Bài tập ôn môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh Diều
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh Diều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_sach_canh_dieu.docx
Nội dung text: Bài tập ôn môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh Diều
- 1 CHUYÊN ĐỀ 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT A. LÝ THUYẾT CẦN BIẾT I. Sự đa dạng của chất 1. Chất ở xung quanh chúng ta Xung quanh chúng ta có rất nhiều vật thể khác nhau. Có những vật thể rất lớn như trái đất, mặt trăng (trong đó có chứa dựng rất nhiều vật thể nhỏ hơn), có những vật thể rất nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy. Những vật thể có sẵn trong tự nhiên gọi là vật thể tự nhiên, những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống gọi là vật thể nhân tạo. Mọi vật thể đều do chất tạo nên. Ở đâu có vật thể là ở đó có chất và ngược lại Một vật thể có thể do 1 hay nhiều chất tạo nên và một chất có thể tạo nên nhiều vật thể Như vậy, những gì tồn tại xung quang ta đều là vật thể, vật thể do 1 hay nhiều chất tạo nên 2. Ba thể của chất và đặc điểm của chúng Chất có thể tồn tại ở thể rắn, lỏng hoặc khí. Ở điều kiện phòng, chất ở thể rắn gọi là chất rắn, chất ở thể lỏng gọi là chất lỏng, chất ở thể khí gọi là chất khí a. Chất rắn (solid kí hiệu là s): Chất rắn có khối lượng, hình dạng và thể tích xác định b. Chất lỏng (liquid kí hiệu là l): Chất lỏng có khối lượng và thể tích xác định. Chất lỏng không có hình dạng xác định mà có dình dạng của vật chứa nó. Chất lỏng dễ chảy c. Chất khí hay hơi (gas kí hiệu là g): Chất khí có khối lượng xác định nhưng không có hình dạng và thể tích xác định. Chất khí có thể lan tỏa theo mọi hướng và chiếm toàn bộ thể tích bất kỳ vật nào chứa nó 3. Đặc điểm cơ bản của 3 thể * Thể rắn: Các hạt liên kết chặt chẽ, có hình dạng và thể tích xác định, rất khó bị nén * Thể lỏng: Các hạt liên kết không chặt chẽ, có hình dạng không xác định, có thể tích xác định, khó bị nén * Chất khí/hơi: Các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén II. Tính chất và sự chuyển thể của chất 1. Tính chất của chất: Tính chất của chất gồm tính chất vật lí và tính chất hóa học 1 O
- 2 a. Tính chất vật lí: Thể, màu sắc, mùi vị, khối lượng, thể tích, tính tan, tinh dẫn điện, tính dẫn nhiệt, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, b. Tính chất hóa học: Là khả năng chất bị biến đổi thành chất khác. Một số tinh chất hóa học của chất: khả năng cháy, khả năng phân hủy, khả năng tác dụng được với chất khác. Người ta dựa vào tính chất của chất để - Phân biệt chất này với chất khác - Tách các chất ra khỏi nhau từ hỗn hợp của chúng, tinh chế chất, làm sạch chất, - Sử dụng chất cho hiệu quả, tiết kiệm - Sử dụng chất phục vụ cho đời sống, sinh hoạt, chữa bệnh, - Sản xuất các chất cần thiết, hạn chế các chất không cần thiết gây ảnh hưởng đến đời sống của con người Do vậy chúng ta phải không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu để tìm ra những tính chất mới của mỗi chất Chú ý: Mỗi chất có những tính chất vật lí và hóa học nhất định không thể thay đổi, khi tính chất bị thay đổi thì nó đã biến đổi thành chất khác. 2. Sự chuyển thể của chất a. Sự nóng chảy và sự đông đặc: - Sự nóng chảy: Sự chuyển thể từ thể rắn sang thể lỏng - Sự đông đặc: Sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn b. Sự bay hơi và sự ngưng tụ: - Sự bay hơi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (khí) Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ, độ gió, diện tích mặt thoáng - Sự ngưng tụ: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng Trong thực tế, tùy thuộc vào các mục đích khác nhau mà chúng