Bài kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022

doc 4 trang Hoài Anh 3620
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Bài kiểm tra học kì I môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2021-2022

  1. PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 TRƯỜNG THCS PHÚ THỨ NĂM HỌC: 2021 – 2022 (Thời gian: 45 phút) Phách Họ và tên: SBD: Ngày sinh: Lớp: Họ tên và chữ ký giáo viên coi: Phách Điểm Họ tên và chữ ký giáo viên chấm: A. Trắc nghiệm(3 điểm)Chọn câu trả lời đúng nhất: Câu 1. Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng thì sau khi tiêu hoá ở dạ dày, thành phần nào dưới đây vẫn cần được tiêu hoá tiếp tại ruột non ? A. Lipit B. Gluxit C. Prôtêin D. Tất cả các phương án Câu 2. Có khoảng bao nhiêu phần trăm lipit được vận chuyển theo con đường máu ? A. 70% B. 40% C. 30% D. 50% Câu 3. Loại vitamin nào dưới đây được vận chuyển theo con đường bạch huyết về tim ? A. VitaminA B. Vitamin B C. Vitamin C D. Tất cả các phương án Câu 4. Bộ phận nào dưới đây ngoài chức năng hô hấp còn kiêm thêm vai trò khác ? A. Khí quản B. Thanh quản C. Phổi D. Phế quản Câu 5. Bộ phận nào của đường hô hấp có vai trò chủ yếu là bảo vệ, diệt trừ các tác nhân gây hại A. Phế quản B. Khí quản C. Thanh quản D. Họng Câu 6. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ tế bào vào máu ? A. Khí nitơ B. Khí cacbônic C. Khí ôxi D. Khí hiđrô B. Tự luận(7đ) Câu 1: (2điểm) Trình bày cơ chế trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào? Chúng ta cần có biện pháp nào để có hệ hô hấp khỏe mạnh? Câu2: (3điểm) Cấu tạo tim phù hợp chức năng của nó? Giải thích tại sao tim hoạt động được cả đời mà không mệt mỏi? Câu3: (2điểm) Sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá là những chất gì? Chúng được hấp thụ ở bộ phận nào của đường tiêu hoá là chủ yếu và vì sao, nhờ những cơ chế nào? BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN
  2. PHÒNG GD & ĐT KINH MÔN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 7 TRƯỜNG THCS PHÚ THỨ NĂM HỌC: 2021 – 2022 (Thời gian: 45 phút) Phách Họ và tên: SBD: Ngày sinh: Lớp: Họ tên và chữ ký giáo viên coi: Phách Điểm Họ tên và chữ ký giáo viên chấm: A. Trắc nghiệm(3 điểm) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Nhóm động vật nào gồm toàn động vật lớp giáp xác: A. Tôm sông, tôm sú, bướm cải. B. Tôm sông, bọ cạp, tôm hùm. C. Tôm sông, ve sầu, tép. D. Tôm sông, cua đồng, cua nhện. Câu 2: Nhóm động vật nào gồm toàn động vật thân mềm: A. Trai sông, trai tượng, sâu đo. B. Trai sông, trai cánh, tôm he. C. Trai sông, bạch tuộc, ốc sà cừ. D. Trai sông, ốc vặn, rươi. Câu 3: Nhóm động vật nào không gồm toàn động vật chân khớp: A. Châu chấu, sâu đo, nhặng. B. Châu chấu, bọ cạp, sò. C. Cánh cam, ghẹ, ruồi. D. Bọ hung, ong ruồi, nhện đỏ. Câu 4: Trong số những động vật dưới đây, có bao nhiêu loài chân khớp ? 1. Tôm hùm 2. Cua nhện 3. Mực nang. 4. Bọ cạp. 5. Rươi. 6. Ong mật. A. 3 loài. B. 4 loài. C. 5 loài. D. 6 loài. Câu 5: Nhóm động vật nào gồm toàn động vật chân khớp: A. Tôm hùm, rươi, sâu đo. B. Mối, sâu đo, cá sấu. C. Kiến, ong mật, bọ hung. D. Mọt gỗ, ốc vặn, bướm nâu. Câu 6: Nhóm động vật nào gồm toàn động vật lớp sâu bọ: A. Châu chấu, bọ xít, bướm cải. B. Châu chấu, bọ cạp, chấy. C. Châu chấu, mọt ẩm, ong mật. D. Châu chấu, ong ruồi, nhện. II. Tự luận(7đ) Câu 1: (3điểm) Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp? Hãy lấy ví dụ để minh họa cho từng vai trò trên? Câu 2: (2điểm) Kể tên các loại sâu hại cây trồng và nêu các biện pháp phòng chống sâu hại cây trồng bằng phương pháp thân thiện với môi trường? Câu 3: (2điểm)- Giải thích hiện tượng ao đào thả cá, trai không được thả vào nuôi mà vẫn có là vì sao? - Vì sao châu chấu non phải lột xác nhiều lần để thành chấu chấu trưởng thành? BÀI LÀM PHẦN TỰ LUẬN