Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Phần Vật lí

docx 37 trang hoaithuk2 23/12/2022 3242
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Phần Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_sach_chan_troi_s.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Phần Vật lí

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHẦN: VẬT LÍ LỚP 6 Họ và tên:
  2. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí MỞ ĐẦU Bài 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên Câu 1. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào sau đây? A. Động vật hoang dã. B. Văn hóa các nước. C. Âm nhạc. D. Mỹ thuật. Câu 2. Theo em việc lai tạo giống cây trồng mới để tăng năng suất thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Hoạt động nghiên cứu khoa học. B. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. D. Chăm sóc sức khỏe con người. Câu 3. Hoạt động nào sau đây của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người trong cuộc sống. B. Hoạt động học tập của học sinh. C. Hoạt động làm thí nghiệm điều chế chất mới. D. Hoạt động thả diều của các em nhỏ. Câu 4. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: Những người hoạt động nghiên cứu khoa học gọi là A. Nhà khoa học. B. Chuyên gia. C. Giáo sư. D. Người nghiên cứu. Câu 5. Một lần, bạn An lấy một ít xi mang trộn với cát rồi xây dựng một mô hình ngôi nhà nhỏ giống với ngôi nhà của mình. Bạn Tiến đến rủ bạn An đi đá bóng. An nói: Để mình làm cho xong công trình nghiên cứu khoa học này rồi đi đá bóng. Việc bạn An đang làm được gọi là gì? A. Nghiên cứu khoa học. B. Rèn luyện kĩ năng. C. Nghiên cứu Lịch sử. D. Nghiên cứu về các chất. Câu 6. Khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng trong: A. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. B. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. C. Chăm sóc sức khỏe con người. D. Tất cả phương án trên. Câu 7. Đâu là những ví dụ về chất trong thế giới tự nhiên? A. Nước chất lỏng, nước đóng băng trở nên rắn. B. Năng lượng ánh sáng mặt trời, năng lượng gió làm xoay cối xay gió. C. Cỏ, cây hoa hồng, cây nho, cây bạch đàn. D. Sâu, chuồn chuồn, cá, ếch, ngựa. Câu 8. Theo em việc sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Hoạt động nghiên cứu khoa học. B. Nâng cao nhận thức của con người về thế giới tự nhiên. Trang | 1
  3. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí C. Ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. D. Chăm sóc sức khỏe con người. Câu 9. Hoạt động nào sau đây của con người không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Tìm hiểu sinh sản của loài tôm. B. Nghiên cứu vacxin phòng bệnh. C. Theo dõi nuôi cấy mô cây trồng trong phòng thí nghiệm. D. Gặt lúa ở ngoài đồng. Câu 10. Môn khoa học tự nhiên là môn học tìm hiểu về những điều gì? A. Tìm hiểu về thế giới và con người. B. Tìm hiểu về động vật và thực vật. C. Tìm hiều về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống. D. Tìm hiểu về khoa học kĩ thuật và những ứng dụng của khoa học kĩ thuật vào cuộc sống. Câu 11. Tại sao lại nói vệc nghiên cứu công thức để chế biến ra thức ăn tốt nhất, giúp tôm phát triển là nghiên cứu khoa học? A. Người ta phải thực hiện rất nhiều thí nghiệm để xem xét nhu cầu dinh dưỡng của tôm B. Nghiêm cứu xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng có thể phát triển. C. Nghiêm cứu xây dựng công thức, thành phần thức ăn thích hợp nhất với tôm để chúng cho sản lượng cao. D. Tất cả các ý trên. Câu 12. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về , quy luật tự nhiên, những ảnh hưởng của chúng đến cuộc sống con người và môi trường. A. động vật, thực vật. B. con người, thế giới tự nhiên. C. các sự vật, hiện tượng D. thế giới tự nhiên và thế giới loài người Câu 13. Người ta đã nghiên cứu và vận dụng sự hiểu biết nào trong tự nhiên để tạo ra con diều? A. Ánh nắng. B. Nhiệt độ. C. Sức đẩy của gió. D. Sức đẩy của nước. Câu 14. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây là của khoa học tự nhiên? A. Nghiên cứu về tâm lý của vận động viên bóng đá B. Nghiên cứu về lịch sử hình thành vũ trụ. C. Nghiên cứu về ngoại ngữ. D. Nghiên cứu về luật đi đường. Câu 15. Hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên? A. Tập thể dục. B. Vận chuyển xăng dầu. C. Tìm hiểu vũ trụ. D. Múa lân. Câu 16. Câu nào sau đây phát biểu đúng về hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động học tập và làm việc. Trang | 2
  4. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí B. Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học. C. Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động con người ứng dụng những phát minh vào cuộc sống. D. Cả A và B đúng. Câu 17. Đâu không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Phân tích mẫu nước ở sông Hồng. B. Đạp xe đến trường. C. Tìm hiểu đặc điểm của các loài mới phát hiện. D. Đưa tàu thám hiểm xuống đáy đại dương. Câu 18. Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả các ý trên. Bài 2. Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên Câu 1. Đối tượng của lĩnh vực Vật lý trong nghiên cứu khoa học tự nhiên là gì? A. Các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng B. Trái Đất C. Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất D.Vũ trụ, hành tinh và các ngôi sao Câu 2. Vật sống có những đặc điểm nào? A. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng B. Lớn lên C. Vận động D. Cả 3 đặc điểm trên Câu 3. Lĩnh Vật lí học nghiên cứu các đối tượng? A. vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng. B. chất và sự biến đổi của chúng. C. Trái Đất và bầu khí quyển của nó. D. quy luật vận độn và biến đổi của các vật thể trên bầu trời. Câu 4. Ứng dụng mô hình trồng rau thủy canh liên quan đến lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lí. B. Hoá học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. Câu 5. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc khoa học tự nhiên? A. Vật lí học B. Sinh học C. Lịch sử D. Hóa học Câu 6. Lĩnh vực chuyên nghiên cứu về động vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lí. B. Hoá học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. Câu 7. Nông dân xử lí đất chua bằng vôi bột liên quan tới lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lí. B. Hoá học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. Trang | 3
  5. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 8. Đối tượng của lĩnh vực Sinh trong nghiên cứu khoa học tự nhiên là gì? A. Trái Đất B. Các sinh vật và sự sống trên Trái Đất C. Chất và sự biến đổi chất D. Các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng Câu 9. Thí nghiệm đo lực kéo hộp bút trên mặt bàn thuộc lĩnh vực khoa học nào? A. Hóa học B. Khoa học Trái Đất C. Vật lí học D. Thiên văn học Câu 10. Khoa học Trái Đất nghiên cứu về những vấn đề nào sau đây? A. Vật chất, quy luật vận động, lực, năng lượng và sự biến đổi năng lượng. B. Chất và sự biến đổi của chúng. C. Các vật sống, mối quan hệ của chúng với nhau và với môi trường. D. Trái Đất và bầu khí quyển của nó. Câu 11. Lĩnh vực nào sau đây thuộc khoa học tự nhiên? A. Lịch sử B. Văn học C. Âm nhạc D. Thiên văn học Câu 12. Lĩnh vực nghiên cứu về các loài thực vật thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lí. B. Hóa học. C. Sinh học. D. Khoa học Trái Đất. Câu 13. Việc sản xuất xe máy điện là ứng dụng thuộc lĩnh vực nào của khoa học tự nhiên? A. Vật lý và Hóa học B. Sinh học C. Thiên văn học D. Khoa học Trái Đất Câu 14. Vật nào sau đây được gọi là vật không sống? A. Con mèo B. Cây cau C. Chú chuột D. Cái thang Câu 15. Vật nào sau đây được gọi là vật sống? A. Xe máy B. Cây hoa hồng C. Người máy D. Bình đựng nước Câu 16. Khoa học tự nhiên không có vai trò nào trong cuộc sống của con người? A. Thay đổi ngày và đêm B. Tìm hiểu và phát minh ra tuabin tạo ra điện gió C. Nghiên cứu xử lí ô nhiễm nguồn nước giúp bảo vệ môi trường D. Phát hiện và tìm hiểu phương thức sinh trưởng, sinh sản ở thực vật giúp tăng năng suất cây trồng Câu 17. Thiên văn học nghiên cứu vấn đề nào sau đây? A. Quy luật vận động và biến đổi của các vật thể trên bầu trời. B. Quy luật vận động phát triển các chất. C. Nghiên cứu về chất D. Nghiên cứu về động và thực vật Câu 18. Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Hóa học là gì? A.Vũ trụ, hành tinh và các ngôi sao B. Trái Đất C. Các loại vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng D. Chất và sự biến đổi chất Trang | 4
