Đề kiểm tra định kì giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

doc 11 trang Hoài Anh 26/05/2022 2240
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_2_mon_tieng_viet_lop_4_nam_h.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì giữa học kì 2 môn Tiếng Việt Lớp 4 - Năm học 2021-2022

  1. PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 Tờ 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC (Kiểm tra định kì giữa học kì 2) Năm học 2021 - 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT Họ, tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: Lớp 1 Họ và tên giáo viên dạy: 2 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc hiểu – Luyện từ và câu (7 điểm) – Thời gian 30 phút. 1. Đọc thầm bài văn dưới đây: CÂU CHUYỆN VỀ TÚI KHOAI TÂY Vào một buổi học, thầy giáo tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên những người mình không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí, có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo. Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải mang theo. Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tồi tệ hơn khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy giáo cho quẳng hết chõ khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng. Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà nó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình." Lại Thế Luyện Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1( 0,5 điểm): Thầy giáo mang túi khoai tây đến lớp để làm gì? A. Để cho cả lớp liên hoan. B. Để giáo dục cho cả lớp một bài học về lòng vị tha. C. Để cho cả lớp học môn khoa học ( hoặc sinh học). D. Để hướng dẫn học sinh cách trồng cây khoai tây. Câu 2( 0,5 điểm): Túi khoai tây đã gây ra điều gì phiền toái? A. Đi đâu cũng mang theo. B. Các củ khoai tây bị thối rữa, rỉ nước. C. Đi đâu cũng mang theo những củ khoai tây vừa nặn vừa bị thối rữa, rỉ nước. D. Muốn vứt nhưng thầy giáo lại không đồng ý. Câu 3( 0,5 điểm): Theo thầy giáo, vì sao nên có lòng vị tha, cảm thông với lỗi lầm của người khác ?
  2. A. Vì sự oán giận hay thù ghét không mang lại lợi ích gì; nếu có lòng vị tha và có sự cảm thông sẽ đem lại niềm hạnh phúc cho bản thân và cũng là món quà tặng cho mọi người. B. Vì càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. C. Vì lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp để mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình. D. Vì lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Câu 4( 0,5 điểm): Theo em, thế nào là lòng vị tha? A. Rộng lòng tha thứ. B. Cảm thông và chia sẻ. C. Rộng lòng tha thứ, không hề có sự cố chấp; biết cảm thông và chia sẻ. D. Không hẹp hòi, ích kỉ và biết tha thứ cho người khác khi họ biết lỗi. Câu 5( 0,5 điểm): Hãy nêu suy nghĩ của em về cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ nào ? Câu 6 ( 0,5 điểm) : Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? Câu 7 ( 1 điểm) : Hãy đặt câu văn có sử dụng dấu gạch ngang được dùng để chú thích? Câu 8 ( 1 điểm) : Em hãy đặt 1 câu văn theo kiểu câu Ai thế nào? Câu 9 ( 1 điểm) : Tất cả các bạn đều thực hiện quy định “5K”. Hãy viết câu trên thành câu khiến? Câu 10 ( 1 điểm) : Em hãy đặt 1 câu kể "Ai làm gì?" có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa? II. Đọc thành tiếng (3 điểm): Thời gian dành riêng cho mỗi em khoảng 2 phút. Giáo viên kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc đã học ở sách tiếng Việt 4 – Tập 2. Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do giáo viên nêu ra. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA (Dành cho giáo viên) 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra và chấm bài theo đúng yêu cầu chuyên môn quy định hiện hành. 2. Căn cứ vào số điểm của mỗi câu và sự đáp ứng cụ thể của học sinh, giáo viên cho các mức điểm phù hợp và ghi kết quả kiểm tra vào khung điểm dưới đây: Theo dõi kết quả kiểm tra Điểm I. Đọc hiểu, Luyện từ và câu: II. Đọc thành tiếng: Tổng điểm
