Ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Phần: Sinh học, Hóa học - Năm học 2022-2023

docx 6 trang Hàn Vy 01/03/2023 2190
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Phần: Sinh học, Hóa học - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_hoc_ki_1_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_phan_sinh_hoc_hoa_ho.docx

Nội dung text: Ôn tập học kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Phần: Sinh học, Hóa học - Năm học 2022-2023

  1. ÔN TẬP HK1 – PHẦN SINH-HÓA Năm học 2022-2023 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. CHỦ ĐỀ 5. - Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất. Ví dụ: Nước cất, oxygen, sắt, muối tinh - Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau. Có 2 loại hỗn hợp: + Hỗn hợp đồng nhất. Ví dụ: Nước đường, nước muối, rượu, + Hỗn hợp không đồng nhất. Ví dụ: Sữa đặc và nước, bột mì và nước, - Một số phương pháp đơn giản tách các chất ra khỏi hỗn hợp là: Phương pháp lọc; Phương pháp chiết; Phương pháp cô cạn II. CHỦ ĐỀ 6 - Tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của mọi cơ thể sống. - Tế bào được cấu tạo từ ba thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào hoặc vùng nhân. - Tế bào thực hiện trao đổi chất để lớn lên, khi đạt kích thước nhất định một số tế bào thực hiện phân chia tạo ra các tế bào con (gọi là sự sinh sản của tế bào) - Sự lớn lên và sinh sản của tế bào là cơ sở cho sự lớn lên của sinh vật, giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào chết ở sinh vật. III. CHỦ ĐỀ 7 - Cơ thể đơn bào: là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. VD: trùng roi, trùng giày, vi khuẩn, tảo lục, - Cơ thể đa bào: là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào. VD: cây phượng, cây cà chua, con giun, con cá, - Mô là tập hợp một nhóm tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định. + mô thực vật có mô phân sinh, mô biểu bì, mô dẫn, mô cơ bản + mô động vật có mô cơ, mô thần kinh, mô liên kết, mô biểu bì. - Cơ quan là tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể. + cơ quan thực vật: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt. + cơ quan động vật: dạ dày, ruột, gan, tim, phổi, mắt, mũi, miệng, . - Hệ cơ quan là tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định. + ở thực vật hệ cơ quan được chia thành hệ chồi và hệ rễ. + ở động vật hệ cơ quan gồm hệ vận động, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ sinh sản. IV. CHỦ ĐỀ 8 - Trong nguyên tắc phân loại, các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn được sắp xếp theo trật tự: Loài -> Chi/Giống -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới. - Trong đó loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít. - Cách gọi tên sinh vật:
  2. + Tên phổ thông; + Tên khoa học; + Tên địa phương. - Sinh vật được chia thành năm giới: Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới nấm, Giới Thực vật, Giới Động vật. - Khoá lưỡng phân là cách phân loại sinh vật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm. - Cách xây dựng khoá lưỡng phân: xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật, dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật. B. BÀI TẬP I. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hình dạng. Câu 2: Vật nào sau đây có cấu tạo từ tế bào? A. Xe ô tô. B. Cây cầu. C. Cây bạch đàn. D. Ngôi nhà. Câu 3: Tế bào không cấu tạo nên vật nào sau đây? A. Chiếc lá B. Bông hoa C. Con dao D. Con cá Câu 4: Khi một tế bào lớn lên và sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành? A. 8. B. 6. C. 4. D. 2. Câu 5: Tập hợp của nhiều mô cùng thực hiện một chức năng trong cơ thể được gọi là A. Mô B. Cơ quan C. Hệ cơ quan D. Cơ thể Câu 6: Cho các bộ phận sau: (1) Tế bào cơ (2) Dạ dày (3) Mô cơ (4) Con mèo (5) Hệ tiêu hoá Sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể của con mèo theo thứ tự tăng dần là: A. (1)->(2)->(3)->(4)->(5) C. (4)->(3)->(1)->(2)->(5) B. (5)->(4)->(3)->(2)->(1) D. (1)->(3)->(2)->(5)->(4) Câu 7: Hệ cơ quan nào dưới đây không có ở động vật? A. Hệ chồi C. Hệ hô hấp B. Hệ tiêu hóa D. Hệ tuần hoàn Câu 8: Loại mô nào dưới đây không cấu tạo nên dạ dày người? A. Mô biểu bì C. Mô liên kết B. Mô giậu D. Mô cơ Câu 9: Trong cơ thể đa bào, tập hợp một số cơ quan cùng hoạt động để thực hiện một chức năng nhất định được gọi là A. Hệ cơ quan B. Cơ quan C. Tế bào D. Mô Câu 10: Các cấp độ tổ chức trong cơ thể đa bào thể hiện theo mức độ tăng dần tương ứng với các số từ (1) đến (5) trong hình sau là:
  3. A. Tế bào -> mô -> cơ quan -> cơ thể. B. Tế bào -> mô -> hệ cơ quan -> cơ thể. C. Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan. D. Tế bào -> mô -> cơ quan -> hệ cơ quan -> cơ thể. Câu 11: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài -> Chi/Giống -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới. B. Chi/Giống -> Loài -> Họ -> Bộ -> Lớp -> Ngành -> Giới. C. Giới -> Ngành -> Lớp -> Bộ -> Họ -> Chi/Giống -> Loài. D. Loài -> Chi/Giống -> Bộ -> Họ -> Lớp -> Ngành -> Giới. Câu 12: Sinh vật được chia thành A. Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh. B. Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới nấm. C. Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới nấm, Giới Thực vật. D. Giới Khởi sinh, Giới Nguyên sinh, Giới nấm, Giới Thực vật, Giới Động vật. Câu 13: Để tách nước khỏi hỗn hợp nước và dầu ăn cần các dụng cụ: A. phễu lọc, giấy lọc, bình tam giác, đũa thuỷ tinh. B. phễu lọc, phễu chiết, bình tam giác, đũa thuỷ tinh. C. bát sứ, đèn cồn, kiềng đun D. phễu chiết, bình tam giác, phễu thuỷ tinh. Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là đúng? A. Nước biển là hỗn hợp không đồng nhất của nước và muối ăn. B. Nước mía là hỗn hợp không đồng nhất của đường và nước. C. Nước biển và cát là hỗn hợp đồng nhất. D. Từ nước mía tách ra được đường tinh khiết. Câu 15: Nước khoáng trong suốt, không màu nhưng có lẫn một số chất tan. Vậy nước khoáng A. là hỗn hợp đồng nhất. B. là chất tinh khiết. C. không phải là hỗn hợp. D. là hỗn hợp không đồng nhất. II. TỰ LUẬN Câu 1. Thế nào là cơ thể đơn bào, đa bào? Cho 2 ví dụ về cơ thể đơn bào, 2 ví dụ về cơ thể đa bào? Trả lời: . .
  4. . . . . Câu 2: Chất tinh khiết là gì? Cho 2 ví dụ về chất tinh khiết? Hỗn hợp là gì? Kể tên các loại hỗn hợp? Mỗi loại hỗn hợp cho 2 ví dụ? Trả lời: . . . . . . . Câu 3: Vì sao khi thằn lằn bị đứt đuôi, đuôi của nó có thể được tái sinh? Trả lời: . . . . . Câu 4: Cho các sinh vật sau: trùng biến hình, vi khuẩn lao, con mèo, con voi, cây phượng, cây mít, tảo lam, trùng giày. Hãy sắp xếp chúng thành 2 nhóm vào bảng sau: Cơ thể đơn bào Cơ thể đa bào Câu 5: Kể tên các cơ quan thuộc hệ hô hấp ở người và cho biết mối liên hệ về chức năng của các cơ quan. Trả lời: .
  5. . . . . . Câu 6: Giải thích việc khi em tập thể dục, những cơ quan và hệ cơ quan nào trong cơ thể cùng phối hợp hoạt động? Trả lời: . . . . . . Câu 7: Cho cùng một lượng đường vào các cốc chứa cùng một lượng nước ở các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 Thí nghiệm 4 - Nước lạnh - Nước lạnh - Nước nóng - Nước nóng - Đường nghiền - Đường viên - Đường nghiền - Đường nghiền nhỏ nhỏ nhỏ - Khuấy đều a. Hãy so sánh thời gian hoà tan lần lượt cùng một lượng đường vào nước ở các thí nghiệm đó? b. Cho biết các yếu tố nào làm cho quá trình hòa tan đường diễn ra nhanh hơn? Trả lời: . . . . . . Câu 8. Hoàn thành thông tin vào bảng sau bằng cách đánh dấu X vào ô phù hợp:
  6. Hỗn hợp Dung Huyền Nhũ Phương pháp tách chất dịch phù tương Lọc Chiết Cô cạn Dầu dấm Nước đường Bột mì và nước Nước và cát