ta cần thực hiện các quá trình chuyển thể cho mỗi chất Ví dụ 1: Khí gas cần chuyển thể sang thể lỏng để chứa nhiều hơn trong bình gas Ví dụ 2: Nước lỏng chuyển thành thể rắn (nước đá) để bảo quản thực phẩm, 3. Sự sôi: Là sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, chất vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng, đồng thời nhiệt độ của chất không thay đổi Nhiệt độ không thay đổi trong thời gian sôi được gọi là nhiệt độ sôi của chất B. MỘT SỐ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI Bài 1: 1. Trong các câu sau, từ (cụm từ) gạch chân nào chỉ vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất? a. Dây dẫn điện làm bằng đồng hoặc nhôm, được bọc trong chất dẻo (nhựa) b. Chiếc ấm được làm bằng nhôm c. Giấm ăn (giấm gạo) có thành phần chủ yếu là acetic acid và nước d. Thân cây bạch đàn có nhiều cenllulose, dùng để sản xuất giấy 2. a. Hãy kể tên một số chất có trong: - Nước biển 2 O
- 3 - Bắp ngô - Bình chứa khí oxygen b. Hãy kể tên các vật thể chứa một trong những chất sau: - Sắt - Tinh bột - Đường Bài làm 1. - Vật thể tự nhiên: nhôm, đồng, acetic acid, nước, cenllulose, cây bạch đàn - Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chất dẻo (nhựa), chiếc ấm, giấm ăn, giấy - Vật sống: thân cây bạch đàn - Vật không sống: nhôm, đồng, acetic acid, nước, cenllulose, dây dẫn điện, chất dẻo (nhựa), chiếc ấm, giấm ăn, giấy 3. a. Một số chất có trong: - Nước biển: muối, nước, các chất hòa tan khác, - Bắp ngô: tinh bột, nước - Bình chứa oxygen: oxygen b. Các vật thể chứa một trong những chất sau: - Sắt: máy gặt, con dao, cái búa, - Tinh bột: ngô, lúa, khoai, - Đường: quả táo, thân cây mía, cur cải đường, Bài 2: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau: a. Cơ thể người chứa 63% — 68% về khối lượng là nước. b. Thuỷ tinh là vật liệu chế tạo ra nhiều vật gia dụng khác nhau như lọ hoa. cốc, bát, nồi c. Than chì là vật liệu chính làm ruột bút chì. d. Paracetamol là thành phần chính của thuốc điều trị cảm cúm. Bài làm: a. vật thể: cơ thể người - chất: nước b. vật thể: lọ hoa, cốc, bát, nồi - chất: thủy tinh c. vật thể: ruột bút chì - chất: than chì d. vật thể: thuốc điều trị cảm cúm - chất: Paracetamol C. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN Bài 1: Kể ra 1 vật thể mà trong đó tồn tại những vật thể nhỏ hơn Bài làm: Ngọn núi: Trên ngọn núi tồn tại các vật thể nhỏ hơn như đá, đất, cây, chim, Bài 2: Cho biết 3 vật thể nhỏ hơn cấu tạo nên chiếc bút bi Bài làm: Ngòi bút, ruột bút, vỏ bút, Bài 3: Hãy kể ra 3 vật thể nhân tạo và từ đó cho biết nguồn gốc của các vật thể tự nhiên tạo ra các vật thể nhân tạo đó Bài làm: 3 O
- 4 - Thước kẻ gỗ: Từ gỗ tự nhiên - Ghế đá: Từ đá tự nhiên - Gạch xây dựng: Từ đất tự nhiên (đất sét, ) Bài 4: Trong vườn nhà bạn An có 1 cây xoan to. Nhà bạn An đón xuống và sử dụng thân cây để làm bộ bàn ghế, thước kẻ cho An học. Em hãy cho biết trong những vật thể đã nêu thì đâu là vật thể tự nhiên, đâu là vật thể nhân tạo? Bài làm: - Vật thể tự nhiên: Cây xoan - Vật thể nhân tạo: Bàn, ghế, thước Bài 5: Để chứng tỏ câu nói “Ở đâu có vật thể là ở đó có chất”, em hãy nêu những chất có trong vật thể sau mà em biết a. Củ khoai b. Máy tính bàn Bài làm: a. Các chất trong củ khoai: Tinh bột, nước, b. Các chất trong máy tính bàn: Chất dẻo (nhựa), một số kim loại như vàng, đồng, Bài 6: Hãy kể tên một số vật thể và cho biết những chất nào tạo nên vật thể đó Bài làm: Nồi nhôm: Do chất nhôm tạo nên Đôi dép: Do chất nhựa (polyme) tạo nên Ti vi: Do chất nhựa, kim loại, tạo nên Bài 7: Em hãy nêu ra một số vật thể được tạo ra từ kim loại đồng Bài làm: Một số vật thể được tạo ra từ kim loại đồng như: Dây điện, nồi đồng, gương