Bài giảng môn Đạo đức Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường

doc 5 trang Hoài Anh 6930
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Đạo đức Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_giang_mon_dao_duc_lop_2_chan_troi_sang_tao_bai_11_tim_ki.doc

Nội dung text: Bài giảng môn Đạo đức Lớp 2 (Chân trời sáng tạo) - Bài 11: Tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường

  1. Đạo đức BÀI 11: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ, Ở TRƯỜNG (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - Kể được một số tình huống cần sự hỗ trợ và nêu được vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường. - Biết được một cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân - Hình thành kĩ năng tự bảo vệ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: - Nêu ý nghĩa của việc kiềm chế cảm xúc tiêu - 2-3 HS nêu. cực? - Nhận xét, tuyên dương HS. 2. Dạy bài mới: 2.1. Khởi động: - Tổ chức cho HS quan sát tranh vẽ trong SGK/trang 46 và trả lời các câu hỏi: + Nội dung từng tranh vẽ gì? Gặp tình huống - HS quan sát, suy nghĩ, trả lời. Các bạn khác NX, bổ sung câu như Na hoặc Bin, em cảm thấy thế nào? trả lời cho bạn + Nếu em là Na và Bin em sẽ làm gì khi đó? - GV NX, KL dẫn dắt vào bài: Trong cuộc sống hằng ngày ở nhà hoặc ở trường, đôi lúc chúng ta sẽ gặp phải những khó khàn, nguy hiểm mà tự chúng ta không thể giải quyết được. Khi đó, chúng ta cân tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác. 2.2. Khám phá: Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tìm kiêm sự hỗ trợ khi ở nhà, ởtrường. - GV tổ chức HS quan sát tranh trang 47,48 trong SGK và trả lời câu hỏi: + Các bạn trong tranh đã gặp những khó khăn - HS quan sát tranh, đọc tình gì? huống, thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi - GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận. GV đưa ra đáp án. - GV tổ chức cho cả lớp trao đổi:
  2. • Kể thêm những tình huống cần sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường. - HS Kể thêm những tình huống • Vi sao phải tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, cần sự hỗ trợ khi ở nhà, ở ở trường? trường và vì sao phải tìm kiếm - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm kiếm sự hô trợ khi gặp khó khản ở nhà, ởtrường. - GV yêu cầu HS quan sát tranh trang 49 SGK, thảo luận theo nhóm đôi và trả lời các câu hỏi: - HS quan sát tranh, thảo luận + Hai bạn nhỏ trong tranh gặp phải khó khăn nhóm đôi và trả lời câu hỏi gì khi ở trường, ở nhà? Các bạn ấy đã từng bước giải quyết khó khăn ấy như thế nào? - Tổ chức cho các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chốt: Khi gặp khó khăn, các em có thể tìm kiếm sự hỗ trợ của thầy cô, bạn bè khi ở trường hoặc của cha mẹ, người thân khi ở nhà bằng cách gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại. Sau khi được hỗ trợ, các em cân chân thành cảm ơn người đã giúp đỡ mình vượt qua khó khăn. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống. - Nhận xét giờ học. Đạo đức BÀI 11: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ, Ở TRƯỜNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: HS - Nêu được cách xử lí tình huống liên quan đến việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường. - Thực hiện được việc tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - Biết tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường và nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. - Rèn năng lực điều chỉnh hành vi, phát triển bản thân, tìm hiều và tham gia các hoạt động xã hội phù hợp - Hình thành kĩ năng tự bảo vệ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  3. - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài; - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: 2. Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Luyện tập: *Hoạt động 1: Lựa chọn cách xử lí tình huống. - GV tổ chức cho HS xem 2 tranh về 2 - HS nêu lựa chọn của mình và giải cách xử lí tình huống ở phẩn Khởi thích lí do vì sao em lựa chọn cách đó động, SGK/trang 46 và lựa chọn cách mà không chọn cách còn lại. xử lí phù hợp. - GV có thể hỏi thêm: Với tình huống - HS nêu ý kiến của mình dựa vào kinh trên, em còn có thể có cách xử lí nào nghiệm, điều kiện sống. Mọi ý kiến khác? hợp lí đều được khuyến khích và ghi - GV nhận xét và tổng kết hoạt động. nhận *Hoạt động 2: Xử Lý tình huống - GV tổ chức cho HS quan sát tranh 1 và 2 trong SGK trang 50 và thực hiện yêu cẩu xử lý tình huống và đóng vai. - HS quan sát thảo luận tranh xử lý tình + Từng bạn đang gặp phải khó khăn huống và đóng vai theo nhóm (GV đã gì? Nếu em là các bạn, em sẽ làm gì? yêu cầu) - GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận tranh xử lý tình huống và sắm vai - GV nhận xét, tuyên dương. - GV chốt: Các bạn trong tình huống đã biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường kịp thời: giữ thái độ bình tĩnh, tìm đúng người có thể hỗ trợ, nói rõ sự việc, . Biết tìm kiếm sự hỗ trợ sẽ giúp chúng ta giải quyết được những khó khăn. 3. Củng cố, dặn dò: - Hôm nay em học bài gì? - Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống. - Nhận xét giờ học. Đạo đức
  4. BÀI 11: TÌM KIẾM SỰ HỖ TRỢ KHI Ở NHÀ, Ở TRƯỜNG (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: *Kiến thức, kĩ năng: - HS biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường. *Phát triển năng lực và phẩm chất: - HS biết và ghi nhớ được các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp và một số số điện thoại quan trọng của người thân để có thể gọi khi cần sự trợ giúp. - HS có ý thức nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường. - Hình thành kĩ năng tự bảo vệ - Biết nhắc nhở bạn bè, người thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. - HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra: - Nêu những cách tìm kiếm sự hỗ trợ - 2-3 HS nêu. khi ở nhà mà em biết? - Nhận xét, tuyên dương HS. 2. Dạy bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: 2.2. Vận dụng: * Hoạt động 1: Chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn ở nhà, ở trường. - HS hội ý trong nhóm và ghi cách tìm - GV có thể cho HS chia sẻ cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường vào kiếm sự hỗ trợ theo trải nghiệm cá bảng trong thời gian 5 phút. Đội nào nhân hoặc chia lớp thành các nhóm và ghi được nhiều cách tìm kiếm sự hỗ trợ phát cho mỗi nhóm một bảng ghi sẵn 2 khi ở nhà, ở trường nhất sẽ là đội chiến cột "Ở nhà" và "Ở trường". thắng. - GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ trước lớp và tổng kết hoạt động. * Hoạt động 2: Nhắc nhở các bạn và người thân tìm kiêm sự hỗ trợ khi - Các nhóm thảo luận cách xử lí và sắm cần thiết. vai thực hành nhắc nhở bạn hoặc người - GV tổ chức cho HS làm việc theo thân tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở nhóm 4, yêu cẩu mỗi nhóm bốc thăm chọn một trong số các tình huống do trường. GV đưa ra.
  5. - GV mời một vài nhóm thực hành sắm vai trước lớp. Cả nhóm khác nhận xét, góp ý cách xử lí tình huống của nhóm bạn. * Hoạt động 3: Lập danh sách các sô điện thoại. - GV giới thiệu cho HS về các số điện - HS tự lập danh sách và trang trí trong thoại cứu trợ khẩn cấp bằng nhiều hình khoảng 3 phút. thức trực quan (treo bảng phụ, xem tranh, xem clip, ). Sau đó, mỗi HS tự ghi nhớ và lập một danh sách bao gồm: • Các số điện thoại cứu trợ khẩn cấp. • Số điện thoại quan trọng khác: số điện thoại của người thân trong gia đình (bố mẹ, anh, chị, người nuôi dưỡng, ), số điện thoại của thầy, cô giáo. - GV tổ chức cho HS trưng bày kết quả lập danh sách và dặn dò HS cẩn ghi nhớ các số điện thoại này, có thể dán ở góc học tập hoặc trên hộp bút, ba lô, để phòng khi cẩn thiết. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. 3. Củng cố, dặn dò - GV nêu câu hỏi cho HS chia sẻ: • Vì sao cần tìm kiếm sự hỗ trợ khi ở nhà, ở trường? - HS đọc ghi nhớ • Nêu điều mà em cân thay đổi để tìm kiếm sự hỗ trợ khi ờ nhà, ở trường. - GV tổ chức cho cả lớp đọc phẩn Ghi nhớ trong SGK Đạo đức2, trang 51.