  6. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Bài 3. Quy định an toàn trong phòng thực hành, giới thiệu một số dụng cụ đo – Sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học. Câu 1. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: Độ chia nhỏ nhất là độ dài của hai vạch chia trên dụng cụ đo. A. cách nhau B. liên tiếp C. gần nhau D. cả 3 phương án trên Câu 2. Quy định nào sau đây là quy định của phòng thực hành? A. Được ăn, uống trong phòng thực hành. B. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. C. Có thể tự ý làm các bài thực hành cơ bản. D. Có thể tự ý xử lý khi gặp sự cố xảy ra. Câu 3. Khi quan sát gân lá cây ta nên chọn loại kính nào? A. Kinh có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 4. Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng: A. Pipette B. Nhiệt kế C. Bình chia độ D. Cân điện tử Câu 5. Kí hiệu cảnh báo nào cho biết chất độc môi trường? A. B. C. D. Câu 6. Tên thiết bị này là gì? A. Lực kế B. Quả cân C. Nhiệt kế D. Đồng hồ đa năng Câu 7. Đâu không phải dụng cụ đo mà trong gia đình thường dùng A. Cân B. Thước cuộn C. Đồng hồ D. Lực kế Câu 8. Việc làm nào sau đây được cho là không an toàn trong phòng thực hành? A.Sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi làm thí nghiệm. B. Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hóa chất, dụng cụ. C. Lau tay bằng khăn khi kết thúc buổi thực hành. D. Thu gom hóa chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi qui định. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của kí hiệu cảnh báo cấm? A. hình tam giác đều, viền đen hoặc đỏ, nền vàng. B. hình vuông, viền đen, nền đỏ cam. Trang | 5
  7. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí C. hình chữ nhật, nền xanh hoặc đỏ. D. hình tròn, viền đỏ, nền trắng. Câu 10. Nếu muốn đo chiều cao, bạn dùng dụng cụ nào? A. Thước B. Cân C. Nhiệt kế D. Ứơc lượng Câu 11. Nếu muốn biết thời gian, bạn dùng dụng cụ nào? A. Cân B. Thước C. Đồng hồ D. Nhiệt kế Câu 12. Nếu muốn nhìn thấy những vật rất nhỏ, bạn dùng dụng cụ nào? A. Kính cận B. Dùng mắt thường C. Kính hiển vi D. Kính lão Câu 13. Người ta sử dụng dụng cụ nào để đo chiều dài mảnh đất? A. Thước dây B. Thước thẳng C. Thước kẹp D. Thước cuộn Câu 14. Để đọc thể tích chất lỏng chính xác, ta cần đặt mắt như thế nào? A. Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc. B. Đặt mắt nhìn từ trên xuống. C. Đặt mắt nhìn từ dưới lên. D. Đặt mắt theo hướng nào cũng đọc chính xác. Câu 15. Kí hiệu trong phòng thực hành sau đây có ý nghĩa gì? A. Cảnh báo có lửa B. Cảnh báo hỏa hoạn C. Chất dễ cháy D. Chất khó cháy Câu 16. Khi không may bị hóa chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất mà ta phải làm là gì? A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu. B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào. D. Cởi bỏ phần quần áo dính hóa chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức. HẾT MỞ ĐẦU Trang | 6
  8. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Chủ đề 1: CÁC PHÉP ĐO Bài 4. Đo chiều dài Câu 1. Một thước có 61 vạch chia thành 60 khoảng đều nhau, vạch đầu tiên ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 30 kèm theo đơn vị cm. Thông tin đúng của thước là: A. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 2 cm B. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 2 cm C. GHĐ và ĐCNN là 60 cm và 0,5 cm D. GHĐ và ĐCNN là 30 cm và 0,5 cm Câu 2. Chọn phát biểu đúng? A. Giới hạn đo của một thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. Độ chia nhỏ nhất của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. C. Đơn vị đo chiều dài: mét, đềximét, xentimét. D. Cả 3 phương án trên Câu 3. Phát biểu nào sau đây không thuộc các bước đo chiều dài? A. Chọn thước đo thích hợp. B. Đặt thước dọc theo chiều dài vật cần đo. C. Đặt vạch số 0 ngang với một đầu của thước. D. Đeo kính để đọc số đo chiều dài vật. Câu 4. Cách đặt mắt như thế nào thì đọc được chính xác số đo của vật? A. B. C. D. Cả A và B đều đúng Câu 5. Đơn vị đo nào sau đây không phải là đơn vị đo chiều dài? A. kilôgam B. mét C. đềximét D. xentimét Câu 6. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng? A. 1 m = 0,1 cm B. 1 km = 100 m C. 1 mm = 0, 01 dm D. 1 dm = 10 m Câu 7. Điền vào chỗ trống: Khi đo độ dài cần đặt mắt nhìn theo hướng với cạnh thước ở đầu kia của vật. A. ngang bằng với B. vuông góc C. gần nhất D. dọc theo Câu 8. Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo là gì? A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm C. thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 cm. D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm. Trang | 7
  9. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 9. Ta có kết quả đo chiều dài một bàn học với ba lần đo như sau: Lần 1: 100 cm ; Lần 2: 102 cm ; Lần 3: 101 cm Hỏi chiều dài trung bình của bàn học là bao nhiêu? A. 100 cm B. 101 cm C. 102 cm D. 99 cm Câu 10. Điền vào chỗ trống “ ” trong câu sau đây để được phát biểu đúng: “ ” của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước. A. Giới hạn đo B. Độ chia nhỏ nhất C. Số lớn nhất D. Số bé nhất Câu 11. Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước kẻ trong hình sau: A. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 1 mm. B. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 1 cm. C. Giới hạn đo là 9 cm và độ chia nhỏ nhất là 2 mm. D. Giới hạn đo là 9 mm và độ chia nhỏ nhất là 2 cm. Câu 12. Thước nào thích hợp nhất để đo độ dài sân trường em? A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm. C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm. D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm. Câu 13. Điền vào chỗ trống “ ” trong câu sau đây để được phát biểu đúng: “ ” của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước. A. Giới hạn đo B. Độ chia nhỏ nhất C. Số lớn nhất D. Số bé nhất Câu 14. Chọn phát biểu không đúng khi thực hành đo độ dài? A. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN thích hợp. B. Chọn thước có GHĐ và có ĐCNN lớn nhất C. Ước lượng độ dài cần đo. D. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. Câu 15. Trong các hình dưới đây, hình nào vẽ vị trí đặt thước đúng để đo chiều dài bút chì ? A. Không đặt thước dọc theo chiều dài bút chì. B. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, nhưng một đầu không ngang bằng với vạch số 0. C. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang với một đầu của bút chì. D. Cả 3 đều đúng Trang | 8
  10. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 16. Em hiểu thế nào là giới hạn đo của thước? A. chiều dài lớn nhất ghi trên thước B. chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước C. chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước D. chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước Bài 5. Đo khối lượng Câu 1. Trên một hộp mứt Tết có ghi 300g. Số đó chỉ: A. sức nặng của hộp mứt B. thể tích của hộp mứt C. khối lượng của hộp mứt D. sức nặng và khối lượng của hộp mứt Câu 2. Trên một viên thuốc cảm có ghi “Paracetamol 500 ”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây? A. mg B. cg C. kg D. g Câu 3. Sách giáo khoa (SGK) Khoa học và tự nhiên 6 có khối lượng áng chừng bao nhiêu gam? A. Trong khoảng từ 100g đến 200g B. Trong khoảng từ 500g đến 1kg C. Trong khoảng 3g đến 4g D. Trong khoảng 1kg đến 2kg Câu 4. Bước nào sau đây không thuộc các bước cần thực hiện trong cách đo khối lượng? A. Ước lượng khối lượng vật cần đo. B. Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân. C. Đặt mắt nhìn ngang với vật. D. Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân. Câu 5. Đo khối lượng người ta dùng dụng cụ gì ? A. Thước. B. Bình chia độ. C. Cân. D. Ca đong. Câu 6. Loại cân thích hợp để đo cả chiều cao và cân nặng là A. cân điện tử B. cân y tế C. cân tiểu li D. cân đồng hồ Câu 7. Trên vỏ hộp bánh quy có ghi 600 g, con số này có ý nghĩa gì? A. Khối lượng bánh trong hộp. B. Khối lượng cả bánh và vỏ hộp. C. Sức nặng của hộp bánh. D. Thể tích của hộp bánh. Câu 8. Đâu không phải đơn vị đo khối lượng? A. gam B. kilogam C. mét D. tạ Câu 9. Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 7T (hình vẽ), con số 7T này có ý nghĩa gì? A. Xe có trên 7 người ngồi thì không được đi qua cầu. B. Khối lượng toàn bộ (của cả xe và hàng) trên 7 tấn thì không được đi qua cầu. C. Khối lượng của xe trên 70 tấn thì không được đi qua cầu. D. Xe có khối lượng trên 7 tạ thì không được đi qua cầu. Câu 10. Cân một bịch táo, kết là 17,833 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là? A. 1 g. B. 5 g. C. 10 g. D. 100 g. Trang | 9
