Tuyển tập đề thi chuyên hóa 2020 các tỉnh thành cả nước (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập đề thi chuyên hóa 2020 các tỉnh thành cả nước (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tuyen_tap_de_thi_chuyen_hoa_2020_cac_tinh_thanh_ca_nuoc_co_d.docx
Nội dung text: Tuyển tập đề thi chuyên hóa 2020 các tỉnh thành cả nước (Có đáp án)
- Tuyển tập đề thi chuyên hóa 2020 các tỉnh thành cả nước Bộ câu hỏi tư duy – đánh giá năng lực môn hóa – đề thi thử - Nguồn: sưu tầm từ thầy Lưu Văn Dầu, Ngô Xuân Quỳnh, và nguồn đề của các bạn học sinh . - Soạn + Word hóa: Nguyễn Tấn Thiên - Đây là nguồn tài liệu phong phú, bổ ích, hỗ trợ kiến thức cho các bạn học sinh có nguyện vọng thi vào 10 trường chuyên, năng khiếu. Hi vọng các bạn HS làm tốt bộ đề, từ đó phát triển năng lực tư duy và óc thông minh, sáng tạo của mình.
- UBND TỈNH BẮC NINH KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2020 – 2021 Môn thi: Hóa học( dành cho thí sinh dự thi chuyên hóa) ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Thí sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 1: (1,5 điểm) 1) Nêu hiện tượng xảy ra và viết các phương trình hóa học khi: a) Cho lá Zn vào dung dịch CuSO4. b) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 thu được dung dịch X. Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch X. 2) Viết các phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau(ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có): S SO2 H2SO4 CuSO4 Cu 3) Có 4 ống nghiệm mỗi ống chứa một dung dịch muối trong các muối: clorua, nitrat, cacbonat, sunfat của các kim loại bari, magie, kali, chì(không trùng kim loại và gốc axit). Xác định công thức muối có trong mỗi ống nghiệm. Câu 2: (1,5 điểm) 1) Trình bày phương pháp hóa học làm sạch khí CO2 có lẫn SO2, SO3, CO. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 2) Cho 27,4 gam Ba vào 400 gam dung dịch CuSO4 3,2% thu được khí A, kết tủa B và dung dịch C. a) Tính thể tích khí A(đktc). b) Nung kết tủa B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn? 3) Cần lấy bao nhiêu gam tinh thể CuSO4.5H2O và bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 4% để điều chế 500 gam dung dịch CuSO4 8%? Câu 3: (2,5 điểm) 1) Hổn hợp X gồm Al2O3, CuO, Fe2O3. Dẫn khí CO dư qua 42,2 gam X nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 34,2 gam chất rắn Y. Mặt khác 0,2 mol hổn hợp X trên phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch H2SO4 1M. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. b) Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hổn hợp X. c) Trình bày phương pháp hóa học tách riêng ba chất trong hổn hợp X. 2) Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300ml dung dịch X gồm NaHCO3 và K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch Y gồm HCl 0,2M và NaHSO4 0,6M, khuấy đều. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V(lít)(đktc) khí CO2 và dung dịch Z. a) Tính V? b) Thêm 100 ml dung dịch T gồm KOH 0,6M và BaCl2 1,5M vào dung dịch Z thu được m gam kết tủa. Tính giá trị của m.
- Câu 4: (1,5 điểm) 1) Viết các công thức cấu tạo mạch hở có thể có ứng với mỗi công thức phân tử sau: C2H4O2, C3H8O, C4H8. 2) Chất A có công thức phân tử C4H6. Xác định công thức cấu tạo của A, B, C, D và hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau: o , o A dd Br2,1:1 B NaOH C H2, Ni, t D H2SO4 đặc 170 C A Cao su buna Câu 5: (1,5 điểm) Hổn hợp X gồm ba hidrocacbon(mạch hở, thể khí ở điều kiện thường), có công thức phân tử: CnH2n+2, CmH2m, CkH2k-2. Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lít X(đktc) , dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc dư, bình (2) đựng dung dịch NaOH dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 2,52 gam; khối lượng bình (2) tăng 7,04 gam. Biết rằng số mol của CkH2k-2 gấp ba lần số mol của CnH2n+2; trong X có 2 chất có số nguyên tử cacbon bằng nhau và bằng ½ số nguyên tử cacbon của chất còn lại. Xác định công thức phân tử của ba hidrocacbon trên. Câu 6: (1,5 điểm) Cho 11 gam hổn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch KOH 5,6% đun nóng. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hổn hợp Y gồm 2 ancol đồng đẳng kế tiếp; cô cạn phần dung dịch còn lại thu được m gam chất rắn khan Cho Y vào bình đựng Na dư thì khối lượng bình tăng lên 5,35 gam và có 1,68 lít khí(đktc) thoát ra. 1) Tính m? 2) Xác định công thức cấu tạo và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất có trong X.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 BẾN TRE TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN BẾN TRE NĂM HỌC 2020 – 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: HÓA HỌC Ngày thi: 17 / 7 / 2020 Thời gian làm bài: 120 phút( không kể thời gian phát đề) Thí sinh không được sử dụng bảng tính tan và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Câu 1: (1,5 điểm) Có 5 lọ đựng 5 dung dịch riêng biệt gồm NaOH, Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4 được đánh số bất kì: (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành thí nghiệm thu được kết quả sau: - Chất ở lọ (1) tác dụng chất lọ (3), (4) thấy xuất hiện kết tủa. - Chất ở lọ (1) tác dụng chất ở lọ (5) thấy có khí thoát ra. - Chất ở lọ (3) tác dụng chất ở lọ (5) thấy xuất hiện kết tủa. Xác định các chất có trong lọ (1), (2), (3), (4), (5) và viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 2: (2 điểm) Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau ( ghi rõ điều kiện, nếu có; mỗi kí hiệu A1, A2 là một hidrocacbon khác nhau): A1 A2 A3 poli etilen A5 A4 A6 cao su buna Câu 3: (2 điểm) Cho thí nghiệm điều chế khí X từ chất rắn Y và dung dịch Z như hình vẽ a) X có thể là khí nào trong các khí sau: H2, SO2, CO2, HCl, NH3, H2S, Cl2, NO2? Vì sao? b) Chọn hóa chất Y, Z thích hợp để viết phương trình hóa học điều chế mỗi chất khí X đã chọn ở trên. Câu 4: (1 điểm) Cho m gam hổn hợp X gồm rượu metylic( CH3OH) và glixerol phản ứng hoàn toàn với Na dư thu được 2,24 lít khí H2(đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X thu được a gam CO2. Tìm a? Câu 5: (1,5 điểm)
- Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít(đktc) một hidrocacbon A, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua 200ml dung dịch Ca(OH)2 2,5M thì thu được 40 gam kết tủa, đồng thời khối lượng dung dịch Ca(OH)2 giảm 2,8 gam. Xác định công thức phân tử và viết các đồng phân cấu tạo của A. Câu 6: (2 điểm) Nhúng một thanh sắt và một thanh kẽm vào cùng một cốc chứa 500 ml dung dịch CuSO4. Sau một thời gian lấy đồng thời hai thanh kim loại ra khỏi cốc thì mỗi thanh kim loại đều có Cu bám vào(giả sử toàn bộ lượng đồng sinh ra đều bám vào kim loại). Trong dung dịch sau phản ứng, nồng độ mol/lít của ZnSO4 gấp ba lần nồng độ mol/lít của FeSO4( coi thể tích dung dịch là không đổi). và khối lượng mỗi dung dịch trong cốc giảm 0,2 gam so với ban đầu. Thêm dung dịch NaOH dư vào cốc rồi lọc lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 8,0 gam chất rắn. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Tính khối lượng đồng bám trên mỗi thanh kim loại và nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 ban đầu?
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LÂM ĐỒNG NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn thi: HÓA HỌC Đề chính thức( 2 trang) Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1: (3,0 điểm) 1.1 Từ nguyên liệu ban đầu là etilen, hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng điều chế etyl axetat và poli etilen. 1.2 Cho dung dịch H2SO4 loãng dư lần lượt vào các ống nghiệm, mỗi ống có chứa một chất trong số các chất sau: natri axetat, saccarozo, xenlulozo, chất béo (có công thức chung (RCOO)3C3H5) rồi đun nóng. Viết phương trình hóa học của các phản ứng. 1.3 Cho ba dung dịch muối A, B, C( muối trung hòa hoặc muối axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau, thỏa mãn điều kiến sau: A + B có khí thoát ra B + C có kết tủa xuất hiện A + C vừa có kết tủa vừa có khí thoát ra. Xác định A, B, C và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu 2: (3,0 điểm) 2.1 Không dùng thuốc thử, hãy phân biệt 6 dung dịch MgCl2, NaHCO3, H2SO4, BaCl2 NaCl, NaOH đựng riêng biệt trong các bình mất nhãn. Viết phương trình hóa học của các phản ứng. 2.2 Có hổn hợp gồm CH3COOH và C2H5OH, nêu phương pháp tách từng chất ra khỏi hổn hợp trên. Viết phương trình hóa học của các phản ứng. Câu 3: (1,5 điểm) Cho a mol SO3 tan hết trong 100 gam dung dịch H2SO4 91,00%thì tạo thành oleum có hàm lượng SO3 là 71,01%. Viết các phương trình hóa học và tính giá trị của a. Câu 4: (1,5 điểm) 4.1 Viết phương trình hóa học của phản ứng quang hợp và nêu các ý nghĩa quan trọng của phản ứng quang hợp. 4.2 Biết khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Hãy tính thể thích không khí ở điều kiện tiêu chuân cần dùng cho phản ứng quang hợp với hiệu suất phản ứng 100% để tạo thành 500 gam tinh bột. Câu 5: (2,0 điểm) 5.1 Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi cho mảnh kim loại đồng vào: a) Dung dịch H2SO4 loãng có sục khí O2 liên tục.
- b) Dung dịch H2SO4 đặc, nóng. 5.2 Trong công nghiệp người ta thường sản xuất CuSO4 bằng phương pháp nào? Vì sao? Câu 6: (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 12,0 gam muối sunfua kim loại R( có hóa trị II trong mọi hợp chất) trong oxi thu được rắn A và khí B. Hòa tan hết A bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33%. Khi làm lạnh dung dịch muối thì có 15,625 gam tinh thể muối ngậm nước tách ra, phần dung dịch còn lại có nồng độ 22,54%. Xác định R và công thức hóa học của tinh thể muối ngậm nước. Câu 7: (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn hổn hợp X gồm C2H6 và C3H6 ở đktc, sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ vào 150 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1%(dư) thấy khối lượng bình tăng 4,7 gam và trong bình có 13,79 gam kết tủa. 7.1 Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí có trong hổn hợp X. 7.2 Tính nồng độ % của chất tan còn lại trong dung dịch sau khi loại bỏ kết tủa. Câu 8: (2,0 điểm) Hổn hợp X gồm ba kim loại : Na, Mg, Al. Cho 14,9 gam X vào nước lấy dư, phản ứng xong thu được 4,48 lít H2 ở đktc, dung dịch A và chất rắn B. Cho B vào 500ml dung dịch CuSO4 1M, sau khi phản ứng kết thúc thấy tạo thành 28,8 gam kết tủa. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong X. Câu 9: (3,0 điểm) Cho 76,2 gam hổn hợp A gồm một ancol đơn chức ROH và một axit cacbonxylic đơn chức (R’COOH). Chia A thành ba phần bằng nhau: - Phần 1: Tác dụng hết với Na thu được 5,6 lít khí ở đktc. - phần 2: Đốt cháy hoàn toàn thu được 39,6 gam CO2. - Phần 3: Thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 60%, sau phản ứng sinh ra 2,16 gam nước. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo các chất trong A. Hết
- KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ MÔN HÓA HỌC ( THỜI GIAN LÀM BÀI 150 PHÚT) NGÀY THI : 12/7/2020
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT BÌNH ĐỊNH NĂM HỌC 2020 - 2021 Đề chính thức Môn thi chuyên: HÓA HỌC Ngày thi: 18 / 7 / 2020 Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian phát đề) Câu 1 (1 điểm) Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nung hổn hợp gồm CH3COONa và NaOH/CaO (2) FeS tác dụng với dung dịch HCl o (3) Đun nóng hổn hợp C2H5OH/H2SO4 đặc ở 170 C. a) Viết các phương trình hóa học và cho biết những thí nghiệm nào tạo ra sản phẩm gây ô nhiễm môi trường? Giải thích b) Hãy đề xuất biện pháp xử lí khí thoát ra khi thực hiện thí nghiệm (2). Câu 2 (1 điểm) Cho sơ đồ các phản ứng hóa học xảy ra như sau M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 Hãy chọn các chất và viết các phương trình phản ứng xảy ra theo sơ đồ trên. Biết rằng (1),(2) là phản ứng hóa hợp; (3) là phản ứng trung hòa; còn (4),(5) là phản ứng trao đổi; (6) là phản ứng nhiệt phân. M1 là kim loại, các chất còn lại là hợp chất khác nhau của M1. Câu 3 (1 điểm) Trong phòng thí nghiệm, có 4 chất khí HCl, NH3, N2 và SO2 được chứa đầy trong các ống nghiệm riêng biệt, em hãy: a) Lập một sơ đồ và viết các phương trình phản ứng biểu diễn sự chuyển hóa giữa các khí. b) Đề xuất các thí nghiệm để nhận biết các khí trên đồng thời so sánh được độ tan trong nước của chúng. Hãy mô tả thí nghiệm bằng hình vẽ minh họa. Câu 4 (1 điểm) Có ba chất khí A, B, C đều có tỉ khối so với oxi bằng 1,375. Biết chất A phản ứng được với dung dịch NaOH, B là một hidrocacbon, C là hợp chất nito. a) Xác định công thức phân tử các chất A, B, C. b) Nêu một số ứng dụng của ba chất khí trên trong đời sống mà em biết. Câu 5 (1 điểm) Sục CO2 vào dung dịch chứa hổn hợp gồm Ca(OH)2 và NaOH thu được kết quả sau: Số mol CO2 Kết quả a Kết tủa cực đại là 0,1 a+ 0,5 Kết tủa bắt đầu bị hòa tan x(với x> a + 0,5) 0,06 mol kết tủa Hãy vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi số mol kết tủa theo số mol CO2 và tìm giá trị của x?
