Đề kiểm tra môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023

docx 3 trang hoaithuk2 23/12/2022 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_sach_chan_troi_sang_tao.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ KIỂM TRA THÁNG 7 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: KHTN 6 Thời gian: 60 phút/ Đề ôn (Không kể thời gian giao đề) Tên: . I/ TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Sự khác nhau cơ bản giữa các ngành khoa học Vật lí, Hóa học và Sinh học là: A. Phương pháp nghiên cứu. B. Đối tượng nghiên cứu. C. Hình thức nghiên cứu. D. Quá trình nghiên cứu. Câu 2: Để phân biệt vật sống với vật không sống cần những đặc điểm nào sau đây? I. Khả năng chuyển động. II. Cần chất dinh dưỡng. III. Khả năng lớn lên. IV. Khả năng sinh sản. A. II, III, IV. B. I, II, IV. C. .I, II, III. D. I, III, IV. Câu 3: Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 4: Biển báo ở hình bên cho chúng ta biết điều gì? A. Chất dễ cháy. B. Chất gây nổ C. Chất ăn mòn. D. Phải đeo găng tay thường xuyên. Câu 5: Khoa học tự nhiên nghiên cứu về lĩnh vực nào dưới đây? A. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên. B. Các quy luật tự nhiên. C. Những ảnh hưởng của tự nhiên đến con người và môi trường sống. D. Tất cả các ý trên. Câu 6: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài? A. Thước dây B. Thước mét C. Thước kẹp D. Compa Câu 7: Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng? A. Thước. B. Đồng hồ. C. Cân. D. lực kế. Câu 8: Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là: 1 KHTN 6
  2. A. Đồng hồ treo tường B. Đồng hồ cát C. Đồng hồ đeo tay D. Đồng hồ bấm giây Câu 9: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm: (1) Đặt mắt nhìn đúng cách (2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp (3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách (4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định (5) Thực hiện phép đo thời gian Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là: A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (3), (2), (5), (4), (1) C. (2), (3), (1), (5), (4) D. (2), (1), (3), (5), (4) Câu 10: Dãy nào sau đây chỉ gồm các vật thể hữu sinh (vật sống)? A. Cây mía, con bò. B. Cái bàn, lọ hoa. C. Con mèo, xe đạp. D. Máy quạt, cây hoa hồng. Câu 11: Hoạt động nào sau đây không được xem là nghiên cứu khoa học tự nhiên? A. Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của động vật. B. Nghiên cứu sự lên xuống của thuỷ triều. C. Nghiên cứu sự khác nhau giữa văn hoá Việt Nam và văn hoá Trung Quốc. D. Nghiên cứu cách thức sản xuất phân bón hoá học. Câu 12: Nhà máy điện mặt trời là ứng dụng không thuộc lĩnh vực của khoa học tự nhiên? A. Hóa học B. Vật lý C. Thiên văn học D. Sinh học Câu 13: Dụng cụ ở hình bên tên gọi là gì và thường dùng để làm gì? A. Ống pipette, dùng lấy hoá chất. B. Ống bơm tiêm, dùng chuyền hoá chất cho cây trồng. C. Ống bơm hoá chất, đụng để làm thí nghiệm. D. Ống bơm khí dùng để bơm không khí vào ống nghiệm. Câu 14: Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đầu tiên và cần thiết nhất là phải làm gì? A. Đưa ra trung tâm y tế cấp cứu, B. Hô hấp nhân tạo. C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào. D. Cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vi nước sạch ngay lập tức. Câu 15: Khi dùng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng, bạn Nguyên đặt mắt để quan sát và đọc số đo theo 3 cách như trong hình bên. Theo em, bạn Nguyên đặt mắt quan sát theo cách nào là đúng? A. Cách (a). B. Cách (b). C. Cách (c). D. Cách nào cũng được. Câu 16: Giới hạn đo của một thước là A. Chiều dài lớn nhất ghi trên thước. B. Chiều dài nhỏ nhất ghi trên thước. C. Chiều dài giữa hai vạch liên tiếp trên thước. D. Chiều dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước. 2 KHTN 6
  3. Câu 17: Thước thích hợp để đo bề dày quyển sách Khoa học tự nhiên 6 là A. thước kẻ có giới hạn đo 10 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. B. thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm, C thước cuộn có giới hạn đo 3 m và độ chia nhỏ nhất 5 ơn. D. thước thẳng có giới hạn đo 1,5 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm, Câu 18: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để A. lựa chọn thước đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách. C. đọc kết quả đo chính xác. D. đặt vật đo đúng cách. Câu 19: Trên vỏ một hộp bánh có ghi 700g, con số này có ý nghĩa gì? A. Khối lượng bánh trong hộp. B. Khối lượng cả bánh trong hộp và vỏ hộp, C. Sức nặng của hộp bánh. D.Thể tích của hộp bánh. Câu 20: Một hộp quả cân có các quả cân loại 2g, 5g, 10g, 50g, 200g, 200mg, 500g, 500mg. Để cân một vật có khối lượng 257,5g thì có thể sử dụng các quả cân nào? A, 200 g 200 mg, 50 g, 5 g, 50 g. B. 2g, 5g, 50g, 200g, 500 mg. C.2g, 5g, 10g, 200g, 500g. D.2g, 5 g, 10g, 200 mg, 500 mg. I. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (1 điểm) Tại sao khi làm thí nghiệm xong cần phải: Lau dọn chỗ làm thí nghiệm; sắp xếp dụng cụ gọn gàng, đúng chỗ; rữa sạch tay bằng xà phòng? Câu 2. (1 điểm) Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật? Câu 3. (1 điểm) Trước một chiếc cầu có một biển báo giao thông ghi 10T (hình vẽ), con số 10T này có ý nghĩa gì? Câu 4. (1 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau: a) Mọi vật đều có b) Người ta dùng để đo khối lượng. Câu 5. (1 điểm) Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của thước đo và chiều dài của cây bút? ⟰ Hết • Giáo viên không giải thích gì thêm. • Không trao đổi khi làm bài. 3 KHTN 6