  11. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 11. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo khối lượng? A. Cân bằng B. Cân điện tử C. Cân đồng hồ D. Cân y tế Câu 12. Muốn cân một vật cho kết quả đo chính xác ta cần làm gì? A. Đặt cân ở vị trí không bằng phẳng. B. Để vật lệch một bên trên đĩa cân. C. Đọc kết quả đo khi kim chỉ của đồng hồ đã ổn định. D. Đặt cân ở mọi vị trí đều cho kết quả chính xác. Câu 13. Vì sao ta cần phải ước lượng khối lượng trước khi cân? A. Để rèn luyện khả năng ước lượng B. Để chọn cân phù hợp C. Để tăng độ chính xác cho kết quả đo D. Cả A và C đúng Câu 14. Cân một túi hoa quả, kết quả là 15 634 g. Độ chia nhỏ nhất của cân đã dùng là A. 1 g. B. 5 g. C. 10 g. D. 100 g. Câu 15. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: “Mọi vật đều có ”. A. tình cảm B. lí trí C. khối lượng D. Cả 3 ý trên Câu 16. Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị khối lượng? A. milimét B. miligam C. kilôgam D. héctôgam Câu 17. Khi cân mẫu vật trong phòng thí nghiệm, loại cân thích hợp là A. cân Roberval B. cân tạ C. cân đồng hồ D. cân y tế Bài 6. Đo thời gian Câu 1. Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo thời gian? A. miligiây B. milimét C. miligam D. kilôgam Câu 2. Để đo thời gian làm bài thi 60 phút ta nên sử dụng loại đồng hồ nào? A. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ treo tường B. Đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử C. Đồng hồ cát, đồng hồ bấm giây D. Đồng hồ Mặt Trời, đồng hồ cát Câu 3. “1 ngày = giây”, chọn phương án đổi đúng? A. 1 ngày = 24 giây B. 1 ngày = 60 giây C. 1 ngày = 86 400 giây D. 1 ngày = 864 000 giây Câu 4. Thiết bị nào sau đây không dùng để đo thời gian? A. Công tơ điện B. Đồng hồ nước C. Đồng hồ cát D. Đồng hồ điện tử Câu 5. Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài cần sử dụng loại đồng hồ nào? A. Đồng hồ điện tử B. Đồng hồ đeo tay C. Đồng hồ bấm giây điện tử D. Đồng hồ để bàn Trang | 10
  12. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 6. Để đo thời gian chạy của các vận động viên trong cuộc thi chạy, trọng tài sẽ đo thời gian bắt đầu từ khi nào A. khi vận động viên cuối cùng bắt đầu chạy B. khi có lệnh xuất phát chạy C. khi vận động viên đầu tiên chạy D. khi toàn thể vận động viên đã chạy Câu 7. Khi đọc đồng hồ có mặt số ta cần đặt mắt như nào để đọc chính xác thời gian? A. Đặt mắt theo hướng vuông góc với mặt đồng hồ B. Đặt mắt trên mặt đồng hồ C. Đặt mắt dưới mặt đồng hồ D. Đặt mắt ở vị trí bất kì Câu 8. Điều nào sau đây là đúng trong việc thực hiện các bước đo thời gian của một hoạt động? A. Hiệu chỉnh đồng hồ ở vạch số 1 trước khi đo B. Hiệu chỉnh đồng hồ về vạch số 0 trước khi đo C. Không cần hiệu chỉnh trước khi đo D. Hiệu chỉnh đồng hồ ở vạch số 2 trước khi đo Câu 9. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng? A. 1 ngày = 24 giờ B. 1 giờ = 100 giây C. 1 phút = 10 giây D. 1 giây = 0,1 phút Câu 10. Vì sao cần ước lượng khoảng thời gian cần đo? A.Để biết cách hiệu chỉnh đồng hồ cho đúng B. Để biết cách thực hiện đo C.Để chọn đồng hồ đo phù hợp D.Để đọc và ghi kết quả cho dễ Câu 11. Đâu là đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta ? A. ngày B. tuần. C. giây. D. giờ. Câu 12. Đổi 45 phút ra giây? A. 2700 giây B. 45 giây C. 3600 giây D. 2400 giây Câu 13. Dụng cụ nào sau đây dùng để do thời gian? A. Đồng hồ B. Nhiệt kế C. Cân D. Ca đong Câu 14. Để thực hiện đo thời gian đi từ cổng trường vào lớp học, em dùng loại đồng hồ nào? A. Đồng hồ bấm giây B. Đồng hồ để bàn C. Đồng hồ treo tường D. Đồng hồ cát Câu 15. Một người bắt đầu lên xe buýt lúc 13 giờ 48 phút và kết thúc hành trình lúc 15 giờ 15 phút. Thời gian từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc hành trình là A. 1 giờ 3 phút. B. 1 giờ 27 phút. C. 2 giờ 33 phút. D. 10 giờ 33 phút. Câu 16. Để xác định thời gian luộc chín một quả trứng, em lựa chọn loại đồng hồ nào sau đây? Trang | 11
  13. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí A. Đồng hồ quả lắc. B. Đồng hồ hẹn giờ. C. Đồng hồ bấm giây. D. Đồng hồ đeo tay. Bài 7. Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ Câu 1. Dụng cụ nào sau đây không dùng để đo nhiệt độ? A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế điện tử D. Tốc kế Câu 2. Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng nào? A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn C. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí D. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. Câu 3. Nhiệt độ của nước đá đang tan theo thang nhiệt độ Celsius là? A. 1000C B. 00C C. 2730K D. 3730K Câu 4. Nhiệt độ sôi của nước theo thang nhiệt độ Kelvin là? A. 1000C B. 00C C. 2730K D. 3730K Câu 5. Để đo nhiệt độ của cơ thể ta nên dùng nhiệt kế loại nào? A. Nhiệt kế rượu B. Nhiệt kế nước C. Nhiệt kế y tế D. Cả 3 nhiệt kế trên Câu 6. Đơn vị đo nhiệt độ trong hệ đo lường SI là: A. Kelvin (K) B. Celsius (0C) C. Fahrenheit (0F) D. Cả 3 đơn vị trên Câu 7. Để xác định chính xác và đảm bảo an toàn trong khi đo nhiệt độ các vật, ta cần thực hiện điều gì? A. Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách. B. Ước lượng nhiệt độ của vật trước khi đo. C. Thực hiện phép đo nhiệt độ đúng cách. D. Đọc và ghi kết quả đo theo đúng cách. Câu 8. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ cơ thể, ta cần làm cho thủy ngân tụt xuống vạch số 35 bằng cách nào? A. Cầm đầu nhiệt kế, dốc bầu đựng chất lỏng xuống và vẩy thật mạnh. B. Ngâm bầu đựng nhiệt kế vào nước lạnh. C. Ngâm bầu đựng nhiệt kế vào nước ấm. D. Cầm đầu nhiệt kế, dốc bầu đựng chất lỏng xuống và đợi 5 phút. Câu 9. Đổi đơn vị 3200C ra đơn vị độ K? A. 3200C = 3500K B. 3200C = 3050K C. 3200C = 350K D. 3200C = 5300K Câu 10. Cách đổi đơn vị nào sau đây là đúng? A. 2000C = 6800F B. 2000C = 2930K C. 10000C = 3730K D. Cả 3 đáp án trên. Trang | 12
  14. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 11. Vì sao không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi? A. Rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C B. Rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C C. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 1000C D. Rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 00C Câu 12. Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ từ chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự) : a) Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế. b) Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt độ. c) Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế. d) Kiểm tra xem thuỷ ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa, nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống. Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất. A. d, c, a, b B. a, b, c, d C. b, a, c, d D. d, c, b, a Câu 13. Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng nào? A. Dãn nở vì nhiệt của chất lỏng B. Dãn nở vì nhiệt của chất khí C. Dãn nở vì nhiệt của chất rắn D. Dãn nở vì nhiệt của các chất Câu 14. Ba cốc thuỷ tinh giống nhau, ban đầu cốc A đựng nước đá, cốc B đựng nước nguội (ở nhiệt độ phòng), cốc C đựng nước nóng. Đổ hết nước và rót nước sôi vào cả ba cốc. Cốc nào dễ vỡ nhất? A. Cốc A dễ vỡ nhất B. Cốc B dễ vỡ nhất C. Cốc C dễ vỡ nhất D. Không có cốc nào dễ vỡ Câu 15. Nhiệt kế nào trong các nhiệt kế sau đây có thể đo được nhiệt độ của hơi nước đang sôi ? A. Nhiệt kế y tế B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế thuỷ ngân D. Cả 3 không dùng được Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất lỏng co lại khi lạnh đi. B. Độ dãn nở vị nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lòng thay đối. D. Chất lỏng nở ra khi nóng lên Câu 17. Nhiệt kế y tế được dùng để làm gì ? A. Đo nhiệt độ trong các thí nghiệm B. Đo nhiệt độ cơ thể người C. Đo nhiệt độ không khí D. Đo các nhiệt độ âm Câu 18. Muốn kiểm tra chính xác em bé có sốt hay không, người mẹ sẽ chọn loại nhiệt kế nào trong các loại nhiệt kế sau: A. Nhiệt kế rượu B. Nhiệt kế thủy ngân C. Nhiệt kế y tế D. Cả 3 loại nhiệt kế HẾT CHỦ ĐỀ 1 Trang | 13
  15. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Chủ đề 9: LỰC Bài 35. Lực và biểu diễn lực Câu 1. Hoạt động nào dưới đây cần dùng đến lực? A. Đọc một trang sách. B. Nhìn một vật cách xa 10m. C. Nâng một tấm gỗ. D. Nghe một bài hát. Câu 2. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: “ Tác dụng hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.” A. nén B. đẩy C. ép D. ấn Câu 3. Đơn vị nào sau đây là đơn vị lực? A. kilôgam (kg) B. mét (m) C. mét khối (m3) D. niuton (N) Câu 4. Lực được biểu diễn bằng kí hiệu nào? A. mũi tên B. đường thẳng C. đoạn thẳng D. tia Ox Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng với đặc điểm của lực tác dụng vào vật theo hình biểu diễn? A. Lực có phương nằm ngang, chiều từ phải sang trái, độ lớn 15N B. Lực có phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải, độ lớn 15N C. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 15N D. Lực có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 15N Câu 6. Khi người thợ bắt đầu kéo thùng hàng từ dưới lên trên, người thợ đó đã tác dụng vào thùng hàng một: A. lực đẩy B. lực nén C. lực kéo D. lực ép Câu 7. Bạn A kéo một vật với lực 10N, bạn B kéo một vật với lực 20N. Hỏi trong hai bạn, ai đã dùng lực lớn hơn tác dụng vào vật? A. bạn A B. bạn B C. bằng nhau D. không so sánh được Câu 8. Lực trong hình vẽ dưới đây có độ lớn bao nhiêu? A. 15N B. 30N C. 45N D. 27N Câu 9. Vận động viên đã tác dụng lực gì vào quả tạ trong hình bên? A. lực đẩy B. lực nén C. lực kéo D. lực uốn Câu 10. Để biểu diễn lực tác dụng vào vật ta cần biểu diễn các yếu tố nào? A. gốc, hướng B. gốc, phương, chiều C. gốc, hướng và độ lớn D. gốc, phương, chiều và hướng Câu 11. Chọn đáp án đúng. Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây? A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên. B. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động. C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại. Trang | 14
