Đề cương ôn tập giữa học kỳ I môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 15 trang hoaithuk2 23/12/2022 1940
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ I môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_i_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6_sach_c.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kỳ I môn Khoa học tự nhiên 6 sách Cánh Diều - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. Ôn GIỮA HỌC KÌ I, 22 Câu 1. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là A. vật thế nhân tạo đẹp hơn vật thế tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vặt thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 2. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể vô sinh và vật thể hữu sinh là: A. vật thế vô sinh không xuất phát từ cơ thể sống, vật thể hữu sinh xuất phát từ cơ thể sống. B. vật thể vô sinh không có các đặc điểm như trao đổi chất và năng lượng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm nghĩ, còn vật thể hữu sinh có các đặc điểm trên. C. vật thể vô sinh là vật thể đã chết, vật thể hữu sinh là vật thể còn sống. D. vật thể vô sinh là vật thế không có khả năng sinh sản, vật thể hữu sinh luôn luôn sinh sản. Câu 3. Tất cả các trường hợp nào sau đây đều là chất? A. Đường mía, muối ăn, con dao. B. Con dao, đôi đũa, cái thìa nhóm. C. Nhôm, muối ăn, đường mía. D. Con dao, đôi đũa, muối ăn, Câu 4. Tĩnh chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide? A. Chất khí, không màu. B. Không mùi, không vị. C. Tan rất ít trong nước. D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dụng địch calcium hydroxide). Câu 5. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyến sang đường ở thể lỏng. Câu 6. Oxygen có tính chất nào sau đây? A. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khi, không duy trị sự cháy. B. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự chảy và sự sống. C. Ở điều kiện thường oxygen là khi không máu, không mùi, không vị, tan ít trong nước, nhẹ hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. D. Ở điều kiện thường oxygen là khí không màu, không mùi, không vị, tan nhiều trong nước, nặng hơn không khí, duy trì sự cháy và sự sống. Câu 7. Để phân biệt 2 chất khí là oxygen và carbon dioxide,em nên lựa chọn cách nào dưới đây? A. Quan sát màu sắc của 2 khí đó. B. Ngửi mùi của 2 khí đó. C. Oxygen duy trì sự sống và sự chảy. D. Dẫn từng khí vào cây nến đang cháy, khí nào làm nến cháy tiếp thì đó là Oxygen, khí làm tắt nến là carbon đioxide. Câu 8. Sự cháy và sự oxi hoá chậm có điểm chung là đều
  2. A. toả nhiệt và phát sang B. toả nhiệt và không phát sáng. C. xảy ra sự oxi hoá và có toả nhiệt. D. xảy ra sự oxi hoá và không phát sáng. Câu 9. Khi oxygen dùng trong đời sống được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào? A. Nước. B. Từ khí carbon dioxide. C. Từ không khí. D. Từ thuốc tím (potassium nermanganate). Câu 10. Khi một can xăng do bất cẩn bị bốc cháy thì chọn giải pháp chữa cháy nào được cho dưới đấy phù hợp nhất? A. Phun nước. B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa chảy gia đình để phun vào. D. Dùng chiếc chăn khô đáp vào. Câu 11. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioside Câu 12. Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính? A. Oxygen. B. Hidrogen. C. Carbon dioxide. D.Nitrogen. Câu 13. Thành phần nào sau đây không được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch? A. Carbon dioside. B. Oxygen. C. Chất bụi. D.Nirogen. Câu 14. Khi nào thì môi trường không khí được xem là bị ô nhiễm? A. Khi xuất hiện thêm chất mới vào thành phần không khí. B. Khi thay đổi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí. C. Khí thay đổi thành phần, tỉ lệ các chất trong môi trường không khí và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các sinh vật khác . D. Khi tỉ lệ % các chất trong môi trường không khí biến động nhỏ quanh tỉ lệ chuẩn. Câu 15. Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng. C. Bón phân tươi cho cây trồng, D. Phun thuốc trừ sâu đế phòng sâu bọ phá hoại cây trồng. Câu 16. Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất? A. Sản xuất phần mềm tin học. B. Sản xuất nhiệt điện, C. Du lịch. D. Giao thông vận tải. Câu 17. Phương tiện gao thông nào sau đây không gây hại cho môi trường không khi? A. Máy bay. B. Ô tô. C. Tàu hoả . D. Xe đạp. Câu 18. Biểu hiện nào sau đây không phải là biếu hiện của sự ô nhiễm môi trường? A. Không khí có mùi khó chịu. B. Da bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp. C. Mưa axit, bầu trời bị sương mù cả ban ngày. D. Buổi sáng mai thường có sương đọng trên lá. Câu 19. Sử dựng năng lượng nào gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất? A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D. Thuỷ điện. Câu 20. Thế nào là vật liệu? A. Vật liệu là một số thức ăn được con người sử dụng hàng ngày. B. Vật liệu là một chất được dùng trong xây dựng như sắt, cát, xi măng, C. Vật liệu là một chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như là nguyên liệu đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống.
