Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học An Hòa

docx 6 trang Hoài Anh 26/05/2022 6730
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học An Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_phan_doc_lop_4_na.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt (phần Đọc) Lớp 4 - Năm học 2021-2022 - Trường Tiểu học An Hòa

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I I TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần đọc) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 40 phút Điểm Nhận xét của Giáo viên . I. Đọc thành tiếng: (3 điểm) Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn (khoảng 75 tiếng/ phút) 1 trong 5 bài tập đọc, sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu: 1. Bài “Hoa học trò” TV4 –Tập 2 trang 41 2. Bài: “Khuất phục tên cướp biển ” - TV4 –Tập 2 trang 66 3. Bài “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”- TV4 –Tập 2 trang 71 4. Bài: “ Thắng biển” TV4 –Tập 2 trang 77 5. Bài: “Ga- v rốt ngoài chiến lũy” - TV4 –Tập 2 trang 80 II. Đọc hiểu văn bản: (7 điểm) Cho bài văn sau: Ý CHÍ NGƯỜI CHIẾN SĨ Trong một trận càn của giặc Pháp, anh Bẩm bị giặc bắt. Giặc dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặc quấn băng kín hai bàn tay anh rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui trơ xương và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống thuyền, chèo ra giữa sông, lần lượt quăng từng người xuống nước. May vì hai tay không bị xích, anh Bẩm cố sức ngoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống vực thẳm. Anh lại cố đem sức tàn ngoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu. Sáng hôm ấy, anh dạt vào một bãi cát. Đề phòng địch phát hiện, anh nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới về làng. Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn, anh bỗng thấy một đàn quạ đen bay đến, kêu inh ỏi, lao vào người anh đòi rỉa đôi tay. Anh xua chúng đi, chúng càng lăn xả vào một cách dữ tợn. Anh đành nghiến răng, thọc sâu 2 tay xuống cát. Đàn quạ không làm gì được, đành vỗ cánh bay đi. Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa đang xúm vào đốt cả tay chân. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tự nhủ: nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu. Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy. Để tránh địch, anh không dám đi trên đường cái mà lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác để tìm đường về thôn nhà. Đứng trước cái lều con của mẹ, anh khẽ gọi: - U ơi! U!
  2. Có tiếng mẹ già hốt hoảng hỏi vọng ra. Anh run rẩy nói: - Con, Bẩm đây. U mở cửa cho con! Cánh liếp nâng lên. Mẹ già cầm ngọn đèn hiện ra. Anh giơ tay đinh ôm lấy mẹ, song đầu gối anh bủn rủn, mắt hoa lên, kiệt sức, anh ngã khuỵu dưới chân mẹ. (Theo Nguyễn Huy Tưởng) Câu 1: Vì sao anh Bẩm bị giặc tra tấn dã man? A. Vì anh không biết đồng chí của mình là ai. B. Vì anh không hiểu vì sao mình bị bắt. C. Vì anh đã mắng chửi và đánh lại bọn giặc trong quá trình bị chúng giam cầm. D. Vì anh nhất định không khai với giặc người đồng chí của mình. Câu 2: Dòng nào dưới đây gồm các chi tiết cho thấy anh Bẩm bị giặc Pháp đối xử rất dã man? A. Dụ dỗ anh khai ra đồng chí của mình; tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ trụi xương và gân B. Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui, trơ xương và gân; quăng xuống giữa sông trong đêm C. Quăng anh xuống giữa dòng sông trong đêm tối; dụ dỗ anh khai ra các đồng chí cùng hoạt động với mình d. Tẩm xăng hai bàn tay anh, châm lửa đốt đen thui; trói anh và để bầy kiến lửa đốt anh. Câu 3: Sau khi thoát khỏi vực sâu, anh Bẩm còn phải vượt qua những thử thách gì? A. Bị dạt vào một bãi cát, phải nấp sau một đống rạ lớn kẻo địch phát hiện B. Đàn quạ lao vào đòi rỉa chân tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt khắp người C. Đàn quạ lao vào đòi rỉa đôi tay bị thương; kiến lửa xúm vào đốt cả tay chân. D. Bị quăng xuống sông, một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Câu 4: Để tránh địch, anh Bẩm đã tìm đường về nhà bằng cách nào? A. Lội qua mấy con kênh B. Lách qua những bụi gai C. Nhờ người cải trang thành một nông dân. D. Lội quanh hết ruộng này đến ruộng khác. Câu 5: Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 chi tiết nói về ý chí của người chiến sĩ trong câu chuyện? A. Cố sức ngoi lên khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc hai tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ B. Cố sức lặn xuống vực sâu; giấu hai bàn tay bị thương trong đống rạ; nước mắt chảy ròng ròng vì xúc động nhưng quyết không ra khỏi đống rạ C. Cố sức lặn ra khỏi vực sâu; nghiến răng, thọc cả hai tay chân bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết tâm ra khỏi đống rạ. D. Cố sức ngoi lên khỏi quãng sông; nghiến răng, thọc hai tay bị thương xuống cát; nước mắt chảy ròng ròng vì đau nhưng quyết không ra khỏi đống rạ Câu 6: Câu chuyện ca ngợi điều gì? A. Tinh thần vượt khó của người chiến sĩ cách mạng B. Quyết tâm tìm đường về nhà của người chiến sĩ cách mạng C. Ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của người chiến sĩ cách mạng. D. Ý chí quyết tâm gặp lại mẹ của người chiến sĩ cách mạng. Câu 7: Từ in nghiêng trong câu: “ Trời nhá nhem tối, anh Bẩm đứng dậy.” là:
  3. A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Danh từ riêng Câu 8: Xác định chủ ngữ trong câu “Đàn quạ không làm gì được, đành vỗ cánh bay đi”: A. Đàn quạ B. Không làm được gì C. Cánh D. Không làm được gì, đành vỗ cánh bay đi Câu 9: Trong các câu sau đâu là mẫu câu “Ai thế nào?” A. Anh Bẩm rất kiên cường, bất khuất B. Anh Bẩm đã có rất nhiều việc làm kiên cường, bất khuất C. Anh Bẩm là một người chiến sĩ. Câu 10: Dấu gạch ngang trong đoạn sau dùng để: Anh run rẩy nói: - Con, Bẩm đây. U mở cửa cho con! A. Liệt kê B. Giải thích C. Dẫn lời nói của nhân vật Câu 11: Xác định vị ngữ trong câu “Sáng hôm ấy, anh dạt vào một bãi cát”: A. Sáng hôm ấy B. Anh C. Anh dạt vào D. Dạt vào một bài cát Câu 12: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây đúng với ý nghĩa đoạn trích “ Ý chí người chiến sĩ”: A. Tốt gỗ hơn tốt nước hơn B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây C. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo D. Nhường cơm sẻ áo Chúc em làm bài tốt! Chữ kí, tên Giáo viên trông thi Giáo viên chấm
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN CẦU GIẤY BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA Năm học 2021 – 2022 Họ và tên: . Môn: TIẾNG VIỆT (Phần viết) - Lớp 4 Lớp: Thời gian làm bài: 50 phút 1. Chính tả (2 điểm) (15 phút) HÀ NỘI MÙA “HƯƠNG THẦM” Hà Nội những ngày đầu xuân, bước chân ra phố đã thấy vấn vít hương hoa bưởi. Trên những gánh hàng đi rong, những chùm hoa như ngọc trắng chúm chím tỏa hương thơm e ấp, dịu dàng. Hoa bưởi nở theo chùm, bông nhỏ, trắng tinh không quá nổi bật nhưng cái mùi hương tao nhã của nó thì khó ai có thể chê. Có lẽ, hương hoa bưởi là lời mời gọi khó cưỡng lại nhất, làm chậm bước chân người đi đường khỏi nhịp độ hối hả của cuộc sống mà níu giữ lại chút dịu dàng Hà Nội. 2. Tập làm văn (8 điểm) (35 phút) Mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta những điều quý giá, một trong những món quà đó có thể kể tới đó là cây trồng. Em hãy tả về một loài cây mà em yêu thích.