  16. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên. Câu 12. Khi kéo vật có khối lượng 2 kg lên theo phương thẳng đứng ta phải cần lực như thế nào? A. Lực ít nhất bằng 20 N B. Lực ít nhất bằng 2 N C. Lực ít nhất bằng 200 N D. Lực ít nhất bằng 2000 N Câu 13. Một quyển sách nằm yên trên bàn vì: A. Không có lực tác dụng lên nó B. Nó không hút Trái Đất C. Trái Đất không hút nó D. Nó chịu tác dụng của các lực cân bằng. Câu 14. Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây ( lực căng dây). hai lực này có đặc điểm A. Là hai lực cân bằng B. Trọng lực luôn lớn hơn lực căng dây C. Lực căng dây lớn hơn trọng lực D. Cùng phương, cùng chiều nhau Câu 15. Muốn đo lực ta dùng dụng cụ nào sau đây? A. Cân B. Lực kế C. Thước D. Bình chia độ Câu 16. Lực kéo của lò xo ở một cái “cân lò xo” mà các bà nội trợ thường mang theo vào cỡ A. Vài phần mười Niutơn B. Vài niutơn C. Vài trăm niutơn D. Vài trăm nghìn niutơn Câu 17. Lực nào dưới đây không thể là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn Câu 18. Đơn vị trọng lượng là gì? A. N B. N.m C. N.m2 D. N/m3 Câu 19. Ba khối kim loại : 2kg đồng, 2kg sắt và 2kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất? A. Khối đồng B. Khối sắt C. Khối nhôm D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau Câu 20. Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và . của quả chanh là hai lực . A. Trọng lực - lực kéo B. Cân bằng- biến dạng C. Trọng lực - lực hút D. Cân bằng - không biến dạng Bài 36. Tác dụng của lực Câu 1. Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị thay đổi tốc độ? A. Ấn mạnh tay xuống đệm B. Ngồi lên một cái yên xe C. Cầu thủ đá quả bóng vào lưới D. Gió thổi làm buồm căng Câu 2. Trường hợp nào dưới đây, cho thấy vật bị biến dạng? A. Mũi tên bay xa 5m sau khi được bắn ra khỏi cung tên B. Hòn bi bắt đầu lăn trên máng nghiêng C. Một người thợ đẩy thùng hàng D. Quả bóng ten - nit bay đập vào mặt vợt Trang | 15
  17. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 3. Lực tác dụng vào vật gây ra cho vật: A. có thể thay đổi tốc độ B. có thể bị biến dạng C. có thể vừa thay đổi tốc độ vừa bị biến dạng D. cả ba tác dụng trên Câu 4. Trong trường hợp cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm cho nó: A. bị biến dạng B. bị thay đổi tốc độ C. vừa bị biến dạng vừa thay đổi tốc độ D. bị thay đổi hướng chuyển động Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng về tác dụng của lực? A. Lực làm vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động B. Lực làm vật đang chuyển động, bị dừng lại C. Lực làm vật chuyển động nhanh lên D. Cả ba phát biểu trên Câu 6. Quả bóng ten – nít khi chạm vào mặt vợt sẽ như thế nào? A. Quả bóng bị méo B. Quả bóng bị bay ngược trở lại C. Quả bóng vừa bị méo vừa bị bay ngược trở lại D. Không xảy ra vấn đề gì Câu 7. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: Gió tác dụng lực lên cánh buồm cùng chiều chuyển động của thuyền làm thuyền chuyển động A. nhanh lên B. chậm lại C. dừng lại D. đứng yên Câu 8. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: Sự biến dạng là A. bề mặt của vật bị méo đi. B. bề mặt của vật bị lõm xuống. C. sự thay đổi hình dạng của vật. D. bề mặt của vật bị phồng lên. Câu 9. Trong các chuyển động sau, chuyển động nào đã bị biến đổi? A. Một chiếc xe đạp đang đi bỗng hãm phanh, xe dừng lại. B. Một máy bay đang bay thẳng với tốc độ không đổi 500 km/h. C. Một chiếc xe máy đang chạy với vận tốc không đổi. D. Quả bóng đang nằm yên trên mặt đất. Câu 10. Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó? A. Gió thổi cành cây đu đưa. B. Quả bóng bay đập vào tường và bị bật trở lại. C. Xe đạp lao nhanh khi xuống dốc. D. Gió thổi hạt mưa bay theo phương hợp với phương thẳng đứng góc 450. Câu 11. Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. B. Chỉ làm biến dạng quả bóng. Trang | 16
  18. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng. Câu 12. Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng vào buồm một lực nào trong các lực sau? A. Lực đẩy B. Lực kéo C. Lực hút D. Lực uốn Câu 13. Ba bạn Bình, Lan, Chi rủ nhau đi chơi Bowling. Nhìn quả bóng Bowling được đặt đứng yên trên bàn, ba bạn phát biêu: Bình: Không có lực nào tác dụng lên quả bóng nên quả bóng mới đứng yên. Lan: Đã có hai lực cân bằng nào đó tác dụng lên quả bóng, quả bóng mới đứng yên được. Chi: Quả bóng quá nặng nên nó đứng yên. A. Chỉ có Bình đúng B. Chỉ có Lan đúng C. Chỉ có Chi đúng D. Ba bạn đều sai Câu 14. Chọn câu sai: Dùng tay đẩy một chiếc xe, lăn trên mặt bàn nằm ngang. Khi đó A. Tay ta đã tác dụng lên xe một lực. B. Xe đã tác dụng vào tay ta một lực. C. Hai lực mà tay tác dụng lên xe và xe tác dụng lên tay là hai lực cân bằng nhau. D. Tay ta tác dụng lên xe một lực và xe cũng tác dụng trở lại tay ta một lực. Câu 15. Một hòn đá bị ném mạnh vào một gò đất. Lực mà hòn đá tác dụng vào gò đất A. chỉ làm gò đất bị biến dạng. B. chỉ làm biến đổi chuyển động của gò đất. C. làm cho gò đất bị biến dạng, đồng thời làm biến đổi chuyển động của gò đất. D. không gây ra tác dụng gì. Xem đáp án Câu 16. Một học sinh thả một quả bóng từ trên cao xuống và nhận thấy quả bóng càng rơi, càng chuyển động nhanh lên. Hỏi phát biểu nào sau đây của học sinh này là đúng? A. Quả bóng không còn chịu tác dụng của lực nào vì tay ta đã thả quả bóng ra. B. Quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này chỉ có thể là lực của tay ta. C. Quả bóng là một vật nặng nên giống như mọi vật nặng khác, khi được thả ra từ trên cao, đều rơi xuống nhanh dần, dù không chịu tác dụng của lực nào. D. Quả bóng đã được thả ra nên không còn chịu tác dụng của lực tay. Tuy nhiên quả bóng rơi nhanh dần nên phải chịu tác dụng của một lực, lực này không thể là lực của tay ta mà là một lực khác. Câu 17. Khi chịu tác dụng của lực, vật vừa bị biến dạng, vừa đổi hướng chuyển động. Trường hợp nào sau đây thể hiện điều đó: A. Khi có gió thổi cành cây đu đưa qua lại. B. Khi đập mạnh quả bóng vào tường quả bóng bật trở lại. C. Khi xoay tay lái ô tô đổi hướng chuyển động. D. Khi có gió thổi hạt mưa bay theo phương xiên. Câu 18. Buộc một đầu dây cao su lên giá đỡ treo vào đầu còn lại một túi nilong đựng nước. Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để biết túi nilong đựng nước tác dụng vào dây cao su một lực? A. Túi nilong đựng nước không rơi. B. Túi nilong đựng nước bị biến dạng. Trang | 17
  19. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí C. Dây cao su dãn ra. D. Cả ba dấu hiệu trên. Câu 19. Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây? A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động. B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại. C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng. D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên. Câu 20. Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu? A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng. B. Lực hút của Trái Đất tác dụng vào người. C. Lực của người tác dụng vào lốp xe. D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe. Bài 37. Lực hấp dẫn và trọng lượng Câu 1. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: . là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh. A. Trọng lượng B. Số đo lực C. Khối lượng D. Độ nặng Câu 2. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu đúng: Mọi vật có khối lượng đều nhau một lực. A. đẩy B. hút C. kéo D. nén Câu 3. 1N là trọng lượng của quả cân bao nhiêu gam? A. 100g B. 1000g C. 0,1g D. 10g Câu 4. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là: A. trọng lượng B. trọng lực C. lực đẩy D. lực nén Câu 5. Trọng lượng của một thùng hàng có khối lượng 50 kg là: A. 50 N B. 0,5 N C. 500 N D. 5 N Câu 6. Một xe máy có trọng lượng là 350N thì khối lượng là bao nhiêu? A. 35kg B. 35g C. 350g D. 3500g Câu 7. Một cốc nước tinh khiết và một cốc trà sữa có cùng thể tích 150ml để gần nhau. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Hai vật có cùng trọng lượng B. Hai vật có cùng khối lượng C. Có lực hấp dẫn giữa hai vật D. Cả A và B đúng Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trọng lực chính là trọng lượng của vật B. Trọng lượng của vật 100g là 1N C. Kí hiệu trọng lượng là p D. Đơn vị của khối lượng là N Câu 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Trọng lượng của một vật 1kg là 10 N B. Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng C. Khi tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh. D. Khối lượng là số đo lượng chất của một vật. Trang | 18