  3. D. Vật liệu là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Câu 21. Gang và thép đều là hợp kim tạo bởi 2 thành phần chính là sắt và carbon, gang cứng hơn sắt, Vì sao gang ít sử dụng trong các công trình xây dựng? A. Vì gang được sản xuất ít hơn thép. B. Vị gang khó sản xuất hơn thép. C. Vì gang dẫn nhiệt kém hơn thép. D. Vì gang giòn hơn thép. Câu 22. Mô hình 3R có nghĩa là gì? A. Sử dụng vật liệu có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm. B. Sử dụng vật liệu với mục tiêu giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng. C. Sử dụng các vật liệu Ít gây ô nhiễm môi trường. D. Sử dụng vật liệu chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức phù hợp. Câu 23. Vật liệu nào sau đây không thể tái chế? A. Thuỷ tỉnh. B. Thép xây dựng. C. Nhựa composite. D. Xi măng. Câu 24. Thế nào là nhiên liệu? A. Nhiên liệu là một số chất hoặc hỗn hợp chất được dùng làm nguyên liệu đầu vào cho các quá trình sản xuất hoặc chế tạo. B. Nhiên liệu là những chất được oxi hóa để cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể sống. C. Nhiên liệu là những vật liệu dùng trong quá trình xây dựng. D. Nhiên liệu là những chất cháy được dùng để cung cấp năng lượng dạng nhiệt hoặc ánh sáng nhằm phục vụ mục đích sử dụng của con người Câu 25. Nhiên liệu nào sau đây không phải nhiên liệu hóa thạch? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí tự nhiên. D. Ethanol. Câu 26. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta không dùng biện pháp nào sau đây? A. Phơi củi cho thật khô. B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy. C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sít nhau càng tốt. D. Chẻ nhỏ củi. Câu 27. Để sử dụng gas tiết kiệm, hiệu quả người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Tùy nhiệt độ cần thiết để điều chỉnh lượng gas. B. Tốt nhất nên để gas ở mức độ lớn nhất. C. Tốt nhất nên để gas ở mức độ nhỏ nhất. D. Ngăn không cho khí gas tiếp xúc với carbon dioxide. Câu 28. Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen A. vừa đủ. B. thiếu. C. dư. D. tuỳ ý. Câu 29. Vật thể nào sau đây được xem là nguyên liệu? A. Gạch xây dựng. B. Đất sét. C. Xi măng. D. Ngói. Câu 30. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là A. vật liệu. B. nguyên liệu. C. nhiên liệu. D. phế liệu. Câu 31. Loại nguyên liệu nào sau đây hầu như không thể tái sinh? A. Gỗ. B. Bông. C. Dầu thô. D. Nông sản. Câu 32. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa gạo. B. Ngô. C. Mía. D. lúa mì. Câu 33. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?