  5. TRƯỜNG TIỂU HỌC AN HÒA ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2021 – 2022 A. Phần kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Tổng điểm đọc: 3 điểm, trong đó: 1. Đọc (2 điểm) - Đọc đúng tiếng, từ trong đoạn văn: 0,5 điểm + Đọc sai 3 tiếng đến 5 tiếng: 0,25 điểm + Đọc sai 6 tiếng trở lên: 0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 3 đến 4 chỗ: 0,25 điểm + Ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ từ 5 chỗ trở lên: 0 điểm - Giọng đọc bước đầu có biểu cảm: 0,5 điểm + Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm: 0,25 điểm + Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm: 0 điểm - Tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 75 tiếng/phút): 0,5 điểm + Đọc quá 1 phút đến 2 phút: 0,25 điểm + Đọc trên 2 phút: 0 điểm 2. Trả lời câu hỏi (1 điểm) Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (tùy theo mức độ có thể ghi 0,75 – 0,5 – 0,25 điểm. II. Đọc hiểu văn bản (7 điểm) Câu 1: (1 điểm): D Câu 2: (1 điểm): B Câu 3: (1 điểm): C Câu 4: (1 điểm): D Câu 5: (1 điểm): A Câu 6: (1 điểm) C Câu 7: (1 điểm): B Câu 8: (1 điểm) A Câu 9: (1 điểm) A Câu 10: (1 điểm): C Câu 11: (2 điểm): D Câu 12: (2 điểm): C B. Phần kiểm tra viết 1. Chính tả (2 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 2 điểm Trong đó:
  6. + Tốc độ viết đạt yêu cầu (75 chữ/15 phút), chữ viết rõ ràng, viết đúng cỡ chữ, kiểu chữ, trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp: 1 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, trình bày bẩn có thể trừ 0,5 – 0,25 điểm cho toàn bài, tùy theo mức độ. + Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Với mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định, viết thiếu tiếng), từ lỗi thứ 6 trở lên, trừ 0, 2 điểm/ 1 lỗi. Nếu 1 lỗi chính tả lặp lại nhiều lần thì chỉ trừ điểm 1 lần. 2. Tập làm văn (8 điểm) 1. YÊU CẦU a. Thể loại: Tả cây cối b. Nội dung: - Trình bày đầy đủ ý miêu tả cây ra hoa hoặc cây bóng mát hoăc cây ăn quả theo yêu cầu của đề bài. c. Hình thức: - Trình bày được bài văn gồm 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. - Dùng từ chính xác, hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả. 2. BIỂU ĐIỂM: - Điểm 7,5 - 8: Bài làm thể hiện rõ kĩ năng quan sát, có sự sáng tạo, gây được cảm xúc cho người đọc, lỗi chung không đáng kể. - Điểm 6 - 7: Học sinh thực hiện các yêu cầu ở mức độ khá; đôi chỗ còn thiếu tự nhiên, không quá 6 lỗi chung. - Điểm 4 - 5: Các yêu cầu thể hiện ở mức trung bình, nội dung chưa đầy đủ hoặc dàn trải, đơn điệu, không quá 8 lỗi chung. - Điểm 2 - 3: Bài làm bộc lộ nhiều sai sót, diễn đạt lủng củng, quá nhiều lỗi chung, bố cục không rõ ràng. - Điểm 0,5 - 1: Viết lan man, lạc đề hoặc dở dang. Lưu ý: Giáo viên chấm điểm phù hợp với mức độ thể hiện trong bài làm của học sinh; khuyến khích những bài làm thể hiện sự sáng tạo, có kĩ năng làm bài văn tả cây cối. Trong quá trình chấm, GV ghi nhận và sửa lỗi cụ thể, giúp HS nhận biết những lỗi mình mắc phải và biết cách sửa các lỗi đó để có thể tự rút ra kinh nghiệm cho các bài làm tiếp theo.