đồng, Bài 8: Nước sôi ở 100oC (ở áp suất khí quyển là 760 mm Hg), hóa rắn ở 0oC thành nước đá và tuyết. Hỏi nước ở thể nào? Vì sao? Bài làm: Nước ở thể lỏng. Vì ở điều kiện phòng thì nước là chất lỏng Chú ý: Việc xác định thể của chất là ở điều kiện phòng. Sự tồn tại các thể khác không ở điều kiện phòng thì ta phải gắn điều kiện cho nó Bài 9: Hãy kể ra một số chất có trong vật thể mà em biết. Bài làm: Trong thân cây mía có: đường, nước, cellulose Trong cơ thể con người có: nước, chất đạm, chất đường bột, chất béo, Bài 10: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước gây ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất? Bài làm: Sự chuyển thể của nước gây ra các hiện tượng: mây, mưa, tuyết, đóng băng, tan băng, Bài 11: 1. Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết 2. Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí? 4 O
- 5 3. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng? Bài làm: 1. Chất ở thể rắn: đá, sắt, chì, Chất ở thể lỏng: dầu ăn, nước, thủy ngân, Chất ở thể khí: khí oxi, khí gas, hơi nước, 2. Điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí. Đó là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng. 3. Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể lỏng. Chất lỏng không có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía Bài 12: Cho biết một số tính chất của kim loại đồng (Copper) như sau: Là chất rắn, màu đỏ, không tan trong nước, tác dụng với oxygen tạo ra chất mới là copper (II) oxide, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo. a. Hãy chỉ ra đâu là tính chất vật lí, đâu là tính chất hóa học b. Những tính chất nào có thể sử dụng copper làm dây dẫn điện c. Em hãy kể ra 1 vật thể được làm từ copper dựa vào những tính chất của nó và giải thích? Bài làm: a. Các tinh chất vật lí và hóa học là * Tính chất vật lí: Chất rắn, màu đỏ, không tan trong nước, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim, dẻo. * Tính chất hóa học: Tác dụng với oxygen tạo ra chất mới là copper (II) oxide. b. Các tính chất được sử dụng làm dây dẫn điện: chất rắn, dẫn điện c.Ấm đồng: có tính chất dẫn nhiệt, thể rắn, dẻo. Vì copper dẫn nhiệt nên mới làm ra thiết bị dẫn nhiệt, chất rắn mới có hình dạng xác định, có tính dẻo mới có thể dát mỏng Bài 13: Dựa vào đâu em có thể phân biệt được các cặp chất sau a. Dầu ăn và nước b. Muối ăn và cát trắng c. Bột gỗ khô và bột đá d. kim loại copper và kim loại aluminium (nhôm) Bài làm: a. Dựa vào tính tan và khối lượng riêng khác nhau: Cho mỗi chất 1 ít vào nước, quan sát ta sẽ biết được - Chất không tan trong nước, nổi lên mặt nước là dầu ăn - Chất bị tan ra và không còn phân biệt được với nước ban đầu là nước b. Dựa vào tính tan khác nhau: Cho mỗi chất 1 ít vào nước và khuấy đều, quan sát ta nhận sẽ biết được - Chất không tan trong nước, còn phân biệt được với nước là cát - Chất tan trong nước, không còn phân biệt được với nước là muối ăn (hỗn hợp muối ăn và nước này được gọi là dung dịch) 5 O
- 6 c. Dựa vào khối lượng riêng khác nhau và khác khối lượng riêng của nước: Cho mỗi chất 1 ít vào nước, khuấy đều và quan sát ta sẽ biết được - Bột đá bị chìm xuống đáy cốc nước, do đá (thành phần chính là calcium cacbonate: CaCO3) có khối lượng riêng (D) lớn hơn khối lượng riêng của nước - Bột gỗ nổi lên trên mặt nước, do gỗ (thành phần chính là cellulose) có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước d. Dựa vào màu sắc: Copper có màu đỏ, Aluminium có màu trắng bạc Bài 14: Em hãy đề nghị biện pháp để tách từng chất sau ra khỏi hỗn hợp (do các chất bị trộn lẫn với nhau) của chúng a. bột gỗ và bột đá b. muối ăn và cát trắng Bài làm: a. