 1. Lực hút bám trao đổi của keo nguyên sinh. 2. Lực hút bám lẫn nhau giữa các phân tử nước. 3. Lực sinh ra do sự phân giải nguyên liệu hữu cơ của tế bào rễ. 4. Lực dính bám của các phân tử nước với thành tế bào của mạch gỗ. Phương án đúng:
  37. A. 2,3B. 1,4C. 2,4D. 3,4 Câu 28. Cơ thể nào đảm bảo cột nước trong bó mạch gỗ được vận chuyển liên tục từ dưới lên trên? A. Lực hút của lá phải thắng lực bám của nước với thành mạch. B. Lực hút của lá và lực đẩy của rễ phải thắng khối lượng cột nước. C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau phải lớn cùng với lực bám của các phân tử nước với thành mạch phải thắng khối lượng cột nước D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và giữa chúng với thành mạch phải lớn hơn lực hút của lá và lực đẩy của rễ. Câu 29. Trong số phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Con đường vận chuyển nước qua hệ mạch dẫn của thân dài hơn rất nhiều lần so với vận chuyển nước qua lớp tế bào sống. 2. Cơ chế vận chuyển nước trong hệ mạch không phụ thuộc vào sự đóng hay mở của khí khổng. 3. Con đường vận chuyển nước qua tế bào sống ở rễ và lá tuy ngắn, nhưng khó khăn hơn so với vận chuyển nước qua bó mạch gỗ. 4. Nước và khoáng được vận chuyển qua mạch rây (phloem) còn chất hữu cơ được vận chuyển qua bó mạch gỗ (xilem). A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 30. Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm: A. Qua thân, cành và lá. B. Qua cành và khí khổng của lá. C. Qua thân, cành và lớp cutin trên bề mặt lá. D. Qua khí khổng và qua lớp cutin. Câu 31. Tỉ lệ thoát hơi nước qua lớp cutin tương đương với thoát hơi nước qua khí khổng xảy ra ở đối tượng nào? I. Cây hạn sinh. II. Cây còn non. III. Cây trong bóng râm hoặc nơi có không khí ẩm. IV. Cây trưởng thành. Phương án đúng: A. I, IIB. II, IIIC. I, II, IIID. II, III, IV Câu 32. Thoát hơi nước qua bề mặt lá không xảy ra ở đối tượng nào? A. Cây hạn sinhB. Cây trung sinh C. Cây còn nonD. Cây trưởng thành Câu 33. Ở cây trưởng thành, quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng vì: I. Lúc đó, lớp cutin bị thoái hoá. II. Các tế bào khí khổng có số lượng lớn và được trưởng thành. III. Có cơ chế điều chỉnh lượng nước thoát qua cutin. IV. Lúc đó lớp cutin dày, nước khó thoát qua. Phương án đúng: A. I, IIIB. II, III, IVC. II, IVD. I, II, IV
  38. Câu 34. Cấu tạo khí khổng có đặc điểm nào sau đây: I. Mỗi khí khổng có nhiều tế bào hạt đậu xếp úp vào nhau. II. Mỗi tế bào của khí khổng có chứa rất nhiều lục lạp. III. Tế bào khí khổng có vách dày mỏng không đồng đều; thành trong sát lỗ khí dày hơn nhiều so với thành ngoài. IV. Các tế bào hạt đậu của khí khổng xếp gần tế bào nhu mô của lá. Hai đặc điểm cấu tạo quan trọng nào phù hợp với chức năng đóng mở của khí khổng? Phương án đúng: A. I, IIB. II, IIIC. III, IVD. I, IV Câu 35. Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng mở khí khổng? A. Nhiệt độB. Nước C. Phân bónD. Ánh sáng Câu 36. Trong số những phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai? 1. Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt đậu. 2. Khí khổng đóng vào ban đêm, còn ngoài sáng khí khổng luôn luôn mở cửa. 3. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước bất luận vào ban ngày hay ban đêm. 4. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 37. Sự thoát hơi nước khí khổng diễn ra qua 3 giai đoạn: a. Hơi nước khuếch tán từ khe qua khí khổng. b. Nước bốc hơi từ bề tế bào nhu mô lá vào gian bào. c. Hơi nước khuếch tán từ bề mặt lá ra không khí xung quanh. Thứ tự đúng: A. a, b, cB. c, b, aC. b, c, aD. b, a, c Câu 38. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là: A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. B. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng. D. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh. Câu 39. Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây? A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất là trong những ngày nắng nóng. B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời. C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh sáng mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá. Câu 40. Cân bằng nước là hiện tượng: A. Xảy ra khi cây luôn luôn được bão hoà nước. B. Tương quan về tỉ lệ hút nước và thoát hơi nước dẫn đến bão hoà nước trong cây. C. Cây thiếu nước được bù lại cho quá trình hút nước.