  4. A. Gạo. B. Rau xanh. C.Thịt. D. Gạo và rau xanh. Câu 34. Chỉ ra đâu là tính chất vật lí của chất A. Nến cháy thành khí cacbon đi oxit và hơi nước B. Bánh mì để lâu bị ôi thiu C. Bơ chảy lỏng khi để ngoài trời D. Cơm nếp lên men thành rượu Câu 35. Chỉ ra đâu là tính chất hóa học của chất A. Đường tan vào nước. B. Kem chảy lỏng khi để ngoài trời. C. Tuyết tan. D. Cơm để lâu bị mốc. Câu 36. Hiện tượng tự nhiên nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ? A. Tạo thành mây. B. Mưa rơi. C. Gió thổi. D. Lốc xoáy. Câu 37. Quá trình nào sau đây thải ra khí oxygen A. Hô hấp B. Quang hợp. C. Hòa tan. D. Nóng chảy. Câu 38. Phát biểu nào sau đây về oxygen là không đúng? A. Oxygen không tan trong nước. B. Oxygen cần thiết cho sự sống. C. Oxygen không mùi và không vị. D. Oxygen cần cho sự đốt cháy nhiên liệu. Câu 39. Quá trình nào dưới đây không làm giảm oxygen trong không khí? A. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt. B. Sự cháy của than, củi, bếp ga. C. Sự quang hợp của cây xanh. D. Sự hô hấp của động vật. Câu 40. Cho một que đóm còn tàn đỏ vào một lọ thủy tinh chứa khí oxygen. Hiện tượng gì xảy ra? A. Không có hiện tượng . B. Tàn đỏ tắt ngay. C. Tàn đỏ từ từ tắt. D. Tàn đỏ bùng cháy thành ngọn lửa. Câu 41. Điền vào chỗ trống “ ” để được câu hoàn chỉnh: Độ chia nhỏ nhất là độ dài của hai vạch chia trên dụng cụ đo. A. cách nhau B. liên tiếp C. gần nhau D. cả 3 phương án trên Câu 42. Quy định nào sau đây là quy định của phòng thực hành? A. Được ăn, uống trong phòng thực hành. B. Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. C. Có thể tự ý làm các bài thực hành cơ bản. D. Có thể tự ý xử lý khi gặp sự cố xảy ra. Câu 43. Khi quan sát gân lá cây ta nên chọn loại kính nào? A. Kinh có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 44. Để đo thể tích chất lỏng người ta dùng: A. Pipette B. Nhiệt kế C. Bình chia độ D. Cân điện tử TỰ Luận Câu 1. Cho các cụm từ gồm: "ô nhiễm không khí" "khí thải công nghiệp" "khói bụi do núi lửa, do cháy rừng" "hậu quả", "khí thải do đốt rác thải" "hiệu ứng nhà kính" "nguyên nhân" "hạn chế đốt rác thải sinh hoạt", "biện pháp hạn chế" "bệnh đường hô hấp”"mưa axit", "trồng nhiều cây xanh""sử dụng tiết kiệm năng lượng""khí thải của các phương tiện giao thông", "chế tạo các loại động cơ tiết kiệm năng lượng", "xử lí rác thải đúng quy trình". Em hãy lập một sơ đồ hình cây phù hợp nhất với các dữ liệu trên để tổng kết kiến thức về chủ đề không khí
  5. Câu 2. Nhựa được dùng làm vật liệu chế tạo nhiều vật dụng khác nhau. Hình dưới đây là một số vật dụng được làm từ chất liệu nhựa và thời gian phân hủy của nó. a) Thời gian phân hủy của vật liệu nhựa như thế nào b) tác hại của vật liệu nhựa với môi trường và sức khỏe con người như thế nào? c) Em hãy đề xuất các giải pháp để giảm tác hại tới môi trường của vật liệu nhựa. Câu 3. Vải may quần áo được làm từ sợi bông hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông có đặc tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặt dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer. Làm thế nào để ta có thể phân biệt được hai loại vải này?. Câu 4. Ghi đúng (Đ), sai (S) vào ô phù hợp đối với các nhận xét về đồ dùng bằng nhựa. Nội dung Đ/S Đồ dùng nhựa không gây ô nhiễm môi trường. Đồ dùng nhựa không ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Đồ dùng nhựa dễ phân hủy sau khi hết hạn sử dụng. Đồ dùng nhựa có thể tái chế. Câu 5. Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước. a) Theo em, nước đã biến đâu mất? b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào? c) Hãy vẽ sơ đổ mô tả sự biến đổi giữa các thể của nước? d) Tại sao lại có hiện tượng nước trải đều trên mặt đĩa? e) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó. Câu 6. Khẩu phần ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của cơ thể con người. Hãy cho biết: a) Khẩu phần ăn đầy đủ phải bao gồm những chất dinh dưỡng nào. b) Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, ta cần dựa vào những căn cứ nào. Câu 7. Việt Nam là quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
  6. a) Gạo là lương thực hay thực phẩm? b) Kể tên hai khu vực sản xuất lúa gạo chính ở Việt Nam. c) Tại sao phải thu hoạch lúa đúng thời vụ? Câu 8. Hiện tượng ngộ độc thực phẩm tập thể ngày càng nhiều. Trong đó, có không ít vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học. a) Kể tên một vài vụ ngộ độc thực phẩm mà em biết. b) Em hãy nêu một số nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm. c) Khi bị ngộ độc thực phẩm em cần phải làm gì? d) Làm thế nào để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Câu 4. Ta đã biết 100 g ngô và 100 g gạo đều sinh ra năng lượng là 1528 kJ. Vậy tại sao ta không ăn ngô thay gạo? Câu 5. Trong khẩu phần ăn của Dũng (13 tuổi) gồm có: 350 gram carbohydrate, 100 g lipid, 200 g protein và nhiều loại vitamin, muối khoáng khác. Các em hãy cho biết khẩu phần của Dũng đã hợp lý chưa và giải thích rõ vì sao. Biết: - Hiệu suất hấp thụ của cơ thể đối với carbohydrate là 90% đối với lipid là 80%, đối với protein là 60%. - Nhu cầu dinh dưỡng của nam tuổi từ 13 - 15 là khoảng 2500 - 2600 kcal/ngày. - 1 g carbohydrate tạo ra 4,3 kcal; 1 gam lipid tạo ra 9,3 kcal; 1 gam protein tạo ra 4,1 kcal. ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 MỞ ĐẦU Câu 1: Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về: A. Hoạt động của con người. B. Các hoạt động trong quá khứ. C. Sự vật, hiện tượng, quy luật tự nhiên D. Quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người. Câu 2. Cho các vật thể sau: Con gà, cây chổi, cây me, con chim, ngôi nhà, vi khuẩn, robot. Các vật sống là : A. Con gà, cây chổi, con chim, vi khuẩn B. Con gà, cây chổi, ngôi nhà, robot C. Con gà, cây me, con chim, robot D. Con gà, cây me, con chim, vi khuẩn CHỦ ĐỀ 1
  7. Câu 3. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là: A. Tuần. B. Ngày. C. Giây D. Giờ. Câu 4: Dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của chất lỏng người ta chế tạo được: A. Đồng hồ. B. Cân. C. Thước đo. D. Nhiệt kế. Câu 5. Phát biểu nào sau đây ĐÚNG? A. Chất lỏng co lại khi nóng lên. B. Độ dãn nở vì nhiệt của các chất lỏng khác nhau là như nhau. C. Khi nhiệt độ thay đổi thì thể tích chất lỏng thay đổi. D. Chất lỏng nở ra khi lạnh đi. Câu 6. Để xác định được khối lượng quả dưa, người ta dùng dụng cụ nào sau đây? A. Thước dây B. Bình chia độ C. Cân đồng hồ D. Kính lúp Câu 7. Loại cân mà thợ kim hoàn thường dùng để cân vàng là: A. Cân y tế B. Cân đồng hồ C. Cân đòn D. Cân tiểu li CHỦ ĐỀ 2 Câu 8. Chất ở thể khí không có tính chất nào sau đây? A. Không có hình dạng nhất định B. Chiếm toàn bộ thể tích vật chứa nó C. Chỉ nhìn thấy khi có màu D. Có thể nhìn thấy được và có hình dạng nhất định Câu 9. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học? A. Hòa tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường đến lúc xuất hiện màu đen D. Đun nóng đường ở thể rắn chuyển sang thể lỏng. Câu 10. Khi phơi quần áo ướt dưới nắng một thời gian ta thấy quần áo khô. Đây là ví dụ của: A. Sự bay hơi
  8. B. Sự ngưng tụ C. Sự đông đặc D. Sự nóng chảy Câu 11. Vì sao khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên thì nhiều vùng đất thấp sẽ bị nước biển nhấn chìm? A. Vì nhiệt độ tăng nên người dân ở những vùng đất thấp sẽ sử dụng nhiều nước B. Vì nhiệt độ tăng làm cho lượng mưa tăng C. Vì khi nhiệt độ Trái Đất tăng lên thì băng ở 2 vùng cực tan dần làm cho mực nước biển dâng lên cao D. Nhu cầu nước sử dụng tăng lên, nước thải sinh hoạt nhiều Câu 12. Quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng của chất là: A. Sự nóng chảy B. Sự đông đặc C. Sự ngưng tụ D. Sự bay hơi CHỦ ĐỀ 3 Câu 13. Dấu hiệu nào chứng tỏ không khí bị ô nhiễm? A. Không khí trong lành, dễ chịu. B. Trời xuất hiện sương mù vào buổi sáng C. Trời trở gió và xuất hiện mưa D. Có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn, khó thở Câu 14. Hoạt động nông nghiệp nào sau đây không làm ô nhiễm môi trường không khí? A. Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. B. Tưới nước cho cây trồng C. Bón phân tươi cho cây trồng, D. Phun thuốc trừ sâu đế phòng sâu bọ phá hoại cây trồng.
  9. Câu 15. Trong quá trình điều trị bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân sử dụng hệ thống thở chứa khí oxygen. Ứng dụng này dựa vào tính chất hay vai trò nào của oxygen? A. Duy trì sự cháy B. Ít tan trong nước C. Duy trì sự sống D. Khí không mùi Câu16. Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí? A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh B. Thải các khí thải ra môi trường không qua xử lí. C. Đốt rừng làm rẫy. D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại. Câu 17. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A.Oxygen. B. Hydrogen. C.Nitrogen. D. Carbon dioxide Câu 18. Thành phần nào của không khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính? A. Carbon dioxide B.Oxygen C. Chất bụiD. Nitrogen CHỦ ĐỀ 4 Câu 19. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực? A. Lúa mì. B. Ngô (bắp) C. Khoai lang D. Mía Câu 20. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất? A. Gạo. B. Rau xanh. C. Thịt D. Gạo và rau xanh. Câu 21. Khi dùng gỗ để sản xuất giấy thì người ta sẽ gọi gỗ là: A. Vật liệu B. Nguyên liệu C. Nhiên liệu D. Phế liệu Câu 22. Để xây tường, lát sân người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? A. Gạch B. Nhôm C. Thủy tinh D. Đồng Câu 23. Để củi dễ cháy khi đun nấu, người ta KHÔNG dùng biện pháp nào sau đây?