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp vào nước, gỗ không tan và nổi lên trên ta tiến hành gạn (hoặc vớt), lấy gỗ và phơi khô thì thu được bột gỗ Bột đá không tan, chìm xuống đáy cốc ta rót từ từ cho nước chảy ra hết, lấy phần chất rắn, phơi khô ta được bột đá b. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp vào nước. Muối ăn tan hết, cát trắng không bị tan Lọc lấy phần nước lọc chứa muối ăn tan trong đó và phần chất rắn không tan là cát trắng ta được 2 phần. - Làm khô phần không tan ta thu được cát trắng - Cô cạn phần dung dịch ta thu được muối ăn Bài 15: Bà nhà bạn Bình đi chợ mua muối ăn (muối biển) cho gia đình. Khi trên đường về thì Bà làm rơi túi đựng muối xuống đường, muối rơi vãi khắp nơi. Bà đã thu lại tất cả số muối đã rơi vào túi riêng có lẫn đất, đá, vụn rác và đem về với hy vọng còn có thể dùng được. Em hãy đề suất cách làm cho Bình để bạn có thể tinh chế được muối ăn sạch từ phần muối bẩn trên với điều kiện thiết bị trong gia đình. Bài làm: Cách làm: - Đem phần muối bẩn hòa tan vào nước, khuấy đều - Vớt những chất không tan nổi lên mặt nước (vụn rác), sau đó để yên lặng một thời gian để các chất không tan lắng xuống đáy - Rót từ từ cho chất lỏng chảy từ sang vật đựng khác, phần cặn bẩn được bỏ đi - Đem cô cạn phần dung dịch thì được muối ăn sạch Bài 16: Nhiệt độ sôi của một chất là gì? Cho ví dụ. Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi? Bài làm: Nhiệt độ sôi của một chất là nhiệt độ không đổi trong suốt quá trình chất đó sôi Ví dụ: Nhiệt độ sôi của nước (ở áp suất khí quyển 760 mm Hg) là 100oC (trong quá trình đun sôi thì nhiệt độ này không tăng lên mà nó được cân bằng bởi nhiệt độ được cung cấp với nhiệt độ tỏa ra và bị môi trường hấp thụ) Sự giống nhau và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi 6 O
- 7 Giống nhau: Đều là sự chuyển thể từ thể lỏng sang thể hơi Khác nhau Sự bay hơi Sự sôi - Chỉ xảy ra trên bề mặt thoáng của chất - Xảy ra trên bề mặt thoáng của chất lỏng lỏng và trong lòng chất lỏng - Có thể xảy ra ở những nhiệt độ khác nhau - Chỉ xảy ra ở nhiệt độ sôi nhất định Bài 17: Giải thích tại sao người ta phải hóa lỏng oxygen trong bình chứa oxygen để sử dụng cho máy bay thương mại và quân sự như một nguồn dưỡng khí Bài làm: Càng lên cao thì lượng oxygen càng giảm dần. Do vậy người ta phải dự trữ nguồn oxygen khi quá trình hô hấp tự nhiên không đủ cung cấp oxygen cho con người. Khí oxygen được hóa lỏng để dẽ nén vào bình hơn và nén được nhiều hơn ở thể khí 7 O
- 8 CHUYÊN ĐỀ 2: OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ A. LÝ THUYẾT CẦN BIẾT I. Oxygen 1. Tính chất vật lí của oxygen: Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước 2. Tầm quan trọng của khí oxygen - Oxygen cần cho sự sống của sinh vật trên trái đất - Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu Khí oxygen đốt cháy nhiên liệu để thắp sáng, sưởi ấm, nấu chín thức ăn, làm các động cơ nhiệt hoạt động, Chú ý: Điều kiện để xảy ra sự cháy là chất cháy phải nóng đến nhiệt độ cháy, phải tiếp xúc và có đủ oxygen. Do vậy, để dập tắt sự cháy cần thực hiện 1 hoặc đồng thời cả hai biện pháp sau: (1) hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy, (2) cách li chất cháy với khí oxygen II. Không khí 1. Thành phần của không khí: Không khí là hỗn hợp của nhiều chất. Trong không khí có khoảng 78% thể tích là khí nitơ (nitrogen), 21% thể tích là khí oxygen, 1% thể tích là các chất khác như hơi nước, khí carbon dioxied, khí hiếm hiếm, các khí khác và hạt bụi. 2. Vai trò của không khí đối với tự nhiên: Không khí có vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật trên trái đất. Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên 3. Sự ô nhiễm không khí và một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí - Ô nhiễm không khí: Là khi không khí có sự thay đổi lớn về thành phần, chủ yếu là do khói, bụi hoặc các khí lạ khác như: carbon monoxide, carbon dioxide, nitrogen dioxde, sulfur dioxide, Khi không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động, sức khỏe, môi trường tự nhiên như: đau đầu, mệt mỏi, dị ứng, làm giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng đến sức khỏ con người, gây ra một số hiện tượng như hạn hán, băng tan, mù quang hóa, mưa acid, - Biện pháp bảo vệ môi trường không khí: + Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường + Quản lí rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệm + Giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy, + Tuyên truyền nâng cao ý thức của con người, cộng đồng + Trồng nhiều cây xanh, B. MỘT SỐ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI Bài 1: Em hãy cho biết oxygen tồn tại ở đâu? Thường xuyên hít thở khí oxygen trong không khí, em có cảm nhận được màu, mùi, vị của oxygen không? Tại sao các đầm tôm thường lắp đặt hệ thống quạt khí Bài làm: * Oxygen tồn tại trong khí quyển, trong nước và trong đất 8 O
- 9 * Oxygen không màu, không mùi, không vị * Vì đầm nuôi tôm là 1 không gian nhỏ mà phải nuôi một số lượng tôm rất lớn, mật độ nuôi cao, nên nhu cầu oxy cần được cung cấp cho đầm nuôi là rất lớn. Lắp quạt khí sẽ giúp cung cấp và phân tán lượng oxygen đồng đều cho nước. Đồng thời lượng oxy được cung cấp nhiều giúp cho việc phân hủy chất thải trong đầm nuôi tôm cũng được tăng lên. Nhờ đó mà tôm mới được nuôi sống hiệu quả. Bài 2: Con người có thể ngừng hoạt động hô hấp không? Vì sao? Em hãy tìm hiểu và cho biết những bệnh nhân nào phải sử dụng bình khí oxygen để thở Bình khí nén là bình tích trữ không khí được nén ở một áp suất nhất định. Tại sao thợ lặn cần sử dụng bình khí nén? Bài làm * Con người không thể ngừng hoạt động hô hấp. bởi vì hoạt động hô hấp là hoạt động cung cấp oxygen giúp cho cơ thể con người hoạt động. Ngừng hô hấp tức là cơ thể con người không được nhận oxygen, não bộ không thể hoạt động, có thể khiến con người tử vong hoặc ảnh hưởng đến não bộ và các cơ quan khác trong cơ thể. *Bệnh nhân bị các bệnh về phổi hoặc tim, bệnh nhân bị ngạt khí, rối loạn nhịp thở, hoại tử khí, * Vì con người không thể lọc oxygen ở dưới nước để hô hấp và không thể nhịn thở trong một thời gian dài quá quy định dưới nước. Vậy nên thợ lặn cần dùng bình nén khí để cung cấp oxygen trong suốt quá trình ở dưới nước. Bài 3: Để dập tắt đám cháy nhỏ của xăng, dầu, người ta có thể sử dụng tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy mà không dùng nước để dập tắt đám cháy. Em hãy giải thích tại sao lại làm như vậy? Bài làm Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy, mà không dùng nước. Nguyên nhân là vì xăng dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước, nên khi xăng dầu cháy nếu ta dập bằng nước thì nó sẽ nổi trên mặt nước và lan tỏa nổi nhanh khiến đám cháy nhanh chóng lan rộng và khó dập tắt hơn. Do đó khi ngọn lửa do xăng dầu cháy người ta hay thường tấm chăn dày, lớn và trùm nhanh lên đám cháy để cách li xăng, dầu với khí oxygen C. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN Bài 1: Hãy lấy ví dụ trong tự nhiên chứng tỏ trong nước tự nhiên có hòa tan oxygen Ví dụ: Loài cá có thể thở được dưới nước qua mang. Chúng hút nước qua miệng để lấy oxygen từ trong nước, rồi oxygen sẽ chuyển đến các mạch máu chứa trong mang và đẩy mạnh nước qua mang, thải ra khí carbon dioxide. Bài 2: Giải thích tại sao chúng ta có thể dập tắt các đám cháy bằng các biện pháp sau a. Đám cháy xăng, dầu ta dùng tấm chăn to trùm lên b. Đám cháy củi ta dùng nước phun vào c. Đám cháy nhỏ của ngọn đèn cồn, nến ta thổi mạnh hoặc dùng nắp thủy tinh đậy lại Bài làm: 9 O
