Bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt (phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt (phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_phan_doc_lop_4_nam.docx
Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt (phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Hoa học trò” TV4 –Tập 2 trang 41 2. Bài: “Khuất phục tên cướp biển ” - TV4 –Tập 2 trang 66 3. Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- TV4 –Tập 2 trang 71 4. Bài: “ Thắng biển” TV4 –Tập 2 trang 77 5. Bài: “Ga- v rốt ngoài chiến lũy” - TV4 –Tập 2 trang 80 II. Đọc hiểu văn bản: (7 điểm) Cho đoạn văn sau: SÁNG NAY CHIM SẺ NÓI GÌ? Đêm nọ, trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. Rồi bé Na vượt suối băng rừng, thỏa thích lắng nghe muông thú. Bé Na thích nhất là câu nói của bác Sư Tử. Câu ấy thế này: “Đâu nhất thiết chúng tôi phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yêu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi” Sáng sớm hôm ấy, bé Na thức dậy, bước về phía cửa, nơi chiếc chuông gió đang khúc khích cười. Và kia! Một chú Chim sẻ đang đậu trên dây điện chằng chịt tự nhiên bay sà xuống ban công. Chim sẻ quẹt quẹt cái mỏ nhỏ xinh xuống nền nhà. Chim sẻ mổ mổ những hạt cát. Chim sẻ ngẩng lên, tròn xoe đôi mắt nhìn bé Na. Và rồi bé Na thoảng nghe trong gió: - Chị ơi, em đói lắm!
- - Ai thế? – Bé Na ngơ ngác nhìn quanh. Ai đang nói chuyện với Na thế? - Em là Chim sẻ nè. Em đói Bé Na nhìn sững chú chim nhỏ vài giây. Quả thật, cái mỏ nhỏ cũng vừa mấp máy. A, mình nghe được tiếng Chim sẻ thật rồi! Bé Na vô cùng thích thú, bé chạy vội xuống nhà bếp nắm một nắm gạo rồi chạy lên ban công. - Ôi, em cám ơn chị! Chim sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập. Theo Phan Đăng Đăng (Báo Nhi đồng số 8/2009) II. Em đọc thầm bài “Sáng nay Chim sẻ nói gì?” rồi khoanh tròn vào chữ cái trước ý em chọn là đúng nhất hoặc trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Trong giấc mơ, bé Na được ông Bụt ban cho vật gì, yật đó có giá trị ra sao? A. Viên đá quý rất đắt tiền. B. Một vật giúp bé Na học giỏi. C. Viên ngọc quý nghe được tiếng nói của loài vật. D. Một vật là đồ cổ có giá trị. Câu 2. Bé Na thích nhất điều gì sau khi có viên ngọc quý? A. Đi khắp nơi trong rừng nghe tiếng nói của các loài chim B. Nghe được câu nói của bác Sư Tử. C. Nghe được nhiều câu nói của nhiều người ở xa. D. Nghe được tiếng chân di chuyển của loài thú dữ, nguy hiểm. Câu 3. Chim Sẻ đã nói gì với chị bé Na?
- A.Chị ơi, em đói lắm! B. Em là Chim sẻ nè. Em đói C. Ôi, em cám ơn chị! D. Cả 3 ý trên đều đúng. Câu 4. Câu nói của bác Sư Tử: “Đâu nhất thiết chúng tối phải nói tiếng người thì loài người mới hiểu được chúng tôi. Chỉ cần một chút yếu thương, gần gũi, các bạn sẽ hiểu chúng tôi” muốn nhắn gửi đến loài người điều gì? A. Tất cả muôn loài đều không thể nói được B. Loài người không thể nghe tiếng của con vật C. Chỉ cần một chút yếu thương, gần gũi, loài người sẽ hiểu các con vật. Câu 5. Nghĩa trong bài của cụm từ “Vượt suối băng rừng” là: A. Đi chơi xa để ngắm phong cảnh thiên nhiên đẹp. B. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm hiểu về đời sống của muông thú và nghe được tiếng nói của chúng. C. Đi thám hiểm để thăm dò dấu vết cổ từ các con suối, khu rừng xa lạ. D. Đi thám hiểm qua nhiều con suối, qua nhiều khu rừng để tìm những loài thú quý hiếm về nuôi. Câu 6. Tìm chủ ngữ của câu: “Em là Chim sẻ nè.” A. Em B. Chim sẻ C. là D. Em là Câu 7. Tìm vị ngữ của câu: “Em là Chim sẻ nè.”