  20. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 10. Trên bao bì của gói mì tôm có ghi khối lượng tịnh: 75g. Số ghi đó có ý nghĩa gì? A. chỉ khối lượng của mì và túi đựng mì B. chỉ trọng lượng của mì và túi đựng mì C. chỉ lượng mì có trong túi D. cả A và B đúng Câu 11. Với một cân Rôbecvan và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng? A. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất. B. GHĐ của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân. C. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất. D. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất. Câu 12. Dùng một lực kế đo được trọng lượng của vật là 2N, vật đó có khối lượng bao nhiêu? A. 200g B. 200kg C. 20kg D. 2kg Câu 13. Lực đẩy của một lò xo bút bi lên ruột bút vào cỡ . A. Vài phần mười Niutơn B. Vài niutơn C. Vài trăm niutơn D. Vài trăm nghìn niutơn Câu 14. Một ô tô tải có khối lượng 28 tấn sẽ nặng niutơn A. 280N B. 2800N C. 28000N D. 280000N Câu 15. Trong các câu sau đây, câu nào đúng? A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ để đo khối lượng Câu 16. Lực đàn hồi tạo ra bởi các lò xo đỡ trục của bánh xe tàu hỏa phải vào cỡ . A. Vài phần mười Niutơn B. Vài niutơn C. Vài trăm niutơn D. Vài trăm nghìn niutơn Câu 17. Khi một xe ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu của ô tô quá lớn sẽ có thể gãy cầu. A. Trọng lượng B. Khối lượng C. Trọng lượng và khối lượng D. Trọng lực Câu 18. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến của hàng hóa. A. Trọng lượng B. Khối lượng C. Thể tích D. Không quan tâm gì Câu 19. Tìm con số thích hợp để điển vào chỗ trống: 20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy có khối lượng gam. A. 92g B. 920g C. 9,2g D. 0,92g Bài 38. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc Câu 1. Điền vào chỗ trống “ ” để hoàn chỉnh câu: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. A. sự tiếp xúc B. sự va chạm C. sự đẩy, sự kéo D. sự tác dụng Câu 2. Điền vào chỗ trống “ ” để hoàn chỉnh câu: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực. Trang | 19
  21. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí A. không có sự tiếp xúc B. không có sự va chạm C. không có sự đẩy, sự kéo D. không có sự tác dụng Câu 3. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Cô gái nâng cử tạ B. Cầu thủ chuyền bóng C. Nam châm hút quả bi sắt D. Cả A và B Câu 4. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất B. Trái Đất quay quanh Mặt Trời C. Cả A và B D. Tay cầm một ly nước Câu 5. Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên bàn B. Lực hút giữa Mặt Trời và Hỏa Tinh C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách nó một đoạn. D. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm Câu 6. Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo B. Lực của chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng C. Lực cầm quyển sách D. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng Câu 7. Lực nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Lực của tay giương cung B. Lực của tay mở cánh cửa C. Lực của nam châm hút viên bi sắt D. Lực của búa đóng đinh ngập vào tường Câu 8. Lực nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Trọng lượng của người tác dụng lực lên chiếc đệm B. Lực hấp dẫn giữa con người với con người C. Lực hút của Trái Đất lên các đồ vật D. Cả B và C Câu 9. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên đang giương cung tên B. Trọng lực tác dụng lên vật nằm trên bàn C. Lực sĩ kéo chiếc xe ô tô D. Vật nặng đang treo ở đầu dưới của lò xo Câu 10. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc? A. Bạn Nam đang mở cửa lớp B. Vận động viên đang ném quả tạ C. Các bạn đang làm thí nghiệm với thanh nam châm D. Cả A và B Câu 11. Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây ( lực căng dây). hai lực này có đặc điểm Trang | 20
  22. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí A. Là hai lực cân bằng B. Trọng lực luôn lớn hơn lực căng dây C. Lực căng dây lớn hơn trọng lực D. Cùng phương, cùng chiều nhau Câu 12. Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một A. Lực uốn B. Lực kéo C. Lực hút D. Lực nâng Câu 13. Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị A. Dãn ra. B. Lực đàn hồi C. Trong lực D. Cân bằng lẫn nhau Câu 14. Điền vào chỗ trống trong câu sau: Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng. A. Lực đàn hồi B. Khối lượng C. Lực cân bằng D. Trọng lượng Câu 15. Lực nào trong các lực dưới đây không phải là lực đàn hồi? A. Lực mà lò xo bút bi tác dụng vào ngòi bút. B. Lực của quả bóng tác dụng vào tường khi quả bóng va chạm với tường. C. Lực của giảm xóc xe máy tác dụng vào khung xe máy. D. Lực nâng tác dụng vào cánh máy bay khi máy bay chuyển động. Câu 16. Chọn đáp án đúng. Lực có thể gây ra tác dụng nào dưới đây? A. Chỉ có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên. B. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động. C. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại. D. Có thể gây ra tất cả các tác dụng nêu trên. Câu 17. Gió thổi làm căng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cácnh buồm một lực nào? A. Lực căng B. Lực hút C. Lực kéo D. Lực đẩy Câu 18. Cầu thủ dùng chân đá vào quả bóng thì: A. Chỉ có lực của chân tác dụng vào quả bóng. B. Chỉ có lực của quả bóng tác dụng vào chân. C. Có lực tác dụng vào quả bóng và lực tác dụng vào chân. D. Không có lực nào xuất hiện. Bài 39. Biến dạng của lò xo. Phép đo lực Câu 1. Để đo lực người ta sử dụng dụng cụ nào? A. Lực kế B. Nhiệt kế C. Tốc kế D. Đồng hồ Câu 2. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 3N. Điều này có nghĩa A. Trọng lượng của vật bằng 300g B. Trọng lượng của vật bằng 400g C. Trọng lượng của vật bằng 3N D. Trọng lượng của vật bằng 4N Câu 3. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 4N. Điều này cho biết A. khối lượng của vật bằng 20g B. khối lượng của vật bằng 40g Trang | 21
  23. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí C. khối lượng của vật bằng 200g D. khối lượng của vật bằng 400g Câu 4. Chiều dài ban đầu của lò xo là 15 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 18 cm. Cho biết lo xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu? A. nén một đoạn 3 cm B. dãn một đoạn 3 cm C. nén một đoạn 2 cm D. dãn một đoạn 2 cm Câu 5. Để đo độ lớn của một lực bằng lực kế, ta cần thực hiện các bước theo thứ tự như nào? (1) Lựa chọn lực kế phù hơp (2) Ước lượng giá trị lực cần đo (3) Thực hiện phép đo (4) Hiệu chỉnh lực kế (5) Đọc và ghi kết quả đo A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (2), (1). (3), (4), (5). C. (2), (1). (4), (3), (5). D. (1), (2). (4), (3), (5). Câu 6. Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu lò xo một vật có khối lượng 1kg. Nếu dùng lò xo này làm lực kế, trên thang chia độ, hai vạch cách nhau 1 cm chỉ thị mấy niutơn (N)? A. 0,5 N B. 2 N C. 1 N D. 1,5 N Câu 7. Khi treo vật nặng có trọng lượng 2 N, lò xo dãn ra 1 cm. Hỏi khi treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu? A. 0,5 cm B. 1,5 cm C. 1 cm D. 2 cm Câu 8. Một lò xo dài thêm 20 cm khi treo vào đầu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò xo này là 20 cm. A. 45 cm B. 40 cm C. 50 cm D. 55 cm Câu 9. Cấu tạo của lực kế gồm những bộ phận chính là: A.Vỏ lực kế, kim chỉ thị, lò xo B. Lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ C.Vỏ lực kế, lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ D. Bảng chia độ, kim chỉ thị và vỏ lực kế Câu 10. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: Độ dãn của lò xo treo theo phương . tỉ lệ với khối lượng vật treo. A. thẳng đứng B. nằm ngang C. nằm nghiêng D. nghiêng một góc 450 Câu 11. Điền vào chỗ trống trong câu sau: Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng. A. Lực đàn hồi B. Khối lượng C. Lực cân bằng D. Trọng lượng Câu 12. Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng gần bằng A. 2N B. 20N C. 200N D. 2000N Câu 13. Chọn câu trả lời sai? Trang | 22