  39. D. Cây thừa nước và được sử dụng cho đến khi có sự bão hòa nước trong cây. Câu 41. Cây mất nước dương là hiện tượng: A. Cây mất nước được bù lại bằng sự nhận nước đến lúc bão hoà nước. B. Cây mất nước được thoát hơi nước nhiều đến lúc bão hoà nước. C. Cây luôn luôn ở trạng thái thừa nước. D. Cây thiếu nước, không được bù lại và bị hạn. Câu 42. Cân bằng nước âm là trường hợp: A. Cây thừa nước và được thoát hơi nước đến lúc thiếu nước trở lại. B. Cây thiếu nước, được bù lại bằng quá trình hút nước. C. Cây thiếu nước kéo dài bằng lượng nước hút vào ít hơn so với lượng nước cây sử dụng và lượng nước thoát hơi. D. Cây sử dụng nước quá nhiều. Câu 43. Phần lớn các chất khoáng được hấp thụ vào cây theo cách chủ động diễn ra theo phương thức nào? A. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ cần ít năng lượng. B. Vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp ở rễ. C. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ không cần tiêu hao năng lượng. D. Vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao ở rễ cần tiêu hao năng lượng. Câu 44. Nhiệt độ có ảnh hưởng: A. Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân. B. Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rễ. C. Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá. D. Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá. Câu 45. Các nguyên tố đại lượng (Đa) gồm: A. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Fe. B. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. C. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mn. D. C, H, O, N, P, K, S, Ca, Cu. Câu 46. Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào? A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra. B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu. C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh. D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh. Câu 47. Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào? A. Độ ẩm đất khí càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn. B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng. C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn. D. Độ ẩm càng cao, sự hấp thụ nước càng ít. Câu 48. Nguyên nhân trước tiên làm cho cây không ưa mặn mất khả năng sinh trưởng trên đất có độ mặn cao là: A. Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất.
  40. B. Các ion khoáng là độc hại đối với cây. C. Thế năng nước của đất là quá thấp. D. Hàm lượng oxy trong đất là quá thấp. Câu 49. Tác dụng chính của kỹ thuật nhổ cây con đem cấy là gì? A. Bố trí thời gian thích hợp để cấy. B. Tận dụng được đất gieo khi ruộng cấy chưa chuẩn bị kịp. C. Không phải tỉa bỏ bớt cây con sẽ tiết kiệm được giống. D. Làm đứt chóp rễ và miền sinh trưởng kích thích sự ra rễ con để hút được nhiều nước và muối khoáng cho cây. Câu 50. Vai trò của Nitơ đối với thực vật là: A. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic. Câu 51. Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ? A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước. B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi). C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp. Câu 52. Ý nghĩa nào dưới đây không phải là nguồn chính cung cấp dạng nitơnitrat và nitơ amôn? A. Sự phóng điện trong cơn giông đã oxy hoá N2 thành nitơ dạng nitrat B. Quá trình cố định nitơ bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh, cùng với quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn đất. C. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón. D. Nguồn nitơ trong nham thạch do núi lửa phun. Câu 53. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu phôtpho của cây là: A. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. B. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. Câu 54. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu Kali của cây là: A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. Câu 55. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu sắt của cây là: A. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. B. Lá nhỏ có màu vàng. C. Lá non có màu lục đậm không bình thường.
