Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

doc 6 trang Hoài Anh 3350
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_4_nam_hoc_2021.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì I môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG TIỂU HỌC THỌ XUÂN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN : TIẾNG VIỆT LỚP 4 Năm học 2021 - 2022 Thời gian làm bài : 80 phút Họ và tên Lớp Giáo viên coi Giáo viên chấm Điểm (Họ tên, chữ kí) (Họ tên, chữ kí) Nhận xét PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng ( 3 điểm) 1. Hình thức kiểm tra: Học sinh bốc thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc. 2. Nội dung kiểm tra : Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ khoảng 100 tiếng trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9; sau đó trả lời được 1 hoặc hai câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm) ĐƯỜNG ĐUA CỦA NIỀM TIN Thủ đô Mê-xi-cô một buổi tối mùa đông năm 1968. Đồng hồ chỉ bảy giờ kém mười phút. Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri, người Tăn-da-ni-a tập tễnh kết thúc những mét cuối cùng của đường đua Thế vận hội Ô-lim-pic với một chân bị băng bó. Anh là người cuối cùng về đích trong cuộc thi ma-ra-tông năm ấy. Những người chiến thắng cuộc thi đã nhận huy chương và lễ trao giải cũng đã kết thúc. Vì thế sân vận động hầu như vắng ngắt khi Ác-va-ri, với vết thương ở chân đang rớm máu, cố gắng chạy vòng cuối cùng để về đích. Chỉ có Búc Grin-xpan, nhà làm phim tài liệu nổi tiếng là còn tại đó, đang ngạc nhiên nhìn anh từ xa chạy tới. Sau đó, không giấu được sự tò mò, Búc tới chỗ Ác-va-ri đang thở dốc và hỏi tại sao anh ta lại cố vất vả chạy về đích như thế khi cuộc đua đã kết thúc từ lâu và chẳng còn khán giả nào trên sân nữa. Giôn Xti-phen trả lời bằng giọng nói hụt hơi: “Tôi rất hạnh phúc vì đã hoàn thành chặng đua với cố gắng hết mình. Tôi được đất nước gửi đi chín ngàn dặm đến đây không phải chỉ để bắt đầu cuộc đua – mà là để hoàn thành cuộc đua.” Bích Thủy Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng và hoàn thành tiếp các câu còn lại: Câu 1(0,5đ): Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri là người nước nào? A. Mê-xi-cô B. Tăn-da-ni-a C. Ăng-gô-la D. Slô-va-ki-a Câu 2(0,75đ): Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã tham gia thi đấu ở đấu trường thể thao nào? A. Seagame B. Thế vận hội mùa đông C. Thế vận hội Ô-lim-pic D. World cup
  2. Câu 3 (0,75đ): Vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri đã về đích trong tình huống đặc biệt như thế nào? A. Anh là người về đích cuối cùng trong cuộc đua. B. Một chân của anh bị băng bó, rướm máu. C. Anh vẫn tiếp tục chạy về đích khi cuộc thi và lễ trao giải đã kết thúc. D. Anh về đích khi có sự cổ vũ của Búc Grin-xpan Câu 4 (0,75đ): Tại sao anh phải hoàn thành cuộc đua như vậy? A. Vì đó là quy định của ban giám khảo và của cuộc thi. B. Vì anh muốn gây ấn tượng cho mọi người. C. Vì anh muốn thử sức của mình trong cuộc thi. D. Vì anh muốn làm tròn trách nhiệm của mình đối với đất nước. Câu 5 (0,75 đ): Qua bài đọc, em học tập được điều gì từ vận động viên Giôn Xti-phen Ác-va-ri. Câu 6 (0,75đ): Tiếng “thoáng” gồm những bộ phận cấu tạo nào? A. Âm đầu, vần và thanh B. Vần C. Thanh và âm đầu Câu 7 (0,75đ): Một lòng một dạ gắn bó với lý tưởng, tổ chức hay với người nào đó được gọi là: A. Trung kiên B. Trung thành C. Trung hậu D. Trung lập Câu 8 (1đ): Trong các câu dưới đây có mấy từ láy? “Tiếng chuông xe đạp lanh canh. Tiếng thùng nước ở một cái vòi nước công cộng va vào nhau loảng xoảng. Tiếng ve rền rĩ trong những đám lá cây bên đại lộ.” A. Có 1 từ B. Có 2 từ C. Có 3 từ D. Có 4 từ Câu 9 (1đ) Em hãy điền dấu ngoặc kép vào từ ngữ thích hợp trong câu sau và nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong trường hợp này. Nhìn Ánh Viên thi đấu, tôi không khỏi khâm phục và tự hào về nàng tiểu tiên cá của làng bơi Việt Nam.
  3. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 ĐIỂM) I. Chính tả(4 điểm): Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết bài : Trung thu độc lập (Từ Anh nhìn trăng đến vui tươi.) (Tiếng Việt 4 tập I trang66 ) II. Tập làm văn (6 điểm): Em có một người bạn đã chuyển trường, hãy viết một bức thư để thăm hỏi và kể về ước mơ của mình với người bạn đó.
  4. BIỂU ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4. Năm học 2021 - 2022 PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM) I. Đọc thành tiếng (3điểm): - Đọc vừa đủ nghe, rừ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm. - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rừ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1 điểm. II. Đọc thầm và làm bài tập (7 điểm): - Học sinh khoanh đúng vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng ở mỗi câu hỏi giáo viên cho điểm theo đáp án và biểu điểm sau: - Đáp án : Câu 1: ý B cho 0,5 điểm. Câu 2: ý C cho 0,75 điểm. Câu 3: ý C cho 0,75 điểm. Câu 4: ý D cho 0,75 điểm. Câu 5: 0,75 điểm. - Nghị lực thi đấu. - Yêu nước, tinh thần trách nhiệm của vận động viên. Câu 6: ý A cho 0,75 điểm Câu 7: ý B cho 0,75 điểm. Câu 8: ý C cho 1 điểm Câu 9: “nàng tiểu tiên cá”. Đánh dấu từ có ý nghĩa đặc biệt. * Lưu ý: Học sinh chỉ được khoanh vào 1 phương án cho là đúng, nếu khoanh vào 2 phương án trở lên không cho điểm. PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM) I. Chính tả( 4 điểm ): - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rừ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp : 3 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi) : 1điểm * Lưu ý: - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. - Hai lỗi chính tả giống nhau trừ 1 lần điểm. II. Tập làm văn (6 điểm) Đảm bảo các yêu cầu: 1. Nội dung: 4 điểm - Đầu thư: Thời gian, địa điểm, xưng hô: 0,5 đ - Phần chính bức thư: 3đ + Nêu lý do viết thư: 0,5 đ + Thăm hỏi: 1 đ + Kể về ước ước mơ của mình: 1,0 đ + Cảm xúc: Thể hiện tình cảm chân thực, bước đầu biết sử dụng biện pháp nghệ thuật: 0,5 điểm - Cuối thư: 0,5 đ 2. Trình bày: 2 điểm - Viết đúng thể loại văn miêu viết thư: 0,5 đ
  5. - Rõ bố cục 3 phần: 0,5 đ - Chữ viết, chính tả: Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả. 0,5 đ - Dùng từ, đặt câu: Không diễn đạt câu sai ngữ pháp, dùng từ đúng, câu văn liên kết chặt chẽ: 0,5 đ