  24. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí A. Mọi vật đều có khối lượng. B. Trọng lượng của một vật thay đổi theo độ cao. C. Khối lượng của một vật phụ thuộc vào trọng lượng của vật đó. D. Trọng lượng của một vật phụ thuộc vào khối lượng của vật đó. Câu 14. Lực kế là dụng cụ dùng để đo: A. khối lượng. B. độ giãn của lò xo. C. chiều dài của lò xo. D. lực. Câu 15. Muốn đo lực ta dùng dụng cụ: A. Cân B. Lực kế C. Thước D. Bình chia độ Câu 16. Để đo độ lớn của lực bằng lực kế, ta phải cầm lực kế sao cho: A. Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực B. Cầm vào vỏ lực kế, sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương của lực C. Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế hợp với những phương của lực một góc 600 D. Cầm vào vỏ lực kế sao cho lò xo của lực kế vuông góc với phương nằm ngang Câu 17. Trong phòng thí nghiệm: Bình, Lan, Chi móc một vật vào lò xo của một lực kế sao cho phương của lò xo là phương thẳng đứng. Lực kế chỉ 5N. Bình: Vật này có trọng lượng là 5N Lan: Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật là 5N Chi: Lực đàn hồi của lò xo có độ lớn là 5N. A. Chỉ có Bình đúng B. Chỉ có Lan đúng C. Chỉ có Chi đúng D. Cả 3 bạn đều đúng Câu 18. Công dụng của lực kế là: A. Đo khối lượng của vật. B. Đo trọng lượng riêng của vật. C. Đo lực D. Đo khối lượng riêng của vật. Câu 19. Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị A. Dãn ra. B. Lực đàn hồi C. Trong lực D. Cân bằng lẫn nhau Bài 40. Lực ma sát Câu 1. Lực ma sát xuất hiện ở: A. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và cản trở chuyển động của vật. B. trên bề mặt vật và cản trở chuyển động của vật. C. bề mặt tiếp xúc giữa hai vật và thúc đẩy chuyển động của vật. D. trên bề mặt vật và thúc đẩy chuyển động của vật. Câu 2. Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát? A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc với vật B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc với vật Trang | 23
  25. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với vật Câu 3. Chọn phát biểu đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi nào? A. Chiếc ô tô đang đứng yên ở mặt đường dốc nghiêng B. Quả bóng lăn trên sân bóng C. Vận động viên đang trượt trên tuyết D. Xe đạp đang đi trên đường Câu 4. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có ích? A.Đế giày dép đi sau một thời gian bị mòn. B. Đi trên sàn nhà bị trượt ngã. C. Sau một thời gian đi, răng của xích xe đạp bị mòn. D. Đẩy thùng hàng trượt trên sàn nhà khó khăn. Câu 5. Trường hợp nào sau đây, lực ma sát là có hại? A. Bạn Lan đang cầm cốc nước mang ra mời khách. B. Quyển sách ở trên mặt bàn bị nghiêng nhưng không rơi. C. Bác thợ sửa xe đang vặn ốc cho chặt hơn. D. Bạn Tú đẩy mãi cái bàn mà nó không xê dịch đến nơi bạn ý muốn. Câu 6. Ở môi trường nào không xuất hiện lực cản? A. Môi trường nước B. Môi trường chân không C. Môi trường không khí D. Cả A và C Câu 7. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát trượt? A. Một vận động viên đang trượt tuyết B. Cầu thủ đang đá quả bóng trên sân C. Em bé đang chạy trên sân D. Một vật đang rơi từ một độ cao Câu 8. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát lăn? A. Một chiếc ô tô đang đi trên đường. B. Máy bay đang bay trên bầu trời. C. Lực giữa má phanh và vành xe khi phanh. D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang Câu 9. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát nghỉ? A. Cô giáo đang viết phấn lên bảng B. Bạn Nam đang bơi ở bể bơi C. Lực giữ cho các bộ phận máy móc gắn chặt với nhau D. Trục ổ bị ở quạt bàn đang quay Câu 10. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi em bé trượt cầu trượt. B. Lực xuất hiện khi quả táo rơi xuống mặt đất. C. Lực xuất hiện khi hòn bi lăn trên mặt bàn. D. Lực làm cho lốp xe bị mòn. Trang | 24
  26. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 11. Lò xo không bị biến dạng khi A. dùng tay kéo dãn lò xo B. dùng tay ép chặt lò xo C. kéo dãn lò xo hoặc ép chặt lò xo D. dùng tay nâng lò xo lên Câu 12. Khi một quả bóng bị đập vào tường thì lực mà tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Không làm biến đổi chuyển động của quả bóng và cũng không làm biến dạng quả bóng. B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng. C. Chỉ làm biến dạng quả bóng. D. Vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng, vừa làm biến dạng quả bóng. Câu 13. Bạn A nâng hòn đá nặng 3kg theo phương thẳng đứng. Tính lực tác dụng ít nhất của bạn A để nâng được hòn đá? A. 3000N B. 3N C. 30N D. 300N Câu 14. Khi đánh tennis, vận động viên đập mặt vợt vào trái banh. Khi đó mặt vợt có tác dụng lực: A. Làm biến dạng trái banh và chuyển động của nó B. Chỉ chuyển đổi chuyển động của trái banh C. Chỉ làm biến dạng trái banh D. Cả 3 câu đều sai HẾT CHỦ ĐỀ 9 Chủ đề 10: NĂNG LỰC VÀ CUỘC SỐNG Bài 41. Năng lượng Câu 1. Năng lượng mà một vật có được do chuyển động được gọi là A. thế năng B. động năng C. nhiệt năng D. cơ năng Câu 2. Vật ở trên cao so với mặt đất có năng lượng gọi là A. nhiệt năng B. thế năng đàn hồi C. thế năng hấp dẫn D. động năng Câu 3. Điền vào chỗ trống “ ” để thành câu hoàn chỉnh: Nhiên liệu là các vật liệu khi bị đốt cháy giải phóng năng lượng dưới dạng A. nhiệt và ánh sáng B. nhiệt và năng lượng hóa học C. nhiệt và năng lượng âm D. quang năng và năng lượng âm Câu 4. Cầu thủ đá quả bóng bay lên cao so với mặt đất. Hỏi tại độ cao bất kì quả bóng có những năng lượng nào? A. thế năng đàn hồi và động năng B. thế năng hấp dẫn và động năng C. nhiệt năng và quang năng D. năng lượng âm và hóa năng Câu 5. Năng lượng hóa học có trong những vật chất nào sau đây? A. Cốc nước nóng, Mặt Trời, pin. B. Acquy, xăng dầu, Mặt Trời. C. Pin, thức ăn, xăng dầu. D. Thức ăn, acquy, ngọn lửa. Câu 6. Trong các vật chất sau đây, vật chất nào đều có nhiệt năng? A. Bóng đèn đang sáng, pin, thức ăn đã nấu chín. B. Lò sưởi đang hoạt động, Mặt Trời, lò xo dãn. Trang | 25
  27. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí C. gas, pin Mặt Trời, tia sét. D. Mặt Trời, tia sét, lò sưởi đang hoạt động. Câu 7. Vật liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu? A. Xăng B. Dầu C. Nước D. Than Câu 8. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có đặc điểm gì? A. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn liên tục được coi là vô hạn. B. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn không liên tục được coi là vô hạn. C. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ nguồn nhiên liệu. D. Năng lượng tái tạo là năng lượng từ những nguồn có thế tái chế. Câu 9. Dạng năng lượng nào không phải năng lượng tái tạo? A. Năng lượng nước. B. Năng lượng gió. C. Năng lượng Mặt Trời. D. Năng lượng từ than đá. Câu 10. Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình quả bóng nảy lên cao rồi rơi xuống chạm đất có ma sát? A. Nhiệt năng, động năng và thế năng. B. Chỉ có nhiệt năng và động năng. C. Chỉ có động năng và thế năng. D. Chỉ có động năng. Câu 11. Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì? A. Chuyển động. B. Phát sáng. C. Đổi màu. D. Nóng lên. Câu 12. Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành A. năng lượng nhiệt. B. năng lượng ánh sáng. C. năng lượng hóa học. D. năng lượng điện. Câu 13. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho A. khả năng sinh công. B. l ực tác động lên vật. C. khối lượng của vật. D. công mà vật chịu tác động. Câu 14. Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là: A. Cơ năng và quang năng. B. Hoá năng và dộng năng. C. Thế năng và động năng. D. Hoá năng và nhiệt năng. Câu 15. Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau: A. Cơ năng đã chuyển hóa thành công cơ học B. Cơ năng đã chuyển hóa thành động năng C. Cơ năng đã chuyển hóa thành thế năng D. Cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng Câu 16. Khi nói về chuyển hoá vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong quá trình chuyên hóa vật chất, các chất được di chuvên từ vị trí này sang vị trí khác trong tế bào. Trang | 26
  28. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí B. Chuyển hóa vật chất là quá trình biến đồi năng lượng từ dạng này sang dạng khác C. Chuyên hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hẩp xảy ra trong tế bào. D. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. Câu 17. Năng lượng trong ATP là dạng năng lượng: A. Hoạt năng. B. Cơ năng. C. Hoá năng. D. Động năng. Câu 18. Hai hòn bi thép A và B giông hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả. Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào? A. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B. B. Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao cùa B. C. Bật trở lại vị trí ban đầu. D. Nóng lên. Câu 19. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng? A. Mũi tên được bắn đi từ cung. B. Nước trên đập cao chảy xuống. C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới. D. Cả ba trường hợp trên Câu 20. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào? A. Động năng chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng chuyển hóa thành động năng. C. Không có sự chuyển hóa nào. D. Động năng và thế năng đều tăng. Bài 42. Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng Câu 1. Điền vào chỗ trống “ ” sau đây để được câu hoàn chỉnh: Định luật bảo toàn năng lượng: “Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ này sang khác”. A. vật – vật B. bộ phận – bộ phận C. loại – loại D. chỗ - chỗ Câu 2. Điền vào chỗ trống “ ” sau đây để được câu hoàn chỉnh: Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng A. âm B. hao phí C. cơ năng D. ánh sáng Câu 3. Khi sử dụng nồi cơm điện, năng lượng điện đã chuyển hóa thành năng lượng chủ yếu nào? A. năng lượng ánh sáng B. cơ năng C. năng lượng nhiệt D. năng lượng âm Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng? Khi máy sấy tóc hoạt động, A. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành nhiệt năng. B. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành cơ năng. C. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành năng lượng âm. D. phần lớn điện năng tiêu thụ chuyển hóa thành quang năng. Trang | 27