- 10 a. Dùng chăn dày trùm lên để ngăn cách sự tiếp xúc của xăng, dầu với không khí. Khi bị thiếu oxygen thì sự cháy sẽ không diễn ra được nữa. Vì oxygen là chất tác dụng với xăng, dầu để gây ra sự cháy b. Dùng nước phun vào là để hạ nhiệt độ xuống dưới nhiệt độ cháy của chất. Khi phun nước vào đám cháy, nước sẽ hấp thu nhiệt của đám cháy và làm cho sự cháy không diễn ra nữa. c. - Khi ta thổi mạnh qua ngọn nến đang cháy thì luồng hơi thở của chúng ta sẽ đi qua ngọn lửa nhanh và mạnh. Các khí, hơi nước trong hơi thở sẽ hấp thu nhiệt độ của ngọn lửa và nhanh chóng lan tỏa ra ngoài. Nhờ vậy mà nhiệt độ được hạ xuống dưới nhiệt độ cháy của chất nên sự cháy không diễn ra nữa - Khi ta dùng nắp thủy tinh để nắp lại thì khí oxygen sẽ khó được cung cấp để tiếp tục duy trì sự cháy. Khi thiếu khí Oxygen thì sự cháy sẽ không tiếp tục được diễn ra. Bài 3: Dựa vào thành phần của không khí, em hãy tính thể tích của khí nitrogen và thể tích của oxygen có trong 50 lit không khí ở cùng điều kiện Bài làm -Cứ 100 lit không khí có chứa 78 lít khí nitrogen Vậy 50 lit không khí có chứa x lit khí nitrogen 50.78 Theo quy tắc tam suất ta có: x 39(lit) 100 Vậy thể tích khí nitrogen là 39 (lit) -Cứ 100 lit không khí có chứa 21 lit khí oxygen Vậy 50 lit không khí có chứa y lit khí oxygen 21.50 Ta có: y 10, 5(lit) 100 Vậy thể tích khí oxygen là 10,5 (lit) Bài 4: Nhịp hô hấp ở người lớn bình thường sẽ có khoảng 16 – 20 lần/phút, nhịp thở đều, biên độ thở đạt trung bình, thì hô hấp mạnh và thời gian thở ngắn. Mỗi lần hít vào cần lượng khí là khoảng 500ml. Em hãy cho biết. a.Ở một người lớn tuổi, có nhịp thở là 20 lần/phút, thì 1 giờ người đó cần thể tích không khí là bao nhiêu lit? b.Ở một người lớn khác, trong 1 giờ hô hấp được 480(lit) không khí thì nhịp hô hấp của người này bằng bao nhiêu nhịp/phút Bài làm: a. - Cứ 1 phút người đó hô hấp được 20 lần Vậy 60 phút người đó hô hấp được x lần 60.20 Ta có: x 1200 (lần) 1 - Cứ 1 lần hô hấp thì cần 0,5 lit không khí Vậy 1200 lần hô hấp thì cần y lit không khí 1200.0, 5 Ta có: y 600(lit) 1 Thể tích không khí cần là: 600 (lit) b. - Cứ 60 phút hô hấp được 480 (lit) không khí 10 O
- 11 Vậy 1 phút hô hấp được a lit không khí 480.1 Ta có: a 8 (lit) 60 -Cứ 0,5 lit không khí thì dùng cho 1 lần hô hấp Vậy 8 lit không khí thì dùng cho b lần hô hấp 8.1 Ta có: b 16 (lần) 0, 5 Nhịp hô hấp của người này là 16 lần/phút Bài 5: Mỗi thành phần trong không khí có vai trò riêng đối với tự nhiên Em hãy nêu ngắn gọn vai trò của oxygen, nitrogen, khí cacbonic (carbon dioxide) trong tự nhiên mà em biết. Bài làm * Vai trò của oxygen trong tự nhiên là: -Cần cho sự hô hấp của con người và các loài sinh vật khác trên trái đất - Phân hủy xác động vật, thực vật chết trong tự nhiên, đốt cháy các chất trong tự nhiên để cân bằng lượng khí carbon dioxide cần thiết cho quang hợp của thực vật * Vai trò của nitrogen trong tự nhiên là: Cung cấp chất dinh dưỡng cho thực vật (dưới hình thức đồng hóa bởi vi sinh vật hoặc phản ứng hóa học), giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. * Vai trò của khí carbon dioxide là: Tham gia vào quá trình quang hợp của cây trồng, thực vật. Bài 6: Trong các biện pháp bảo vệ môi trường không khí chúng ta cần giảm thiểu hoạt động đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy, Hãy giải thích vì sao? Việc đốt rác thải nông nghiệp, đốt nương làm rẫy sẽ làm tăng hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí nhanh chóng Khí carbon dioxde là nguyên nhân làm nhiệt độ trái đất