Chinh phục các bài tập môn Khoa học tự nhiên 6

docx 139 trang hoaithuk2 23/12/2022 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chinh phục các bài tập môn Khoa học tự nhiên 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxchinh_phuc_cac_bai_tap_mon_khoa_hoc_tu_nhien_6.docx

Nội dung text: Chinh phục các bài tập môn Khoa học tự nhiên 6

  1. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 SINH HỌC (VẬT SỐNG) MỤC LỤC BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG I) TẾ BÀO 1 Tế bào - Đơn vị cơ bản của sự sống 2 Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào 3 Sự lớn lên và sinh sản của tế bào 4 Ôn tập. II) TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ 1 Cơ thể sinh vật sống 2 Tổ chức cơ thể đa bào 3 Thực hành quan sát và mô tả cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào 4 Ôn tập. III) ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG 1 Hệ thống phân loại sinh vật 2 Khóa lưỡng phân 3 Vi khuẩn 4 Thực hành làm sữa chua và quan sát vi khuẩn 5 Virus 6 Nguyên sinh vật 7 Thực hành quan sát nguyên sinh vật 8 Nấm 9 Thực hành quan sát các loại nấm 10 Ôn tập. 11 Thực vật 12 Thực hành quan sát và phân biệt một số nhóm thực vật 13 Động vật 14 Thực hành quan sát và nhận biết một số nhóm động vật ngoài thiên nhiên 15 Đa dạng sinh học 16 Ôn tập. BỘ CÁNH DIỀU I) TẾ BÀO 1 Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống 2 Từ tế bào đến cơ thể 3 Ôn tập. II) ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG 1 Phân loại thế giới sống 2 Khóa lưỡng phân 3 Virus và vi khuẩn 4 Đa dạng nguyên sinh vật 5 Đa dạng nấm 6 Đa dạng thực vật 7 Vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên 8 Thực hành phân chia các nhóm thực vật 9 Đa dạng động vật có xương sống 10 Đa dạng sinh học Page 1 (BẢN ĐỌCPage TRƯỚC – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  2. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 11 Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên thiên 12 Ôn tập. BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO I) TẾ BÀO - ĐƠN VỊ CƠ SỞ CỦA SỰ SỐNG Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống Thực hành quan sát tế bào II) TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Cơ thể đơn bào và cơ thể đa bào. Các cấp độ tỏ chức trong cơ thể đa bào Thực hành quan sát sinh vật III) ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG Phân loại thế giới sống Thực hành xây dựng khóa lưỡng phân. Virus Vi khuẩn Thực hành quan sát vi khuẩn. Tìm hiểu các bước làm sữa chua Nguyên sinh vật Nấm Thực vật Thực hành phân loại thực vật Động vật Thực hành quan sát và phân loại động vật ngoài thiên nhiên Đa dạng sinh học Page 2 (BẢN ĐỌCPage TRƯỚC – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  3. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 = BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CHỦ ĐỀ 1: TẾ BÀO Câu 1: Mỗi ngôi nhà được xây nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh chúng ta được hình thành từ đơn vị cấu trúc nào? GIẢI Tất cả các cơ thể sinh vật xung quanh chúng ta đều được cấu tạo từ những đơn vị rất nhỏ bé, gọi là tế bào. Câu 2: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống? GIẢI Tế bào là đơn vị cấu tạo của cơ thể vì mọi cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào, nó là đơn vị cấu tạo bé nhất của cơ thể sống. Và tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh trưởng (lớn lên), hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết và sinh sản. Câu 3: 1. Quan sát hình 1.1, nêu nhận xét về hình dạng tế bào. 2. Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật, tế bào thực vật trong hình 1.2 và cho biết tế bào nào có thể quan sát bằng mắt thường, tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi? 3. Bốn bạn học sinh phát biểu về hình dạng, kích thước của các loại tế bào khác nhau như sau: Page 3 (BẢN ĐỌCPage TRƯỚC – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  4. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Hãy thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: a) Phát biểu của bạn nào đúng? b) Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng? GIẢI 1. Nhận xét: mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa với sinh vật: phù hợp với từng chức năng mà tế bào đảm nhận giúp cho cơ thể sống trao đổi chất, và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng, phát triển, vận động, cảm ứng, sinh sản. 2. Chúng ta có thể quan sát tế bào có kích thước 1mm hoặc 10mm bằng mắt thường; tế bào 1µm, 10µm hoặc 100µm có thể quan sát được bằng kính hiển vi quang học. Các tế bào có thể quan sát bằng mắt thường: tế bào trứng cá, tế bào chim ruồi, tế bào cá voi xanh, Các tế bào phải quan sát bằng kính hiển vi: tế bào vi khuẩn, lục lạp, virus, 3.a) Phát biểu D là đúng, các phát biểu còn lại sai. b) Ví dụ tế bào hồng cầu ở người có hình cầu có đường kính khoảng 7,8 um , còn tế bào vi khuẩn E.coli hình que có kích thước là 2-3 um x 0,5 um Câu 4: Tuy có kích thước nhỏ nhưng tế bào có thể thực hiện được các quá trình sống cơ bản. Vậy tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào và chúng có chức năng gì để có thể giúp tế bào thực hiện những quá trình sống đó? GIẢI Tế bào được cấu tạo từ các thành phần cơ bản: màng tế bào, tế bào chất, nhân và vật chất di truyền Câu 5: Quan sát hình 2.1, nêu các thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng. GIẢI Thành phần chính của tế bào: • Màng tế bào: tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. Page 4 (BẢN ĐỌCPage TRƯỚC – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  5. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 • Tế bào chất: là nơi xảy ra của các hoạt động trao đổi chất (hấp thụ chất dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng, tạo ra các chất để tăng trưởng, ) • Nhân: nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào. Câu 6: Quan sát hình 2.2, chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. GIẢI Điểm giống nhau: • Thành phần có cả ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là: màng tế bào, tế bào chất Điểm khác nhau: • Tế bào nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân ngăn cách giữa chất nhân và tế bào chất) • Tế bào nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh, vật chất di truyền nằm trong nhân được bao bọc bởi màng nhân. Câu 7: 1. Quan sát hình 2.3 và 2.4, lập bảng so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. Page 5 (BẢN ĐỌCPage TRƯỚC – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  6. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 • • 2. Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức sống khác nhau của chúng? Cấu trúc nào của tế bào nào giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như động vật? GIẢI 1. Tế bào động vật Tế bào thực vật Giống Đều có những thành phần cơ bản: nhau • Màng sinh chất, tế bào chất và nhân • Các bào quan: Ti thể, thể Gôngi, lưới nội chất mang ribôxôm. • Trong nhân là nhân con và chất nhiễm sắc (ADN). Khác • Không có vách xenlulozơ • Có vách xenlulozơ bảo nhau • Không có lục lạp nên không tự tổng vệ. hợp được chất hữu cơ → dị dưỡng. • Có các lạp thể đặc biệt là • Có trung thể lục lạp → tự dưỡng. • Có lizôxôm (thể hòa tan). • Chỉ có trung thể ở tế bào • Không có không bào chứa dịch, chỉ thực vật bậc thấp có không bào tiêu hóa, không bào • Không có lizôxôm bài tiết. • Có không bào chứa dịch lớn. 2. - Điểm khác nhau lớn nhất giữa thực vật và giới động vật là khả năng quang hợp. • Thực vật là sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ từ năng lượng mặt trời và chất vô cơ. Có những loại thực vật vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng (như cây bắt ruồi). Nhưng nếu không có ruồi, các cây này vẫn sống vì chúng vẫn có khả năng quang hợp. • Động vật là sinh vật dị dưỡng, không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ nên chúng phải ăn các sinh vật khác. - Thành tế bào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật. Page 6 (BẢN ĐỌCPage TRƯỚC – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  7. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Câu 8: Khi một con chó con vừa sinh ra, em có thể dùng một tay bế nó. Song chính con chó đó khi trưởng thành, em có thể không còn bế nổi nó nữa. Quá trình nào đã giúp con chó cũng như các sinh vật khác lớn lên? GIẢI Quá trình lớn lên và sinh sản của tế bào đã giúp con chó cũng như các sinh vật khác lớn lên. Câu 9: Quan sát Hình 3.1 và trả lời các câu hỏi: 1. Kích thước tế bào chất và nhân thay đổi thế nào khi tế bào lớn lên? 2. Tế bào có lớn lên mãi được không? Tại sao? GIẢI 1. Kích thước tế bào chất và nhân tăng dần lên khi tế bào lớn lên. 2. Tế bào không lớn lên mãi được. Vì khi tế bào lớn đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành hai tế bào con. Câu 10: Quan sát hình 3.1 và 3.2 để trả lời các câu hỏi sau: 1. Khi nào thì tế bào phân chia? 2. Cơ thế chúng ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành nhờ quá trình nào? GIẢI 1. Khi tế bào lớn lên một kích thước nhất định sẽ phân chia. 2. Cơ thể ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành nhờ quá trình sinh sản (phân chia) của tế bào. Câu 11: 1. Quan sát hình 3.3 và cho biết cây ngô lớn lên nhờ quá trình nào? Page 7 (BẢN ĐỌCPage TRƯỚC – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  8. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2. Quan sát hình 3.3 và 3.4, thảo luận và trả lời câu hỏi: a) Sự sinh sản tế bào có ý nghĩa gì? b) Nhờ quá trình nào cơ thể có được những tế bào mới để thay thế cho những tế bào già, các tế bào chết, tế bào bị tổn thương? GIẢI 1. Cây ngô lớn lên nhờ quá trình sinh sản của tế bào 2. a) Sự sinh sản tế bào làm tăng số lượng tế bào, thay thế các tế bào già, các tế bào bị tổn thương, giúp cơ thể lớn lên (sinh trưởng) và phát triển. b) Quá trình sinh sản tế bào. Câu 12: Mô tả nào dưới đây về chức năng của thành phần tế bào là đúng? A. Nhân - tích trữ nước, thức ăn và chất thải của tế bào. B. Tế bào chất - chứa các bào quan. C. Không bào - lưu giữ thông tin di truyền. D. Màng tế bào - thu nhận ánh sáng mặt trời. Page 8 (BẢN ĐỌCPage TRƯỚC – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  9. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI Chọn B. Tế bào chất - chứa các bào quan. Câu 13: Quá trình sinh sản của tế bào không có ý nghĩa A. giúp cơ thể đơn bào lớn lên. B. giúp cơ thể đa bào lớn lên. C. thay thế các tế bào già đã chết. D. thay thế các tế bào bị tổn thương. GIẢI Chọn A. giúp cơ thể đơn bào lớn lên. Câu 14: Thành phần nào dưới đây có thể ở tế bào thực vật mà không có ở tế bào động vật? A. Nhân tế bào B. Tế bào chất C. Lục lạp D. Màng tế bào GIẢI Chọn C. Lục lạp Câu 15: Tế bào nào dưới đây có thể quan sát bằng mắt thường? A. Tế bào da người B. Tế bào lá cây C. Tế bào vi khuẩn D. Tế bào trứng cá GIẢI Chọn D. Tế bào trứng cá Câu 16: Quan sát hình dưới đây rồi trả lời câu hỏi a) Gọi tên các thành phần của tế bào tương ứng với vị trí 1, 2, 3, 4 trong hình b) Thành phần nào có ở cả tế bào thực vật và tế bào động vật? GIẢI a) 1: thành tế bào 2: màng tế bào 3: tế bào chất 4: nhân tế bào Page 9 (BẢN ĐỌCPage TRƯỚC – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  10. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 b) Thành phần có cả ở tế bào thực vật và động vật: • màng tế bào • tế bào chất • nhân tế bào Câu 17: Các tế bào ở hình dưới đây là tế bào nhân sơ hay nhân thực? Tế bào hình 5.3a có gì khác về mặt cấu tạo so với hai tế bào còn lại? GIẢI Tế bào nhân sơ là tế bào lá cây, còn tế bào hồng cầu và tế bào thần kinh là tế bào nhân thực. Tế bào hình 5.3a chưa có màng nhâ cũng như hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc. Còn các tế bào còn lại có màng nhân, hệ thống nội màng và các bào quan có màng bao bọc. Câu 18: Vì sao thực vật không có xương nhưng cơ thể vẫn vững chắc và giữ được hình dạng. GIẢI Thực vật không có xương nhưng cơ thể vẫn vững chắc và giữ được hình dạng vì nhờ có thành tế bào ở thế bào thực vật có chức năng quy định hình dạng và bảo vệ tế bào. Câu 19: Điều gì xảy ra nếu tế bào bị mất nhân? GIẢI Nhân là nơi chứa vật chất di truyền, là trung tâm điều khiển các hoạt động sống của tế bào, do đó khi tế bào mất nhân thì nó sẽ không hoạt động và coi như bị chết. Câu 20: Tuổi vị thành niên là giai đoạn cơ thể có tốc độ lớn nhanh nhất trong suốt cuộc đời mỗi người. Theo em, tốc độ phân chia tế bào ở giai đoạn này là nhanh hay chậm? Từ đó cho biết cần có chế độ dinh dưỡng và luyện tập thế nào để đảm bảo chiều cao tối đa khi trưởng thành. GIẢI Tốc độ phân chia tế bào ở giai đoạn này là nhanh. Cần phải ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lí và đầy đủ, cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể phát triển lành mạnh. Page 10 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  11. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CHỦ ĐỀ 2: TỪ TẾ BÀO ĐẾN CƠ THỂ Câu 1: Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch nhưng lại chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không? GIẢI Điều đó cho thấy sự liên quan giữa số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật và kích thước của chúng. Câu 2: 1. Quan sát hình 1.1 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể? 2. Nhận biết và mô tả đặc điểm cơ thể sống Quan sát hình 1.2 và thảo luận các nhóm nội dung sau: Page 11 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  12. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 a) Kể tên các cơ thể sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình trên. Những đặc điểm nào giúp các em nhận ra một cơ thể sống? b) Để chuyển động trên đường, một chiếc oto hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt ra khí carbon dioxide. Vậy, cơ thể sống giống với ôt hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao oto và xe máy không phải cơ thể sống? GIẢI 1. Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm: - Cảm ứng và vận động - Sinh trưởng - Sinh sản - Bài tiết - Dinh dưỡng - Hô hấp 2. a) Các cơ thể sống: 2 chú khỉ, em bé, cây cỏ Vật không sống: tường, hàng rào Những đặc điểm giúp các em nhận ra một cơ thể sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản b) Để chuyển động trên đường, một chiếc oto hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt ra khí carbon dioxide. Vậy, cơ thể sống giống với oto hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao oto và xe máy không phải cơ thể sống? Cơ thể sống giống với oto hoặc xe máy ở đặc điểm cũng cần sử dụng khí oxygen sử dụng đảm bảo duy trì sự sống và hoạt động, con người cần oxygen để hô hấp còn oto dùng oxygen để hoạt động được Nhưng oto và xe máy không được xem là một cơ thể sống vì những hoạt động sống cơ bản khác như sinh sản, cảm ứng và vận động hay sinh trưởng đều không thực hiện được Câu 3: Quan sát hình 1.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào GIẢI Page 12 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  13. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Định cơ thể đơn bào: Tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván Cơ thể đa bào: em bé, con bướm, cây hoa mai Câu 4: Em không thể chiến thắng một trận bóng đá nếu chỉ đá một mình. Làm việc theo nhóm thường hiệu quả hơn làm việc cá nhân. Trong cơ thể, các tế bào hoạt động theo cách đó. Vậy, các tế bào được tổ chức và phối hợp hoạt động với nhau như thế nào trong cơ thể đa bào? GIẢI Trong cơ thể đa bào, các tế bào được tổ chức và phối hợp qua một số cấp tổ chức (tế bào > mô > cơ quan > hệ cơ quan) để tạo thành cơ thể. Câu 5: 1. Quan sát hình 2.1 viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao 2. Quan sát hình 2.2 rồi thực hiện các yêu cầu dưới đây Page 13 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  14. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 a) Gọi tên các cấp tổ chức cơ thể tương ứng với các hình từ A tới E cho phù hợp b) Nêu tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình GIẢI 1. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các cấp tổ chức của cơ thể từ thấp đến cao 2. a) A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Cơ thể E. Quần thể b) Tên cơ quan của động vật và thực vật được minh họa ở hình: Với cá cóc: tim Với cây sâm: lá, thân, củ Câu 6: Quan sát hình 2.3 và 2.4 nêu một số mô ở người và ở thực vật GIẢI Mô ở người gồm: - Mô liên kết - Mô cơ - Mô biểu bì ở da Mô ở thực vật gồm có: - Mô mạch gỗ - Mô mạch rây - Mô biểu bì Câu 7: 1. Quan sát hình 2.5 thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: Page 14 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  15. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 a) Xác định vị trí các cơ quan trong cơ thể người b) Chức năng của các cơ quan được chú thích trong hình là gì? 2. Quan sát hình 2.6, hãy gọi tên các cơ quan tương ứng với các chữ cái từ A đến D, ghép tên mỗi cơ quan đó với chức năng phù hợp được mô tả dưới đây: 1. Nâng đỡ cơ thể và vận chuyển các chất dinh dưỡng. 2. Tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. 3. Hút nước và chất khoáng cho cơ thể. 4. Tạo ra quả và hạt. GIẢI 1. a) Học sinh nhìn hình vẽ và tự xác định vị trí của các cơ quan. b) Tim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức năng bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Page 15 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  16. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Chức năng chính của phổi là giúp oxy trong không khí chúng ta hít thở, đi vào tế bào máu (hồng cầu). Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Để cung cấp cho các tế bào trong các cơ quan nội tạng sử dụng. Thận là một bộ phận quan trọng của hệ tiết niệu và cũng có chức năng hằng định nội môi như điều chỉnh các chất điện phân, duy trì sự ổn định axit-bazơ, và điều chỉnh huyết áp. Các quả thận đóng vai trò là bộ lọc máu tự nhiên trong cơ thể, và các chất thải theo niệu quản được dẫn đến bàng quang để thải ra ngoài. Dạ dày (còn gọi là bao tử) là một bộ phận trong hệ tiêu hóa của động vật. Ở nhiều động vật, và ở người, nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là: Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị. Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Ruột có chức năng nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thu từ ruột non. Nó hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn và cùng với sự phân hủy cùng các vi khuẩn tạo bã thức ăn thành phân, khi đủ lượng đại tràng sẽ co bóp tạo nhu động và bài tiết phân qua trực tràng, phần cuối cùng của đại tràng gần hậu môn. 2. A. Hoa B. Lá C. Thân D. Rễ Ghép: A - 4 ; B - 2 ; C - 1 ; D - 3 Câu 8: Tìm hiểu một hệ cơ quan ở người và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Hệ cơ quan đó có những cơ quan nào? 2. Nêu chức năng của hệ cơ quan đó đối với cơ thể. GIẢI Tìm hiểu về hệ tiêu hóa ở người. 1. Hệ tiêu hóa ở người bao gồm đường Tiêu hóa cộng với cơ quan phụ trợ tiêu hóa (lưỡi, tuyến nước bọt, tụy, gan và túi mật). 2. Hệ tiêu hóa là một chuỗi các cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn. Chúng hoạt động và phối hợp nhịp nhàng với nhau làm nhiệm vụ vận chuyển, tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng nuôi cơ thể và đào thải cặn bã ra ngoài. Hoạt động tiêu hóa diễn ra hàng ngày và bao gồm nhiều bước khác nhau. Câu 9: Báo cáo bài thực hành 1. Kết quả quan sát cơ thể đơn bào a) Dựa vào kết quả quan sát tiêu bản sinh vật trong nước ao (hồ), em hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau: Tên sinh vật quan sát được Vẽ hình ? ? ? b) Kể tên các cơ thể có khả năng quang hợp mà em quan sát thấy. Dấu hiệu nhận biết chúng là gì? GIẢI 1. Học sinh tự quan sát và ghi kết quả vào bảng. Câu 10: Page 16 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  17. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2. Dựa vào kết quả quan sát mô hình hoặc tranh, ảnh một số hệ cơ quan trong cơ thể người, hoàn thành bảng theo mẫu sau: 3. Từ kết quả quan sát các cơ quan của một số cây, hoàn thành bảng theo mẫu sau: Tên cây Cơ quan quan sát được Mô tả ? ? ? ? ? ? GIẢI 2. 3. Học sinh quan sát và điền vào bảng. Câu 11: Sinh vật nào dưới đây là đơn bào? A. Người B. Cây chuối C. Cây hoa hướng dương D. Tảo lục GIẢI Chọn D. Tảo lục Câu 12: Cấp tổ chức nào dưới đây có ở mọi cơ thể sống? A. Tế bào B. Cơ quan C. Mô D. Hệ cơ quan GIẢI Chọn A. Tế bào Câu 13: Ở cơ thể đa bào, một nhóm các cơ quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một quá trình sống tạo nên cấp tổ chức nào dưới đây: A. Mô Page 17 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  18. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 B. Hệ cơ quan C. Tế bào D. Cơ thể GIẢI Chọn B. Hệ cơ quan Câu 14: Đối tượng nào dưới đây là cơ thể sinh vật? A. Cái chổi B. Miếng thịt C. Con ruồi D. Cây nến GIẢI Chọn C. Con ruồi Câu 15: Ở người: tim, gan và tai là ví dụ cho cấp tổ chức nào của cơ thể? A. Tế bào B. Mô C. Cơ quan D. Hệ cơ quan GIẢI Chọn C. Cơ quan Câu 16: Cấu tạo cơ thể cây cà chua gồm các hệ cơ quan nào dưới đây: A. Hệ hô hấp và hệ tuần hoàn. B. Hệ rễ và hệ chồi. C. Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết. D. Hệ tuần hoàn và hệ vận động. GIẢI Chọn B. Hệ rễ và hệ chồi. Câu 17: Quan sát Hình 4.1 rồi trả lời câu hỏi 7 và 8. Số 3 trong hình là cấp tổ chức nào? A. Mô Page 18 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  19. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 B. Cơ quan C. Hệ cơ quan D. Cơ thể GIẢI Chọn B. Cơ quan Câu 18: Về cấp tổ chức cơ thể, cấu trúc số 2 trong hình tương đương với cấu trúc nào ở thực vật? A. Lá B. Hoa C. Rễ D. Lớp biểu bì lá GIẢI Chọn D. Lớp biểu bì lá Câu 19: Nếu bằng mắt thường em nhìn thấy một con côn trùng đi ngang qua trang vở của em. Sinh vật đó là cơ thể đơn bào hay cơ thể đa bào. Giải thích. GIẢI Đó là sinh vật đa bào. Vì cơ thể con côn trùng đó được cấu tạo từ nhiều tế bào thực hiện các chức năng khác nhau. Câu 20: Dựa trên nguyên tắc phối hợp hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể đa bào, em hãy giải thích vì sao khi rễ cây bị tổn thương thì thân cây và lá cây cũng kém phát triển. Từ đó, em hãy đưa ra các biện pháp chăm sóc để cây phát triển tốt và cho năng suất cao. GIẢI Vì rễ cây hút nước và chất khoáng, chất dinh dưỡng cho cơ thể nên khi rễ bị tổn thương thì nước và các chất khoáng, chất dinh dưỡng được hút vào rất ít nên thân và lá cây kém phát triển. Ta thấy được khi một cơ quan trong cơ thể bị bệnh hay tổn thương thì cả cơ thể đều bị ảnh hưởng. Do đó cần bảo vệ mọi cơ quan quan trọng của cây để cây phát triển tốt và cho năng suất cao. Page 19 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  20. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CHỦ ĐỀ 3: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG Câu 1: Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy con ếch nhưng lại chỉ có thể nhìn thấy con trùng amip dưới kính hiển vi. Điều này có liên quan gì đến số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật đó không? GIẢI Điều đó cho thấy sự liên quan giữa số lượng tế bào cấu tạo nên cơ thể các con vật và kích thước của chúng. Câu 2: 1. Quan sát hình 1.1 và nêu các quá trình sống cơ bản của cơ thể? 2. Nhận biết và mô tả đặc điểm cơ thể sống Quan sát hình 1.2 và thảo luận các nhóm nội dung sau: Page 20 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  21. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 a) Kể tên các cơ thể sống và vật không sống mà em quan sát được trong hình trên. Những đặc điểm nào giúp các em nhận ra một cơ thể sống? b) Để chuyển động trên đường, một chiếc oto hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt ra khí carbon dioxide. Vậy, cơ thể sống giống với ôt hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao oto và xe máy không phải cơ thể sống? GIẢI 1. Các quá trình sống cơ bản của cơ thể bao gồm: - Cảm ứng và vận động - Sinh trưởng - Sinh sản - Bài tiết - Dinh dưỡng - Hô hấp 2. a) Các cơ thể sống: 2 chú khỉ, em bé, cây cỏ Vật không sống: tường, hàng rào Những đặc điểm giúp các em nhận ra một cơ thể sống là tại các cá thể sẽ diễn ra các hoạt động sống cơ bản như cảm ứng, dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản b) Để chuyển động trên đường, một chiếc oto hoặc xe máy cần lấy khí oxygen để đốt ra khí carbon dioxide. Vậy, cơ thể sống giống với oto hoặc xe máy ở đặc điểm nào? Tại sao oto và xe máy không phải cơ thể sống? Cơ thể sống giống với oto hoặc xe máy ở đặc điểm cũng cần sử dụng khí oxygen sử dụng đảm bảo duy trì sự sống và hoạt động, con người cần oxygen để hô hấp còn oto dùng oxygen để hoạt động được Nhưng oto và xe máy không được xem là một cơ thể sống vì những hoạt động sống cơ bản khác như sinh sản, cảm ứng và vận động hay sinh trưởng đều không thực hiện được Câu 3: Quan sát hình 1.5 và xác định cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào Page 21 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  22. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI Định cơ thể đơn bào: Tảo lục, vi khuẩn gây bệnh uốn ván Cơ thể đa bào: em bé, con bướm, cây hoa mai Câu 4: Khi đi vào một khu vườn rộng, em bắt gặp rất nhiều sinh vật khác nhau bao gồm thực vật, động vật, nấm, Em có thể phân biệt được các loài không? Làm thế nào em có thể thực hiện được việc đó? GIẢI Ta có thể phân biệt được các loài. Ta phân biệt chúng dựa vào đặc điểm về hình dáng, kích thước của các loài. Câu 5: Khóa lưỡng phân là gì? GIẢI Khóa lưỡng phân là kiểu phổ biến nhất trong các khóa phân loại sinh vật. Nguyên tắc của khóa lưỡng phân là từ một tập hợp các đối tượng ban đầu được tách thành hai nhóm có những đặc điểm đối lập với nhau. Sau mỗi lần tách, ta được hai nhóm nhỏ hơn và khác nhau bởi các đặc điểm dùng để tách. Câu 6: Cho các loài sinh vật như hình bên. Tiến hành xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại chúng. Page 22 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  23. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI Câu 7: Các sinh vật vô cùng nhỏ bé sống trong cơ thể chúng ta có số lượng lớn hơn một nửa rổng số tế bào cấu tạo nên cơ thể người. Em có biết chúng là những sinh vật nào không? GIẢI Đó là những loài vi khuẩn. Câu 8: Quan sát hình 3.1, nhận xét về hình dạng của các loài vi khuẩn và xếp chúng vào các nhóm khác nhau. GIẢI Ta xếp chúng vào các nhóm: Page 23 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  24. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 • Khuẩn hình que: trực khuẩn, phẩy khuẩn • Khuẩn hình xoắn: xoắn khuẩn • Khuẩn hình cầu: tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn Câu 9: Quan sát hình 3.2, trình bày cấu tạo của tế bào vi khuẩn. Vì sao nói vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống? GIẢI Cơ thể vi khuẩn gồm: • Thành tế bào • Màng tế bào • Chất tế bào • Vùng nhân • Lông • Roi Vi khuẩn là sinh vật có cấu tạo cơ thể đơn giản nhất trong thế giới sống vì cấu tạo cơ thể chúng gần như cấu tạo của một tế bào. Câu 10: 1. Quan sát hình 3.3, nêu vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên. 2. Em hãy nêu một số ứng dụng của vi khuẩn trong đời sống con người. Page 24 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  25. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 3. Tại sao ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp con người ăn cơm ngon miệng hơn? GIẢI 1. Vai trò của vi khuẩn trong tự nhiên: Tham gia vào quá trình phân hủy xác sinh vật và chất thải hữu cơ giúp làm sạch môi trường. Vi khuẩn cố định đạm giúp cây trồng có thể sử dụng nguồn nitơ trong không khí. 2. Một vài ứng dụng của vi khuẩn trong thực tiễn: • Chế tạo dược phẩm, mỹ phẩm • Chế biến thực phẩm • Chế tạo phân bón 3. Ăn sữa chua hàng ngày có thể giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn vì trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn có lợi (Lactobacillus Acidophilus và Bifido Bacterium), bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Do đó giúp chúng ta ăn cơm ngon miệng hơn. Câu 11: 1. Dựa vào các thông tin trên, em hãy nêu một số biện pháp để phòng bệnh do vi khuẩn gây ra ở người. 