  10. A. Phơi củi cho thật khô B. Cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy C. Xếp củi chồng lên nhau, càng sát nhau càng tốt D. Chẻ củi nhỏ Câu 24. Thực phẩm được dùng để chế biến nước mắm là: A. Cá biển và muối B. Đậu nành C. Rau D. Thịt. Câu 25: Gạo sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể? A. Vitamin B. Lipid (chất béo) C. Carbohydrat (chất đường, bột) D. Protein (chất đạm) CHỦ ĐỀ 5 Câu 26. Chất tinh khiết là: A. Chất lẫn ít tạp chất B. Chất không lẫn tạp chất C. Chất lẫn nhiều tạp chất D. Có tính chất thay đổi Câu 27. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng phương pháp nào sau đây? A. Lọc B. Chiết C. Cô cạn D. Dùng nam châm hút Câu 28: được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. A. Chất tinh khiết B. Hỗn hợp C. Dung môi D. Dung dịch Câu 29. Khi hòa tan muối trong cốc nước thì muối đóng vai trò gì? A. Chất tan B. Dung môi C. Chất bão hòa D. Chất bảo quản Câu 30. Hỗn hợp nào sau đây là huyền phù? A. Dầu giấm B. Nước muối C.Nước đường D. Bột sắn dây và nước Câu 31. Nếu không may làm đổ dầu ăn vào nước, ta dùng phương pháp nào để tách dầu ăn khỏi nước?
  11. A. Lọc B. Dùng máy li tâm C. Chiết D. Cô cạn Câu 32. Chất nào sau đây được coi là chất tinh khiết? A. Nước suối B. Nước ngọt C. Sữa tươi D. Nước cất Câu 33. Sử dụng khẩu trang để đeo khi đi ngoài đường là ta đã áp dụng phương pháp nào để loại bỏ bụi bẩn trong không khí hít vào? A. Chưng cất B. Bay hơi C. Chiết D. Lọc Câu 34. Cà phê là một loại đồ uống được nhiều người dân Việt Nam yêu thích, trong thực tế khi pha cà phê phin, người ta đang sử dụng phương pháp nào? A. Lọc B. Chưng cất C. Cô cạn D. Chiết Câu 35. Người dân đã sử dụng phương pháp nào để thu hồi muối? A. Làm lắng đọng muối B. Lọc lấy muối từ nước biển C. Làm bay hơi muối biển D. Cô cạn nước biển CHỦ ĐỀ 6 Câu 36. Đơn vị cấu trúc và chức năng của mọi cơ thể sống là: A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 37. Bào quan nào thực hiện quá trình quang hợp ở cây xanh? A. Lục lạp B. Không bào C. Ti thể D. Ribosome Câu 38: Đặc điểm của tế bào nhân thực là: A. Có màng tế bào B. Có chất tế bào C. Có lục lạp D. Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền Câu 39. Chức năng của nhân tế bào là gì? A. Bảo vệ tế bào B. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào C. Tổng hợp năng lượng cho tế bào
  12. D. Kiểm soát các chất đi ra, đi vào tế bào Câu 40. Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với cơ thể sinh vật? A. Giúp cơ thể sinh vật trẻ mãi B. Là cơ sở cho sự lớn lên của cơ thể sinh vật C. Giúp cho tế bào trong cơ thể sẽ chết một phần D. Không có ý nghĩa gì Câu 41: Khi một tế bào lớn lên và trải qua 5 lần sinh sản sẽ có bao nhiêu tế bào mới hình thành: A. 2 B. 10 C. 25 D. 32 CHỦ ĐỀ 7 Câu 42. Cơ thể đơn bào được cấu tạo từ: A. 1 tế bào B. 2 tế bào C. 3 tế bào D. nhiều tế bào Câu 43. Trong cơ thể đa bào, tập hợp các tế bào giống nhau về hình dạng và cùng thực hiện một chức năng nhất định được gọi là gì? A. Mô B. Tế bào C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 44: Tập hợp các mô thực hiện cùng một chức năng trong cơ thể là: A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan Câu 45. Trong các sinh vật sau, sinh vật nào không phải là sinh vật đơn bào? A. Vi khuẩn E. coli B. Trùng biến hình C. Tảo lục D. Ếch đồng Câu 46. Mô nào sau đây không phải mô của lá cây? A. Mô biểu bì B. Mô giậu C. Mô dẫn D. Mô thần kinh Câu 47. Chức năng chính của hệ rễ đối với cây xanh là: A. Sinh sản