  41. D. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. Câu 56. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu đồng của cây là: A. Lá non có màu lục đậm không bình thường. B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. C. Lá nhỏ có màu vàng. D. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. Câu 57. Vai trò của kali đối với thực vật là: A. Thành phần của prôtêin và axít nuclêic B. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. D. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. Câu 58. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu clo của cây là: A. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. C. Lá nhỏ có màu vàng. D. Lá non có màu lục đậm không bình thường. Câu 59. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu canxi của cây là: A. Lá non có màu lục đậm không bình thường. B. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết. C. Gân lá có màu vàng và sau đó cả lá có màu vàng. D. Lá nhỏ có màu vàng. Câu 60. Vai trò chủ yếu của Mg đối với thực vật là: A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hoá enzim, mở khí khổng. B. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. C. Thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hoá enzim. D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim. Câu 61. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu lưu huỳnh của cây là: A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. C. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. D. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. Câu 62. Dung dịch bón phân qua lá phải có: A. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời không mưa. B. Nồng độ các muối khoáng thấp và chỉ bón khi trời mưa bụi. C. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời không mưa. D. Nồng độ các muối khoáng cao và chỉ bón khi trời mưa bụi. Câu 63. Vai trò của sắt đối với thực vật là: A. Thành phần của xitôcrôm, tổng hợp diệp lục, hoạt hoá enzim. B. Duy trì cân bằng ion, tham gia quang hợp (quang phân li nước).
  42. C. Thành phần của axit nuclêôtit, ATP, phôtpholipit, côenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ. D. Thành phần của diệp lục, hoạt hoá enzim. Câu 64. Quá trình khử nitrat diễn ra theo sơ đồ: - - + - - A. NO2 NO3 NH4 B. NO3 NO2 NH3 - - + - - C. NO3 NO2 NH4 D. NO3 NO2 NH2 Câu 65. Sự biểu hiện triệu chứng thiếu nitơ của cây là: A. Lá nhỏ có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. B. Sinh trưởng bị còi cọc, lá có màu vàng. C. Lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm. D. Lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá. Câu 66. Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là: A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra. B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây. C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa. D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây. Câu 67. Có các hình thức hấp thụ bị động nào sau đây? 1. Nhờ có tính thấm chọn lọc, chất khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp ở đất sang nơi có nồng độ cao. 2. Các ion khoáng khuếch tán từ nơi có nồng độ cao của đất, sang tế bào rễ có nồng độ dịch bào thấp hơn. 3. Các ion khoáng hoà tan trong nước đi vào rễ theo dòng nước. 4. Hút bám trao đổi giữa tế bào và keo đất. Phương án đúng: A. 2, 3, 4B. 1, 2, 4C. 1, 3, 4D. 2, 4 Câu 68. Quá trình hấp thụ bị động ion khoáng có đặc điểm: 1. Các ion khoáng đi từ môi trường đất có nồng độ cao, sang tế bào có nồng độ thấp. 2. Nhờ có năng lượng và enzim, các ion cần thiết bị động đi ngược chiều nồng độ, vào tế bào rễ. 3. Không cần tiêu tốn năng lượng. 4. Các ion cần thiết đi ngược chiều nồng độ nhờ có chất hoạt tải. A. 2, 4B. 1, 3C. 2, 3D. 1, 4 Câu 69. Quá trình hấp thụ các ion khoáng của rễ theo các hình thức cơ bản nào? A. Điện li và hút bám trao đổi. B. Hấp thụ khuếch tán và thẩm thấu. C. Hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động. D. Cùng chiều nồng độ và ngược chiều nồng độ Câu 70. Nguyên tố khoáng đa lượng có vai trò nào sau đây? A. Kiến tạo cơ thể vì là thành phần chủ yếu cấu tạo protein, lipid, axit nucleic. B. Ảnh hưởng lớn đến tính chất của hệ keo nguyên sinh. C. Tham gia xây dựng các hệ thống enzim, các vitamin. Do vậy, điều hoà cường độ và chiều hướng trao đổi chất. D. A, B, C.