2. Chúng ta có nên sử dụng thức ăn bị ôi thiu hay không? Tại sao? 3. Em hãy nên các biện pháp bảo quản thức ăn tránh bị vi khuẩn làm hỏng. GIẢI 1. Một số biện pháp phòng bệnh do vi khuẩn: • vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên tắm rửa, rửa tay sạch sẽ • đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp hay ở những nơi đông người • vệ sinh môi trường sống, • bảo quản thực phẩm đúng cách • sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ khi mắc các bệnh do vi khuẩn gây ra 2. Không nên sử dụng thức ăn bị ôi thiu. Vì thức ăn bị ôi thiu là do thức ăn không được bảo quản tốt, bảo quản thức ăn không đúng cách dẫn đến các vi khuẩn hoại sinh sinh sôi. Nếu ăn vào sẽ gây hại đến cơ thể. 3. Một số biện pháp bảo quản: • Bảo quản lạnh ở nhiệt độ thấp để ngăn sự sinh trưởng của vi khuẩn • Loại bỏ nước, diệt vi khuẩn khỏi thực phẩm bằng cách sấy khô, phơi nắng, • Để thực phẩm ở nơi thoáng mát, không để ở những nơi ẩm mốc Câu 12: Báo cáo thực hành 1. Vẽ vào vở hình ảnh vi khuẩn có trong sữa chua đã quan sát được bằng kính hiển vi ở các độ phóng đại khác nhau (vẽ thêm nếu quan sát được mẫu vi khuẩn khác). 2. Nhận xét về hình dạng và cách sắp xếp của các vi khuẩn quan sát được. 3. Vì sao trong khi làm sữa chua, không dùng nước sôi để pha hộp sữa chua dùng làm giống? Sau thời gian ủ ấm hỗn hợp làm sữa chua, nếu để sản phẩm ở ngoài (không cho vào tủ lạnh) điều gì sẽ sảy ra? GIẢI 1. Học sinh tự vẽ vào vở. 2. Học sinh quan sát và nhận xét. 3. Không dùng nước sôi vì vi khuẩn không sống được trong nước sôi. Sữa chua do vi khuẩn lên men mà tạo thành. Nếu để bên ngoài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trong sữa chua lên men nhanh hơn, sữa chua sẽ nhanh hỏng và khó bảo quản. Vì thế phải bảo quản sữa chua trong ngăn mát tủ lạnh để làm giảm sự lên men của vi sinh, giúp sữa chua để được lâu hơn và luôn giữ được mùi vị thơm ngon. Page 25 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  26. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Câu 13: Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở Việt Nam do virus gây ra. Theo ước tính của WHO, hằng năm có khoảng 50 000 đến 100 000 ca mắc trên 100 quốc gia. Vậy virus là gì? Làm cách nào để phòng bệnh do virus gây ra? GIẢI Virus là dạng sống có kích thước vô cùng bé, không có cấu tạo tế bào, chỉ nhân lên được trong tế bào sinh vật sống. Biện pháp phòng bệnh do virus gây ra là sử dụng vaccine. Câu 14: Quan sát hình 5.1, em có nhận xét gì về hình dạng của virus? GIẢI Virus có ba dạng chính là: dạng xoắn, dạng khối, dạng hỗn hợp. Câu 15: 1. Vì sao nói virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình? Em có đồng ý với ý kiến cho rằng virus là vật thể không? Giải thích. 2. Quan sát hình 5.2 và hình 3.2 (bài 3 chương VI), hãy phân biệt vi khuẩn và virus. GIẢI 1. Virus chưa có cấu tạo tế bào điển hình, tất cả các tế bào virus đều gồm 2 thành phần cơ bản: vỏ protein và lõi là vật chất di truyền (ADN hoặc ARN). Một số virus có thêm vỏ ngoài và gai glicoprotein. Virus không phải là một cơ thể sống. Bởi vì chúng không có cấu tạo tế bào, không thể thực hiện các chức năng của cơ thể sống như trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, Chúng phải sống dựa vào vật chủ và nếu không có chủ thể thì virus chỉ là vật không sống. 2. Đặc điểm cấu tạo của vi khuẩn khác với virus đó là: vi khuẩn được cấu tạo nên từ tế bào, virus thì không. Câu 16: 1. Đọc thông tin trên, kể tên các bệnh do virus gây ra. Ngoài các bệnh đó, virus còn gây ra các bệnh nào khác mà em biết? 2. Kể tên các loại vaccine mà em biết. 3. Em có biết mình đã từng được tiêm những loại vaccine nào không? Tại sao cần tiêm phòng nhiều loại vaccine khác nhau? 4. Nêu cách phòng tránh các bệnh do virus gây ra. GIẢI 1. Các bệnh do virus gây ra: thủy đậu, quai bị, viêm gan B, cúm, tai xanh ở lợn, lở mồm long móng, cúm gia cầm, Page 26 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  27. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2. Một số loại vaccine: thủy đậu, viêm gan B, lao, rubella, sởi, tả, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, 3. Em đã được tiêm rất nhiều loại vaccine. Cần tiêm phòng nhiều loại vaccine đề tránh được tối đa các loại bệnh do virus gây ra. 4. Để phòng tránh bệnh do virus gây ra, cần phải tiêm vaccine đầy đủ. Câu 17: Quan sát bề mặt ao, hồ chúng ta thường thầy một lớp váng có màu xanh, vàng hoặc đỏ. Lớp váng đó có chứa các nguyên sinh vật. Vậy nguyên sinh vật là gì? GIẢI Nguyên sinh vật là những cơ thể đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số nguyên sinh vật có cấu tạo đa bào, nhân thực, có thể quan sát bằng mắt thường. Câu 18: Quan sát hình 6.1 và trả lời câu hỏi: 1. Nhận xét về hình dạng của nguyên sinh vật. 2. Kể tên các môi trường sống của nguyên sinh vật. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng? GIẢI 1. Hình dạng của nguyên sinh vật rất đa dạng: hình cầu (tảo silic), hình thoi, hình giày (trùng giày), hoặc không có hình dạng nào cố định (trùng biến hình) 2. Nguyên sinh vật thường sống ở cơ thể sinh vật khác, môi trường nước, Câu 19: 1. Nêu các vai trò của nguyên sinh vật đối với đời sống con người. 2. Kể tên một số món ăn được chế biến từ tảo mà em biết. GIẢI 1. Vai trò: Một số loại tảo có giá trị dinh dưỡng cao nên được chế biến thành thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng. Tảo còn được sử dụng trong chế biến thực phẩm, chất dẻo, chất khử mùi, sơn, chất cách điện, Một số nguyên sinh vật có vài trò quan trọng trong các hệ thống xử lí nước thải và chỉ thị độ sạch môi trường nước. 2. Một số món ăn được chế biến từ tảo: thạch, kem, Page 27 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  28. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Câu 20: Dựa vào những thông tin về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị ở trên, hãy hoàn thành bảng theo mẫu sau: Bệnh sốt rét Bệnh kiết lị Tác nhân gây bệnh ? ? Con đường lây bệnh ? ? Biểu hiện bệnh ? ? Cách phòng tránh bệnh ? ? GIẢI Bệnh sốt rét Bệnh kiết lị Tác nhân do trùng sốt rét gây lên do trùng kiết lị gây lên gây bệnh Con đường truyền theo đường lây qua đường tiêu hóa lây bệnh máu, qua vật truyền bệnh là muỗi Biểu hiện sốt, rét, người mệt đau bụng, đi ngoài, phân có thể lẫn bệnh mỏi, chóng mặt, đau máu và chất nhầy, cơ thể mệt mỏi vì đầu mất nước và nôn ói, Cách phòng diệt muỗi, mắc màn vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ, tránh bệnh khi ngủ, ăn uống đảm bảo vệ sinh Câu 21: Báo cáo thực hành Dựa vào kết quả quan sát được dưới kính hiển vi hoặc quan sát hình 7.2, hãy thực hiện các yêu cầu sau: 1. Vẽ hình trùng roi và trùng giày em quan sát được. 2. Những đặc điểm nào giúp em phân biệt được trùng roi và trùng giày? 3. Mô tả cách di chuyển của trùng roi và trùng giày. GIẢI 1. Học sinh tự vẽ hình. 2. Đặc điểm phân biệt: rùng roi có roi bơi còn trùng giày có lông bơi. 3. Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước giúp cơ thể di chuyển. Trùng giày di chuyển vừa tiến vừa xoay nhờ các lông bơi rung động theo kiểu lần sóng và mọc theo vòng xoắn quanh cơ thể Câu 22: Quan sát hình 8.1, nhận xét về hình dạng của các loại nấm. Hãy kể tên một số loại nấm mà em biết: Page 28 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  29. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI Nấm có nhiều kích thước khác nhau, chung một hình dạng là hình mũ úp xuống Một số nấm thường gặp trong đời sống: nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm mốc, mọc nhĩ, Câu 23: 1. Dựa vào thông tin trên, trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người. 2. Nêu tên các loại nấm em biết và tác dụng của chúng rồi hoàn thành bảng theo mẫu sau: Vai trò của nấm đối với con người Tên các loại nấm Dùng làm thực phẩm Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm Dùng làm dược liệu 3. Nấm được trồng làm thực phẩm (hình 8.2). Trong kĩ thuật trồng nấm người trồng thường xuyên phải tưới nước cho nấm và nếu lượng nước tưới không đủ hoặc kém vệ sinh thì điều gì sẽ xảy ra? Page 29 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  30. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI 1. Vai trò của nấm: Trong tự nhiên: tham gia vào quá trình phân hủy chất thải và xác động vật, thực vật thành các chất đơn giản cung cấp cho cây xanh và làm sạch môi trường. Trong đời sống con người: nhiều loại nấm được sử dụng trực tiếp làm thức ăn, một số loại được dùng làm thuốc, Trong công nghiệp chế biến thực phẩm, nấm men còn được sử dụng trong sản xuất bánh mì, bia, rượu, 2. Vai trò của nấm đối với con người Tên các loại nấm Dùng làm thực phẩm nấm kim châm, nấm rơm, nấm sò, nấm hương, Dùng trong công nghiệp chế biến nấm mốc, nấm men, thực phẩm Dùng làm dược liệu nấm linh chi, đông trùng hạ thảo, 3. Nếu tưới nước không đủ hoặc kém vệ sinh thì nấm sẽ chết vì thiếu nước hoặc bị nhiễm bệnh do nguồn nước kém vệ sinh. Câu 24: 1. Dựa vào kiến thức về điều kiện phát triển của nấm, em hãy đưa ra biện pháp phòng tránh bệnh do nấm gây ra ở người. 2. Giải thích vì sao khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm. GIẢI 1. Một số biện pháp phòng chống các bệnh thường gặp do nấm gây ra: • Cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn lây bệnh (vật nuôi, người bị nhiễm bệnh, ) • Vệ sinh cá nhân thường xuyên • Vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ thoáng mát. 2. Khi mua đồ ăn, thức uống, chúng ta phải quan tâm đến màu sắc và hạn sử dụng của thực phẩm vì khi chúng có màu sắc bất thường hay quá hạn sử dụng, rất dễ chứa nấm mốc độc hại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người khi ăn phải. Page 30 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  31. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Câu 25: Báo cáo thực hành 1. Mô tả các loại nấm mốc trên mẫu vật đã chuẩn bị theo các tiêu chí trong bảng sau. 2. Dựa vào kết quả quan sát các thành phần cấu tạo của mỗi mẫu nấm đã chuẩn bị, em hãy hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây: 3. Vẽ vào vở hình ảnh một số loại nấm đã quan sát, chú thích các bộ phận của nấm. GIẢI Học sinh quan sát và hoàn thành các bảng và vẽ hình vào vở. Câu 26: Đặc điểm chung của virus, vi khuẩn, nguyên sinh vật và nấm đơn bào là: A. kích thước nhỏ B. cơ thể cấu tạo nhân sơ C. cơ thể cấu tạo đơn bào D. có thành tế bào GIẢI Chọn D. có thành tế bào Câu 27: Phát biểu nào dưới đây về vi khuẩn là không đúng? A. Vi khuẩn góp phần làm sạch môi trường. B. Vi khuẩn có mặt ở mọi môi trường sống. C. Tất cả vi khuẩn đều có hại cho con người. D. Hầu hết tế bào vi khuẩn có thành tế bào. GIẢI Chọn C. Tất cả vi khuẩn đều có hại cho con người. Câu 28: Bệnh nào sau đây là do nấm gây ra? A. Hắc lào B. Tiêu chảy C. Kiết lị D. Sốt rét GIẢI Chọn A. Hắc lào Câu 29: Vi khuẩn là các cơ thể có cấu tạo: A. đa bào, nhân sơ B. đa bào, nhân thực Page 31 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  32. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 C. đơn bào, nhân sơ D. đơn bào, nhân thực GIẢI Chọn C. đơn bào, nhân sơ Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng về virus? A. Virus là tế bào có kích thước vô cùng nhỏ. B. Virus có cấu tạo tế bào giống vi khuẩn C. Vật chất di truyền của virus là ADN hoặc ARN D. Vật chất di truyền của virus chỉ là ARN GIẢI Chọn C. Vật chất di truyền của virus là ADN hoặc ARN Câu 31: Hiện nay, bệnh nào sau đây chưa thể phòng tránh được bằng cách tiêm vaccine? A. Viêm gan B B. AIDS C. Đậu mùa D. Thủy đậu GIẢI Chọn B. AIDS Câu 32: Cơ quan giúp trùng roi di chuyển là: A. chân giả B. roi C. lông bơi D. vây GIẢI Chọn B. roi Câu 33: Vật chủ trung gian truyền bệnh sốt rét là loài động vật nào dưới đây? A. Ruồi nhà B. Muỗi anophen C. Gián nhà D. Nhặng xanh GIẢI Chọn B. Muỗi anophen Câu 34: Loài sinh vật nào dưới đây có khả năng tự dưỡng? A. Tảo lục đơn bào B. Trùng kiết lị C. Trùng sốt rét D. Trùng giày GIẢI Chọn A. Tảo lục đơn bào Câu 35: Hãy tìm hiểu một số dịch bệnh lớn tại Việt Nam những năm gần đây. Tác nhân gây ra dịch bệnh đó là gì? Liệt kê các con đường lây truyền và cách phòng tránh những bệnh trên. GIẢI Ví dụ đại dịch covid-19. Tác nhân gây bệnh là virus corona. Con đường truyền bệnh là qua đường tiếp xúc trực tiếp, gián tiếp (qua các vật dụng hoặc bề mặt bị nhiễm mầm bệnh), hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ Page 32 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  33. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 miệng và mũi. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn. Dịch tiết được phát xuất từ miệng hoặc mũi của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 mét) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc bệnh COVID-19 khi các giọt bắn nhiễm bệnh này thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc. Cách phòng tránh dịch bệnh covid: • Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch, hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn (ít nhất 60% cồn). • Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế. • Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo. • Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý xây dựng lối sống lành mạnh. • Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc. • Nếu bạn có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi, và khó thở, hãy tự cách ly tại nhà, đeo khẩu trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. • Tự cách ly, theo dõi sức khỏe, khai báo y tế đầy đủ nếu trở về từ vùng dịch. Câu 36: Có một bạn bị bệnh hắc lào với triệu chứng là những vết tròn nhỏ xuất hiện trên những vùng da kín, ẩm ướt như nách, bẹn. Bệnh do nấm gây ra và có thể lây cho người khác khi sử dụng chung quần, áo, khăn tắm, với người bệnh. Theo em, những nguyên nhân nào có thể khiến bạn mắc bệnh? Bạn cần làm gì để sớm khỏi bệnh và không bị tái phát nữa? GIẢI Các