nóng lên, gây nên hiệu ứng nhà kính, làm tan chảy băng tuyết, Ngoài ra, việc đốt nương có thể dẫn đến cháy rừng, gây ra các hậu quả nghiêm trọng như mất cân bằng hệ sinh thái, bầu không khí, hạn hán, nước lũ, Bài 7: Tại sao trồng nhiều cây xanh lại có thể giúp bảo vệ môi trường không khí? Cây xanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự duy trì ổn định thành phần các chất trong không khí. Vì cây xanh luôn thực hiện quá trình quanh hợp để hấp thu khí carbon dioxide và sinh ra khí oxygen Nếu lượng cây xanh ít đi thì hàm lượng khí carbon dioxide sẽ tăng lên và khí oxygen sẽ giảm đi, gây ảnh hưởng xấu đến bầu không khí và xảy ra các thiên tai nhiều hơn Bài 7: Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết không khí có vai trò gì trong cuộc sống Bài làm - Không khí cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ các nhu cầu của đời sống. - Không khí cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng tỉ lệ tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm. - Không khí ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất. 11 O
- 12 - Không khí còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. - Nitrogen trong không khí có thể chuyển hoá thành dạng chất có ích giúp cho cây sinh trưởng và phát triển. Bài 8: 1. Có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí được không? Để làm được điều dó chúng ta cần phải làm gì? 2. Em hãy nêu một số nguồn gây ô nhiễm không khí và đề xuất biện pháp khắc phục 3. Khi đang ở trong khu vực không khí bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, em cần làm gì để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình Bài làm 1. Có thể giảm tình trạng ô nhiễm không khí. Chúng ta cần phải: sử dụng xe đạp thường xuyên thay cho các phương tiện chạy bằng xăng, dầu; trồng nhiều cây xanh; thường xuyên dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ; không vứt rác thải bừa bãi, 2. Một số nguồn gây ô nhiễm và biện pháp khắc phục đó là: - Khói bụi từ các nhà máy, xí nghiệp. Biện pháp: Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay thế máy móc, dây chuyển công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn. - Khí thải. Biện pháp: Xây dựng các hệ thống xử lí khí thải gây ô nhiễm môi trường, sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy. - Vật liệu xây dựng. Biện pháp: che đậy cẩn thẩn khi vận chuyển, lưu trữ, - Phương tiện giao thông dùng xăng dầu. Biện pháp: Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng. - Cháy rừng. Biện pháp: Trồng thêm nhiều cây xanh, giảm thiểu chặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm nương rẫy. 3. Khi đang ở khu vực ô nhiễm do chất thải sinh hoạt, để bảo vệ sức khỏe cần: Dọn dẹp ngay để đảm bảo vệ sinh; đeo khẩu trang; di chuyển đến các khu vực thoáng khí trong lành; 12 O
- 13 CHUYÊN ĐỀ 3: MỘT SỐ VẬT LIỆU, NHIÊN LIỆU VÀ NGUYÊN LIỆU THÔNG DỤNG A. LÝ THUYẾT CẦN BIẾT I. Một số vật liệu thông dụng * Vật liệu là chất mà con người sử dụng để làm ra những sản phẩm khác, vật liệu có sẵn trong tự nhiên hoặc được con người tạo ra. Mỗi loại vật liệu khác nhau sẽ được con người sử dụng vào các mục đích khác nhau để phục vụ cho các nhu cầu cần thiết. Việc sử dụng vật liệu như thế nào? để làm gì? là do tính chất của vật liệu đó 1. Tính chất và ứng của một số vật liệu thông dụng Tính chất Ứng dụng Nhựa Dễ tạo hình, dẫn nhiệt kém, không Chế tạo nhiều vật dụng trong cuộc dẫn điện, không tan trong nước, bền sống hằng ngày và trong kỹ thuật, với môi trường, sản xuất như chậu, ghế, vỏ tivi, bút điện, Kim loại Có tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn Làm dao, kéo, dây dẫn điện, cầu, ô nhiệt tốt, tính ánh kim, Ngoài