Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 10: Trung Quốc

doc 16 trang thaodu 28630
Bạn đang xem tài liệu "Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 10: Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctuyen_tap_cau_hoi_trac_nghiem_mon_dia_li_lop_11_bai_10_trung.doc

Nội dung text: Tuyển tập câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí Lớp 11 - Bài 10: Trung Quốc

  1. TUYỂN TẬP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Môn: ĐỊA LÍ 11 BÀI 10: Trung Quốc Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và xã hội (41 câu) Tiết 2: Kinh tế (42 câu) Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc (4 câu) Tất cả câu hỏi được lấy từ sách Trắc nghiệm Địa lí 11 (Lý thuyết và Thực hành) của PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2017. Hãy tìm mua sách nếu bạn có điều kiện! Nếu bạn đã trả tiền thật để tải tài liệu này, hãy đòi lại tiền ngay lập tức. Bạn có thể tải về hoàn toàn miễn phí tại violet.vn/user/show/id/12664084.
  2. Bạn có thể lưu trữ, chỉnh sửa, in ấn, chia sẻ tài liệu này theo ý muốn. Chỉ cần bạn chấp nhận những điều kiện sau: - Bạn sẽ KHÔNG kiếm lời từ tài liệu này bằng bất kì hình thức nào (bao gồm nhưng không giới hạn: xuất bản sách giấy, điện tử hay sách nói và yêu cầu người sử dụng trả tiền; đưa tài liệu lên một thư mục giới hạn mà chỉ khi trả tiền thì người sử dụng mới có thể truy cập được; sử dụng dịch vụ rút gọn liên kết có đặt quảng cáo và trả tiền truy cập ); - Khi chia sẻ tài liệu này lên trang web khác hay đăng bài lên các mạng xã hội, bạn cần ghi nguồn: Hồng Vân Mộng (violet.vn/user/show/id/12664084). Nếu có thể, hãy chỉ cho người đọc của bạn cách tải tài liệu này trên ViOLET. Nhờ đó, bạn đã hỗ trợ ViOLET cũng như động viên mình đăng tải thêm các tài liệu gõ tay khác. Bạn thích tài liệu này? Hãy mua sách của tác giả để ủng hộ họ nhé, vì mình chỉ gõ bản chữ của tài liệu này thôi.
  3. BÀI CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA 10 (TRUNG QUỐC) Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Câu 1. Trên thế giới, diện tích Trung Quốc đứng thứ: A. nhất. B. nhì. C. ba. D. tư. Câu 2. Trung Quốc có đường bờ biển dài bao nhiêu ki-lô-mét? A. 6000km. B. 7000km. C. 8000km. D. 9000km. Câu 3. Số nước có chung đường biên giới với Trung Quốc là: A. 11. B. 12. C. 13. D. 14. Câu 4. Trung Quốc giáp với: A. Triều Tiên. B. Hàn Quốc. C. Nhật Bản. D. Phi-líp-pin. Câu 5. Các đặc khu hành chính của Trung Quốc ở ven biển là: A. Hồng Công và Ma Cao. B. Ma Cao và Thượng Hải. C. Thượng Hải và Quảng Châu. D. Quảng Châu và Hồng Công. Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng với đất nước Trung Quốc? A. Biên giới với các nước chủ yếu núi cao, hoang mạc. B. Có miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài. C. Toàn bộ lãnh thổ nằm hoàn toàn ở bán cầu Bắc. D. Có quy mô diện tích rộng lớn hàng đầu thế giới. Câu 7. Đặc điểm tự nhiên của miền Đông Trung Quốc là có: A. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. B. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. C. nhiều tài nguyên rừng, nhiều khoáng sản và đồng cỏ. D. thượng nguồn của các sông lớn theo hướng tây đông. Câu 8. Tự nhiên miền Tây không có: A. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. B. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa.