  29. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 5. Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện năng thành cơ năng: A. Nồi cơm điện B. Bàn là điện. C. Tivi. D. Máy bơm nước. Câu 6. Dạng năng lượng nào đã chuyển hoá thành điện năng trong một chiếc đồng hồ treo tường chạy bằng pin? A. Cơ năng. B. Nhiệt năng. C. Hoá năng. D. Quang năng. Câu 7. Khi bỏ qua sự mất mát thì cơ năng của một vật được chuyển hóa luân phiên từ dạng năng lượng nào sang dạng năng lượng nào? A. động năng sang thế năng và ngược lại B. động năng sang nhiệt năng và ngược lại C. động năng sang năng lượng âm và ngược lại D. thế năng sang nhiệt năng và ngược lại Câu 8. Bóng đèn sợi đốt treo trên trần nhà đang sáng thì năng lượng có ích là năng lượng nào? A. nhiệt năng B. quang năng C. động năng D. thế năng Câu 9. Biện pháp nào sau đây là tiết kiệm năng lượng? A.Để các thực phẩm có nhiệt độ cao vào tủ lạnh B. Để điều hòa ở mức dưới 200C C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng D. Bật lò vi sóng trong phòng có máy lạnh Câu 10. Biện pháp nào sau đây là không tiết kiệm năng lượng? A. Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt B. Để điều hòa ở mức 260C C. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng D.Sử dụng bóng đèn dây tóc chiếu sáng cho gia đình. Câu 11. Nhìn bằng mắt thường ta thấy vật có cơ năng có biểu hiện gì? A. Chuyển động. B. Phát sáng. C. Đổi màu. D. Nóng lên. Câu 12. Quả bóng rơi xuống, sau khi va chạm vào mặt đất không nảy lên độ cao như cũ. Sở dĩ như vậy là vì một phần năng lượng của bóng đã biến đổi thành A. năng lượng nhiệt. B. năng lượng ánh sáng. C. năng lượng hóa học. D. năng lượng điện. Câu 13. Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho A. khả năng sinh công. B. lực tác động lên vật. C. khối lượng của vật. D. công mà vật chịu tác động. Câu 14. Dựa vào trạng thái sẵn sàng sinh ra công hay không người ta chia năng lượng thành 2 dạng là: A. Cơ năng và quang năng. B. Hoá năng và động năng. C. Thế năng và động năng. D. Hoá năng và nhiệt năng. Trang | 28
  30. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 15. Khi cưa thép, đã có sự chuyển hóa và truyền năng lượng nào xảy ra? Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau: A. Cơ năng đã chuyển hóa thành công cơ học B. Cơ năng đã chuyển hóa thành động năng C. Cơ năng đã chuyển hóa thành thế năng D. Cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng Câu 16. Khi nói về chuyển hoá vật chất trong tế bào, phát biểu nào sau đây đúng? A. Trong quá trình chuyên hóa vật chất, các chất được di chuvên từ vị trí này sang vị trí khác trong tế bào. B. Chuyển hóa vật chất là quá trình biến đồi năng lượng từ dạng này sang dạng khác C. Chuyên hóa vật chất là quá trình quang hợp và hô hẩp xảy ra trong tế bào. D. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào. Câu 17. Năng lượng trong ATP là dạng năng lượng: A. Hoạt năng. B. Cơ năng. C. Hoá năng. D. Động năng. Câu 18. Hai hòn bi thép A và B giông hệt nhau được treo vào hai sợi dây có chiều dài như nhau. Khi kéo bi A lên rồi cho rơi xuống va chạm vào bi B, người ta thấy bi B bị bắn lên ngang với độ cao của bi A trước khi thả. Hỏi khi đó bi A sẽ ở trạng thái nào? A. Đứng yên ở vị trí ban đầu của B. B. Chuyển động theo B nhưng không lên tới được độ cao cùa B. C. Bật trở lại vị trí ban đầu. D. Nóng lên. Câu 19. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng? A. Mũi tên được bắn đi từ cung. B. Nước trên đập cao chảy xuống. C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới. D. Cả ba trường hợp trên Câu 20. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào? A. Động năng chuyển hóa thành thế năng. B. Thế năng chuyển hóa thành động năng. C. Không có sự chuyển hóa nào. D. Động năng và thế năng đều tăng. HẾT CHỦ ĐỀ 10 Trang | 29
  31. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Chủ đề 11: TRÁI ĐẤT VÀ BẦU TRỜI Bài 43. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời Câu 1. Hằng ngày, chúng ta vẫn nhìn thấy A. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây B. Trái Đất quay quanh trục của nó C. Trái Đất quay quanh Mặt Trời D. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất Câu 2. Chuyển động nhìn thấy là chuyển động nào sau đây? A. Mặt Trăng mọc vào buổi tối B. Mặt Trời mọc ở đằng Đông lặn ở đằng Tây C. Sao Hỏa quay quanh Mặt Trời D. Cả A và B Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trái Đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông. B. Mặt Trời mọc ở đằng tây, lặn ở đằng đông. C. Chuyển động nhin thấy là chuyển động Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. D. Cả 3 phát biểu trên Câu 4. Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa của Trái Đất? A. Vì Trái Đất luôn quay quanh trục của nó. B. Vì Trái Đất có dạng hình cầu. C. Vì Trái Đất không ở vị trí trung tâm trong hệ Mặt Trời. D. Vì có Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên có thời điểm Mặt Trăng che lấp Trái Đất. Câu 5. Ban ngày sẽ xuất hiện khi nào? A. Trái Đất được Mặt Trăng chiếu sáng. B. Mặt Trăng không che lấp Trái Đất. C. phần Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng. D. phần Trái Đất không được Mặt Trời chiếu sáng. Xem hình bên và trả lời các câu 6, 7, 8 Câu 6. Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? A. Ở vị trí M và P đang là ban ngày B. Ở vị trí Q và N đang là ban ngày C. Ở vị trí M và N đang là ban ngày D. Ở vị trí Q và P đang là ban ngày Câu 7. Người ở vị trí nào sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? A. Vị trí M B. Vị trí N C. Vị trí P D. Vị trí Q Trang | 30
  32. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí Câu 8. Người ở vị trí sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? A. Vị trí M B. Vị trí N C. Vị trí P D. Vị trí Q Câu 9. Trái Đất có những chuyển động nào? A. Tự quay quanh trục từ tây sang đông B. Quay quanh Mặt Trời C. Quay quanh Mặt Trăng D. Cả A và B Câu 10. Phát biểu nào sau đây giải thích được hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất? A. Do hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. B. Do Trái Đất luôn quay quanh trục của nó. C. Do Trái Đất quay quanh Mặt Trời. D. Do Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Câu 11. Theo nhận định tại sao ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, có giờ khác nhau? A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. Trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 12. Theo nhận định vì sao trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ? A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. Trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 13. Theo nhận định tại sao bề mặt Trái Đất luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng là ngày và một nửa không được chiếu sáng là đêm? A. Trái Đất tự quay quanh trục. B. Trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đất có dạng hình khối cầu. Câu 14. Theo nhận định vì sao Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển? A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau. B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ. C. Trái Đất nằm cách Mặt Trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ. D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời. Câu 15. Khu vực nào dưới đây theo nhận định có vận tốc quay nhỏ nhất khi Trái Đất tự quay quanh trục? A. Vòng cực. B. Chí tuyến. C. Xích đạo. D. Vĩ độ trung bình. Câu 16. Nhận định nào dưới đây được nhận định chưa chính xác về hệ Mặt Trời? A. Mặt Trời là Thiên Thể duy nhất có khả năng tự phát sáng. B. Mọi hành tinh đều có khả năng phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. C. Mọi hành tinh và vệ tinh đều có khả năng tự phát sáng. D. Cả 3 ý trên Câu 17. Trên bề mặt Trái Đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ được cho là do Trang | 31