ra, tô, vật liệu xây dựng, các kim loại khác nhau còn có những Một số kim loại có thể bị gỉ trong tính chất khác nhau như tính nhẹ, môi trường không khí. Vì vậy, để tính cứng, tính bền, bảo vệ, người ta thường sơn lên bề mặt kim loại Cao su Có tính đàn hồi cao, chịu mài mòn, Sản xuất ra những vật phẩm cách cách điện, không thấm nước, điện, chịu sự mài mòn cao như lốp xe, dép, găng tay cách điện, Thủy tinh Bền với điều kiện của môi trường, Thủy tinh được sử dụng để làm bóng không thấm nước, không tác dụng đèn, ruột phích, ống thủy tinh, cốc với nhiều hóa chất. Thủy tinh trong thủy tinh, trong phòng thí suốt, có thể cho ánh sáng truyền qua. nghiệm, các đồ trang trí, Thủy tinh giòn, dễ vỡ và tạo ra cạch sắc có thể gây thương tích. Vì vậy, cần cẩn thận khi sử dụng chúng Gốm Gốm là vật liệu cứng, bền với điều Sản xuất nhiều vật dụng như ngói, kiện môi trường bát, cốc, Gỗ Gỗ bền chắc và dễ tạo hình, dễ đục Sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đẽo, bào, nghệ thuật, sản xuất đồ gia dụng, 2. Sử dụng các vật liệu đảm bảo sự phát triển bền vững Để sử dụng các vật liệu an toàn, hiệu quả thì cần bảo vệ, bảo quản và sử dụng chúng đúng cách II. Một số nhiên liệu thông dụng Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy có tỏa nhiệt và phát sáng 13 O
- 14 Nhiên liệu được con người sử dụng từ rất lâu, nguồn nhiên liệu tự nhiên mà con người sử dụng đầu tiên là gỗ khô (củi) và cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, xã hội thì ngày nay chúng ta đang sử dụng rất nhiều loại nhiên liệu khác nhau, chúng được chia làm 3 loại là nhiên liệu rắn, nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí. 1. Tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng Tính chất Ứng dụng Than Than cháy với oxygen trong không Than được sử dụng để làm chất đốt, khí tỏa ra nhiều nhiệt và tạo ra ngọn sưởi ấm, nấu ăn, chạy động cơ, làm lửa nhiên liệu trong công nghiệp, Xăng, Xăng, dầu đều là chất lỏng, không tan Xăng, dầu được sử dụng làm nhiên dầu trong nước và nhẹ hơn nước, dễ bắt liệu trong đời sống, công nghiệp, kỹ cháy thuật, - Than tự nhiên (than mỏ) được tạo thành do thực vật bị vùi lấp dưới đất và phân hủy dần, bị nén dưới áp suất cao, nhiệt độ lớn trong hàng triệu năm (phân hủy yếm khí). Chất lượng của than phụ thuộc thời gian phân hủy và nguồn gốc của thực vật Chú ý: Khi sưởi ấm bằng bếp than vào những ngày mùa đông lạnh giá, nếu phòng được đóng kín sẽ có nguy cơ gây ngạt thở, thạm chí gây tử vong Vì nồng độ khí carbon dioxide cao (sinh ra khi đốt cháy than) sẽ gây ngạt thở, ngoài ra trong điều kiện thiếu oxygen thì sẽ sinh ra khí độc là carbon monoxide - Xăng, dầu là các sản phẩm được chế biến thừ màu mỏ (dầu thô). Ngoài xăng, dầu ta còn thu được khí hóa lỏng, dầu diesel, dầu mazut, Các nguồn nguyên liệu tự nhiên sẽ dần cạn kiệt vì vậy mỗi quốc gia đều phải có chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng, bảo đảm năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau 2. Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững Sử dụng nhiên liệu không hợp lý sẽ gây mất an toàn, lãng phí và ô nhiễm môi trường. Chúng ta cần sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. - Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy: cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí -Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng -Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể tái tạo, ít ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của con người III. Một số nguyên liệu thông dụng B. MỘT SỐ BÀI TẬP CÓ LỜI GIẢI Mối quan hệ giữa vạt liệu, nguyên liệu và nhiên liệu C. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN 14 O