- Câu 6 (1 điểm) Khử hoàn toàn 3,12 gam hổn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 2,32 gam hổn hợp rắn X. Hòa tan X vào 100ml dung dịch HCl vừa đủ thấy thoát ra 0,672(lít) khí (đktc). a) Tính nồng độ CM của dung dịch HCl đã dùng. b) Xác định công thức của FexOy. Câu 7 (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 37,06 gam hổn hợp X gồm Fe(NO3)3 , Fe2O3 và Cu bằng dung dịch chứa 0,42(mol) H2SO4 loãng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chỉ chứa hai muối sunfat. Cho tiếp bột Cu vào dung dịch Y không thấy có phản ứng xảy ra. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong hổn hợp X? Câu 8 (1 điểm) a) Xăng sinh học là xăng được pha một lượng etanol theo tỉ lệ đã nghiên cứu. Theo em xăng sinh học E85 có nghĩa là gì và xăng sinh học được điều chế từ nhưng nguyên liệu nào? Viết các phương trình phản ứng minh họa. b) Nung hổn hợp X gồm CH4, CH2=CH2; CH3-C≡CH; CH2=CH-C≡CH và x(mol) H2 có Ni xúc tác( để xảy ra phản ứng cộng H2 vào liên kết đôi, liên kết ba) thu được 0,1mol hổn hợp Y không còn H2 và có tỉ khối so với H2 là 17,9. Biết 0,1mol Y phản ứng tối đa với 0,06(mol) Br2 trong dung dịch. Tìm giá trị của x. Câu 9 (1 điểm) Khi đốt cháy hoàn toàn 10,2 gam hổn hợp hai chất A, B là đồng phân cấu tạo của nhau thì cần 14,56(lít) khí oxi ở dktc, thu được CO2 và nước có số mol bằng nhau. Mặt khác, khi cho hai chất A, B tác dụng với dung dịch xút thì người ta thấy: - Chất A tạo ra được muối của axit hữu cơ C1 và ancol D1, tỉ khối hơi của C1 với H2 là 30. Cho ancol D1 qua CuO đun nóng được chất E1 không có phản ứng tráng bạc. - Chất B tạo ra được chất C2 và D2. Khi cho C2 tác dụng vơi axit H2SO4 thì thu được E2 tham gia phản ứng tráng bạc, còn khi D2 tác dụng H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 2 anken là đồng phân cấu tạo của nhau. Xác định công thức cấu tạo của A và B? Câu 10 (1 điểm) Đốt chá hoàn toàn các chất gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit cacbonxylic no, đơn chức, mạch hở Y cần dùng 9,184 lít khí oxi ở đktc. Lượng khí CO2 sau phản ứng được hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,42 mol Ca(OH)2 tạo ra 30(g) kết tủa và dung dịch muối Z Các định công thức cấu tạo và gọi tên của Y biết rằng số mol của glixerol bằng ½ số mol metan.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT HÀ NỘI HÀ NỘI NĂM HỌC: 2020 – 2021 KHÓA NGÀY 17/7/2020 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: HÓA HỌC THỜI GIAN: 120 PHÚT Câu I (2 điểm) 1. Trên bề mặt các hố nước vôi tôi lâu ngày thường có lớp màn chất rắn. Hãy giải thích hiện tượng này và viết phương trình hóa học minh họa. 2. Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) Quấn thêm vào đầu dây sắt một mẫu than gỗ. Đốt cho sắt và than nóng đỏ rồi đưa vào bình đựng khí Oxi. b) Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa sẵng 1 ml dung dich NaCl, lọc lấy kết tủa để ngoài ánh sáng. c) Cho mẫu Natri vào ống nghiệm đựng nước, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có vuốt dẫn khí bằng thủy tinh xuyên qua. Sau một thời gian, đốt khí thoát ra từ vuốt dẫn khí. Câu II (2 điểm) 1. Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra giữa các cặp chất sau: a) Rượu etylic(lỏng) và natri(rắn) b) Axit axetic(dung dịch) và natricacbonat(dung dịch). c) Oxit sắt từ(rắn) và cacbon oxit(khí) đun nóng. d) axit clohidric( dung dịch đặc) và manggan dioxit(rắn), đun nhẹ. 2. Có bốn bình mất nhãn, mỗi bình chứa một trong bố dung dịch không màu là HCl, H2SO4, Na2SO4 và NaNO3. Trình bày cách phân biệt dung dịch chất đựng trong mỗi bình, viết phương trình hóa học minh họa. Câu III (2 điểm) 1. Cho hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế khí Y từ chất rắn X(giàu oxi). a) Hỏi khí Y là khí gì. Viết phương trình hóa học điều chế khí Y từ hai chất X khác nhau( ghi rõ điều kiện nếu có). b) Khi ngừng đun thì ta cần tắt đèn cồn trước hay tháo ống dẫn khí trước? Vì sao cần làm như vậy?
- 2. Hòa tan hết 2,080 gam hổn hợp bột gồm Fe, FeS, FeS2, S bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 2,688 lít SO2(đktc) là duy nhất và dung dich X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được m(g) chất rắn. Tính giá trị của m? Câu IV( 2 điểm) 1. Cho 1,896(g) KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, nóng dư và đun nhẹ. Sau khi kết thúc phản ứng cho toàn bộ lượng Cl2 tạo ra tác dụng hết với kim loại M( hóa trị n không đổi trong các hợp chất), thu được 5,380 gam hổn hợp chất rắn X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m? 2. Hổn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Cu. Hòa tan hoàn toàn m(g) hổn hợp X trong dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch Y chỉ gồm hai chất tan. Đem toàn bộ dung dịch Y phản ứng hoàn toàn dung dịch AgNO3 dư thu được 36,8(g) kết tủa gồm AgCl và Ag. Nếu cho toàn bộ dung dịch Y tác dụng NaOH lấy dư, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 8 gam chất rắn. Mặt khác nếu hòa tan hoàn toàn m(g) X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì thu được V(l)(đktc) SO2 duy nhất. Xác định các giá trị m, V? Câu V(2 điểm) 1. Tiến hành thí nghiệm: Cho chất X(C2H6O) và chất Y(C2H4O2) vào ống nghiệm. Thêm một ít dung dịch H2SO4 đặc làm xúc tác rồi đun nóng thu được sản phẩm chứa chất hữu cơ Z ( C4H8O2). Biết chất Y làm quì tím ẩm chuyển sang màu đỏ. Hãy xác định công thức cấu tạo rồi gọi tên các chất X, Y, Z và viết các phương trình phản ứng xay ra. 2. Hổn hợp X gồm C2H4, C3H6, CH4, C2H6 và H2. Khi cho 1,920(g) hổn hợp X vào dung dịch Brom dư thì có tối đa 0,040(mol) Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn 0,135(mol) X thì cần dùng vừa đủ V(l) O2(đktc). Sau phản ứng thu được m(g) CO2 và 4,860(g) nước. Tìm giá trị của m và V(l)? Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN HƯNG YÊN NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút(không kể thời gian phát đề) Câu I: (2 điểm) 1. Trình bày phương pháp hóa học phân biệt bốn ống nghiệm không dán nhãn chứa các dung dịch riêng biệt sau: HCl, NaCl, Na2SO4 và Ba(NO3)2. 2. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi: a) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al(NO3)3. b) Cho một mẫu Na vào dung dịch FeCl3. c) Cho từ từ đến dư dung dịch AgNO3 vào cốc đựng bột Fe và khuấy đều. d) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 thu được dung dịch X, sau đó thêm tiếp vào X một lượng dư dung dịch BaCl2. Câu II: (2 điểm) 1. Vận dụng kiến thức hóa học để giải thích các vấn đề thực tiễn trong đời sống a. Không dùng các dụng cụ bằng nhôm (như xô châu ) để đựng nước vôi. b. Không nên bón phân đạm ure cho đất vừa mới được khử chua bằng vôi sống. 2. Cho sơ đồ sau: etilen rượu etylic axit axetic etyl axetat natri axetat metan Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ trên, ghi rõ điều kiện nếu có. Câu III: (2 điểm) 1. Trộn 7,52 gam hổn hợp hai ancol CH3OH và C2H5OH với 5,55 gam một axit có công thức CxHyCOOH rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được 11,312 lít khí CO2(đktc). Mặt khác 5,55 gam axit trên được trung hòa vừa đủ bởi 150ml dung dịch KOH 0,5M. a. Tìm công thức hóa học của axit trên. b. Tính % khối lượng của mỗi rượu trong hổn hợp ban đầu. c. Viết phương trình hóa học của phản ứng este hóa giữa các chất trên. 2. Hợp chất hữu cơ X chứa các nguyên tố C, H, O. Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam X, sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 18,6 gam đồng thời thu được 30 gam kết tủa. Xác định công thức phân tử của X, biết tỉ khối hơi của X so với khí nito là 2,643. Câu IV: (2 điểm) 1. Khi lên men rượu từ a gam glucozo với hiệu suất 80% thì thu được 230 lít rượu 12o và V lít khí CO2(đktc). Biết khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Tính các giá trị a, V? 2. Cho hổn hợp A gồm Al và một oxit sắt. Chia hổn hợp A thành hai phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 6,72 lít khí (đktc). Phần 2: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn A thì thu được hổn hợp rắn B. Cho B tác dụng với
- dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 1,344 lít khí (đktc) và còn lại chất rắn C. Khi cho C tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 4,032 lít khí(đkt). Hãy xác định công thức hóa học của oxit sắt. Câu V: (2 điểm) 1. Cho 3,344 gam hổn hợp ba kim loại Na, Al, Fe vào nước dư thu được 1,4336 lít khí(đktc) và một lượng chất rắn không tan. Lấy chất rắn không tan ở trên cho tác dụng với 96 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 5,12 gam Cu và dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch KOH vào X rồi lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. a. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hổn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng chất rắn Y. 2. X là hổn hợp gồm kim loại R và kim loại kiềm M. Lấy 3,85 gam X cho vào nước dư thu được 2,24 lít khí thoát ra (đktc). Khi thêm 1,15 gam kim loại Na vào 3,85 gam X ở trên thu được hổn hợp Y chứa 46% Na theo khối lượng. Lấy toàn bộ hổn hợp Y cho tác dụng với dư dung dịch NaOH thu được 4,48 lít khí (đktc). Xác định hai kim loại M, R; biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hết
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT LONG AN NĂM HỌC 2020 – 2021 Ngày thi: 17 tháng 7 năm 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Hóa học Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồn có hai trang. Thí sinh không được sử dụng bảng tính tan và bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Câu 1: (2,0 điểm) 1.1 Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a. Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4. b. Hòa tan Fe2O3 bằng dung dịch H2SO4 loãng. c. Dẫn khí CO qua CuO đun nóng. d. Hòa tan P2O5 bằng dung dịch NaOH dư. 1.2 Tổng số hạt proton, notron và electron trong nguyên tử của nguyên tố R là 48. Trong đấy số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Xác định nguyên tố R và vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. Câu 2: (2,0 điểm) 2.1 Hình vẽ bên mô tả quá trình điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm: a. Để thu khí oxi người ta đặt ống nghiệm (2) thẳng đứng và miệng ống nghiệm quay lên tren. Em hãy giải thích cách làm này. b. Hãy đề xuất một cách khác để thu khí oxi và giải thích cách làm đó. 2.2 Có 5 lọ được đánh số thứ tự từ (1) đến (5). Mỗi lọ chứa một trong số các dung dịch sau(không tương ứng với số thứ tự trên): Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH. Lấy mẫu của các lọ và thực hiện thí nghiệm thu được kết quả như sau: - Cho mẫu ở lọ (1) vào mẫu ở lọ (2) thì có sủi bọt khí. - Cho mẫu ở lọ (1) vào mẫu ở lọ (4) thì có kết tủa trắng. - Cho mẫu ở lọ (2) lần lượt vào mẫu ở lọ (4),(5) thì có kết tủa trắng. Xác định dung dịch có trong các lọ ban đầu và viết các phương trình hóa học biểu diễn phản ứng xảy ra. Câu 3: (2,0 điểm) 3.1 Từ Fe, S, dung dịch HCl, hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng điều chế khí hidro sunfua H2S theo hai cách khác nhau( dụng cụ và điều kiện cần thiết có đủ).