  4. C. nhiều tài nguyên rừng, nhiều khoáng sản và đồng cỏ. D. thượng nguồn của các sông lớn theo hướng tây đông. Câu 9. Đặc điểm tự nhiên của miền Tây Trung Quốc là có: A. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. B. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. C. kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. D. nhiều tài nguyên khoáng sản kim loại màu nổi tiếng. Câu 10. Tự nhiên miền Đông không có: A. các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ. B. các dãy núi cao, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa. C. kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa. D. nhiều tài nguyên khoáng sản kim loại màu nổi tiếng. Câu 11. Miền Đông Trung Quốc là nơi: A. gồm các dãy núi, cao nguyên, bồn địa. B. bắt nguồn của các sông lớn chảy ra biển. C. có các đồng bằng châu thổ rộng lớn. D. có nhiều khoáng sản và đồng cỏ rộng. Câu 12. Miền Tây Trung Quốc là nơi có: A. nhiều hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. B. nhiều đồng bằng châu thổ rộng, đất màu mỡ. C. các loại khoáng sản kim loại màu nổi tiếng. D. khí hậu cận nhiệt đới gió mùa, ôn đớn gió mùa. Câu 13. Miền Tây Trung Quốc là nơi không có: A. các dãy núi, cao nguyên, bồn địa. B. thượng nguồn của các sông lớn. C. các đồng bằng châu thổ rộng lớn. D. nhiều khoáng sản và đồng cỏ rộng. Câu 14. Miền Đông Trung Quốc là nơi không có: A. hoang mạc và bán hoang mạc rộng lớn. B. đồng bằng châu thổ rộng, đất màu mỡ. C. các khoáng sản kim loại màu nổi tiếng. D. kiểu khí hậu cận nhiệt đới gió mùa. Câu 15. Sông nào sau đây không bắt nguồn từ vùng núi cao đồ sộ ở phía tây Trung Quốc? A. Mê Công. B. Hoàng Hà. C. Hắc Long Giang. D. Trường Giang. Câu 16. Các đồng bằng của Trung Quốc theo thứ tự từ bắc xuống nam là: A. Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam. B. Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc.
  5. C. Hoa Trung, Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc. D. Hoa Nam, Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng về sự tương phản của thiên nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc? A. Đồng bằng châu thổ rộng lớn ở phía đông; núi cao, cao nguyên đồ sộ ở phía tây. B. Thượng nguồn sông ở phía đông dốc, hẹp; hạ lưu ở phía đông thoải, lòng rộng. C. Miền Tây nhiều rừng, đồng cỏ; miền Đông có đất đai phù sa màu mỡ, nhiều lụt. D. Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, miền Đông khí hậu hải dương ôn hoà. Câu 18. Đặc điểm của các đồng bằng ở miền Đông Trung Quốc không phải là: A. các châu thổ rộng, đất đai màu mỡ. B. có nguồn gốc hình thành từ biển. C. gắn liền với một con sông lớn. D. có địa hình thấp trũng, đầm lầy. Câu 19. Các kiểu khí hậu chủ yếu ở miền Đông Trung Quốc là: A. cận nhiệt đới gió mùa, ôn đới gió mùa. B. ôn đới gió mùa, nhiệt đới gió mùa. C. nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. D. cận xích đạo, cận nhiệt đới gió mùa. Câu 20. Đồng bằng thường bị ngập lụt lớn nhất ở Trung Quốc là: A. Hoa Bắc. B. Đông Bắc. C. Hoa Nam. D. Hoa Trung. Câu 21. Các hoang mạc ở phía tây Trung Quốc được hình thành trong điều kiện: A. nằm sâu trong lục địa. B. nằm ở địa hình cao. C. không có sông ngòi. D. có hai mùa mưa, khô. Câu 22. Điểm tương đồng giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc là: A. có nhiều khoáng sản. B. đất đai màu mỡ. C. địa hình bằng phẳng. D. sông ngòi ít dốc. Câu 23. Khí hậu chủ yếu ở miền Tây Trung Quốc là: A. ôn đới lục địa. B. ôn đới gió mùa. C. cận nhiệt đới. D. nhiệt đới. Câu 24. Số dân tộc của Trung Quốc là trên: A. 30. B. 40. C. 50. D. 60. Câu 25. Dân tộc đông nhất ở Trung Quốc là: A. Choang. B. Hán. C. Tạng. D. Hồi. Câu 26. Miền Đông Trung Quốc là nơi sinh sống tập trung của dân tộc: A. Choang. B. Hán. C. Tạng. D. Hồi. Câu 27. Miền Tây Trung Quốc không phải là nơi phân bố tập trung của dân tộc:
  6. A. Choang. B. Hán. C. Tạng. D. Hồi. Câu 28. Phát biểu nào sau đây đúng với cơ cấu dân số thành thị và nông thôn Trung Quốc hiện nay? A. Dân thành thị tăng, dân nông thôn giảm. B. Dân nông thôn tăng, dân thành thị giảm. C. Dân nông thôn tăng, dân thành thị tăng. D. Dân thành thị không tăng, nông thôn giảm. Câu 29. Đặc điểm của dân số hiện nay của Trung Quốc không phải là: A. quy mô lớn nhất thế giới. B. dân số không tăng thêm. C. dân thành thị tăng nhanh. D. dân nông thôn có tăng. Câu 30. Thành tựu của chính sách dân số triệt để (mỗi gia đình chỉ có một con) của Trung Quốc là: A. giảm tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên. B. làm tăng chênh lệch cơ cấu giới tính. C. làm tăng số lượng lao động nữ giới. D. giảm quy mô dân số của cả nước. Câu 31. Dân cư Trung Quốc phân bố tập trung chủ yếu ở các: A. đồng bằng phù sa ở miền Đông. B. sơn nguyên, bồn địa ở miền Tây. C. khu vực biên giới phía bắc. D. khu vực ven biển ở phía nam. Câu 32. Thành phố đông dân nhất của Trung Quốc hiện nay là: A. Thượng Hải. B. Bắc Kinh. C. Thành Đô. D. Vũ Hán. Câu 33. Việc phân bố dân cư khác nhau rất lớn giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc đã gây ra khó khăn chủ yếu nhất về: A. sử dụng hợp lí tài nguyên và lao động. B. nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư. C. việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. D. phòng chống các thiên tai hàng năm. Câu 34. Biểu hiện của việc Trung Quốc rất chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục không phải là: A. tỉ lệ người biết chữ từ 15 tuổi trở lên rất cao. B. cải cách giáo dục để phát triển tố chất dân cư. C. đa dạng các loại hình trường học ở các cấp. D. thường xuyên đổi mới sách giáo khoa và hình thức thi cử. Câu 35. Thuận lợi to lớn của dân cư Trung Quốc đối với phát triển kinh tế - xã hội không phải là:
  7. A. truyền thống lao động cần cù và sáng tạo. B. tỉ lệ người già trong dân số ngày càng cao. C. nhiều lao động và ngày càng được bổ sung. D. chất lượng lao động ngày càng nâng cao. Câu 36. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư và xã hội của Trung Quốc? A. Đất nước có dân số đông nhất thế giới. B. Các thành phố lớn tập trung ở miền Tây. C. Tiến hành chính sách dân số triệt để. D. Chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục. Câu 37. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư, xã hội Trung Quốc? A. Chú ý đầu tư cho phát triển giáo dục. B. Dân tộc ít người có số lượng lớn nhất. C. Soạn ra chữ viết từ trước công nguyên. D. Người lao động có tính cần cù, sáng tạo. Câu 38. Điểm khác biệt của miền Tây Trung Quốc với miền Đông là: A. nhiều tài nguyên khoáng sản. B. diện tích tự nhiên rộng lớn. C. có các dân tộc khác nhau. D. có mật độ dân cư thấp. Câu 39. Điểm tương tự của miền Đông với miền Tây Trung Quốc là: A. truyền thống dân cư cần cù, sáng tạo. B. mật độ dân cư cao, dân sống đông đúc. C. có nhiều đô thị với quy mô dân số lớn. D. nơi sinh sống tập trung của dân tộc Hán. Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng với miền Tây Trung Quốc? A. Nhiều tài nguyên khoáng sản. B. Diện tích tự nhiên rộng lớn. C. Có các dân tộc khác nhau. D. Có mật độ dân cư rất lớn. Câu 41. Phát biểu nào sau đây không đúng với miền Đông Trung Quốc? A. Dân cư có truyền thống cần cù, sáng tạo. B. Mật độ dân cư cao, dân sống đông đúc. C. Có nhiều đô thị với quy mô dân số lớn. D. Tập trung chủ yếu các dân tộc ít người.