  43. Câu 71. Trong số các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 1. Nguyên tố khoáng đa lượng được cây sử dụng số lượng lớn để xây dựng các hợp chất hữu cơ chủ yếu của chất sống. 2. Các nguyên tố vi lượng là thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim. 3. Một số nguyên tố khoáng vi lượng thường gặp là Fe, Cu, Zn, Mn, Mg, Co, S, Ca, K 4. Nguyên tố vi lượng được cây sử dụng một lượng rất ít, nhưng lại rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triền của cây. A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 72. Để bổ sung nito cho cây, người ta thường sử dụng phân nào? A. Sinvinit, cainit, cacnalit. B. Supe photphat, Apatit. C. Phân hữu cơ. D. Phân ure và phosphorit. Câu 73. Trong các nguyên tố khoáng nito, photpho, kali, sắt, magie. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục a và diệp lục b? A. Nito, photphoB. Nito, magie C. Kali, nito, magieD. Magie, sắt Câu 74. Khi trồng cây lấy củ và hạt, con người cần sử dụng nhiều nguyên tố khoáng đa lượng nào sau đây? A. Kali và canxiB. Photpho và kali C. Canxi và photphoD. Nito và kali Câu 75. Cách xử lí nào sau đây chưa hợp lí? A. Lá mới có màu vàng: Bón bổ sung lưu huỳnh. B. Lá nhỏ, có màu lục đậm; màu thân cây không bình thường: Bón bổ sung photpho. C. Lá có màu vàng: Bón bổ sung nito. D. Lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chết: Bón bổ sung canxi. Câu 76. Cây không sử dụng được nito phân tử ( N2 ) trong không khí vì: A. Lượng N2 trong khí quyển có tỉ lệ quá thấp. B. Lượng N2 tự do hay lơ lửng trong không khí, không hoà vào đất cho cây sử dụng. C. Phân tử N2 có nối ba là liên kết  rất bền vững cần phải hội đủ điều kiện mới bẻ gãy chúng được. D. Do lượng N2 có sẵn trong đất từ các nguồn khác quá lớn. Câu 77. Trong cây, NH được sử dụng để thực hiện quá trình: 4+ A. Oxi hoá tạo năng lượng cho các hoạt động sống. B. Tổng hợp các axit amin cho cây. C. Tạo ra các sản phẩm trung gian, cung cấp cho quá trình hô hấp. D. Tổng hợp chất béo. Câu 78. Cố định nito trong khí quyển là quá trình: A. Biến nito phân tử trong không khí thành nito tự do trong đất, nhờ tia lửa điện trong không khí. B. Biến nito phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất nhờ các loại vi khuẩn cố định đạm. C. Biến nito phân tử trong không khí thành các hợp chất giống đạm vô cơ.