- 3.3 Hấp thụ hoàn toàn 5,6 lít khí CO2(đktc) vào bình đựng 375 ml dung dịch natri hidroxit 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng. Câu 4: (2,0 điểm) 4.1 Cho 20,4 gam hổn hợp Mg, Al, Zn vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M( vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, thêm dần dung dịch NaOH vào để đạt kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được a(g) chất rắn. Tính giá trị của a? 4.2 Đặt hai cốc A, B chứa cùng một loại dung dịch HCl với khối lượng bằng nhau lên hai đĩa cân. Cho 10 gam CaCO3 vào cốc A và 8,221 gam M2CO3 vào cốc B. Sau khi hai muối đã tan hết, cân trở lại trạng thái thăng bằng. Biết HCl dư sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giả sử tất cả khí sinh ra đều bay khỏi dung dịch. Xác định kim loại M? Câu 5: (2,0 điểm) 5.1 Nhỏ rất từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch X gồm Al2(SO4)3 và K2SO4, lắc nhẹ để các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng kết tủa thu được y(gam) phụ thuộc vào thể tích x(lít) của dung dịch Ba(OH)2 được biểu diễn bằng đồ thị như hình bên dưới. a) Hãy viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong giai đoạn (1), (3). b) Xác định thành phần kết tủa trong giai đoạn (1), (4). 5.2 Cho m gam Cu vào 800 ml dung dịch AgNO3 0,1M. Sau một thời gian thu được 6,88 gam chất rắn X và dung dịch A. Cho 3,25 gam Zn vào dung dịch A đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,25 gam chất rắn Y. a. Xác định thành phần trong dung dịch A. Giải thích. b. Xác định thành phần các chất trong chất rắn Y. Giải thích. c. Tính giá trị của m? Hết Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2020 – 2021 Ngày thi: 17 tháng 7 năm 2020 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1: (3 điểm) 1.1. Trên bàn thí nghiệm có những chất rắn riêng biệt màu trắng là: Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2, MgCO3, BaSO4. Một học sinh đã lấy một trong những chất trên bàn để làm thí nghiệm và được kết quả như sau: - Thí nghiệm 1: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thấy chất rắn tan hoàn toàn và đồng thời thoát ra chất khí làm đục nước vôi trong. - Thí nghiệm 2: Nung nóng cũng thấy khí thoát ra làm đục nước vôi trong. - Thí nghiệm 3: Lấy chất rắn còn lại sau khi nung hoàn toàn ở thí nghiệm 2 cho tác dụng với dung dịch HCl cũng thoát ra chất khí làm đục nước vôi trong. Em hãy cho biết học sinh trên đã lấy chất nào trên bàn để làm thí nghiệm? Lập luận và viết các phương trình hóa học xảy ra. 1.2. Chọn phát biểu đúng – sai. a) Cho một mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện chất rắn màu đỏ. b) Sục khí CO2 hoặc cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 đều thu được kết tủa keo trắng. c) Gang được luyện trong lò cao bằng cách dùng khí CO khử oxit sắt ở nhiệt độ cao. d) Con dao làm bằng thép không bị gỉ nếu sau khi cắt chanh rồi rửa thật sạch và lau khô. e) Khí Cl2 được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp. f) Hỗn hợp muối natri của các axit béo là thành phần chính của xà phòng. 1.3. Các dung dịch: NH4Cl, Na2CO3, HNO3, BaCl2 và H2SO4 đều có cùng nồng độ 1M, được đánh số ngẫu nhiên từ 1 đến 5. Dung dịch 5 đều cho kết tủa trắng với dung dịch 3 và dung dịch 4, nhưng không phản ứng với dung dịch 1 hoặc dung dịch 2. a) Xác định dung dịch 5. b) Khi trộn cùng thể tích dung dịch 3 và dung dịch 4 thì có hiện tượng nào xuất hiện? Viết phương trình hóa học minh họa. 1.4. Các nguyên tử trong phân tử liên kết với nhau bằng liên kết hóa học. Để phá vỡ một liên kết hóa học cần phải cung cấp một năng lượng xác định. Khi một liên kết hình thành, nó tỏa ra môi trường xung quanh một năng lượng đúng bằng năng lượng cần cung cấp để phá vỡ liên kết đó. Giá trị năng lượng đó gọi là năng lượng liên kết hóa học. Bảng sau cho biết năng lượng liên kết của một số liên kết hóa học: Liên kết H - H I - I H - I Năng lượng(jun) 7,24. 10-19 2,51 . 10-19 4,95 . 10-19
- Phản ứng giữa khí hiđro (H2) và khí iot (I2) tạo thành khí hiđro iotua (HI) được biểu diễn bằng phương trình hóa học sau: H2 + I2 → 2 HI. Trong phản ứng này, sự khác nhau giữa tổng năng lượng cần để phá vỡ các liên kết và tổng năng lượng tỏa ra khi hình thành các liên kết mới (tính bằng Jun) là bao nhiêu? Câu 2: (2,75 điểm) 2.1. Các hiđrocacbon A, B, C đều có phân tử khối bằng 56 và biết rằng: 0 – A phản ứng hoàn toàn với H2 (Ni, t C) hoặc Br2 (trong dung dịch) hoặc HCl đều chỉ tạo 1 sản phẩm hữu cơ. 0 – B phản ứng hoàn toàn với H2 (Ni, t C) chỉ tạo 1 sản phẩm hữu cơ với mạch cacbon có phân nhánh. 0 – C phản ứng hoàn toàn với H2 (Ni, t C) tạo 2 sản phẩm hữu cơ. Hãy xác định công thức cấu tạo đúng của các hiđrocacbon A, B, C và viết các phương trình hóa học minh họa. 2.2. a) Khi đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol hợp chất hữu cơ A bằng 0,03 mol khí O2 (vừa đủ) thì thu được kết quả: nA = nH2O - nCO2 và nO2 = 1,5nCO2. Xác định công thức phân tử của A. b) Cho các hợp chất hữu cơ: metan, etilen, axetilen và glucozơ. Hãy chọn hai hợp chất hữu cơ thích hợp để điều chế được trực tiếp hợp chất hữu cơ A (ở câu a) và viết phương trình hóa học minh họa. 2.3. Viết các phương trình hóa học để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có), trong đó A, B, D, E, F, K, G, H là những hợp chất hữu cơ khác nhau. Từ G tạo ra H cần dùng CH2O2. B E C2H4O2 (K) A D F G C2H4O2(H) Câu 3: (2,25 điểm) 3.1. Hỗn hợp X gồm ZnSO4, CuSO4 và Fe2(SO4)3. Thành phần % khối lượng của lưu huỳnh trong hỗn hợp X là 22,19 %. Có thể điều chế được tối đa bao nhiêu gam hỗn hợp ba kim loại từ 7,21 gam hỗn hợp X? 3.2. Trộn 27,84 gam Fe2O3 với 9,45 gam bột Al rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng khử oxit sắt thành kim loại Fe), sau một thời gian thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng vớí dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 9,744 lít khí H2 (đktc). Xác định hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm. 3.3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, K2O và BaO (trong đó oxi chiếm 10% về khối lượng) vào nước, thu được 300 ml dung dịch Y và 0,336 lít khí H2 (đktc). Trộn 300 ml dung dịch Y với 200 ml dung dịch gồm HCl 0,2M và HNO3 0,3M, thu được 500 ml dung dịch có sự hiện diện của ion OHvới nồng độ 0,1M. Xác định giá trị m. Biết rằng: - Phản ứng axit – bazơ xảy ra thực chất là H+ (dd axit) + OH- (dd bazơ) → H2O - nOH- = Vdd(l) x CMOH-
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ TĨNH HÀ TĨNH NĂM HỌC: 2020 – 2021 MÔN: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC THỜI GIAN: 150 PHÚT Câu 1: (1 điểm) Chất X vừa tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng vừa tác dụng được với dung dịch NaOH. Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra với X là 1. Một kim loại 2. Một oxi 3. Một hidroxit 4. Một muối Câu 2: (1 điểm) Trước những năm 50 của thế kỉ XX, công nghiệp hữu cơ dựa trên nguyên liệu chính là axetilen. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, etilen trở thành nguyên liệu rẻ tiền và tiện lợi hơn so với axetilen. Từ etlien hãy viết các phương trình điều chế đicloetan, rượu etylic, axit axetic, etyl axetat, polietilen, poli vinyl clorua.( Chỉ được dùng thêm các chất vô cơ, điều kiện cần thiết của các phản ứng có đủ). Câu 3: (1 điểm) Viết các phương trình hóa học xảy ra trong các thí nghiệm sau: 1. Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. 2. Nhỏ vài giọt giấm ăn vào mẫu đá vôi. 3. Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Pb(NO3)2. 4. Nhỏ từ từ 1 – 2 ml dung dịch H2SO4 đặc vào cốc chứa ít đường saccarozơ. Câu 4: (1 điểm) Chất A là một muối của axit photphoric. Cho x(mol) Na vào dung dịch chứa x(mol) A, thu được dung dịch B chứa hai muối có số mol bằng nhau. Nếu cho x(mol) HCl vào dung dịch chứa x(mol) A thì thu được dung dịch C chứa hai chất tan có số mol bằng nhau. A có thể phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng. Xác định A và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu 5: (1 điểm) 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hổn hợp X gồm C2H6, CH3COOH, CH3CH2COOH, C2H4(COOH)2 cần vừa đủ V(l) khí Oxi(đktc) thu được 11,2(lít) CO2 và 9 gam nước. Xác định giá trị của V? 2. Nước rửa tay khô được sử dụng rộng rãi trong phòng chống dịch covid 19. Thành phần chính của nước o rửa tay khô là rượu etylic 75 và một số chất như glixerol, nước oxi già(H2O2) Để điều chế được 20 lít nước rửa tay khô trên thì khối lượng tinh bột cần dùng là m kg. Tính giá trị của m? ( Biết hiệu suất cả quá trình là 72%) và khối lương riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml). Câu 6: (1 điểm) Cho 1,792 lít khí O2 tác dụng hết với hổn hợp X gồm các kim loại Na, K, Ba (trong đó số mol Ba lớn hơn 0,16) thu được hổn hợp Y gồm các oxi Na2O, K2O, BaO và các kim loại dư. Hòa tan hết Y vào nước dư thu được dung dịch Z và 3,136 lít hidro. Hấp thụ 10,08 lít CO2 và dung dịch Z thu được m(g) kết tủa. TÍnh giá trị của m?( Biết thể tích các khí đều được đo ở điều kiện tiêu chuẩn).
- Câu 7: (1 điểm) Hổn hợp M gồm một rượu CnH2n+1OH và một axit CxHyCOOH( đều mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hổn hợp M thu được 33,6 lít CO2(đktc) và 25,2 gam nước. Mặt khác, nếu đun nóng M với H2SO4 đặc để thực hiện phản ứng este hóa( hiệu suất 80%) thì thu được m(g) este. Tính giá trị của m? Câu 8: (1 điểm) Cho 3,25 gam hổn hợp X gồm kim loại kiềm M và một kim loại N( hóa trị II) không tan trong nước ở điều kiện thường) tan hết trong nước dư, thu được dung dịch Y( chứa hai chất tan có khối lượng 4,06g) và 0,045 mol H2. 1. Xác định kim loại M, N? 2. Cho lượng N trong X phản ứng hoàn toàn với 100ml dung dịch hổn hợp gồm Cu(NO3)2 0,15M và AgNO3 0,2M thu được m(g) chất rắn. Tính giá trị của m? Câu 9: (1 điểm) X là dung dịch HCl. Y là dung dịch NaOH. Cho 120ml X vào cốc chứa 200 gam Y tạo ra dung dịch chỉ chứa duy nhất một chất tan. CÔ cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28,35(g) chất rắn X. Nung Z đến khối lượng không đổi thu được 17,55(g) chất rắn. 1. Tìm nồng độ mol của X, nồng độ phần trăm của Y và công thức của Z. 2. Cho 16,4(g) hổn hợp X1 gồm Al, Fe vào cốc đựng 840 ml X. Sau phản ứng thêm tiếp 1600(g) Y vào cốc khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 13,1(g) chất rắn Y. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi kim loai trong X1. Câu 10: (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn hổn hợp X gồm Al, Cu, FeS vào dung dịch chứa 0,64(mol) H2SO4 đặc, đun nóng thu dược dung dịch Y ( chất tan chỉ gồm các muối trung hòa) và 0,48 mol SO2( chất khí duy nhất). Cho 0,5(mol) NaOH phản ứng với dung dịch Y thu được 15,26(g) kết tủa. Tính phần trăm khối lượng FeS trong X? Hết \
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2020 Môn thi: Hóa Học ( Dùng riêng cho thí sinh thi vào lớp chuyên Hóa Học) Thời gian làm bài 120 phút Câu I. (2,0 điểm) 1. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ dưới đây. Biết M là kim loại, từ X đến M là kí hiệu các chất vô cơ khác nhau( ở dạng nguyên chất hoặc trong nước) 2. Để nghiên cứu khả năng chịu ăn mòn của kim loại đồn, người ta thực hiện các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Nhúng thanh đồng thức nhất vào cốc 1 đựng dung dịch axit X, thấy dung dịch chuyển sang màu xanh của muối A, có khí không màu bay lên và hóa nâu trong không khí - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh đồng thứ hai vào cốc 2 đựng dung dịch axit Y, không thấy có hiện tượng xảy ra. - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh đồng thứ ba vào cốc đựng dung dịch axit Z loãng, không thấy có hiện tượng xảy ra. Tiếp theo, thổi không khí vào thanh đồng trong hai dung dịch cốc 2 và 3 trong vài giờ, thấy cả hai dung dịch hóa xanh. Khối lượng thanh đồng trong cốc 2 giảm 1,28 gam và cốc 3 giảm 0,96 gam. + Nếu cô cạn toàn bộ phần dung dịch ở cốc 2(sau khi thổi không khí) thì thu được 3,42 gam tinh thể hidrat B òn nếu cho tác dụng với dung dịch AgNO3 vừa đủ thì thu được kết tủa trắng C, lọc tách C cô cạn phần dung dịch còn lại thu được 4,84 gam tinh thể hidrat D. + Nếu cô cạn toàn bộ phần dung dịch ở cốc 3( sau khi thổi không khí) thì thu được 3,75 gam tinh thể hidrat E. Còn nếu cho tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thì thu được kết tủa trắng F. a) Viết công thức của các axit X, Y, Z và gọi tên chúng. b) Viết công thức các chất A, B, D, E . Viết phản ứng tạo thành C, D. c) Tại sao đồng bắt đầu bị ăn mòn hóa học khi thổi không khí vào các dung dịch Y, Z? Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Câu II. (2,0 điểm) 1. Hoàn thành các phản ứng sau dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn, biết các chất phản ứng theo
- đúng tỉ lệ mol trong sơ đồ sau: 2. Viết công thức cấu tạo các hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức C2HyOz(z > 0; x, y, z là các giá trị nguyên dương). Câu III. (2,0 điểm) 1. Hòa tan hết m gam hổn hợp gồm Na, Na2O, Ba, BaO vào nước thu được 0,3 mol H2 và dung dịch X. Hấp thụ hoàn toàn 0,64 mol CO2 vào dung dịch X thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và kết tủa Z. Chi dung dịch Y làm hai phần bằng nhau: - Cho rất từ từ phần 1 vào 200 ml dung dịch HCl 1,2M thì thoát ra 0,15 mol khí CO2. - Cho rất từ từ 200 ml dung dịch HCl 1,2M vào phần 2, thì thoát ra 0,12 mol khí CO2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, HCl đều phản ứng hết ở cả hai thí nghiệm. Tính giá trị của m? 2. Hòa tan hết 18,6 gam hổn hợp A gồm Fe và kim loại R(hóa trị II không đổi) vào 200ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lít khí (đktc) và dung dịch B. Mặt khác nếu cho 2,6 gam kim loại R vào 30 ml dung dịch H2SO4 1M thì sau phản ứng hoàn toàn vẫn còn dư kim loại. a) Xác định kim loại R và phần trăm khối lượng mỗi chất trong A. b) Cho toàn bộ dung dịch B ở trên phản ứng với V lít dung dịch NaOH 2M thì thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,1 gam chất rắn. Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn và toàn bộ lượng muối của Fe trong B đã phản ứng hết với NaOH. Tính giá trị của V? Câu IV. (2,0 điểm) 1. Hổn hợp A gồm ba hidrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng, được chia thành hai phần bằng nhau: - Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 3,584 lít CO2 và 1,8 gam nước. - Phần 2 tác dụng với lượng dư AgNO3 trong NH3 thì dùng hết 0,09 mol AgNO3 và thu được 11,21 gam kết tủa. Biết hidrocacbon có phân tử khối nhỏ nhất chiếm 2/3 số mol của hổn hợp A. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hidrocacbon thuộc các dãy đồng đẳng đã học. Xác định công thức cấu tạo của ba hidrocacbon trong hổn hợp A. 2. Hổn hợp X chứa ba axit cacbonxylic gồm một axit no, đơn chức, mạch hở và hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của axit không no, đơn chức, có một liên kết đôi C=C. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch KOH 1M thu được 15,18 gam hổn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn X, hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư, thì khối lượng dung dịch tăng thêm 20,04 gam. Xác định công thức phân tử và khối lượng mỗi axit trong X.