  33. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí A. Trái Đất tự quanh quanh trục. B. Trục Trái Đất nghiêng. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời. D. Trái Đât có dạng hình khối cầu. Câu 18. Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình được cho trong khoảng thời gian: A. Một ngày đêm B. Một năm C. Một mùa D. Một tháng Câu 19. Theo em tại sao có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa? A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi. B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm. C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi. D. Trái Đất hình cầu. Câu 20. Giả sử rằng: Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì thời gian ngày, đêm trên Trái Đất là A. 6 tháng ngày, 6 tháng đêm. B. 12 tháng ngày, không có ban đêm. C. 3 tháng ngày, 9 tháng đêm. D. 12 tháng đêm, không có ban ngày. Bài 44. Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng Câu 1. Ta nhìn thấy Mặt Trăng vì: A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu vào mắt ta. B. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Mặt Trời chiếu vào mắt ta. C. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng Trái Đất chiếu vào mắt ta. D. Mặt Trăng phản xạ ánh sáng từ các thiên thể chiếu vào mắt ta. Câu 2. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “ ” Ta nhìn thấy một vật khi có từ vật đó chiếu tới mắt chúng ta. A. ánh sáng B. hình ảnh C. bóng D. hình chiếu Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống “ ” Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Mặt Trăng quay quanh trục của nó với mà nó chuyển động quanh Trái Đất nên phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất luôn không đổi. A. tốc độ lớn hơn B. tốc độ nhỏ hơn C. cùng tốc độ D. tốc độ không thay đổi Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Mặt Trăng tự phát ra ánh sáng chiếu xuống Trái Đất. B. Tuần trăng là khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất là 29,5 ngày. C. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời. D. Ta nhìn thấy Mặt Trăng tròn khi toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 5. Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn vì: A. Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Trang | 32
  34. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí C.Ở mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau. D. Cả B và C Câu 6. Thời gian chuyển từ không Trăng đến Trăng tròn là: A. khoảng hai tuần B. khoảng ba tuần C. khoảng 1 tuần D. khoảng 1 tháng Câu 7. Thời gian chuyển từ không Trăng đến không Trăng là: A. khoảng hai tuần B. khoảng ba tuần C. khoảng 1 tuần D. khoảng 1 tháng Câu 8. Mặt Trăng quay quanh Trái Đất một vòng hết bao lâu? A. Khoảng nửa tháng B. Khoảng 1 tháng C. Khoảng 2 tháng D. Khoảng 3 tháng Câu 9. Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng? A. Vì Mặt Trăng hình vuông B. Vì Mặt Trăng hình tròn C. Vì Mặt Trăng hình khối cầu D. Vì Mặt Trăng quay quanh trục của nó Câu 10. Có những ngày chúng ta không nhìn thấy Trăng vì: A. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời B. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời Câu 11. Chỉ ra sự giống nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng. A. Trăng bán nguyệt B. Trăng tròn C. Trăng lưỡi liềm D. Cả 3 đáp án. Câu 12. Chu kì của Tuần Trăng là bao nhiêu ngày? A. 20 ngày B. 29,5 ngày C. 7 ngày D. 5 ngày Câu 13. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi nào? A. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. B. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất. C. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời. D. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. Câu 14. Một Tuần Trăng có độ dài khoảng? A. một tháng. B. ba tháng. C. một năm. D. một tuần. Câu 15. Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì A. Mặt Trăng thay đổi hình dạng liên tục. B. Mặt Trăng thay đổi độ sáng liên tục. C.ở mặt đất, ta thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời. D. Trái Đất tự quay quanh trục của nó liên tục. Câu 16. Hình dạng của Mặt Trăng mà em đã nhìn thấy vào ban đêm? A. trăng tròn B. trăng khuyết C. trăng lưỡi liềm D. Cả 3 đáp án. Câu 17. Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu tuần? A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 18. Chỉ ra sự giống nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng. Trang | 33
  35. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí A. Trăng bán nguyệt B. Trăng tròn C. Trăng lưỡi liềm D. Cả 3 đáp án. Câu 19. Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng? A. Do ánh sáng Mặt Trời B. Do Mặt Trăng tự phát sáng C. Do ánh sáng của Trái Đất D. Không có đáp án nào đúng Câu 20. Ánh sáng từ Mặt Trăng mà ta nhìn thấy có được từ A. chính Mặt Trăng phát ra. B. Trái Đất. C. Mặt Trời. D. các ngôi sao. Bài 45. Hệ Mặt Trời và ngân hà Câu 1. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “ ” Trong hệ Mặt Trời, các quay quanh Mặt Trời còn các quay quanh các hành tinh. A. hành tinh - vệ tinh B. vệ tinh - vệ tinh C. thiên thể - thiên thể D. vệ tinh - thiên thể Câu 2. Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống “ ” Hệ Mặt Trời là một hệ hành tinh có ở trung tâm và các nằm trong phạm vi lực hấp của A. Trái Đất – thiên thể - Trái Đất B. Mặt Trời – thiên thể - Mặt Trời C. Mặt Trăng – thiên thể - Mặt Trăng D. Ngôi sao – thiên thể - Ngôi sao Câu 3. Hành tinh nào sau đây không nằm trong hệ Mặt Trời? A. Thiên Vương tinh B. Hải Vương tinh C. Diêm Vương tinh D. Thổ tinh Câu 4. Mặt Trời và các ngôi sao thực chất là gì? A. Một khối chất rắn có nhiệt độ bề mặt rất cao B. Một khối khí có nhiệt độ bề mặt rất cao C. Một khối chất lỏng có nhiệt độ bề mặt rất cao D. Đáp án khác Câu 5. Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều. B. Sao chổi là thành viên của hệ Mặt Trời. C. Hành tinh xa Mặt Trời nhất là Hải Vương tinh. D. Cả 3 phát biểu trên Câu 6. Hành tinh gần Mặt Trời nhất là: A. Thủy tinh B. Kim tinh C. Mộc tinh D. Hỏa tinh Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Mặt Trời và các ngôi sao là thiên thể có thể tự phát ra ánh sáng B. Các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. C. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì giống nhau. D. Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau. Câu 8. Hệ thống sao gồm nhiều loại sao và tinh vân được gọi là gì? A. Hệ Mặt Trời B. Thiên Hà C. Ngân Hà D. Thái Dương hệ Câu 9. Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hoả tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thuỷ tinh. Thứ tự các hành tinh từ xa tới gần Mặt Trời là Trang | 34
  36. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí A. Thuỷ tinh, Kim tinh, Hoả tinh, Mộc tinh, Thổ tinh. B. Kim tinh, Mộc tinh, Thuỷ tinh, Hoả tinh, Thổ tinh. C. Hoả tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thuỷ tinh, Thổ tinh. D. Thổ tinh, Mộc tinh, Hỏa tinh, Kim tinh, Thủy tinh. Câu 10. Trong hệ Mặt Trời bao gồm: A. Mặt Trời B. 8 hành tinh và các vệ tinh của chúng C. các tiểu hành tinh, sao chổi và các khối bụi thiên thạch D. Cả 3 phương án trên Câu 11. Trong Hệ Mặt Trời, từ Mặt Trời trở ra ngoài, Trái Đất nằm ở vị trí thứ A. nhất. B. nhì. C. ba. D. tư. Câu 12. Thiên hà là? A. Một tập hợp gồm nhiều giải ngân hà trong vũ trụ. B. Một tập hợp của nhiều hệ mặt trời. C. Khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ. D. Một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khí và bức xạ điện từ. Câu 13. Dải Ngân Hà là? A. Thiên hà chứa mặt trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) . B. Một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ. C. Tên gọi khác của Hệ Mặt Trời. D. Dài sáng trong Vũ Trụ , gồm vô số các ngôi sao tập hợp lại. Câu 14. Hệ Mặt Trời bao gồm A. Các Dải Ngân Hà ,các hành tinh, vệ tinh ,các đám bụi ,khí. B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh mặt trời, các đám bụi, khí. C. Rất nhiều Thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, ) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ. D. Các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, khác đám bụi, khí. Câu 15. Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vũ trụ? A. Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. B. Là khoảng không gian vô tận chứa các ngôi sao. C. Là khoảng không gian vô tận chứa các hành tinh. D. Là khoảng không gian vô tận chửa các vệ tinh. Câu 16. Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng. B. Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ. C. Mặt trời ở trung tâm, Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh. Câu 17. Hệ Mặt trời là Trang | 35
  37. Trắc nghiệm lớp 6 - CTST Môn KHTN – Phần Vật lí A. khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. B. dải Ngân Hà chứa các hành tinh, các ngôi sao. C. một tập họp các thiên thể trong Dải Ngân Hà D. một tập họp của rất nhiều ngôi sao và vệ tinh. Câu 18. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các A. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi và các thiên hà. B. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí. C. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, khí và Dải Ngân Hà. D. hành tinh, vệ tinh, vũ trụ, các thiên thạch và các đám bụi khí. Câu 19. Thiên thể nào sau đây hiện nay không được công nhận là hành tinh của Hệ Mặt Trời? A. Thiên Vưong tinh. B. Diêm Vương tinh C. Thổ tinh. D. Kim tinh. Câu 20. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ A. Tây sang Đông. B. Đông sang Tây. C. Bắc đến Nam. D. Nam đến Bắc. HẾT CHỦ ĐỀ 11 HẾT. Tài liệu được sưu tầm từ: Và được chỉnh sửa. Quý thầy/cô cần file word và đáp án liên hệ email: minhnguyengv3.2@gmail.com Trang | 36