  44. D. Biến nito phân tử trong không khí thành đạm dễ tiêu trong đất, nhờ can thiệp của con người. Câu 79. Hình thức quan hệ giữa vi khuẩn Rhizobium với các cây họ đậu: A. Hợp tácB. Cộng sinh C. Hoại sinhD. Hội sinh Câu 80. Vi khuẩn có khả năng cố định nito khí quyển thành NH : 4+ A. Lực liên kết ba giữa 2 nguyên tử N yếu. B. Các loại vi khuẩn này giàu ATP C. Các loại vi khuẩn này có hệ enzim nitrogenaza. D. Các loại vi khuẩn này sống kị khí. Câu 81. Để quá trình cố định nito khí quyển xảy ra, phải cần các điều kiện nào? 1. Các lực khử mạnh. 2. Được cấp năng lượng ATP. 3. Có enzim nitrogenaza xúc tác. 4. Thực hiện trong môi trường kị khí. Phương án đúng: A. 1, 2B. 1, 2, 3C. 2, 3, 4D. 1, 2, 3, 4 Câu 82. Đất tơi xốp tạo điều kiện cho cây hút nước và khoáng dễ dàng hơn vì: 1. Nước ở trạng thái mao dẫn, rễ dễ sử dụng nước này. 2. Đất thoáng có nhiều oxi, tế bào rễ được cung cấp năng lượng và hoạt động hút nước và khoáng xảy ra theo hình thức chủ động. 3. Đất tơi xốp là dạng đất tốt, chứa nhiều nguồn dinh dưỡng cho cây. 4. Đất tơi xốp chứa dạng nước trọng lực, cây dễ sử dụng. A. 1, 2, 3B. 1, 2, 4C. 1, 2D. 1, 2, 3, 4 Câu 83. Khái niệm quang hợp nào dưới đây là đúng? A. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ (chất khoáng và nước). B. Quang hợp là quá trình mà thực vật có hoa sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ ( CO2 và nước). C. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường galactôzơ) từ chất vô cơ ( CO2 và nước). D. Quang hợp là quá trình mà thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ chất vô cơ ( CO2 và nước). Câu 84. Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp? A. Tích luỹ năng lượng. B. Tạo chất hữu cơ. C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường. D. Điều hoà nhiệt độ của không khí. Câu 85. Vì sao lá cây có màu xanh lục? A. Vì diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. B. Vì diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
  45. C. Vì nhóm sắc tố phụ (carôtênôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. D. Vì hệ sắc tố không hấp thụ ánh sáng màu xanh lục. Câu 86. Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ: A. Nước thoát ra ngoài theo lỗ khí được hấp thụ lại. B. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá. C. Nước được tưới lên lá thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá. D. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí. Câu 87. Quang hợp quyết định bao nhiêu phần trăm năng suất của cây trồng? A. Quang hợp quyết định 90 – 95% năng suất của cây trồng. B. Quang hợp quyết định 80 – 85% năng suất của cây trồng. C. Quang hợp quyết định 60 – 65% năng suất của cây trồng. D. Quang hợp quyết định 70 – 75% năng suất của cây trồng. Câu 88. Quá trình quang hợp chỉ diễn ra ở: A. Thực vật và một số vi khuẩn. B. Thực vật, tảo và một số vi khuẩn. C. Tảo và một số vi khuẩn. D. Thực vật, tảo. Câu 89. Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp là: Năng lượng ánh sáng A. 6 CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O Hệ sắc tố Năng lượng ánh sáng B. 6 CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6 O2 Hệ sắc tố Năng lượng ánh sáng C. CO2 + H2O C6H12O6 + O2 + 6 H2O Hệ sắc tố Năng lượng ánh sáng D. 6 CO2 + 6 H2O C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2 Hệ sắc tố Câu 90. Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất? A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP. B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH. C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH. D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP. Câu 91. Sản phẩm của pha sáng gồm có: A. ATP, NADPH và O2 B. ATP, NADPH và CO2