- Câu V. (2,0 điểm) 1. Chia hổn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(OH)3 và FeCO3 thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl dư thu được 1,568 lít(đktc) hổn hợp khí có tỉ khối so với H2 là 10 và dung dịch chứa m gam muối. Hòa tan hoàn toàn phần 2 trong dung dịch chứa 0,345 mol H2SO4 thu được dung dịch chỉ chứa 34,56 gam hổn hợp muối sunfat và 2,688 lít (đktc) hổn hợp gồm hai khí( trong đó có khí SO2). Tính m? o 2. Để hidro hóa hoàn toàn 0,16 mol hổn hợp este E(đều mạch hở) cần 0,34 mol H2 (xúc tác Ni, t ) thu được hổn hợp X. Cho toàn bộ X phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hổn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacbonxylic no, có mạch cacbon không phân nhánh và 13,76 gam hổn hợp Z gồm hai rượu no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 0,02 mol E cần vừa đủ 0,18 mol oxi. Tính khối lượng mỗi muối trong Y. Hết Thí sinh không được phép sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN HÀ NAM Năm học 2020 – 2021 MÔN: HÓA HỌC(chuyên) Đề chính thức Thời gian làm bài 150 phút Câu 1: (1,0 điểm) Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các lọ riêng biệt mất nhãn có chứa dung dịch glucozo, dung dịch saccarozo, dung dịch axit axetic và nước. Viết các phương trình phản ứng xảy ra(nếu có). Câu 2: (1,0 điểm) a) Một học sinh yêu thích môn hóa học, trong chuyến đi du lịch Tam Cốc – Bích Động(Ninh Bình) có mang về một lọ nước (nước nhỏ từ nhũ đá trên trần động xuống). Học sinh đó đã chia lọ nước làm ba phần và làm các thí nghiệm sau: - Phần 1: Đun sôi. - Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch HCl. - Phần 3: Cho tác dụng với dung dịch KOH. Hãy nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học có thể xảy ra. b) Trong tự nhiên khí metan có ở đâu? Người ta có thể điều chế khí metan từ cacbon và hidro hoặc nung nóng natri axetat với vôi tôi xút. Viết các phương trình hóa học xảy ra(ghi rõ điều kiện nếu có). Câu 3: (1,0 điểm) a) X, Y, Z là những hợp chất hữu cơ có các tính chất sau: - Khi đốt cháy X hoặc Y đều thu được sản phẩm CO2 và H2O tỉ lệ mol 1:1. - X tác dụng được với Na và dung dịch NaOH. - Y có thể làm mất màu dung dịch nước Br2. - Z tác dụng được với Na nhưng không tác dụng được với NaOH. Hỏi X, Y, Z là những chất nào trong số các chất sau: C2H2, C3H8, C3H6O, C2H4O2. Viết công thức cấu tạo của chúng. b) Từ tinh bột và các chất vô cơ cần thiết, điều kiện thí nghiệm coi như có đủ. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế polietilen, axit axetic. Câu 4: (1,0 điểm) Dẫn luồng khí CO dư qua hổn hợp các chất BaO, CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng(các chất lấy số mol bằng nhau). Kết thúc phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho C vào nước(lấy dư) thu được dung dịch E và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO3( số mol AgNO3 gấp đôi tổng số mol các chất trong hổn hợp ban đầu) thu được dung dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y cho sục qua dung dịch T thu được dung dịch G và kết tủa H. a) Xác định thành phần các chất của X, Y, E, Q, F, G, H, T. b) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
- Câu 5: (1,0 điểm) Thực hiên phản ứng nhiệt nhôm hổn hợp bột X(gồm Al và một oxit sắt), sau phản ứng thu được 16,38 gam chất rắn Y. Cho Y tác dụng dung dịch NaOH dư, phản ứng xong thu được phần không tan Z và 3,36 lít khí(đktc). Cho Z tan hoàn toàn trong 40,5 gam dung dịch H2SO4 98%(nóng vừa đủ). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng nhôm ban đầu và xác định công thức oxit sắt. Câu 6: (1,0 điểm) Cho x gam một muối halogenua của một kim loại kiềm tác dụng với 250 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng(vừa đủ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hổn hợp sản phẩm A trong đó có một khí B(mùi trứng thối). Cho khí B tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2(dư) thu được 47,8 gam kết tủa màu đen. Phần sản phẩm còn lại làm khô thu được 342,4 gam chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 139,2 gam muối M duy nhất. a) Tính nồng độ mol/lít của dung dịch H2SO4 ban đầu. b) Xác định công thức phân tử muối halogenua. c) Tính giá trị của x? Câu 7: (1,0 điểm) Hổn hợp X gồm KCl và KClO3. Người ta cho thêm 10 gam MnO2 vào 39,4 gam hổn hợp X thu được hổn hợp Y. Nung Y ở nhiệt độ cao thu được chất rắn Z và khí P. Cho Z vào dung dịch AgNO3 lấy dư thu được 67,4 gam chất rắn. Lấy 1/3 lượng khí P sục vào dung dịch chứa 0,5 mol FeSO4 và 0,3 mol H2SO4 thu được dung dịch Q. Cho dung dịch Ba(OH)2 lấy dư vào dung dịch Q thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m? Câu 8: (1,0 điểm) Hòa tan hết m gam hổn hợp gồm Fe và một oxit sắt( FexOy) trong 800 ml dung dịch HCl 1M vừa đủ thu được dung dịch X và 1,792 lít khí H2(đktc). Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 132,08 gam kết tủa. Tính giá trị của m? Câu 9: (1,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hổn hợp X gồm hai hidrocacbon mạch hở cần dùng vừa đủ 14 lít O2(đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 30 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 4,3 gam so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho hổn hợp X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được tối đa m gam kết tủa. a) Xác định công thức cấu tạo của các chất trong hổn hợp X. b) Tính giá trị của m? Câu 10: (1,0 điểm) Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở, là đồng phân cấu tạo của nhau. Thủy phân hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH rồi cô cạn, được 40,2 gam chất rắn Y và a gam một ancol Z. Nung Y với CaO cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được 8,4 gam một chất khí. Oxi hóa a gam Z thu được hỗn hợp T gồm axit cacboxylic, andehit, ancol dư và nước. Cho T tác dụng hết với Na dư, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Cho T vào dung dịch KHCO3 dư, thoát ra 2,24 lít CO2 (đktc). Cho T phản ứng tráng bạc hoàn toàn, tạo ra 86,4 gam Ag. Biết rằng tỉ lệ mol andehit với mol bạc tạo ra là 1:4. Tính giá trị của m?
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 KHÁNH HÒA TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÍ ĐÔN NĂM HỌC 2020 - 2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi chuyên: HÓA HỌC Ngày thi: 17 / 7 / 2020 Thời gian làm bài: 150 phút( không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2,00 điểm): 1. Đốt cháy một lượng pirit sắt(FeS2) thu được khí X. Dẫn khí X lần lượt vào bình Y chứa Ca(OH)2 dư và bình Z chứa KMnO4. - Xác định khí X. - Nêu hiện tượng xảy ra ở bình Y, bình Z. - Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2. Cho hổn hợp A gồm Na và Al2O3 vào nước(dư), thu được dung dịch B và chất rắn D. Xác định các chất có trong dung dịch B và chất rắn D. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. 3. Cho a(mol) CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa b(mol) NaOH - Nếu b=2a thì thu được dung dịch A. - Nếu b=a thì thu được dung dịch B. - Nếu b=1,4a thì thu được dung dịch C. Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho dung dịch CaCl2 lần lượt vào các dung dịch A, B, C. - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Ca(OH)2 lần lượt vào các dung dịch A, B, C. - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch CaCl2 lần lượt vào các dung dịch A, B, C và đun nóng. Mô tả hiện tượng quan sát được và viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Câu 2 (2,25 điểm): 1. Hòa tan hoàn toàn m1(gam) kim loại Mg bằng 98 gam dung dịch H2SO4 loãng 20% thu được dung dịch X có nồng độ H2SO4 là 9,78%. Cho m2 bột kim loại Zn vào dung dịch X, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y có nồng độ H2SO4 là 1,8624%. Giả thiết khí sinh ra không tan trong nước và nước không bay hơi trong quá trình làm thí nghiệm.Tính m1, m2 và nồng độ phần trăm mỗi muối trong trong Y. 2. Muối Mohr là muối kép ngậm nước gồm hai muối sunfat có thành phần về khối lượng nguyên tố như sau: %Fe = 14,29%; %N = 7,14%; %S = 16,33%; %H = 5,10%; %O = 57,14% a) Hãy cho biết công thức muối Mohr. b) Độ tan của muối Mohr ở 20oC là 26,9(g) và ở 80oC là 73(g). Khi làm nguội 200 gam dung dịch muối Mohr bão hòa từ 80oC xuống 20oC thì có bao nhiêu gam muối Mohr kết tinh. 3. Cồn rửa tay khô( dung dịch rửa tay sát khuẩn) được dùng để phòng chống dịch COVID – 19 có thể tự pha chế từ cồn 90o, nước oxi già 3% va dung dịch glixerol 98%, nước cất hoặc nước sôi để nguội.
- Theo tổ chức y tế thế giới(WHO), cồn rửa tay khô có công thức với nồng độ( theo thể tích) như sau: etanol 80%, nước oxi già 0,125%, glixerol 1,45%. a) Hãy nêu vai trò của etanol, nước oxi già và glixerol trong dung dịch rửa tay sát khuẩn. b)Tính thể tích mỗi dung dịch: cồn 90o, nước oxi già 3% và glixerol 98%, thể tích nước cần dùng để pha chế 200ml dung dịch rửa tay sát khuẩn. c) Hãy giải thích tại sao khi tiến hành pha chế dung dịch rửa tay sát khuẩn cần tránh xa những khu vực lửa, nguồn điện; sau khi pha chế hoặc sử dụng xong cần đậy kín chai, lọ đựng dung dịch này. Câu 3 (2,00 điểm): 1. Hòa tan hoàn toàn 6,58 gam chất A vào 100 gam nước thu được dung dịch B chứa một chất tan duy nhất. Cho lượng muối khan BaCl2 vào B thấy tạo ra 4,66 gam kết tủa trắng, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch X. Cho một lượng Zn vừa đủ vào dugn dịch X thấy thoát ra 1,792 lít H2(đktc) và dung dịch Y. Xác định công thức phân tử của A và nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Y. 2. Cho ba lọ chứa ba dung dịch riêng biệc X, Y và Z, mỗi dung dịch chứa hổn hợp hai chất tan sau X(CaCl2 và NaOH); Y(NaAlO2 và NaOH); Z(CaCl2 và NaCl). Chỉ dùng khí CO2 hãy trình bày cách phân biệt ba lọ dung dịch trên và viết phương trình hóa học minh họa. 3. Khí CO là khí không màu, không mùi, rất độc, được sinh ra trong các lò than, đặc biệt là khi ủ bếp than. Đã có mốt số trường hợp bị ngạt thậm chí tử vong do ủ than trong nhà đóng kín cửa. Giải thích. Câu 4 (2,00 điểm): 1. Hổn hợp rắn X gồm M, MO, MCl2(M là kim loại có hóa trị II không đổi). Cho 18,7(gam) X tác dụng với dung dịch MCl vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A à 6,72 lít khí(đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, sau phản ứng thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao dến khối lượng không đổi thì còn lại 18,0 gam chất rắn. Mặt khác cho 18,7 gam X vào 500 ml dung dịch CuCl2 1,0 M, sau phản ứng kết thúc tách bỏ chất rắn rồi cô cạn dung dịch thấy còn lại 65,0 gam muối khan. Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra, xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hổn hợp X. 2. Đốt cháy hoàn toàn 6,30 gam một kim loại R chưa biết hóa trị trong hổn hợp khí Z gồm Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 20,15 gam chất rắn và thể tích hổn hợp Z đã phản ứng là 5,6 lít( đktc). a) Xác định kim loại R. b) Nếu cho m gam hổn hợp gồm kim loại R ở trên, oxit của R và hidroxit tương ứng của R với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 19,6% thì thu được dung dịch Y có nồng độ 21,302% và 3,36 lít khí thoát ra ở đktc. Cô cạn dung dịch Y thu được 80,37 gam rắn khan. Xác định giá trị của m. Câu 5 (1,75 điểm): 1. Đốt cháy hoàn toàn V lít hổn hợp X gồm metan, etilen và axetilen rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình 1 chứa H2SO4 đặc, bình 2 chứa KOH đặc thì thấy khối lượng tăng thêm ở bình 2 nhiều hơn khối lượng tăng thêm ở bình 1 là 13,8 gam. Nếu lấy 2V lít hổn hợp X phản ứng với dung dịch Brom dư thì thấy có 96 gam Br2 phản ứng. Biết tỉ khối của X so với H2 là 10,75. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể
- tích các khí đo ở đktc. Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính phần trăm thể tích các khí trong hổn hợp X. 2. Cho m gam một hợp chất hữu cơ A( có thành phần C, H, O) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 10%, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì trong thành phần hơi chỉ thu được 75,6 gam nước. Còn lại rắn Y có khối lượng 16,4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 10,6 gam Na2CO3, 13,2 gam CO2 và 5,4 gam nước. Xác định giá trị của m và công thức đơn giản nhất của A.
- KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1:(1,25 điểm) Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. a) Vì sao không dùng các đồ dùng bằng nhôm, sắt để pha chế dung dịch Boocđo. Giải thích và viết phản ứng( nếu có) b) Cho biết một thuốc thử khác giấy chỉ thị màu là quì tím hoặc dung dịch phenonptalein để kiểm tra xem chất lỏng Boocđo có tình hơi kiềm không. Viết phương trình phản ứng. c) Vì sao thuốc Boocđo nên dùng ngay và không được đề lâu. Câu 2: (1,25 điểm) a) Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau: A B D C Biết A là khoáng sản phổ biến dùng trong đời sống và sản xuất, là dạng vật chất có nhiều ở địa hình núi cacxto và các phản ứng từ B đến D, B đến C hay D đến C đều dùng natrihidroxit. b) Cho rượu propal 1_ol, axit formic vào ống nghiệm A. Thêm tiếp một ít axit sunfuric đặc vào làm xúc tác. Lắp dụng cụ như hình. Đun sôi hỗn hợp trong ống nhiệm A, sau đó ngừng đun. Thêm một ít nước vào chất lỏng ngưng tụ trong ống nghiệm B, lắc nhẹ. Đọc tên và cho biết tính tan của este tạo thành và vai trò cốc nước đá
- Câu 3: (1,25 điểm) Viết các công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ chứa vòng benzen có công thức phân tử C7H8O. Cho biết chất nào phản ứng được với NaOH ở điều kiện thường, chất nào phản ứng este hóa được với dung dịch axit axetic. Viết các phản ứng xảy ra. Câu 4: (1,25 điểm) Hòa tan hoàn toàn 33,3 gam chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M vào nước được dung dịch A. Cho A tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được kết tủa B có khối lượng lớn nhất. Nung B ở toC cao đến khối lượng không đổi được 5,1 gam chất rắn. Mặt khác, khi cho A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 34,95 gam kết tủa. a) Xác định công thức hóa học của chất X. b) Nếu dùng V ml dung dịch NaOH 0,5M cho vào A thì thu được 6,24 gam kết tủa. Tính V. Câu 5: (1,25 điểm) Nhiệt phân một thời gian 30,225 gam hổn hợp rắn X gồm KMnO4 và KClO3 thu được khí O2 và 24,625(g) hổn hợp rắn Y gồm 5 chất rắn. Biết Y tác dụng vừa đủ 0,8 mol HCl đặc nóng. Tính phần trăm khối lượng từng chất trong rắn X? Câu 6: (1,25 điểm) Biết este metyl metacrylat là sản phẩm este hóa của metanol và axit cacbonxylic đơn chức có công thức phân tử C4H6O2 (mạch có phân nhánh). Viết công thức cấu tạo của este metyl metacrylat, viết phản ứng trùng hợp của este này. Tính khối lượng axit và ancol cần dùng để điều chế 120kg poli (metyl metacrylat), biết hiệu suất của phản ứng este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%. Câu 7: (1,25 điểm) Cho phương trình hóa học sau: Al + HNO3 Al(NO3)3 + NxOy + H2O a) Hoàn thành phương trình hóa học trên b) Xác định công thức phân tử của khí NxOy. Biết ở phản ứng người ta cho 10,8(g) Al vào 500ml dung dịch HNO3 3,6 M. Sau phản ứng để trung hòa lượng axit dư và phản ứng hoàn toàn với các chất trong dung dịch cần 1,9 mol natri hidroxit. Câu 8: (1,25 điểm) a) Lấy một sợi dây điện gọt bỏ vỏ nhựa bằng PVC rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa có màu xanh lá mạ, sau một lúc thì ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi đồng đang nóng vào vỏ nhựa PVC rồi lại đốt thì thấy xuất hiện tiếp tục màu xanh lá mạ. Giải thích hiện tượng và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
- b) Để chứng minh khí ozon có tính oxi hóa mạnh hơn khí oxi, người ta thực hiện thí nghiệm cho khí oxi và ozon với bạc hoặc dung dịch KI. Hãy viết phương trình hóa học để chứng minh khí ozon có tính oxi hóa mạnh hơn khí oxi. Nêu biện pháp bảo vệ tầng ozon. ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHUYÊN HÓA 2019-2020 Đáp án- Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1: (1,25 điểm) a) Ta không dùng các đồ vật bằng nhôm và sắt để pha chế chất lỏng Boocdo vì các đồ vật bằng nhôm sắt sẽ bị ăn mòn, biến chất do có các phản ứng với thành phần các chất tạo nên dung dịch Boocdo: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 0, 75 điểm 2Al + 3CuSO4 Al2(SO4)3 + 3Cu 2Al + Ca(OH)2+2H2O Ca(AlO2)2 + 3H2 Al2O3 + Ca(OH)2 Ca(AlO2)2 + H2O b) Hai thuốc thử kiểm tra tính hơi kiềm của thuốc Boocdo: dùng thanh Fe Do có phản ứng: Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu 0,25 điểm Nếu dung dịch có dư CuSO4 thì ta sẽ nhận ra ngay do có hiện tượng đồng màu đỏ gạch tạo thành bám trên thanh sắt. Có thể chọn thuốc thử khác, nhưng phải nêu hiện tượng và viết phương trình, nếu thiếu một trong hai sẽ không được điểm câu b. c) Nếu thuốc Boocđo đề lâu sẽ giảm hiệu quả trị bệnh cho cây trồng do thuốc dễ bị 0,25 điểm phân hủy Câu 2: (1,25 điểm) a) Chọn chất A là CaCO3(canxi cacbonat) (1) CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 (B) (2) Ca(HCO3)2 + 2NaOH CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O (C) Xác định đúng (3) Na2CO3 + CO2 + H2O 2NaHCO3 A,B,C,D và viết (D) đúng phương (4) NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O trình được 0,75
- (C) điểm. (5) Ca(HCO3)2 + NaOH NaHCO3 + CaCO3 + H2O (D) (6) NaHCO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + NaOH + H2O Hoặc: 2NaHCO3 + Ca(OH)2 CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O b) Viết phản ứng xảy ra(tự viết) và nêu tính tan của HCOOCH2CH2CH3(propyl format) là rất ít tan trong nước do không tạo được liên kết hidro với nước. 0.25 điểm Vai trò cốc nước lạnh: Ngưng tụ hơi proplyl format tạo thành, để dễ dàng thu lấy 0,25 điểm sản phẩm. Câu 3: (1,25 điểm) Các công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C7H8O chứa vòng benzen là: 0, 5 điểm - Tác dụng được với NaOH ở điều kiện thường có o,m,p – CH3 – C6H4OH Pư: o,m,p – CH3 – C6H4OH + NaOH o,m,p – CH3 – C6H4ONa + H2O - Pư este hóa được với axit axetic có 0,75 điểm o + CH3COOH H 2SO4 đặc. t + H2O
- Câu 4:(1,25 điểm) a) Đặt CT và số mol của muối là M2(SO4)n.mH2O: a(mol) M2(SO4)n.mH2O → M2(SO4)n + mH2O a a (mol) M2(SO4)n + 2nKOH → 2M(OH)n + nK2SO4 a 2a (mol) o 0,25 điểm 2M(OH)n M2On + nH2O(t ) 2a a (mol) M2(SO4)n + nBaCl2 → 2MCl2 + nBaSO4↓ a an (mol) 0,15 - Theo đề n = 34,95/233 = 0,15(mol) = an => a = 0,25 điểm BaSO4 푛 Vậy mM2On = (2M + 16n).a = 5,1 0,15 (2M +16n). = 5,1 푛 M = 9n Biện luận chạy nghiệm => M=27 và n=III M là kim loại nhôm (Al) => ntinh thể = nAl2(SO4)3= 0,15/3 = 0,05 (mol) - mtinh thể muối ngậm nước = 33,3 (gam) = 0,05(342+18m) => m= 18 0,25 điểm Công thức hóa học của tinh thể muối ngậm nước X: Al2(SO4)3.18H2O 6,24 b) Số mol Al(OH)3: = 0,08(mol) . 78 Xảy ra hai trường hợp: *Trường hợp 1: Al2(SO4)3 dư : Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4 0,24 0,08 (mol) 0,25 điểm Từ pư ta có nNaOH = 0,24 (mol) nên VNaOH = 0,24/0,5 = 048(l) = 480 (ml) *Trường hợp 2: Al2(SO4)3 hết, NaOH dư và hòa tan một phần kết tủa. Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3↓ + 3Na2SO4 0,05 0,3 0,1 (mol) 0,25 điểm Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O (0,1-0,08) 0,02 (mol) Từ các pư ta có: nNaOH = 0,3+ 0,02 =0,32 (mol) nên VNaOH = 0,32/0,5 = 064(l) = 640 (ml)
- Câu 5: (1,25 điểm) KMnO4: a(mol) 30,225 KClO3: b(mol) => 158a + 122,5b = 30,225(g)(I) Nhiệt phân hổn hợp X thì khí Oxi thoát ra nên 0,25 điểm Δm giảm = 30,225 – 24,625 = 5,6(g) = mO2 5,6 => n = = 0,175(mol) O2 32 Bảo toàn e cho toàn bộ quá trình phản ứng ta có +7 +2 -2 o Mn +5e Mn 2O O2 + 4e a 5a 0,175 0,7 +5 - - o Cl + 6e Cl Cl Cl 2 +2e b 6b 5 + 6 ― 0,7 Bảo toàn e ta suy ra được n = Cl2 2 0,75 điểm KCl: a+b(mol)(bảo toàn K) Sản phẩm sau pư: MnCl2: a(mol) (bảo toàn Mn) 5 + 6 ― 0,7 Cl : (mol) 2 2 5 + 6 ― 0,7 Bảo toàn Clo => n + n = a + b + 2a + = 0,8+ b(mol) HCl KClO3 2. 2 => 8a + 6b = 1,5(II) Từ (I) và (II) => a= 0,075(mol); b= 0,15(mol) Vậy : 0,25 điểm 158.0,075 %m = .100% = 39,2% KMnO4 30,225 %mKClO3 = 100% -39,2% = 60,8%
- Câu 6: (1,25 điểm) Axit cacbonxylic X có công thức C4H6O2 (k=2) có 2 nguyên tử O nên là axit đơn chức 0,25 điểm có 1 liên kết pi, X phân nhánh nên X có công thức: CH2=CH-COOH CH2 Phản ứng este hóa của CH3OH và axit X là: CH OH + CH =CH-COOH CH =CH-COOCH + H O (xúc tác H2SO4 đặc, to) 3 2 2 3 2 0,25 điểm CH2 CH2 Phản ứng trùng hợp este này: 0,25 điểm H% quá trình = 60% . 80% = 48% n CH3OH + nC3H5COOH 32n 86n 100n x(kg) y(kg) 120(kg) x = (120.32n/100n):48% = 80(kg) => 0,5 điểm y = (120.86n/100n):48% = 215(kg)
- Câu 7: (1,25 điểm) a) Phương trình hóa học: (5x-2y)Al + (18x-6y)HNO3 (5x-2y)Al(NO3)3 + 3NxOy + (9x-3y)H2O(1) 0, 5 điểm Al0 Al+3 + 3e . (5x – 2y) +5 +2y/x xN + ( 5x - 2y ) Nx Oy . 3 Học sinh không trình bày phương pháp bảo toàn, chỉ viết phương trình thì không được điểm b) Theo đề ta có: nAl = 10,8/27 =0,4 (mol); nHNO3 = 0,5.3,6=1,8(mol) Bảo toàn Al: n = n = 0,4(mol) Al Al(NO3)3 0,25 điểm Dung dịch sau phản ứng gồm Al(NO3)3 và HNO3 dư Al(NO3)3 + 4NaOH NaAlO2 + 3NaNO3 + H2O (2) 0,4 1,6 (mol) HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O (3) 0,3 x= 2y Biện luận ta dễ dàng => x=2; y=1 0,25 điểm Khí cần tìm có công thức N2O
- Câu 8: (1,25 điểm) a) Khi ta gọt bỏ vỏ nhựa bằng PVC để lấy lõi đồng thì ít nhiều cũng còn một ít PVC 0,25 điểm bám vào. Nên khi đốt dây đồng thì ngọn lửa đốt có màu xanh lá mạ do có các phản ứng: 5푛 3푛 (-C H Cl-) + O 2nCO + H O + nHCl(to) 2 3 n 2 2 2 2 2 1 o Cu + O2 CuO(t ) 2 0, 5 điểm CuO+ 2HCl CuCl2 + H2O Sau một thời gian lượng PVC cháy hết thì ngọn lửa mất màu xanh. Áp lõi đồng đang nóng vào vỏ nhựa PVC lại đốt thì màu xanh lá mạ lại xuất hiện do dây đồng được đốt chung với lượng PVC của vỏ nhựa. b) Các phản ứng: O2 + Ag O2 + KI + H2O 0,25 điểm O3 + 2Ag Ag2O + O2 O3 + KI + H2O KOH + I2 + O2 Điều này chứng tỏ tính oxi hóa của ozon mạnh hơn oxi Biện pháp bảo vệ tầng ozon : +) Hạn chế lượng khí thải độc hại từ các nhà máy( thành phần chủ yếu là các khí độc 0,25 điểm như SO2, NO2, CO2 ) là nguyên nhân chính gây thủng tầng ozon và nóng lên toàn cầu. +) Tiết kiệm năng lượng, hạn chế lãng phí vô ích điện nước. +) Không dùng chất làm lạnh là CFC Chú ý: - Học sinh làm cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa - Có thể dùng các phương pháp khác( bảo toàn, qui đổi ) nếu không cần thiết viết phương trình thì không trừ điểm phương trình. - Bài nào bắt buộc viết phương trình hóa học mà viết thiếu công thức, sai công thức hoặc quên cân bằng thì trừ ½ số điểm pt đó - GV tuân theo barem điểm, không làm tròn số điểm từng phần. - Không cần ghi kí hiệu kết tủa hoặc khí thoát ra.
- KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm)Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: (Biết X, T đều có phản ứng tráng bạc) C2H2 CH4 X T Y CH3CHO Z Y CH3COOH CH3OH Câu 2: (1 điểm) Cho các chất sau: Na, NaOH, Na2O, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3, Al2(SO4)3, Al(NO3)3, NaAlO2, O2. Sắp xếp các chất sau thành một chuỗi phản ứng( không phân nhánh) và viết các phản ứng xảy ra. Câu 3: (1 điểm) Trong thí nghiệm hình bên dưới, người ta dẫn luồng khí Clo mới điều chế từ phản ứng giữa MnO2 và dung dịch HCl đậm đặc vào ống hình trụ A có đặt miếng giấy màu. Dự đoán hiện tượng xảy ra trong bình A nếu: a) Đóng khóa K b) Mở khóa K giấy quì tím Câu 4: (1 điểm) Cho 4,48 lít hỗn hợp khí X (ở đktc) gồm 2 hiđrocacbon mạch hở lội từ từ qua bình chứa 1,4 lít dung dịch Br2 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, số mol Br2 giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng thêm 6,7 gam. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là? Câu 5: (1 điểm) Cho 6,9 gam Na vào 200ml dung dịch X chứa HCl 0,25M và AlCl3 0,4M, sau khi kết thúc các phản ứng thu được a gam kết tủa. Tính a. Câu 6: (1 điểm) Cho m gam hỗn hợp gồm Al4C3 và CaC2 tác dụng với nước dư, thu được 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CH4 và C2H2. Chia X thành hai phần: - Phần 1: cho tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 16 gam Br2 tham gia phản ứng.