  8. Tiết 2. KINH TẾ Câu 1. Thành tựu của công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc không phải là: A. tốc độ tăng trưởng cao. B. tổng GDP tăng lên lớn. C. đời sống dân nâng cao. D. tăng dân số tự nhiên giảm. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về thành tựu của công cuộc hiện đại hoá Trung Quốc? A. Giao lưu ngoài nước hạn chế, giao lưu trong nước phát triển. B. Nhiều năm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới. C. Tổng thu nhập quốc dân vươn lên vị trí cao ở trên thế giới. D. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhiều lần so với trước. Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Trung Quốc hiện nay? A. Tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. B. Tập trung vào các ngành truyền thống. C. Tăng cường xuất, nhập khẩu hàng hoá. D. Chú ý ứng dụng các công nghệ cao. Câu 4. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, các nhà máy ở Trung Quốc không được: A. chủ động trong lập kế hoạch sản xuất. B. chủ động tìm kiếm thị trường tiêu thụ. C. tham gia đầu tư tại các đặc khu kinh tế. D. bỏ qua đánh giá tác động môi trường. Câu 5. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Trung Quốc đã không thực hiện việc: A. thu hút đầu tư nước ngoài. B. đẩy mạnh đầu tư trong nước. C. trao đổi hàng hoá với thế giới. D. ấn định chỉ tiêu sản xuất năm. Câu 6. Trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Trung Quốc khá thành công trong việc: A. thu hút đầu tư nước ngoài, ứng dụng công nghệ cao trong công nghiệp. B. hiện đại hoá trang bị máy móc, lập kế hoạch sản xuất hàng năm cố định. C. chủ động đầu tư trong nước, hạn chế đến mức tối đa giao lưu ngoài nước. D. hạn chế giao lưu hàng hoá trong nước, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
  9. Câu 7. Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển mạnh công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là: A. nguyên liệu phong phú, dân cư đông đúc. B. dân cư đông đúc, máy móc hiện đại. C. máy móc hiện đại, nguyên liệu dồi dào. D. nguyên liệu dồi dào, nơi phân bố rộng. Câu 8. Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng là: A. kĩ thuật hiện đại. B. lao động dồi dào. C. khoáng sản phong phú. D. nhu cầu rất lớn. Câu 9. Điều kiện thuận lợi nhất để Trung Quốc phát triển công nghiệp luyện kim đen là: A. kĩ thuật hiện đại. B. lao động đông đảo. C. nguyên liệu dồi dào. D. nhu cầu rất lớn. Câu 10. Ngành nào sau đây không được chú trọng phát triển trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc? A. Chế tạo máy. B. Điện tử. C. Hoá dầu. D. Luyện kim. Câu 11. Chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung phát triển các ngành có thể: A. tăng nhanh năng suất và đáp ứng nhu cầu ở mức cao hơn của người dân. B. đáp ứng nhu cầu ở mức cao hơn của người dân và tạo ra sản lượng lớn. C. tạo ra sản lượng lớn và đáp ứng nhu cầu ở mức bình thường của dân cư. D. đáp ứng nhu cầu ở mức bình thường của người dân và cung cấp sản phẩm tốt hơn. Câu 12. Các ngành được Trung Quốc tập trung phát triển trong chính sách công nghiệp mới bao gồm: A. chế tạo máy, luyện kim, hoá dầu, sản xuất ô tô, xây dựng. B. chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô, xây dựng. C. chế tạo máy, điện tử, chế biến thực phẩm, dệt – may, xây dựng. D. chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô, dệt – may. Câu 13. Các sản phẩm công nghiệp Trung Quốc có sản lượng đứng vào hàng đầu thế giới trong nhiều năm là: A. điện, thép, xi măng, phân đạm. B. thép, xi măng, phân đạm, da giày. C. xi măng, phân đạm, da giày, dầu mỏ. D. phân đạm, da giày, dầu mỏ, điện.