  46. + C. ATP, NADP và O2 D. ATP, NADPH. Câu 92. Những cây thuộc nhóm C3 là: A. Rau dền, kê, các loại rau. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Rêu, các loài cây gỗ cao lớn. D. Lúa, khoai, sắn, đậu. Câu 93. Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào? A. Sống ở vùng nhiệt đới. B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc. Câu 94. Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp? A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy. B. Quá trình khử CO2 . C. Quá trình quang phân li nước. D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích). Câu 95. Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp? A. Ở chất nền.B. Ở màng trong. C. Ở màng ngoài.D. Ở tilacôit. Câu 96. Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là: + A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H , CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. + D. Pha khử nước để sử dụng H và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển. Câu 97. Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp? A. Ở màng ngoài.B. Ở màng trong. C. Ở chất nền.D. Ở tilacôit. Câu 98. Thực vật C4 được phân bốn như thế nào? A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. B. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới. C. Sống ở vùng nhiệt đới. D. Sống ở vùng sa mạc. Câu 99. Những cây thuộc nhóm C4 là:
  47. A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 100. Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào? A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn. B. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn. C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn. D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn. Câu 101. Những cây thuộc nhóm CAM là: A. Lúa, khoai, sắn, đậu. B. Ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu. C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng. D. Rau dền, kê, các loại rau. Câu 102. Thực vật C4 khác với thực vật C3 ở điểm nào? A. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 thấp. B. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 thấp. C. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng cao, điểm bù CO2 cao. D. Cường độ quang hợp, điểm bão hoà ánh sáng thấp, điểm bù CO2 cao. Câu 103. Ý nào dưới đây không đúng với ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3 ? A. Cường độ quang hợp cao hơn. B. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn. C. Năng suất cao hơn. D. Thích nghi với những điều kiện khí hậu bình thường. Câu 104. Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 , O2 thấp. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 , O2 bình thường. Câu 105. Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào? A. Chỉ ở nhóm thực vật CAM. B. Ở cả 3 nhóm thực vật C3 , C4 , CAM. C. Ở nhóm thực vật C4 và CAM. D. Chỉ ở nhóm thực vật C3 . Câu 106. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. APG (axit phốtphoglixêric).
  48. B. AIPG (anđêhit photphoglixêric). C. AM (axitmalic). D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử (axit ôxalô axêtic– AOA). Câu 107. Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin? A. Nhóm thực vật CAM. B. Nhóm thực vật C4 và CAM. C. Nhóm thực vật C4 . D. Nhóm thực vật C3 . Câu 108. Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện nào? A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao. B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 , O2 bình thường. C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao. D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 , O2 thấp. Câu 109. Nhờ đặc điểm nào mà tổng diện tích lục lạp lớn hơn diện tích lá chứa chúng? A. Do số lượng lục lạp trong lá quá lớn. B. Do lục lạp có hình khối bầu dục làm tăng diện tích tiếp xúc lên nhiều lần. C. Do lá có hình phiến mỏng, còn tế bào lá chứa lục lạp có hình khối. D. Do lục lạp được sản sinh liên tục trong tế bào lá. Câu 110. Ở thực vật lá, toàn màu đỏ có quang hợp được không? Vì sao? A. Không, vì thiếu nhóm sắc tố clorophyl. B. Được vì chứa sắc tố carotenoit. C. Được vì vẫn có nhóm sắc tố clorophyl nhưng bị khuất bởi màu đỏ của nhóm sắc tố dịch bào antoxian. D. Không vì chỉ có nhóm sắc tố phicobilin và antoxian. Câu 111. Lá có đặc điểm nào phù hợp với chức năng quang hợp? I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng ngang. II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2 , mô giậu chứa nhiều lục lạp. III. Hệ mạch dẫn (bó mạch gỗ của lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp. IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí. Phương án đúng: A. I, II, IIIB. II, III, IV C. I, II, III, IVD. I, II, IV Câu 112. Pha tối quang hợp là: I. Chuỗi phản ứng (phản ứng men) phức tạp bắt đầu từ chất nhận CO2 tạo ra đường C6H12O6 rồi tái tạo chất nhận CO2 . II. Chuỗi phản ứng oxi hoá phức tạp nhờ có mặt ATP và NADPH, tổng hợp chất hữu cơ cho tế bào. III. Pha khử CO2 nhờ ATP và NADPH được hình thành trong pha sáng, để tạo hợp chất hữu cơ.