- - Phần 2: đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng lọc bỏ kết tủa thấy khối lượng dung dịch trong bình giảm 69,525 gam so với khối lượng dung dịch trước phản ứng. a. Tìm giá trị của m và tính thành phần phần trăm theo thể tích của các khí trong X. b. Nếu cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được a gam kết tủa. Tìm giá trị của a. Câu 7: (1 điểm) Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < MZ). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Xác định công thức cấu tạo các chất X, Y, Z; đọc tên X và tính phần trăm về khối lượng của X trong hổn hợp. Câu 8: (1 điểm) Mô tả hiện tượng và viết các phương trình hóa học của các phản ứng để minh họa cho các thí nghiệm sau: (a) Điện phân dung dịch muối ăn với điện cực trơ có màng ngăn xốp. (b) Nhỏ chậm nước vào nhôm cacbua. (c) Nhỏ chậm dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Na2CO3. (d) Cho từng giọt axit sunfuric đậm đặc vào ống nghiệm chứa tinh bột gạo Câu 9: (1 điểm) Cho 2,791 g hỗn hợp rắn chứa hai chất Na2SO4 và Pb(NO3)2 trong nước, đun nóng nhẹ, thu được kết tủa. Sau khi lọc, rửa và sấy khô thu được 1,515 g chất rắn. Dung dịch qua lọc thấy có tạo kết tủa với dung dịch Pb(NO3)2 0,5 M, trái lại không cho kết tủa với dung dịch Na2SO4 0,5 M. (a) Viết phương trình phản ứng và phương trình ion rút gọn. (b) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. Câu 10: (1 điểm) Cho sơ đồ điều chế phenol như sau: Metan Axetilen Benzen Cumen Phenol a) Viết phương trình phản ứng điều chế phenol theo sơ đồ trên( ghi rõ điều kiện phản ứng, xúc tác, các chất dưới dạng công thức cấu tạo). Biết cumen là một hidrocacbon có vòng benzen có CTDGN là C3H4 và 110<Mcumen<130(g/mol) b) Từ 10,8 kg cumen có thể điều chế được bao nhiêu kg phenol, biết hiệu suất cả quá trình là 80%. ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHUYÊN HÓA 2019-2020
- Đáp án- Hướng dẫn chấm Biểu điểm Câu 1:(1 điểm) Chọn X: HCHO;T: glucozo C6H12O6; Y: C2H5OH; Z: CH3COONa (1) C2H2 + H2O HgSO4/80o CH3CHO (2) CH3CHO + H2 Ni, to C2H5OH (3) C2H5OH + CuO to CH3CHO + Cu + H2O (4) C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + H2O (5) CH3COOH + NaOH CH3COONa Đúng mỗi 3 (6) CH3COONa + NaOH CaO, to CH4 + Na2CO3 phương trình (7) 2CH4 1500oC, lln C2H2 + 3H2 được 0,25 điểm (8) CH4 + O2 600oC, NO HCHO +H2O (9) HCHO + H2 Ni, to CH3OH (10) CH3OH + CO to, xt CH3COOH o (11) 6 HCHO Ca(OH)2, t C6H12O6 (12) C6H12O6 men rượu, 35o 2CH3CH2OH + 2CO2 Câu 2( 1 điểm) Dãy các chất đã được sắp xếp: Na Na2O NaOH NaAlO2 Al(OH)3 Al2O3 Al2(SO4)3 AlCl3 0,25 điểm Al(NO3)3 O2 Viết phản ứng: Na + O2 Na2O Na2O + H2O 2NaOH NaOH + Al + H2O NaAlO2 + H2 NaAlO2+ CO2 + H2O NaCl + Al(OH)3 o 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O( t ) 0, 75 điểm Al2O3+ 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O Al2(SO4)3 + 3BaCl2 3BaSO4 + 2AlCl3 AlCl3 + 3AgNO3 3AgCl + Al(NO3)3 2Al(NO3)3 Al2O3 + 6NO2 + 3/2O2
- Câu 3:(1 điểm) a) Khi đóng khóa K, Cl2 bị dẫn vào bình đựng H2SO4 đặc có tính háo nước mạnh, hút hết nước và làm khô khí Cl2, do đó khi Cl2 khô tiếp xúc với giấy quì tím sẽ không làm 0,25 điểm giấy đổi màu b) Khi mở khóa K, khí Cl2 đi vào ống A có đặt giấy màu là khí clo ẩm có hơi nước, do đó giấy màu sẽ chuyển sang màu tím, sau đó mất màu ngay do có phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO HCl sinh ra làm quì tím hóa đỏ nhưng axit hipocloro tạo ra có tính OXH mạnh làm màu của giấy quì mất đi. 0, 75 điểm Câu 4:(1 điểm) Ta có: nX = 4,48/22,4 = 0,2( mol); nBr2 = 1,4. 0,5 = 0,7(mol) 0,25 điểm nBr2 pư = 0,7/2 = 0,35 (mol) Theo đề, mol Brom giảm đi một nửa và khối lượng bình tăng 6,7 gam. Nên chắc chắn có HC bị hấp thụ. TH1: Chỉ có một hidrocacbon duy nhất bị hấp thụ. Gọi công thức phân tử HC bị hấp thụ là CnH2n+2-2k ( vì ở thể khí ở đktc nên n≤ 4) => Δ m bình = 6,7 gam = mCnH2n+2-2k CnH2n+2-2k + kBr2 CnH2n+2-2kBr2k 0,35/k 0,35 (mol) => mHC bị hấp thụ = 0,35/k.( 14n +2-2k) = 6,7 => 4,9n = 7,4 k -0,7 0,25 điểm Biện luận: n 1 2 3 4 k 0,756 1,42 2,081 2,743 Trường hợp này loại. TH2: Cả 2 HC đều bị hấp thụ bởi dung dịch Br2. Gọi công thức chung của 2HC là CnH2n+2-2k (n và k ở đây là giá trị trung bình; n,k thuộc R+) Tương tự trên: CnH2n+2-2k + kBr2 CnH2n+2-2kBr2k 0,2 0,2 k (mol) => nBr2 =0,2k= 0,35 k= 1,75 nên hổn hợp có một anken
- Δ m bình = 6,7 gam = mCnH2n+2-2k = 0,2 . (14n+2 -2k) Mà k= 1,75(cmt) => n= 2,5 - Từ đây có 2 trường hợp nhỏ: +) C2H2 (a mol) và anken CmH2m(b mol) 0,5 điểm Ta có hệ: a + b = nhh= 0,2 2a + b = nBr2 = 0,35 a = 0,15(mol) b= 0,05(mol) => mhh = 6,7 = 0,15. 26 +0,05. 14m => m = 4 => C4H8 +) C2H4 (c mol) và CpH2p-2( d mol) c + d = nhh= 0,2 c + 2d = nBr2 = 0,35 c = 0,05(mol) d= 0,15(mol) Dùng mhh = 6,7 = 0,05. 28 +0,15. (14p - 2) p = 2,667 ( loại) Vậy chỉ có cặp chất thỏa mãn đề bài là C2H2 và C4H8 Câu 5: (1 điểm) Theo gt: nNaOH = 6,9/23 = 0,3 (mol); nHCl = 0,2. 0,25= 0,05 (mol); 0,25 điểm nAlCl3 = 0,4.0,2 = 0,08 (mol) Các phản ứng xảy ra: NaOH + HCl NaCl +H2O (1) 0,05 0,05 (mol) 3NaOH + AlCl3 Al(OH)3 + 3NaCl (2) 0,24 0,08 0,08 (mol) NaOH + Al(OH)3 NaAlO2+ 2H2O (3) 0,25 điểm 0,01 0,01 (mol) Xét pư (2): Dễ thấy NaOH dư, AlCl3 hết Xét pư (3): Al(OH)3 dư, NaOH hết
- => nAl(OH)3 = 0,08 - 0,01 = 0,07(mol) Vậy a(g) = 0,07 . 78= 5,46 (g) 0,5 điểm Câu 6: (1 điểm) a)Theo đề ta có nX= 0,5 (mol) CH4: x(mol) Phần 1 X C2H2: y(mol) Phần 1: Ta có pư: C2H2+ 2Br2 C2H2Br4 y 2y (mol) =>2y= nBr2 =16/160 = 0,1 (mol) => y=0,05(mol) 0,25 điểm Phần 2: Gấp k lần phần 1 CH4: kx(mol) Phần 2 X C2H2: 0,05k (mol) Viết phương trình pư cháy hoặc dùng bảo toàn nguyên tố, ta suy ra được: H2O: 2kx+0,05k(mol) CO2: kx+0,1k (mol) Vì Ba(OH)2 dư nên : nBaCO3=nCO2= kx+0,1k(mol) => Δ m dd = mCO2 +mH2O- mBaCO3= -69,525 44k(x+0,1) + 18k(2x+0,05) -197k(x+0,1)= - 69,525 =>k(14,4+117x)=69,525 => k=69,525/(14,4 +117x)(1) 0,25 điểm Lại có nX = (k+1)(x+0,05)=0,5 Kết hợp (1) ta được phương trình: 117x2 + 31,275x – 3,00375 = 0 Giải phương trình bậc 2 : x1 = 0,075(thỏa mãn) x2 = - 0,34 (loại) => k= 3
- Phần 1: 0,075 mol CH4 và 0,05 mol C2H2 0,25 điểm Nên: %VCH4 = 60%; %VC2H2= 40% Al4C3 + 12H2O 4Al(OH)3 + 3CH4 0,1 0,3 (mol) CaC2+ 2H2O Ca(OH)2 + C2H2 0,2 0,2 (mol) Vậy m=mAl4C3 +mCaC2 = 0,1.144 + 64.0,2 = 27,2(g) 0,25 điểm b)Phần 2 chỉ có C2H2(0,15 mol) là phản ứng tạo được kết tủa với dung dịch AgNO3/NH3. HS viết pư => nC2H2 = nC2Ag2 = 0,15 (mol) => a= 0,15.240 =36(g) Câu 7: (1 điểm) Theo đề, ta gọi công thức axit cacbonxylic X hai chức là R(COOH)2 Ta có: %mO > 70% 64/(R+90)> 0,7 0,25 điểm R nCO2 nên 2 ancol no( cùng thuộc dãy đồng đẳng) Gọi công thức chung 2 ancol là CnH2n+2Ox. Với n là giá trị trung bình, n thuộc tập hợp R+ và x là giá trị nguyên. Gọi nX = a(mol); nancol= b(mol) Ta có a+b=nhh=0,2(mol) 0,25 điểm 4a+ bx = 2nCO2 + nH2O – 2nO2=0,35 2a + bn =nCO2= 0,35 (mol) a + b(n+1)= nH2O = 0,45 (mol) Giải hệ 4 ẩn a,b,bn,bx hoặc dùng biến đổi tương đương ta được: a=0,05 b=0,15 bx= 0,15 0,25 điểm bn= 0,25
- Từ đó => x=1;n=1,667 Vì 2 ancol đồng đẳng kế tiếp có 1 nguyên tử O nên 2 ancol là CH3OH và C2H5OH Bảo toàn khối lượng ta có mhh X,Y,Z = 10,7(g) Nên: %m(COOH)2 = 0,05.90/10,7.100% =42% Câu 8:(1 điểm) (a)Sau khi bật nguồn điện, ta quan sát được ở 2 cực của nguồn điện +) Cực âm(catot): Có sủi khí không màu, không mùi là H 2 0,25 điểm +) Cực dương(anot): Có sủi khí màu vàng lục, mùi hắc là Cl2 Pư: 2NaCl + 2H2O dpdd, có màng ngăn xốp 2NaOH + H2 + Cl2 (b) Nhôm cacbua dần tan, sủi bọt khí không màu không mùi và xuất hiện kết tủa keo 0,25 điểm trắng không tan. Pư: Al4C3+12 H2O 4Al(OH)3 + 3CH4 (c) Ban đầu không có hiện tượng, sau một thời gian mới có khí không màu, không mùi thoát ra: 0,25 điểm Pư: Na2CO3 + NaHSO4 Na2SO4 + NaHCO3 NaHCO3 + NaHSO4 Na2SO4 + CO2 + H2O (d) Tinh bột gạo từ màu trắng dần chuyển sang màu vàng, nâu rồi màu đen( hóa than), sau đó có khí không màu, mùi hắc thoát ra. 0,25 điểm (C6H10O5)n H2SO4 đặc 6nC +5nH2O C+ 2H2SO4 đặc CO2+ 2SO2 + 2H2O Câu 9: (1 điểm) a) Phương trình phản ứng và phương trình ion thu gọn 0,5 điểm Pb(NO3)2 + Na2SO4 PbSO4 + 2NaNO3 2+ 2- Pb +SO4 PbSO4 b) Na2SO4: x(mol) 2,791(g) muối 142x+331y= 2,791(g)(I) Pb(NO3)2: y(mol) 0,25 điểm Kết tủa thu được là PbSO4 có khối lượng 1,515 (g) => nPbSO4=1,515/303=0,005(mol) Theo gt, dung dịch nước lọc không có tạo kết tủa với Na2SO4, trái lại tạo kết tủa với dung dịch Pb(NO3)2 nên Na2SO4 dư nên Pb(NO3)2 hết => y=nPbSO4=0,005(II) 0,25 điểm Từ (I) và (II) =>x=0,008
- Vậy %mNa2SO4=142x.2,791 .100%=40,7% %mPb(NO3)2= 59,3% Câu 10: (1 điểm) a) Cumen có dạng (C3H4)n có 110 Chọn n=3. Cumen có CTPT C H và có vòng benzen nên có CTCT: 9 12 Học sinh không dùng dữ kiện đề bài vẫn suy ra được CTCT cumen thì không Các phản ứng xảy ra: trừ điểm 2CH4 1500oC, lln C2H2 + 3H2 (1) (2) (3) 0, 6 điểm (4) b) 120 94 (g/mol) 0,4 điểm 10,8 ? (kg) Vậy mphenol = 10,8.94/120.80%=6,768(kg) (do hiệu suất 80%) Chú ý: - Học sinh làm cách khác nhưng đúng vẫn cho điểm tối đa - Có thể dùng các phương pháp khác( bảo toàn, qui đổi ) nếu không cần thiết viết phương trình thì không trừ điểm phương trình.
- - Bài nào bắt buộc viết phương trình hóa học mà viết thiếu công thức, sai công thức hoặc quên cân bằng thì trừ ½ số điểm pt đó - GV tuân theo barem điểm, không làm tròn số điểm từng phần. - Không cần ghi kí hiệu kết tủa hoặc khí thoát ra.
- KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (0,5 điểm) Có hai mảnh lụa bề ngoài giống nhau: một được dệt bằng sợi tơ tằm và một được dệt bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Cho biết cách đơn giản nhất phân biệt chúng và giải thích tại sao? Câu 2: (1,5 điểm) Tìm các chất và điều kiện thích hợp để hoàn thành sơ đồ phản ứng sau( biết A là thành phần chính của khí thiên nhiên, B là khí dùng để cứu hỏa): A C2H2 G CH3COOH E B C D I K Câu 3: (1,5 điểm) Chia mẩu kim loại bari thành ba phần bằng nhau. Cho phần 1 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối A thu được kết tủa A1. Cho phần 2 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối B thu được kết tủa B1. Cho phần 3 vào ống nghiệm chứa lượng dư dung dịch muối D thu được kết tủa D1. Nung B1 và D1 đến khối lượng không đổi thu được các chất rắn tương ứng là B2 và D2. Trộn B2 với D2 rồi cho vào một lượng dư nước thu được dung dịch E chứa hai chất tan. Sục khí CO2 dư vào dung dịch E lại xuất hiện kết tủa B1. Biết rằng: A1, B1, D1 lần lượt là oxit bazơ, bazơ và muối. Hãy chọn các dung dịch muối A, B, D phù hợp và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 4: (1 điểm) Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100 %) thu được m (kg) Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hỗn hợp khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X sục vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được 2 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, xác định giá trị của m. Câu 5: (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất), thu được 10,8 gam H2O và 15,68 lít CO2 (đktc). 1. Tìm công thức phân tử X. 2. Cho 19,2 gam X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp hai rượu đơn chức và 19,4 gam một muối (mạch cacbon không phân nhánh). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên trong O2 dư thu được 10,6 gam Na2CO3. Lấy 7,68 gam X cho tác dụng với Na (dư) thu được 0,896 lít H2 (đktc). Tìm công thức cấu tạo X Câu 6: (1,5 điểm) 1. Chất X có công thức phân tử là C7H8. Cho X tác dụng AgNO3/ NH3 dư thì thu được chất Y kết tủa. Biết MY=MX + 214. Hãy xác định công thức cấu tạo của X.