- A. Em B. Chim sẻ C. là Chim sẻ nè D. Em là Câu 8. “Em là Chim sẻ nè.” Thuộc kiểu câu: A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 9. Dấu gạch ngang trong đoạn văn sau có nghĩa là gì? "Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài – bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công – đã bị trói xếp vào bên mạng sườn." A. Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại. B. Đánh dấu phần chú thích. C. Đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê. D. Đánh dấu từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. Câu 10. Từ ngữ nào không thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của con ngư ời? A. Nết na B. Chân thành C. Giả dối D. Trung thực Câu 11. Tìm chủ ngữ của câu: “Chim sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.”
- A. Chim sẻ nói B. Chim sẻ C. nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập D. Chim sẻ nói cảm ơn Câu 12. Tìm vị ngữ của câu: “Chim sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.” A. Chim sẻ nói B. Chim sẻ C. nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập D. Chim sẻ nói cảm ơn Câu 13. “Chim sẻ nói cảm ơn liên hồi rồi cúi xuống mổ dồn dập.” Thuộc kiểu câu: A. Ai làm gì? B. Ai thế nào? C. Ai là gì? Câu 14. Vị ngữ trong câu hỏi Ai là gì? thường do cái gì tạo thành? A. danh từ (hoặc cụm danh từ) B. tính từ (hoặc cụm tính từ) C. động từ (hoặc cụm động từ) D. cụm danh từ, cụm tính từ hoặc cụm động từ
- PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Chính tả: Vùng đất duyên hải Đến Ninh Thuận, chỉ cần dậy thật sớm ra biển Ninh Chữ đón bình minh lên, bạn sẽ được trải nghiệm sống trong không khí mua bán tươi vui của cảng cá hay tham gia kéo lưới với ngư dân làng chài. Trên hành trình rong ruổi khám phá Ninh Thuận, bạn sẽ được hưởng những luồng gió mát mẻ thổi về từ biển, không khí khô nhẹ dễ chịu, nắng nhiều nhưng không ra mồ hôi. Ngoài những vườn nho xanh mướt, tháp Chàm cổ kính hay với biển xanh cát trắng, Ninh Thuận còn có những cánh đồng cừu rộng lớn Đồng cừu An Hòa với số lượng đàn rất lớn từ vài trăm cho đến cả ngàn con. Theo Tạp chí Du lịch II. Tập làm văn: Hãy tả lại một loài cây mà em yêu thích.
- ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II A. ĐỌC HIỂU: 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: 1. Đọc thành tiếng: (3 Điểm) + Hs đọc đúng tiếng, đúng từ (0,5 điểm) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (0,5 điểm) + Giọng đọc bước đầu biết đọc diễn cảm (0,5 điểm) + Tốc độ đọc khoảng 80 tiếng / 1 phút (0,5 điểm) + Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu ( 1 điểm) 2.Đọc hiểu: 1. C 2. B 3. D 4. C 5. B 6. A 7. C 8. C 9. B 10. C 11. B 12. C 13. A
- 14. A B. KIỂM TRA VIẾT : 1. Chính tả : (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn (2 điểm ) 2 lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,25 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách hoặc trình bày bẩn trừ toàn bài 0,25 điểm. 2. Tập làm văn : (8 điểm) + Bài làm có bố cục rõ ràng, chặt chẽ. 1.5 điểm + Nêu bật được đặc điểm của cây ( gốc, thân, cành, tán lá, hoa, quả, ) 3 điểm + Tả hoạt động của người, cảnh vật xung quanh. 1.5 điểm + Hành văn trôi chảy, ít phạm lỗi chính tả. 1,5 điểm + Toàn bài chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ. 0,5 điểm