  3. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 Tờ 2 (Kiểm tra định kì giữa học kì 2) Năm học 2021 - 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT Họ, tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: Lớp 1 Họ và tên giáo viên dạy: 2 B . KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I. Chính tả - Nghe viết (2 điểm) – Thời gian 15 phút. Bài “Bãi ngô” Viết tên đầu bài và đoạn “Thế mà chỉ ít lâu sau làn áo mỏng óng ánh.” (Sách Tiếng Việt 4, tập 2, trang 30; 31)
  4. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 Tờ 3 (Kiểm tra định kì giữa học kì 2) Năm học 2021 - 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT Họ, tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: Lớp 1 Họ và tên giáo viên dạy: 2 B . KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) II. Tập làm văn (8 điểm) – Thời gian: 30 phút. Đề bài: Thiên nhiên xung quanh em rất nhiều cây xanh. Hãy tả một cây bóng mát hoặc cây ăn quả hoặc cây ra hoa mà em yêu thích. Bài làm
  5. Nhận xét của giáo viên: Theo dõi kết quả kiểm tra Điểm I. Chính tả II. Tập làm văn TỔNG ĐIỂM VIẾT ĐIỂM TRUNG BÌNH CỘNG ĐỌC VÀ VIẾT
  6. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT A.PHẦN ĐỌC HIỂU : 1. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra phần kiến thức Tiếng Việt (7 điểm) Câu 1B: (0,5 điểm) Câu 2C: (0,5 điểm) Câu 3A: (0,5 điểm) Câu 4C: (0,5 điểm) Câu 5: (0,5 điểm) Cách giáo dục của thầy giáo thú vị ở chỗ: Thầy không bắt ai phải tha thứ nhưng bằng hình ảnh những củ khoai tây thối rữa, thầy đã giúp cả lớp hiểu ra giá trị của sự tha thứ, lòng vị tha và sự cảm thông với lỗi lầm của người khác. Câu 6: (0,5 điểm) Bài học: Sống phải có lòng vị tha, cảm thông, chia sẻ và không gây thù oán. Câu 7: (1 điểm) Ví dụ: Lớp phó Ngọc Linh – một một trong những bạn rất chăm chỉ và gương mẫu trong học tập – sắp tới sẽ tham gia dự thi Tiếng Anh. Câu 8: Đặt đúng kiểu câu "Ai thế nào ?" (1 điểm) Câu 9: Học sinh chuyển được từ câu kể sang câu khiến (1 điểm) Ví dụ: Mong tất cả các bạn đều thực hiện quy định “5K” nhé ! Câu 10: (1 điểm) Học sinh đặt đúng câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh hoặc nhân hóa. 2. Kiểm tra đọc thành tiếng: 3 điểm, gồm đọc đoạn trong bài đã học và trả lời 1 câu hỏi – thực hiện trong tiết ôn tập giữa HKII B. BÀI KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, đúng mẫu, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm. Mỗi lỗi chính tả trong bài viết trừ 0,1 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về khoảng cách, kiểu chữ, cỡ chữ . Trừ 0,5 điểm toàn bài. 2.Tập làm văn: (8 điểm) - Viết được bài văn tả đồ vật đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết luận đúng yêu cầu đã học, độ dài bài viết từ 12 câu trở lên. - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, diễn đạt logic, không mắc lỗi chính tả, - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ. + Mở bài: Giới thiệu được cây hoa sẽ tả (1điểm) + Thân bài: ( 6 điểm) Tả bao quát hình dáng của cây hoa. Tả được các bộ phận của cây hoa. Nêu công dụng của cây hoa, thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của cây hoa đối với đời sống con người. + Kết bài: Nêu được cảm nghĩ của em về cây hoa đó.(1điểm). Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 8 - 7,5 - 7 - 6,5 - 6 -