  10. Câu 14. Các trung tâm công nghiệp Trung Quốc có quy mô rất lớn là: A. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Thẩm Dương. B. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Thành Đô. C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Quảng Châu. D. Bắc Kinh, Thượng Hải, Vũ Hán, Trùng Khánh, Côn Minh. Câu 15. Trung tâm công nghiệp nào sau đây của Trung Quốc không nằm ven biển? A. Thiên Tân. B. Thượng Hải. C. Hồng Kông. D. Bao Đầu. Câu 16. Trung tâm công nghiệp nào sau đây nằm ở miền Tây Trung Quốc? A. Urumsi. B. Cáp Nhĩ Tân. C. Phúc Châu. D. Thẩm Dương. Câu 17. Trung tâm công nghiệp nào sau đây không nằm ở miền Đông Trung Quốc? A. Urumsi. B. Cáp Nhĩ Tân. C. Phúc Châu. D. Thẩm Dương. Câu 18. Nơi nào sau đây ở Trung Quốc không có trung tâm công nghiệp? A. Đồng bằng B. Ven biển. C. Bồn địa. D. Núi cao. Câu 19. Các ngành công nghiệp nào sau đây góp phần quyết định chủ yếu vào việc chế tạo thành công tàu vũ trụ ở Trung Quốc? A. Điện tử, cơ khí chính xác, sản xuất máy tự động. B. Điện tử, luyện kim đen, sản xuất máy tự động. C. Điện tử, luyện kim màu, sản xuất máy tự động. D. Điện tử, năng lượng, sản xuất máy tự động. Câu 20. Trung Quốc lần đầu tiên đưa người vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn vào năm: A. 2001. B. 2002. C. 2003. D. 2004. Câu 21. Lợi ích của việc phát triển các ngành công nghiệp ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là: A. sử dụng lực lượng lao động dồi dào tại chỗ. B. tận dụng nguyên vật liệu sẵn có ở nông thôn.
  11. C. đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người dân. D. tạo nguồn hàng xuất khẩu lớn ra nước ngoài. Câu 22. Các ngành công nghiệp phát triển ở địa bàn nông thôn Trung Quốc không phải là: A. điện tử, luyện kim. B. vật liệu xây dựng, sứ. C. đồ gốm, dệt may. D. sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 23. Loài vật nuôi nhiều nhất ở miền Tây Trung Quốc là: A. cừu. B. bò. C. ngựa. D. lợn. Câu 24. Các loài vật nuôi chủ yếu của Trung Quốc là: A. trâu, cừu, ngựa, lợn. B. bò, cừu, ngựa, lợn. C. dê, cừu, ngựa, lợn. D. gà, cừu, ngựa, lợn. Câu 25. Ở các đồng bằng phía đông Trung Quốc nuôi nhiều lợn, do chủ yếu có: A. nguồn thức ăn phong phú, dân cư đông đúc. B. dân cư đông đúc, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt. C. cơ sở vật chất kĩ thuật tốt, vận chuyển dễ. D. vận chuyển dễ, nhiều lao động có kĩ thuật. Câu 26. Chăn nuôi của miền Tây khác với miền Đông ở việc nuôi chủ yếu là: A. cừu. B. lợn. C. bò. D. trâu. Câu 27. Trung Quốc quan tâm rất lớn đến sản xuất lương thực, vì: A. diện tích canh tác nhỏ, nhưng quy mô dân số rất lớn. B. quy mô dân số rất lớn, nhưng giống lúa không nhiều. C. giống lúa không nhiều, nhưng nhu cầu lúa gạo lớn. D. nhu cầu lúa gạo lớn, nhưng năng suất lúa không cao. Câu 28. Để phát triển nông nghiệp, Trung Quốc không áp dụng biện pháp nào sau đây? A. Giao quyền sử dụng đất cho dân. B. Xây dựng các công trình thuỷ lợi. C. Đưa kĩ thuật mới vào sản xuất. D. Tập trung tăng thuế nông nghiệp.