- 2. Từ than đá, đá vôi và các chất vô cơ, điều kiện cần thiết khác có đủ, viết phương trình điều chế glucozo, metyl axetat. Câu 7: (1 điểm) Tiến hành thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: cho 1,74 gam MnO2 tác dụng với HCl đặc, dư, đun nóng thu được khí A màu vàng lục. - Thí nghiệm 2: cho một lượng sắt vào dung dịch H2SO4 loãng đến khi khối lượng dung dịch tăng 167,4 gam thì thu được một lượng khí B. - Thí nghiệm 3: thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp KCl và KClO3 thu được hỗn hợp X. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn nặng 152 gam và một lượng khí D. - Thí nghiệm 4: Nạp toàn bộ lượng khí A, khí B và khí D thu được ở các thí nghiệm trên vào một bình kín, nâng nhiệt độ cao để thực hiện hoàn toàn các phản ứng rồi đưa nhiệt độ về 25ºC thu được dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất. Viết các phương trình hóa học xảy ra và tính nồng độ % của chất tan có trong dung dịch Y. Câu 8: (1,0 điểm) Hòa tan hoàn toàn 42,6 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ có tỉ lệ mol tương ứng là 5:4 vào 500 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y và 17,472 lít khí (đktc) a. Xác định thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong X. b. Dẫn từ từ khí CO2 vào dung dịch Y, tính thể tích khí CO2 (đktc) cần dùng để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Câu 9: (0,5 điểm) Cho 6,72 lít hỗn hợp A gồm etilen và axetilen có tỉ khối so với hiđro là lội qua 1,5 lít dung dịch Br2 0,2M. Sau khi phản ứng xong, thấy dung dịch brom mất màu hoàn toàn; khối lượng dung dịch brom tăng 5,88 gam và có 1,792 lít hỗn hợp khí B thoát ra khỏi bình. Các thể tích khí đều đo ở đktc. a. Tính khối lượng mỗi sản phẩm thu được. b. Tính thành phần % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp B
- KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I: (2,5 điểm) 1. Có a gam hỗn hợp X gồm 1 axit no đơn chức A và một este B tạo bởi một axit C no đơn chức và một rượu no đơn chức D ( A và C là 2 đồng đẳng kế tiếp nhau). Cho a gam X tác dụng với NaHCO3 vừa đủ thu được 2,46g muối. Cũng a gam X tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 4,38g hỗn hợp 2 muối của 2 axit A,C và 0,64g rượu D. Tỉ khối hơi của D với CH4 là 2. Đốt cháy hoàn toàn 4,38g hỗn hợp muối của 2 axit A và C thu được Na2CO3, hơi nước và 2,128 lít CO2. Tìm CTCT của A, C, D và tính a. 2. Con số quy ước đặc trưng cho tính chống kích nổ của các nhiên liệu ( xăng, dầu hỏa) khi cháy trong chế hòa khí của động cơ làm cho động cơ hoạt động êm không quá nóng và đảm bảo công suất. Mặt khác, isooctan khi cháy tác dụng với khí oxi tạo thành khí cacbon đioxit và hơi nước. Được xác định bằng cách so sánh với chuẩn isooctan, có công thức phân tử C8H18, có chỉ số octan quy ước bằng 100 (tốt nhất) và với chuẩn n-heptan, có chỉ số octan quy ước bằng không. Ví dụ xăng có chỉ số octan là 93 nghĩa là về tính chống kích nổ nó tương đương với hỗn hợp 93% isooctan và 7% n-heptan Một loại xăng gồm n-heptan và isooctan có chỉ số octan bằng 95. - Tính % khối lượng mỗi chất trong xăng và khối lượng riêng của xăng. Biết n-heptan (D=0,6795 g/cm3) và isooctan (D= 0,692 g/cm3). - Tính nhiệt lượng toả ra khi đốt 100ml xăng này. Biết nhiệt đốt cháy của n-heptan là 4825kJ/mol và isooctan là 5460kJ/mol. '' Câu II: (2,5 điểm) 1. Một loại quặng X có chứa 50/3% (theo khối lượng) tạp chất trơ, thành phần còn lại chỉ gồm CaCO3, và MgCO3. Lấy 1,2m gam X cho phản ứng với dung dịch HCl dư, thu được 0,5m gam khí CO2 và dung dịch Y. a) Tính phần trăm khối lượng MgCO3 và CaCO3 trong X? b) Lấy một phần dung dịch Y đem cô cạn và tiến hành điện phân nóng chảy toàn bộ lượng muối thu được (hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%). Hỗn hợp kim loại thu được sau điện phân có khối lượng bằng 1,68 gam được cho hết vào 1.5 lít dung dịch CuCl2 0,1M, phản ứng xong thu được dung dịch Z. Khối lượng dung dịch Z tăng hay giảm hơn so với khối lượng dung dịch CuCl2 ban đầu bao nhiêu gam? 2. Hỗn hợp khí (ở nhiệt độ phòng) X gồm C2H7N và hai hiđrocacbon có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14đvC. Đốt cháy hoàn toàn 100ml hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 550ml hỗn hợp Y
- gồm CO2; N2 và hơi nước. Dẫn 110ml hỗn hợp Y đi chậm qua bình chứa axit sunfuric đậm đặc (dư), thấy còn lại 50ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng nhiệt độ và áp suất). Xác định công thức phân tử của hai hidrocacbon và tính phần trăm theo thể tích các chất có trong X. Câu III: (2,5 điểm) 1. A là một ancol đa chức có công thức R(OH)n. Cho 12,8 gam dung dịch ancol A (trong nước) có nồng độ 71,875% tác dụng với lượng Na dư thu được 5,6 lít khí (đktc). a) Hãy xác định công thức cấu tạo của rượu A. b) Từ metan và các chất vô cơ cần thiết, điều kiện phản ứng có đủ viết phương trình điều chế rượu A. 2. Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra(nếu có) a) Dẫn SO2 qua dung dịch H2S(dư). b) Cho mẫu đồng(II) hidroxit tác dụng lòng trắng trứng. c) Nhúng lần lượt hai mẫu giấy quì tìm vào dung dịch phenol và glyxin. d) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2(không phản ứng! Nêu hiện tượng là KHÔNG CÓ HIỆN TƯỢNG) 3. Vì sao người ta thường dùng bột nở(NH4HCO3) khi nướng bánh? Cả hai chất NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đều cho nhiều CO2 và nước khi nhiệt phân nhưng tại sao người ta chỉ dùng (NH4)2CO3 làm bột nở. Hãy giải thích, viết phản ứng chứng minh. Câu IV: (2,5 điểm) 1. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: A B C D E F A Biết các chất A, B, C, D, E, F đều là các chất hữu cơ. B, C, D, E, F đều có hai nguyên tử cacbon. 2. Trình bày phương pháp hóa học tách từng chất ra khỏi hổn hợp sao cho không làm thay đổi khối lượng của chúng: BaCO3, CuO, NaCl, CaCl2. 3. Bằng phương pháp thăng bằng electron, hãy cân bằng bốn phản ứng sau: a) C6H5CH=CH2 + KMnO4 C6H5COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O b) C6H5CH=CH2 + KMnO4 + H2SO4 C6H5COOH + CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O c) CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 CH3COOH + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O d) CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 CH3CHO + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O
- KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Có 3 chất X, Y, Z biết: - X có công thức thực nghiệm là (C4H5)n và không làm mất màu dung dịch Brom. - Y mạch hở( dY/H2 = 29), đốt Y trong oxi chỉ thu được CO2 và nước. - Z là axit thuần chức có công thức đơn giản là C3H4O3 Xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo các chất X, Y, Z. Câu 2: (1 điểm) Các hidrocacbon A, B, C thỏa mãn điều kiện sau: A Crackinh B + C - Phân tử C có chứa 75% khối lượng là nguyên tố cacbon. - Tỉ khối B so với Oxi là dB/O2 = 1,75. a) Xác định công thức phân tử của A, B, C. b) Xác định CTCT A thỏa mãn điều kiện sau: - Đồng phân A1 tác dụng Cl2(ánh sáng) tạo 1 sản phẩm thế monoclo - Đồng phân A1 tác dụng Cl2(ánh sáng) tạo3 sản phẩm thế monoclo - Đồng phân A1 tác dụng Cl2(ánh sáng) tạo 4 sản phẩm thế monoclo Câu 3: (1 điểm) Từ CH4 và các chất vô cơ, điều kiện cần thiết có đủ, viết phương trình điều chế nitrobenzen và cao su polistiren. Câu 4: (1 điểm) a) Bằng phương pháp hóa học, tách riêng các chất ra khỏi hổn hợp mà không làm thay đổi khối lượng của chúng: Cu, Fe, Ag, S, Al. b) Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các chất khí không màu đựng trong các bình riêng biệt: C2H4; CO; N2; C2H6; H2; CO2. Câu 5: (0,5 điểm) Cho biết công thức của diêm tiêu. Viết phương trình phân hủy diêm tiêu và chế tạo thuốc nổ từ diêm tiêu. Câu 6: (1 điểm) Hiđrat hóa hoàn toàn 1,56g một ankin A thu được một anđehit B. Trộn B với một anđehit đơn chức C. Thêm nước để được 0,1 lit dung dịch D chứa B, C với nồng độ tổng cộng là 0,8M. Thêm từ từ vào dung dịch D dung dịch AgNO3/NH3 dư được 21,6g kết tủa Ag. Xác định CTCT và số mol của B, C trong dung dịch D? Câu 7: (1 điểm) Oxi hóa hoàn 46,08g ancol đơn chức (có xúc tác) thu được hỗn hợp sản phẩm X. Chia X thành 3 phần bằng nhau: Phần 1: tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch KOH 1M.
- Phần 2: tác dụng với Na dư thu được 7,168 lít H2 (ĐKTC) Phần 2: tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được m gam kết tủa. Tính m? Câu 8: (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 vào dung dịch chứa NaHSO4 và NaNO3, thu được dung dịch X. Chia X thành 3 phần bằng nhau: - Phần 1: hòa tan tối đa 3,52g bột Cu. - Cho từ từ 400 ml dung dịch NaOH 1M vào phần 2 thu được 11,77g kết tủa duy nhất. - Cô cạn phần 3, thu được m g muối trung hòa khan. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m? Câu 9: (1 điểm) Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm A, B thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dung dịch D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì sau phản ứng 2+ vẫn còn dư ion Ba . Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dung dịch D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4. Xác định 2 kim loại kiềm. Câu 10: (1,5 điểm) Hòa tan 16,56 gam bột Mg vào bình đựng một lượng 500ml H2SO4 x(M)( đun nóng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V(l) khí X thoát ra và a(g) kết tủa. Lượng khí X thoát ra dẫn vào bình đựng CuSO4 dư thì thu được b(g)kết tủa. Đốt cháy b(g) kết tủa này trong oxi dư thì thu được lượng khí Y làm mất màu vừa đủ 200 ml dung dịch Br2 0,25M. Lọc lấy a(g) kết tủa đem sấy khô rồi tiếp tục đốt trong oxi dư thì thu được 13,6(g) rắn không tan trong nước. a) Xác định thành phần của khí X và a(g) kết tủa. b) Tính a, b, V, x? c) Trình bày ba ứng dụng thực tiễn của axit sufuric trong đời sống và sản xuất? Thêm: Hổn hợp M gồm bốn chất hữu cơ X, Y, Z, T mạch hở (MX> MY> MZ> MT) trong phân tử mỗi chất chứa một loại nhóm chức( thuộc các nhóm: -OH, -COOH, -COO-, -CHO, -O- ). Trong hổn hợp M, Z và T có cùng số mol. Đốt cháy 1 mol M cần dùng lượng O2 vừa đủ khi phân hủy 237(g) KMnO4 và thu được 55(g)CO2 và 21(g) H2O. Cho 31,2 (g) X phản ứng với AgNO3/ NH3 dư thì thu được 97,2(g) Ag. Nếu biết X, Y là axit cacbonxylic no, T là andehit đơn giản nhất, từ Z tạo ra T từ một phản ứng và Y, Z, T đơn chức. a) Xác định công thức cấu tạo của bốn chất hữu cơ. b) Xác định phần trăm số mol mỗi chất trong hổn hợp. c) Từ chất Z viết phản ứng điều chế T và X( biết điều kiện và các chất vô cơ cần thiết có đủ). d) Thành phần chính của rượu uống được là dung dịch C2H5OH có nồng độ nhất định. Song thời gian gần đây qua các phương tiện truyền thông, chúng ta thường nghe đến vấn đề ngộ độc rượu, trong đó có nhiều ca ngộ độc nặng dẫn đến tử vong. Vậy nguyên nhân do đâu mà có hiện tượng này và chúng ta cần phải làm gì để phòng tránh ngộ độc rượu?
- KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (1 điểm) Hợp chất hữu cơ A có khối lượng 1,42g ở 250oC và 1 atm có thể tích 644,8ml .Dung dịch trong nước cũng lượng A này cho phản ứng với kẽm tạo thành 168,3ml khí hidro (đktc). Phân tích nguyên tố A cho thấy có chứa 25.41% C, 3,198% H , 33,85% O. a/ Xác định phân tử lượng, công thức phân tử và công thức cấu tạo của A. b/ Viết phương trình hóa học của A với kẽm. Câu 2: (1 điểm) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau: A B C D E F G polime H Biết các chất A, B là chất vô cơ, còn lại là chất hữu cơ. Polime H có nhiều ứng dụng thực tiễn trong đời sống và sản xuất Câu 3: (1 điểm): Viết phương trình phản ứng và mô tả thí nghiệm( nếu có hiện tượng) a) Cho một lượng Al2S3 vào nước. Sau đó thêm tiếp vào bình dung dịch NaOH đến dư. b) Oxi hóa dung dịch etylbenzen bằng KMnO4/H2SO4. c) Cho hổn hợp bột natri nitrua và nhôm cacbua theo tỉ lệ mol 5:3 vào nước dư d) Cho lượng dư dung dịch natricacbonat vào dung dịch FeCl3. Câu 4 (1,5 điểm): 1. Đốt cháy hoàn toàn b gam chất hữu cơ E (là chất khí ở điều kiện thường, tạo bởi 2 nguyên tố) thu được b gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của E. 2. Chất hữu cơ X mạch hở chứa C, H, O và là chất lỏng ở điều kiện thường) có tỉ khối hơi so với metan là 5,625. Cho X tác dụng với Na (dư) thu được khí H2 có số mol bằng số mol của X tham gia phản ứng. Xác định công thức phân tử và viết các công thức cấu tạo có thể có của X? Câu 5: (1 điểm) Nung nóng 30,005 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 , KClO3 và MnO2 , sau một thời gian thu được khí O và 24,405 gam chất rắn Y gồm K2MnO4 , MnO2 , KMnO4 , KCl. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl, thu được 4,844 lít khí Cl2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân? Câu 6: (1 điểm) Cho 6,44 gam hỗn hợp Q (gồm Mg và Fe) vào 500 ml dung dịch AgNO3 pM. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A nặng 24,36 gam và dung dịch B. Cho dung dịch NaOH (dư) tác dụng với dung dịch B, lọc kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 7,0 gam chất rắn. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong Q và
- tính p. Câu 7: (1 điểm) Thực hiện các thí nghiệm (TN) sau: TN1: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng với 160 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 2,2564a gam kết tủa. TN2: Cho m gam Al2(SO4)3 tác dụng với 190 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 2a gam kết tủa. Tính m? (Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn) Câu 8: (1 điểm) Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn. Hòa tan hoàn toàn 15 gam X trong dung dịch HNO3 , sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí NO và N2O có số mol bằng nhau. Cô cạn dung dịch Y thu được 63,5 gam muối. Thể tích dung dịch HNO3 1M tối thiểu để hòa tan hoàn toàn X là bao nhiêu? Câu 9: (0,5 điểm) Trình bày cách pha chế dung dịch 500 ml CuSO4 8% (d=1,1g/ml) từ nguyên liệu là CuSO4.5H2O và nước cất. Câu 10: (1 điểm) a) X có công thức phân tử C3H4O2. Khi cho X phản ứng với dung dịch NaOH thu được 1 sản phẩm duy nhất. Xác định công thức cấu tạo của X ? b) Hóa hơi 27,2 gam một este X thu được 4,48 lít khí ( đo ở đktc). Xà phòng hóa X bằng dung dịch NaOH ( vừa đủ) thu được hỗn hợp hai muối của natri. Xác định công thức của este X?
- KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN Môn thi: HÓA HỌC (CHUYÊN) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Cho 1 bình kín dung tích không đổi 4 lít chứa 640 ml nước, không khí (ở đktc) chứa N2 (80 % về thể tích) và O2 (20 % về thể tích). Bơm 896 ml (ở đktc) hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với hiđro là 19 vào bình và lắc kĩ bình tới các phản ứng xảy ra hoàn toàn ta thu được dung dịch X ở trong bình. Giả sử áp suất hơi nước ở trong bình không đáng kể. Không khí Nước a) Tính nồng độ phần trăm chất tan trong X. b) Tính khối lượng Mg hòa tan tối đa được bằng dung dịch X, biết sau phản ứng không có khí thoát ra. Câu 2: Cho 68,5 gam kim loại bari vào 500 gam dd H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp A và V lít khí H2(đktc). Nếu cô cạn A thu được 97,9 gam chất rắn khan. a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng và tính V? b) Tính nồng độ % của dd trước và sau phản ứng, coi nước bay hơi không đáng kể. c) Cho dd Ba(HCO3)2 vào hỗn hợp A. Tính khối lượng kết tủa tạo thành? Câu 3: Hoàn thành các phương trình hoá học sau: a) Br2 + K2CO3 b) Cu + KHSO4 + NaNO3 (Biết NO là sản phẩm khử duy nhất) c) CuFeS2 + H2SO4đặc,nóng d) NaAlO2 + KHSO4 dư e) PdCl2 + CO + H2O g) SO2 + Cl2 Câu 4: Hòa tan hết 23,76 gam hỗn hợp X gồm FeCl2, Cu, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,40 mol HCl thu được dung dịch Y và khí NO. Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì dùng hết 0,58 mol AgNO3, kết thúc các phản ứng thu được m gam kết tủa và 0,448 lít NO (đktc). Biết trong các phản ứng, - NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3 . Tìm m? Câu 5: Hòa tan hết hỗn hợp X gồm 5,6 gam Fe và 27 gam Fe(NO3)2 và m gam Al trong dung dịch chứa 0,61 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa và 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO và N2O. Tỉ khối của Z sơ với H2 là 16. Tính m?
- Câu 6: Cho hổn hợp A gồm 3 hiđrocacbon khí là X , Y, Z và hỗn hợp B gồm O2 và O3. Trộn A với B theo tỉ lệ thể tích: VA : VB = 1,5 : 3,2 rồi đốt cháy. Hỗn hợp sau phản ứng thu được chỉ có CO2, hơi H2O có tỉ lệ thể tích : VCO2 : VH2O = 1,3 : 1,2. Hãy tính tỷ khối của hỗn hợp A so với H2, biết tỉ khối của B so với H2 là 19. Câu 7: Đốt cháy một hiđrocacbon X ở thể khí với 0,96 gam khí oxi trong bình kín rồi cho các sản phẩm sau phản ứng lần lượt qua bình (1) chứa CaCl2 khan dư; bình (2) chứa 1,75 lít Ca(OH)2 0,01M. Sau thí nghiệm thấy ở bình (2) thu được 1,5 gam kết tủa và cuối cùng còn 0,112 lít khí duy nhất thoát ra (đo ở đktc). Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Câu 8: Cho 2 bình kín A, B có cùng thể tích và đều ở 0oC. Bình A chứa 1 mol khí clo; bình B chứa 1 mol khí oxi. Cho vào mỗi bình 2,4 gam kim loại M có hoá trị không đổi. Nung nóng các bình để các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu. Sau phản ứng thấy tỉ lệ áp suất khí trong 2 bình A và B là (thể tích các chất rắn không đáng kể). Hãy xác định kim loại M. Câu 9: Nhiệt phân 4,385 gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được O2 và m gam chất rắn gồm K2MnO4, MnO2 và KCl. Toàn bộ lượng O2 tác dụng hết với cacbon nóng đỏ, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 16. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất có trong hỗn hợp X. Câu 10: 1/ Natri peoxit (Na2O2) và kali supeoxit (KO2) là những chất oxi hóa mạnh, dễ dàng hấp thụ khí cacbonic và giải phóng khí oxi. Do đó, chúng được sử dụng trong bình lặn hoặc tàu ngầm để hấp thụ khí cacbonic và cung cấp khí oxi cho con người. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, biết rằng trong các phản ứng đó, nguyên tử oxi trong Na2O2 và KO2 là nguyên tố tự oxi hóa – khử. b) Hãy so sánh thể tích khí cacbonic được hấp thụ và lượng Oxi sinh ra nếu ta trộng hổn hợp Na2O2 và KO2 theo tỉ lệ 1:2 về số mol( hổn hợp A) c) Du khách đến với Nha Trang Phú Quốc rất thích đi lặn biển ngắm san hô. Với một giờ lặn dưới biển thì trung bình mỗi du khách cần có khối lượng hổn hợp A tối thiểu là bao nhiêu, biết rằng trong một phút một người cần 250 ml Oxi cũng thải ra từ đó khí lượng khí cacbonic( giả sử ở đktc). 2/ Để diệt chuột trong một nhà kho, người ta dùng phương pháp đốt lưu huỳnh, đóng kín cửa nhà kho lại. Chuột hít phải khói sẽ bị sưng yết hầu, co giật, tê liệt cơ quan hô hấp dẫn đến bị ngạt mà chết. a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng đốt cháy lưu huỳnh. Chất gì đã làm chuột chết? b) Tính lượng lưu huỳnh cần phải đốt để diệt chuột trong nhà kho có diện tích 160m2 và có chiều cao 6m. Biết rằng mỗi một mét khối không gian cần đốt 100 gam lưu huỳnh. Câu 11: Hợp chất O chỉ chứa một loại nhóm chức không làm mất màu dung dịch nước brom. Khi cho O phản ứng hết với Na tạo ra số mol hidro bằng số mol O tham gia phản ứng. Mặt khác khi cho O tác dụng với axit axetic có H2SO4 đặc làm xúc tác thì tạo ra P có công thứ phân tử C12H14O4. a) Hãy viết công thức cấu tạo của O thỏa mãn các tính chất trên. b) Từ những hidrocacbon thích hợp viết phản ứng điều chế các chất xác định được phần a.( Chuyên hóa ĐH KHTN
- Hà Nội 2015-2016) ĐỀ THI THỬ CHUYÊN HÓA 2020 THỜI GIAN 120 PHÚT( ĐỀ CÓ 10 CÂU) Câu 1: (1 điểm) Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có) metan A B C D cumen phenol natri phenolat E Câu 2: (1 điểm) Trả lời các yêu cầu sau: a) Nêu điểm khác nhau về thành phần cấu tạo và tính chất của dầu ăn với dầu bôi trơn động cơ, phương tiện. b) Trình bày phương pháp đơn giản nhất để nhận biết lụa sản xuất từ tơ nhân tạo (tơ visco, tơ xenlulozơ axetat) và tơ thiên nhiên (tơ tằm, len). c) Vì sao phèn chua có thể làm trong nước đục và được làm chất nhuộm cho quần áo, sợi vải? Câu 3: (1 điểm) Mội loại hidrocacbon có khối lượng cacbon chiếm đến 83,721% khối lượng phân tử. Hãy xác định công thức hidrocacbon và viết tất cả các công thức cấu tạo. Biết monoclo hóa X trong khí Cl2(ánh sáng) thu được duy nhất 1 sản phẩm thế. Câu 4: (1 điểm) Nhận biết các dung dịch và chất lỏng không màu đựng trong các lọ mất nhãn riêng biệt bằng phương pháp hóa học: axit formic, andehit formic, stiren, axit benzoic, benzen. Câu 5: (1 điểm) Cho hình vẽ thí nghiệm hóa học sau. a) Viết các phương trình xảy ra và cho biết Y là khí gì? b) Biết hổn hợp (CaCO3, CaSO3) có khối lượng 54 gam. Sau khi mở van cho HCl tác dụng hổn hợp muối, chờ phản ứng xong, thấy khổi lượng bình brom tăng 12,8 gam. Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho Y phản ứng 100ml dung dịch A gồm Ca(OH)2 1M và NaOH 2M? Câu 6: (1 điểm) Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7:3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp
- +5 khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N ). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là? Câu 7: (1 điểm) Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỷ khối so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Tính m? Câu 8: (1 điểm) Bằng phương pháp thăng bằng electron, hãy cân bằng bốn phản ứng sau: a) C6H5CH=CH2 + KMnO4 C6H5COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O b) C6H5CH=CH2 + KMnO4 + H2SO4 C6H5COOH + CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O c) CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 CH3COOH + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O d) CH3CH2OH + K2Cr2O7 + H2SO4 CH3CHO + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O Câu 9: (1 điểm) Nêu hiện tượng, giải thích và viết phương trình phản ứng xảy ra(nếu có) a) Dẫn SO2 qua dung dịch H2S(dư). b) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2 c) Vì sao người ta thường dùng bột nở (NH4HCO3) khi nướng bánh? Cả hai chất NH4HCO3 và (NH4)2CO3 đều cho nhiều CO2 và nước khi nhiệt phân nhưng tại sao người ta chỉ dùng (NH4)2CO3 làm bột nở. Hãy giải thích, viết phản ứng chứng minh. Câu 10: (1 điểm) Cho rượu propal 1_ol, axit formic vào ống nghiệm A. Thêm tiếp một ít axit sunfuric đặc vào làm xúc tác. Lắp dụng cụ như hình. Đun sôi hỗn hợp trong ống nhiệm A, sau đó ngừng đun. Thêm một ít nước vào chất lỏng ngưng tụ trong ống nghiệm B, lắc nhẹ. Đọc tên và cho biết tính tan của este tạo thành và vai trò cốc nước đá
- ĐỀ THI THỬ CHUYÊN HÓA BÌNH ĐỊNH 2020 THỜI GIAN 120 PHÚT( ĐỀ CÓ 10 CÂU) Câu 1: (1 điểm) 1. Chỉ dùng một thuốc thử, hãy trình bày phương pháp nhận biết 3 chất lỏng đựng trong các bình mất nhãn riêng biệt sau: toluen, benzen và etyl benzen. 2. Nêu hiện tượng, viết phương trình xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm sau: a) Sục khí Br2 đến dư vào dung dịch sắt(II) sunfat. b) Đưa bình chứa khí butan cùng với Clo(tỉ lệ thể tích 1:1) ra ngoài ánh sáng. Câu 2: (1 điểm) 1. Sắp xếp các chất sau thành một chuỗi sơ đồ chuyển hóa thẳng, không phân nhánh: Fe2(SO4)3 , Al2O3, Fe(NO3)3 , Fe(NO3)2 , Fe(OH)2 , FeO. Viết các phản ứng xảy ra. 2. Có ba bình mất nhãn đựng hỗn hợp các hóa chất: Bình 1: Dung dịch KHCO3. K2CO3 Bình 2: Dung dịch KHCO3. K2SO4 Bình 3: Dung dịch K2CO3. K2SO4. Chỉ được phép dùng thêm 2 thuốc thử hãy nêu cách nhận biết ba bình trên. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có). Câu 3: (1 điểm) Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và HCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Xác đinh kim loại M ? 2+ 2+ 2+ - - Câu 4: (1 điểm) Dung dịch A chứa các cation Mg , Ca , Ba và 0,1 mol Cl , 0,2 mol NO3 . Thêm V lít dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A để thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là? Câu 5: (1 điểm) Trình bày nguyên vật liệu và các công đoạn sản xuất gang. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình luyện gang. Câu 6: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 84g một hỗn hợp X gồm FeS2 và Cu2S bằng lượng oxi dư ta được chất rắn B ( gồm các oxit ứng với hoá trị cao nhất của kim loại) và 20,16 lít khí SO2 (đktc). Chuyển toàn bộ SO2 thành SO3 rồi hấp thụ vào nước được dung dịch C. Cho toàn bộ B vào C, khuấy kỹ cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi lọc, rửa phần không tan nhiều lần bằng nước, thu được chất rắn D không tan. Tìm khối lượng của D ( biết rằng oxit kim loại tác dụng với axit tạo thành muối và nước) Câu 7: (1 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức (có số nguyên tử cacbon trong phân tử khác nhau) thu được 0,3 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa 7,6 gam hỗn hợp trên với hiệu suất 80% thu được m gam este. Giá trị
- của m là? Câu 8: (1 điểm) Các công thức: C2H6O; C3H8O và C3H6O2 là công thức phân tử của 5 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở A, B, C, D, E trong đó: - Tác dụng với Na chỉ có A và E. - Tác dụng với dung dịch NaOH có B, D và E - D tác dụng với dung dịch NaOH thì thu được F mà F tác dụng với A lại tạo C. a. Xác định công thức phân tử A, B, C, D và E. Viết các công thức cấu tạo của chúng. b. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Câu 9: (1 điểm) a) Cho thí nghiệm về tính tan của khi HCl như hình vẽ. Trong bình ban đầu chứa khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Nêu hiện tượng xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào nước? Giải thích. b) Trình bày ba phương pháp điều chế khí hidro clorua trong phòng thí ngiệm. Câu 10: (1 điểm) a) Cho thông tin sau, dựa vào đấy, hãy viết phản ứng tạo ra đimetyl xeton, axetan adehyt và metyl etyl xeton. b) Dimetyl xeton( hay axeton) là một dung môi hòa tan được nhiều chất hữu cơ và có nhiều ứng dụng thực tiễn. Ngoài phương pháp dùng nhiệt độ trên, em hãy trình bày thêm ba cách điều chế dimetyl xeton trong phòng thí nghiệm bằng phương trình hóa học( không cần giải thích). Bổ sung: Thủy phân một hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử C5H6O2 trong dung dịch kali hidroxit loãng dư thu được hai chất hữu cơ B, C(trong đó B là muối hữu cơ). Axit hóa B bằng dung dịch axit HCl thu được chất D làm quì tím hóa đỏ. Hidro hóa C thu được chất hữu cơ E có dE/He = 11,5. Cho chất E phản
- ứng với dung dịch K2Cr2O7/ H2SO4 thu được C. Oxi hóa chất E trong điều kiện nhiệt độ, xúc tác đồng oxit cũng thu được C. Cho biết D cũng có thể được điều chế từ anken F có cùng số cacbon. Hidrocacbon G thuộc cùng dãy đồng đẳng của benzen dễ dàng bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4 trong môi trường axit H2SO4 (có đun nóng ) cho sản phẩm hữu cơ H. H cho phản ứng este hóa với E thu được chất T có công thức phân tử C9H10O2. a) Xác định công thức cấu tạo của các chất hữu cơ A, B, C, D, E, F, G, H, T. b) Gọi tên các chất E, F, G, H, T. Viết tất cả phương trình phản ứng xảy ra.