  49. Phương án đúng: A. I, IIIB. II, IIIC. IID. I, II Câu 113. Người ta phân biệt nhóm thực vật C3 , C4 chủ yếu dựa vào: A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này. B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là loại đường nào. C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá. D. Sự khác nhau ở các phản ứng sáng. Câu 114. Do nguyên nhân nào nhóm thực vật CAM phải cố định CO2 vào ban đêm? A. Vì ban đêm, khí trời mát mẻ, nhiệt độ hạ thấp, thuận lợi cho nhóm thực vật này. B. Vì mọi thực vật đều thực hiện pha tối vào ban đêm. C. Vì ban đêm, mới đủ lượng nước cung cấp cho quá trình đồng hoá CO2 . D. Vì ban đêm, khí khổng mới được mở ra; ban ngày khí khổng hoàn toàn đóng để tiết kiệm nước. Câu 115. Chu trình cố định CO2 ở thực vật CAM diễn ra như thế nào? A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày. B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và cả giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm. C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban đêm còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban ngày. D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra vào ban ngày còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin đều diễn ra vào ban đêm. Câu 116. Sự hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM có tác dụng chủ yếu là: A. Tăng cường khái niệm quang hợp. B. Hạn chế sự mất nước. C. Tăng cường sự hấp thụ nước của rễ. D. Tăng cường CO2 vào lá. Câu 117. Đặc điểm hoạt động của khí khổng ở thực vật CAM là: A. Đóng vào ban ngày và mở ra ban đêm. B. Chỉ mở ra khi hoàng hôn. C. Chỉ đóng vào giữa trưa. D. Đóng vào ban đêm và mở ra ban ngày. Câu 118. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình canvin là: A. RiDP (ribulôzơ – 1,5 – điphôtphat). B. ALPG ( anđêhit photphoglixêric). C. AM (axitmalic). D. APG (axit phốtphoglixêric). Câu 119. Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là: A. APG (axit phốtphoglixêric).
  50. B. ALPG ( anđêhit photphoglixêric). C. AM (axitmalic). D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử (axit ôxalô axêtic– AOA). Câu 120. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì: A. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. B. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. C. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. D. Ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam. Câu 121. Điểm bù ánh sáng là: A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp. D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp. Câu 122. Điểm bão hoà ánh sáng là: A. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại. B. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực tiểu. C. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình. D. Cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt trên mức trung bình. Câu 123. Mối quan hệ giữa cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào? A. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. B. Trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. C. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, giảm nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. D. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, tăng nồng độ CO2 thuận lợi cho quang hợp. Câu 124. Các tia sáng tím kích thích: A. Sự tổng hợp cacbohidrat. B. Sự tổng hợp lipit. C. Sự tổng hợp ADN. D. Sự tổng hợp prôtêin. Câu 125. Điểm bão hoà CO2 là thời điểm: A. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu. B. Nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất. C. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất. D. Nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình. Câu 126. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp là: A. C6H12O6 + O2 CO2 + H2O + Q (năng lượng). B. C6H12O6 + O2 12 CO2 + 12 H2O + Q (năng lượng).
  51. C. C6H12O6 + 6 O2 6 CO2 + 6 H2O + Q (năng lượng). D. C6H12O6 + 6 O2 6 CO2 + 6 H2O . Câu 127. Năng suất kinh tế là: A. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. B. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. C. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. D. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây. Câu 128. Năng suất sinh học là: A. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi giờ trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. B. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi tháng trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. C. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi phút trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. D. Tổng lượng chất khô tích luỹ được trong mỗi ngày trên một ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng. Câu 129. Hô hấp là quá trình: A. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O , đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. B. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O , đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. C. Ôxy hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O , đồng thời tích luỹ năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O , đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Câu 130. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào? A. Chu trình Crep Đường phân Chuỗi chuyền êlectron hô hấp. B. Đường phân Chuỗi chuyền êlectron hô hấp Chu trình Crep. C. Đường phân Chu trình Crep Chuỗi chuyền êlectron hô hấp. D. Chuỗi chuyền êlectron hô hấp Chu trình Crep Đường phân. Câu 131. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là: A. Ở rễ.B. Ở thân.C. Ở lá.D. Ở quả. Câu 132. Giai đoạn đường phân diễn ra ở trong: A. Ti thể.B. Tế bào chất. C. Lục lạp.D. Nhân. Câu 133. Ý nào dưới đây không đúng với chu trình canvin?