  12. Câu 29. Các biện pháp phát triển nông nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhằm vào việc tạo điều kiện khai thác tiềm năng: A. lao động và tài nguyên thiên nhiên. B. tài nguyên thiên nhiên và nguồn vốn. C. nguồn vốn và sức lao động người dân. D. sức lao động người dân và thị trường. Câu 30. Các loại nông phẩm của Trung Quốc có sản lượng đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm là: A. lương thực, bông, thịt lớn. B. bông, thịt lợn, trứng gia cầm. C. thịt lợn, gia cầm, sữa bò. D. lương thực, bông, thịt cừu. Câu 31. Các loại nông phẩm của Trung Quốc có năng suất cao là: A. lương thực, bông, thịt lớn. B. bông, thịt lợn, trứng gia cầm. C. thịt lợn, gia cầm, sữa bò. D. lương thực, bông, thịt cừu. Câu 32. Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Trung Quốc? A. Sản xuất được nhiều nông phẩm có năng suất cao. B. Ngành trồng trọt chiếm ưu thế so với chăn nuôi. C. Cây lương thực có diện tích và sản lượng lớn nhất. D. Bình quân lương thực tính theo đầu người rất cao. Câu 33. Phát biểu nào sau đây không đúng về sản xuất nông nghiệp Trung Quốc? A. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh. B. Nhiều loại nông sản có năng suất cao. C. Lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất. D. Giá trị của chăn nuôi lớn hơn trồng trọt. Câu 34. Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Bắc? A. Mía. B. Chè. C. Bông. D. Ngô. Câu 35. Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Đông Bắc? A. Mía. B. Chè. C. Lúa gạo. D. Lúa mì. Câu 36. Loại cây nào sau đây được trồng nhiều ở đồng bằng Hoa Trung? A. Lúa mì. B. Củ cải đường. C. Ngô. D. Bông. Câu 37. Loại nông sản chính ở đồng bằng Hoa Nam không phải là:
  13. A. lúa gạo. B. chè. C. bông. D. lúa mì. Câu 38. Đồng bằng sông Trường Giang khác với đồng bằng sông Hoàng Hà ở điểm việc trồng chủ yếu cây: A. lúa gạo. B. lúa mì. C. lạc. D. đỗ tương. Câu 39. Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sản lượng lương thực bình quân đầu người của Trung Quốc hiện nay vẫn còn chưa cao? A. Sản lượng lương thực lớn, nhưng quy mô dân số rất lớn. B. Sản lượng lương thực chưa lớn, nhưng quy mô dân số lớn. C. Sản lượng lương thực rất lớn, nhưng dân số tăng nhanh. D. Sản lượng lương thực nhỏ, nhưng dân số lớn nhất thế giới. Câu 40. Phát biểu nào sau đây không đúng với nông nghiệp Trung Quốc hiện nay? A. Có nhiều chính sách phát huy tiềm năng lao động. B. Có nhiều biện pháp khai thác tài nguyên tự nhiên. C. Sản lượng một số nông sản đứng hàng đầu thế giới. D. Cây công nghiệp lâu năm có vị trí quan trọng nhất. Câu 41. Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông, không phải vì ở đây có: A. các đồng bằng rộng, đất đai màu mỡ. B. khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa. C. dân cư tập trung với mật độ rất cao. D. các dân tộc ít người có số lượng lớn. Câu 42. Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam? A. Mới được tạo lập trong thời gian gần đây. B. Ngày càng phát triển trong nhiều lĩnh vực. C. Kim ngạch thương mại song phương tăng. D. Các mặt hàng trao đổi ngày càng đa dạng.
  14. Tiết 3. Thực hành: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC Câu 1. Từ năm 1985 đến 2004, GDP của Trung Quốc: A. tăng rất nhanh. B. tăng rất chậm. C. có hướng giảm. D. không tăng. Câu 2. Vào năm 2004, sản lượng nông sản nào sau đây của Trung Quốc không có vị trí đứng đầu thế giới? A. Lương thực. B. Bông. C. Lạc. D. Mía. Câu 3. Vào năm 2004, sản lượng nông sản nào sau đây của Trung Quốc có vị trí đứng đầu thế giới? A. Thịt lợn, thịt bò. B. Thịt bò, thịt cừu. C. Thịt cừu, thịt dê. D. Thịt lợn, thịt cừu. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc từ năm 1985 đến 2004? A. Xuất khẩu tăng tỉ trọng, nhập khẩu giảm tỉ trọng. B. Xuất khẩu giảm tỉ trọng, nhập khẩu tăng tỉ trọng. C. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng về tỉ trọng. D. Cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm về tỉ trọng. Hết bài 10.
  15. ĐÁP ÁN CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA BÀI 10 (TRUNG QUỐC) Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/á D D D A A D A A B B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/á C A C A C A C B A C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/á A A A C B B B A B A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ/á A B A D B B B D A D Câu 41 Đ/á D Tiết 2. KINH TẾ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/á D A B D D A A C C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/á A B A C D A A D A C Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đ/á D A A B A A A D A A Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 Đ/á A D D D D D D B A D (Còn tiếp ở trang sau )
  16. Câu 41 42 Đ/á D A Tiết 3. Thực hành: TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC Câu 1 2 3 4 Đ/á A D D A Hết. Tài liệu tham khảo Trắc nghiệm Địa lí 11 (Lý thuyết và Thực hành), PGS. TS. Nguyễn Đức Vũ, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2017. Nếu có điều kiện, hãy mua bản gốc của sách để ủng hộ tác giả và nhà xuất bản!