  13. B. Quang hợp, tạo ra chất hữu cơ C. Duy trì nòi giống D. Hút nước và muối khoáng, giúp cây trụ vững Câu 48.Quan sát cơ quan trong hình sau, cho biết tên cơ quan đó là gì và cơ quan này thuộc hệ nào? A. Não – hệ tuần hoàn B. Não – hệ thần kinh C. Gan – hệ tiêu hóa D. Gan – hệ thần kinh CHỦ ĐỀ 8 Câu 49. Thế giới sinh vật được chia vào các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn theo trật tự nào dưới đây? A. Loài - họ - chi/giống - bộ - lớp - ngành - giới B. Loài - chi/giống - họ - bộ - lớp - ngành - giới C. Giới - ngành - lớp - bộ - họ - chi/giống - loài D. Giới - ngành - lớp - họ - bộ - chi/giống – loài Câu 50: Theo Whittaker, 1969, thế giới sống được chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Thực vật, Động vật và : A. Vi khuẩn B. Virus C. Nấm D. Con người Câu 51. Sữa chua là sản phẩm được làm từ sữa kết hợp với nhóm sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn lam B. Vi khuẩn lactic C. Nấm men D. Nấm mốc
  14. Câu 52. Vi khuẩn là: A. Nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ, kích thước hiển vi. B. nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước hiển vi. C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. Câu 53. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh B. Nguyên sinh C. Nấm D. Thực vật Câu 54. Bệnh do virus SARS – CoV – 2 ảnh hưởng trực tiếp đến hệ cơ quan nào? A. Hô hấp B. Tiêu hóa C. Bài tiết D. Sinh sản Câu 55: Đặc điểm cơ bản để phân biệt virus và vi khuẩn là: A. Virus có nhiều hình dạng B. Virus không có vật chất di truyền, vi khuẩn có vật chất di truyền C. Virus không thể quan sát bằng mắt thường D. Virus chưa có cấu tạo tế bào, vi khuẩn đã có cấu tạo tế bào. Câu 56. Bệnh tả chủ yếu lây truyền theo phương thức nào? A. Qua tiếp xúc gần B. Qua ăn uống C. Qua vật trung gian truyền bệnh D. Từ mẹ sang con khi mang thai Câu 57. Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, các biện pháp thực hiện: 1. Nên ăn thịt sống hoặc thịt tái để giữ nguyên hương vị 2. Rửa tay trước khi ăn 3. Phải rửa sạch và nấu chín thức ăn 4. Không ăn thức ăn ôi thiu 5. Không nên bỏ phí thức ăn đã để nhiều ngày, nấu lại ăn ngay.
  15. Các biện pháp đúng cần thực hiện là: A. 1, 2, 3, 4, 5 B. 1, 2,5 C. 2,3,4 D. 2,3,4,5 Câu 57. Cho các dữ liệu sau: Tên phổ thông: Con người Tên chi: Homo Tên loài: Sapiens Hãy cho biết tên khoa học của con người là gì? A. Homo Sapiens B.Homo sapiens C. Sapiens homo D. Sapiens homo 58. Con đường lây truyền nào sau đây không phải là con đường lây truyền bệnh lao phổi? A. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây bệnh B. Thông qua đường tiêu hóa C. Thông qua đường hô hấp D. Thông qua đường máu Câu 59. Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên? A. Bệnh kiết lị B. Bệnh tiêu chảy C. Bệnh vàng da D. Bệnh thủy đậu Câu 60. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên? A. Bệnh tả B. Bệnh vàng da C. Bệnh dại D. Bệnh kiết lị