  52. A. Cần ADP. B. Giải phóng ra CO2 . C. Xảy ra vào ban đêm. D. Sản xuất C6H12O6 (đường). Câu 134. Chu trình Crep diễn ra ở trong: A. Ti thể.B. Tế bào chất. C. Lục lạp.D. Nhân. Câu 135. Điểm bù CO2 là thời điểm: A. Nồng độ CO2 tối đa để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. B. Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp thấp hơn cường độ hô hấp. C. Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. D. Nồng độ CO2 tối thiểu để cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau. Câu 136. Nhiệt độ thấp nhất của cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng: A. -5oC 5OC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. B. 0oC 10OC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. C. 5OC 15oC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. D. 10OC 20OC tuỳ theo loài cây ở các vùng sinh thái khác nhau. Câu 137. Sản phẩm của sự phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic là: A. Rượu êtylic + CO2 + Năng lượng. B. Axit lactic + CO2 + Năng lượng. C. Rượu êtylic + Năng lượng. D. Rượu êtylic + CO2 . Câu 138. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là: A. Chuỗi chuyền êlectron. B. Chu trình Crep. C. Đường phân. D. Tổng hợp Axetyl – CoA. Câu 139. Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra: A. Chỉ rượu êtylic. B. Rượu êtylic hoặc axit lactic. C. Chỉ axit lactic. D. Đồng thời rượu êtylic axit lactic. Câu 140. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp trong khoảng: A. 30oC 40oC B. 40oC 45OC C. 30oC 35OC D. 45OC 50OC Câu 141. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở ti thể theo chu trình Crep tạo ra: A. CO2 + ATP + FADH2 .
  53. B. CO2 + ATP + NADH. C. CO2 + ATP + NADH + FADH2 . D. CO2 + NADH + FADH2 . Câu 142. Hai loại bào quan của tế bào làm nhiệm vụ chuyển hoá là: A. Sắc lạp và bạch lạp.B. Ti thể và bạch lạp. C. Ti thể và sắc lạp.D. Ti thể và bạch lạp. Câu 143. Hô hấp ánh sáng xảy ra: A. Ở thực vật C4 . B. Ở thực vật CAM. C. Ở thực vật C3 . D. Ở thực vật C4 và thực vật CAM. Câu 144. Hệ số hô hấp (RQ) là: A. Tỷ số giữa phân tử H2O thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp. B. Tỷ số giữa phân tử O2 thải ra và phân tử CO2 lấy vào khi hô hấp. C. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử H2O lấy vào khi hô hấp. D. Tỷ số giữa phân tử CO2 thải ra và phân tử O2 lấy vào khi hô hấp. Câu 145. RQ của nhóm: A. Cacbohiđrat = 1. B. Prôtêin > 1. C. Lipit > 1. D. Axit hữu cơ thường < 1. Câu 146. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được: A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH. D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH. Câu 147. Ý nghĩa nào sau đây không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp? A. Quyết định các biện pháp bảo quản nông sản và chăm sóc cây trồng. B. Cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì. C. Có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây. D. Xác định được cường độ quang hợp của cây. B – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT Câu 148. Quá trình biến đổi thức ăn theo hình thức cơ học có vai trò: 1. Cắt, xé, nghiền nát thức ăn từ lớn thành nhỏ. 2. Biến đổi thức ăn thành chất đơn giản, tế bào cơ thể hấp thụ được. 3. Nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa. 4. Làm tăng diện tích tiếp xúc thức ăn với dịch tiêu hóa.