  7. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 4 (Kiểm tra định kì giữa học kì 2) Năm học 2021 - 2022 MÔN: TOÁN Họ, tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: Lớp 1 Họ và tên giáo viên dạy: 2 Điểm Nhận xét: ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1 ( 0,5 điểm ) Phân số nào bé hơn 1? A. B. C. D. Câu 2 ( 0,5 điểm ) Phân số nào bằng phân số ? A. B. C. D. Câu 3 ( 0,5 điểm ) Trong các số đo dưới đây, số đo bằng 8km là: A. 80 000m B. 800 000dm C. 8 000 000m D. 8 000m Câu 4 ( 0,5 điểm ) Hình nào có số ô vuông đã tô đậm ? A. B. C. D. Câu 5 ( 0,5 điểm ) Các phân số được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: A. ; ; ; B . ; ; ; C. ; ; ; D . ; ; ; Câu 6 ( 0,5 điểm ) Khi nhân cả tử số và mẫu số với 5 ta được một phân số mới là . Vậy phân số ban đầu là: A. B. C. D. Câu 7 ( 1 điểm ) Lớp 4B có 12 học sinh nữ và 17 học sinh nam. Vậy phân số chỉ số học sinh nữ với số học sinh cả lớp là : A. B. C. D. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) Đặt tính và tính: a a) + b) x c) d) : 5 phút 6
  8. Câu 2: (1,5 điểm) n Tìm x , biết:h a) h n b) h Câu 3: (2 điểm) Một thửa đất hình bình hành có độ dài cạnh đáy là 45m, chiều cao bằng cạnh đáy. Tính : a) Diện tích thửa đất đó. b) Người ta sử dụng diện tích đất để trồng hoa. Tính phần đất trồng hoa của thửa ruộng hình bình hành đó. Câu 4: (0,5 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất :
  9. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN TOÁN 4. NĂM HỌC: 2021-2022 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: A B C D Câu 1( 0,5đ) x Câu 2( 0,5đ) x Câu 3( 0,5đ) x Câu 4( 0,5đ) x Câu 5( 0,5đ) x Câu 6( 0,5đ) x Câu 7( 1 đ) x II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1:( 2 đ) Đặt tính rồi tính: ( Tính đúng mỗi câu cho 0,5điểm) a) + = + = = b) x = = c) = d) : = Câu 2: ( 1.5 đ)Tìm , biết: a) h n b) h X = x = X = x = Câu 3. ( 2,5đ) Giải Chiều cao của thửa đất hình bình hành là: ( 0,25 điểm) 45 x = 27 ( m) ( 0,25 điểm) Diện tích của thửa đất hình bình hành là: ( 0,25 điểm) 45 x 27 = 1215 ( m2) ( 0,5 điểm) Diện tích đất trồng hoa của thửa ruộng hình bình hành là: ( 0,25 điểm) 1215 x = 810 ( m2) ( 0,25 điểm) Đáp số: a) 1 215 m2 ; b) 810 m2 ( 0,25 điểm) Câu4: ( 0.5 đ)
  10. TRƯỜNG TIỂU HỌC PHIẾU KIỂM TRA LỚP 5 (Kiểm tra định kì giữa học kì 2) Năm học 2021 - 2022 MÔN: TOÁN Họ, tên người coi, chấm thi Họ và tên học sinh: Lớp 1 Họ và tên giáo viên dạy: 2 Điểm Nhận xét: ĐỀ BÀI I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. (0,5 điểm) Số thập phân gồm 55 đơn vị, 7 phần trăm, 2 phần nghìn viết là: A. 55,720 B. 55,072 C. 55,027 D. 55,702 Câu 2: (0,5 điểm) Phép trừ 712,54 - 48,9 có kết quả đúng là: A. 70,765 B. 223,54 C. 663,64 D. 707,65 Câu 3. (0,5 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: Giá trị của biểu thức: 201,5 - 36,4 : 2,5 x 0,9 là: Câu 4. (0,5 điểm) Một hình hộp chữ nhật có thể tích 300dm 3, chiều dài 15dm, chiều rộng 5dm. Vậy chiều cao của hình hộp chữ nhật là: A. 10dm B. 4dm C. 8dm D. 6dm Câu 5. (0,5 điểm) Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 55 ha 17 m2 = , ha A. 55,17 B. 55,0017 C. 55, 017 D. 55, 000017 Câu 6. (0,5 điểm) Lớp học có 18 nữ và 12 nam. Hỏi số học sinh nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số học sinh cả lớp? A. 150% B. 60% C. 40% D. 80% II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Bài 1: Đặt tính rồi tính (2 điểm) a. 52,37 – 8,64 b. 57,648 + 35,37 c. 16,25 x 6,7 d. 12,88 : 0,25 5 phút 6
  11. Bài 2. (2 điểm) Một người đi xe máy từ khởi hành từ A lúc 8 giờ 30 phút và đến B lúc 9 giờ 42 phút. Quãng đường AB dài 60km. Em hãy tính vận tốc trung bình của xe máy với đơn vị đo là km/ giờ? Bài 3. (2 điểm) Một đám đất hình thang có đáy lớn 150 m và đáy bé bằng đáy lớn, chiều cao bằng đáy lớn. Tính diện tích đám đất hình thang đó? Bài 4: Tìm x: (1 điểm) 8,75 × x + 1,25 × x = 20