nguyên nhân có thể khiến ta bị hắc lào: - Vệ sinh cá nhân kém như thói quen mặc quần áo ẩm ướt, ít tắm gội, vệ sinh trong khi cơ thể có nhiều mồ hôi. Đây chính là thói quen xấu tại điều kiện cho các vi khuẩn, nấm sinh sôi nảy nở. - Bơi lội tại vùng nước bị nhiễm bẩn: Đây cũng là hành vi tại điều điện cho các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng phát sinh. - Mặc chung quần áo với người khác là điều kiện để các vi khuẩn, nấm gây các bệnh da liễu nói chung dễ lây lan từ người này sang người khác. - Lây qua đường tiếp xúc da với da. Các hành động ôm, hôn tiếp xúc trực tiếp với da người bệnh đều tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh. - Có thể lây nhiễm từ động vật có vi khuẩn gây bệnh. Để sớm khỏi bệnh và không bị tái phát ta nên cần phát hiện và điều trị sớm bệnh hắc lào, bôi thuốc đặc trị để sớm khỏi bệnh. Và cần phải tiêm vaccine hắc lào. Câu 37: Quan sát hình trên và kể tên những loài thực vật trong hình mà em biết. Em có nhận xét gì về môi trường sống của chúng. GIẢI Các loài thực vật trong hình: cây súng, cây dừa, cây chuối, cỏ, Chúng sống ở trên mặt đất và dưới nước Câu 38: 1. Dựa vào số liệu bảng bên, em hãy nhận xét về số lượng loài của mỗi ngành thực vật. Page 33 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  34. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2. Quan sát hình 11.1 và 11.2, nhận xét về kích thước và môi trường sống của thực vật. GIẢI 1. Nhận xét: - Số lượng loài của ngành thực vật nhiều nhất, là 10 300 loài. - Số lượng loài của ngành thực vật hạt trần ít nhất là 69 loài 2. Thực vật sống ở mọi nơi xung quanh chúng ta, chúng sống ở trên mặt nước, sống ở vùng nước lợ, sống ở các sa mạc cằn cỗi, Câu 39: Page 34 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  35. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 1. Ở những nơi khô hạn, có nắng chiếu trực tiếp thì rêu có sống được không? Vì sao? 2*. Để tránh mọc rêu ở chân tường, sân, bậc thềm gây trơn trượt và mất thẩm mĩ, chúng ta nên làm gì? 3. Quan sát hình 11.4, cho biết cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ có những đặc điểm gì? 4. Quan sát hình 11.5, hãy nêu những đặc điểm giúp em biết được cây thông là cây hạt trần. 5. Kể tên một số loài thực vật hạt kín mà em biết. GIẢI 1. Ở những nơi khô hạn, có nắng chiếu trực tiếp thì rêu không sống được. Vì rêu chỉ sống được ở môi trường ẩm ướt, ít ánh sáng. 2. Sử dụng sơn tường có khả năng chống rêu mốc, thường xuyên cọ rửa sân, bậck thềm thường xuyên để tránh rêu mọc. 3. Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ gồm: - Rễ: rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân thành 1 - Thân: có màu nâu, có phủ những lông nhỏ. - Lá: ở mặt dưới là có những màu xanh đến màu nâu đậm. Lá non đầu là cuộn tròn lại. 4. Đặc điểm: • Chưa có hoa và quả Page 35 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  36. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 • Sinh sản bằng các hạt lộ trên các lá noãn hở. 5. Một số loài thực vật hạt kín: cam, quýt, lúa, lạc, đỗ, Câu 40: 1. Đọc thông tin trên và quan sát hình 11.8, cho biết việc trồng cây trong nhà có tác dụng gì? Kể thêm một số cây nên trồng trong nhà mà em biết. 2. Quan sát hình 11.9, so sánh lượng chảy của dòng nước mưa ở nơi có rừng (hình A) với đồi trọc (hình B) và giải thích tại sao lại có sự khác nhau đó? Lượng chảy của dòng nước mưa có ảnh hưởng như thế nào đến độ màu mở và khả năng giữ nước của đất? Từ đó cho biết rừng hay đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở, hạn hán hơn? 3. Quan sát hình 11,10 và nêu một số thiên tai ở nước ta. Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiên tai ngày càng gia tăng? Hãy đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng trên. 4. Hình 11.11 cho ta biết những vai trò gì của thực vật? Em hãy kể tên một số loài động vật ăn thực vật và loại thức ăn của chúng. Page 36 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  37. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI 1. Trồng cây trong nhà có những ích lợi: • Hút bụt, thanh lọc không khí, giảm nhiệt độ trong nhà, tạo cảm giác mát mẻ cho ngôi nhà • Tạo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà • Giảm hiệu ứng nhà kính Một số cây nên trồng trong nhà: cây lan, cây hoa mai, cây lưỡi hổ, cây thường xuân, cây trầu bà, 2. Lượng chảy của dòng nước ở nơi có rừng nhỏ hơn lượng chảy ở đồi trọc. Vì ở nơi có rừng, cây giúp ngăn dòng chảy và giữ lại nước mưa nên dòng chảy sẽ nhỏ hơn. Lượng chảy của dòng nước mưa ảnh hưởng đến độ màu mỡ và khả năng giữ nước của đất. Lượng chảy càng nhỏ, đất càng màu mỡ và đất càng giữ được nhiều nước. Qua đó cũng thấy được đất trên đồi, núi trọc dễ bị xói mòn, sạt lở hơn, hạn hán hơn. 3. Một số thiên tai ở nước ta: • sạt lở đất • lũ lụt Biện pháp: trồng nhiều cây xanh, phủ xanh đất trống đồi trọc. 4. Vai trò của thực vật đối với động vật: • là nguồn thức ăn cho các loài động vật ăn thực vật • là nơi sinh sản, trú ngụ của nhiều loài động vật Ví dụ: trâu ăn cỏ, gà ăn rau, khỉ ăn lá cây, hoa quả, Câu 41: Báo cáo thực hành 1. Em hãy sắp xếp các mẫu vật đã quan sát vào vị trí phân loại thực vật cho phù hợp và giải thích vì sao em sắp xếp như vậy. Hoàn thành bảng theo mẫu sau: Tên cây Tên ngành Lí do ? ? ? ? ? ? 2. Nêu dấu hiệu nhận biết một số đại diện ngành thực vật thông qua đặc điểm hình thái. GIẢI 1. Học sinh tự quan sát và điền vào bảng. 2. Dấu hiệu nhận biết thông qua đặc điểm hình thái: • Cơ quan sinh sản: hoa, quả • Vị trí của hạt: bên trong hay bên ngoài Câu 42: Chỉ ra các loài em cho là động vật trong hình bên và gọi tên các loài em biết. Vì sao em lại xếp chúng vào nhóm động vật? Page 37 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  38. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 GIẢI Các loài động vật: ếch, cá, ốc, nòng nọc, ấu trùng, giun, vịt, chuồn chuồn. Chúng là được xếp vào nhóm động vật vì chúng là những sinh vật đa bào nhân thực, dị dưỡng, tế bào không có thành tế bào và hầu hết chúng có khả năng di chuyển. Câu 43: Thảo luận nhóm và thực hiện yêu cầu sau Các loài động vật có thể sống ở đâu? Hãy kể tên một số loài động vật sống ở những nơi đó và hoàn thành bảng theo mẫu sau: Môi trường sống Loài động vật ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? GIẢI Các loài động vật có thể sống dưới nước, trên cạn, trong đất, trong cơ thể sinh vật khác, Môi trường sống Loài động vật dưới nước cá dưới nước tôm trên cạn gà trong đất giun đất trong đất ấu trùng ve trong cơ thể sinh vật khác sán trên cạn trâu Câu 44: 1. Kể tên những loài thân mềm, chân khớp mà em biết? 2. Với mỗi ngành thuộc nhóm động vật không xương sống, em hãy tìm ra một từ khóa là dấu hiệu giúp em nhận biết được chúng thuộc ngành nào. 3. Dựa vào cầu trả lời ở câu trên, hãy quan sát hình 13.7 và hoàn thành vào bảng theo mẫu sau vào vở. Tên loài Đặc điểm nhận biết Ngành Sứa Châu chấu Hàu biển Rươi 4. Em hãy lấy thêm ví dụ về các loài cá mà em biết. Page 38 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  39. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 5. Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, nếu nuôi nó ở nơi khô ráo, thiếu ẩm thì nó có sống được không? Vì sao? 6. Cá heo và cá voi sống dưới nước và đều được gọi là cá, tuy nhiên chúng không thuộc lớp Cá mà thuộc lớp Động vật có vú. Em hãy tìm hiểu về hai loài trên và giải thích vì sao chúng lại không được xếp vào lớp Cá. GIẢI 1. Loài thân mềm: ốc sên, bạch tuộc, mực, ốc anh vũ, Loài chân khớp: tôm, dế mèn, cua, châu chấu, bọ hung, 2. Ruột khoang: cơ thể đối xứng tỏa tròn, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ mở Giun dẹp: cơ thể dẹp, đối xứng hai bên Giun tròn: cơ thể tròn hình trụ Giun đốt: cơ thể phân đốt Thân mềm: cơ thể rất mềm, thường được bao bọc lớp vỏ cứng bên ngoài Chân khớp: chân phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động 3. Tên loài Đặc điểm nhận biết Ngành Sứa cơ thể đối xứng, khoang cơ thể thông với bên ngoài qua lỗ mở ở ruột phần trên cơ thể khoang Châu chân phân đốt, nối với nhau bằng các khớp động chân chấu khớp Hàu biển cơ thể mềm, bao bọc bởi lớp vỏ cứng bên ngoài thân mềm Rươi cơ thể phân đốt giun đốt 4. Các loài cá: cá rô phi, cá cờ, cá mập, cá cơm, cá voi, 5. Ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, nếu nuôi nó ở nơi khô ráo, thiếu ẩm thì nó không sống được vì nó hô hấp bằng da và phổi nhưng chủ yếu là hô hấp bằng da, trong môi trường khô ráo thì da nó sẽ bị khô và nó sẽ không hô hấp được và chết. 6. Cá heo và cá voi thuộc lớp động vật có vú vì chúng hít thở không khí bằng phổi, đẻ con và nuôi chúng bằng tuyến vú; tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của chúng. Câu 45: 1. Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? Hãy kể tên các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật mà em đã sử dụng. 2. Dựa vào thông tin đã học và hình 13.16, hãy viết tên các loài động vật tương ứng với các vai trò trong bảng và hoàn thành vở theo mẫu sau: Vai trò của động vật Tên các loài động vật Thực phẩm ? Dược phẩm ? Nguyên liệu sản xuất ? Giải trí - thể thao ? Học tập - Nghiên cứu khoa học ? Page 39 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  40. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Bảo vệ an ninh ? Các vai trò khác ? GIẢI 1. Động vật có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, chúng cung cấp thức ăn, các sản phẩm từ động vật được sử dụng làm đồ mĩ nghệ và đồ trang sức; phục vụ giải trí, Sản phẩm có nguồn gốc từ động vật: ngọc trai, mật ong, lông cừu, 2. Vai trò của động vật Tên các loài động vật Thực phẩm gà, vịt, lợn, trâu, bò, Dược phẩm ong, dê, rắn, Nguyên liệu sản xuất cừu, dê, Giải trí - thể thao chó, voi, cá voi, Học tập - Nghiên cứu khoa học ếch, ruồi, muỗi, Bảo vệ an ninh chó, Câu 46: 1. Quan sát hình 13.17, nêu tác hại của động vật đối với thực vật. 2. Em hãy kể thêm các loài động vật gây hại trong cuộc sống hằng ngày mà em biết. 3. Khi ăn các loại thức ăn kém vệ sinh chưa được nấu kĩ, trứng giun hoặc ấu trùng sán còn sống sẽ đi vào cơ thể người và sinh sôi, phát triển gây bệnh khiến cơ thể gầy yếu, thiếu máu, Em hãy tìm hiểu và đưa ra biện pháp phòng tránh các bệnh giun, sán. GIẢI 1. Một số loài động vật gây hại cho cây trồng; chúng phá hoại mùa màng; ăn thân, lá cây; gây bệnh cho cây; 2. Các loài động vật gây hại trong cuộc sống hàng ngày: rận, bọ chét, chuột, mối, 3. Biện pháp phòng tránh các bệnh giun, sán: - Rửa tay sạch trước khi ăn, sau khi chơi trên đất và sau khi đi đại tiện. - Luôn cắt móng tay sạch và không mút ngón tay - Luôn đi giầy dép và không ngồi lê trên đất - Không ăn thức ăn chưa rửa sạch - Không ăn thức ăn chưa nấu chín - Không uống nước khi chưa đun sôi - Đại tiện đúng nơi quy định Page 40 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  41. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Câu 47: Báo cáo thực hành 1. Hoàn thành bảng thu hoạch theo mẫu sau: STT Tên động vật quan sát được Môi trường sống Đặc điểm (hinh dạng, màu sắc, ) 1 Tôm Dưới nước Chân phân đốt 2 ? ? ? 3 ? ? ? 4 ? ? ? ? ? ? 2. Trả lời câu hỏi: a) Trong khu vực quan sát nhóm động vật nào em gặp nhiều nhất? Nhóm nào gặp ít nhất? Nhận xét về hình dạng, kích thước, cơ quan di chuyển và cách di chuyển của các loài động vật quan sát được. b) Nêu tên các động vật có ích cho cây, có hại cho cây mà em quan sát được. c) Nhiều loài động vật có màu sắc trùng với màu của môi trường hoặc có hình dạng giống với vật nào đó trong môi trường (Hình 14.3). Hãy kể tên các động vật có những đặc điểm trên mà em quan sát được. Theo em, những đặc điểm này có lời gì cho động vật? 3. Chia sẻ những hình ảnh về động vật em đã chụp được trong quá trình quan sát hoặc vẽ lại một loài em đã quan sất được. GIẢI 1. Ví dụ: STT Tên động vật quan sát được Môi trường sống Đặc điểm (hinh dạng, màu sắc, ) 1 Tôm Dưới nước Chân phân đốt 2 Cá Dưới nước cơ thể hình thoi, dẹp hai bên 3 Cua Dưới nước chân phân đốt 4 Chim Trên cạn có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh 5 Mèo Trên cạn có lông bao phủ cơ thể, có bốn chân 6 Vịt Trên cạn có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh 7 Chó Trên cạn có lông bao phủ cơ thể, có bốn chân 8 Gà Trên cạn có lông vũ bao phủ cơ thể, có cánh 2. a) Nhóm động vật có xương sống gặp nhiều nhất, động vật không xương sống gặp ít nhất. b) Học sinh quan sát, nêu tên các loài động vật. 41 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  42. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 c) Ví dụ những loài động vật: tắc kè, cá ngựa, mực, bọ ngựa, Những đặc điểm về màu sắc và hình dáng đó giúp chúng ngụy trang trong môi trường, tránh bị kẻ thù hoặc con mồi phát hiện. 3. Học sinh tự làm Câu 48: Sự tồn tại của bất cứ loài sinh vật nào cũng đóng một vai trò nhất định trong tự nhiên và góp phần tạo nên đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng như thế nào và tại sao phải bảo vệ đa dạng sinh học? GIẢI Đa dạng sinh học giúp cân bằng hệ sinh thái trên Trái Đất, giúp duy trì và ổn định sự sống; đồng thời cung cấp nguồn nước, lương thực, tạo môi trường sống thuận lợi cho con người. Câu 49: Em hãy nêu ví dụ về đa dạng loài ở thực vật, động vật. GIẢI Ví dụ đa dạng sinh học ở loài gà: gà tre, gà chọi, gà lôi, gà rừng, Đa dạng sinh học ở loài lúa: lúa nếp, lúa tẻ, lúa mạch, Câu 50: 1. Quan sát hình 15.3 và cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu loài sau trong hình bị giảm số lượng hoặc biến mất. a) Cú mèo b) Thực vật 2. Kể tên các loài thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn gốc từ động vật và thực vật. GIẢI 1. a) Khi cú mèo bị giảm số lượng hoặc biến mất thì số lượng loài chuột sẽ tăng lên. Chúng sẽ tranh giành và ăn hết thức ăn của loài thỏ và dê, phá hoại thực vật. Khi đó làm số lượng thỏ và dê cũng giảm đi đồng thời các loài động vật ăn thịt như chó rừng, sư tử hay mèo rừng cũng giảm số lượng. b) Khi thực vật bị giảm số lượng hoặc biến mất thì những loài ăn thực vật như chuột, thỏ, dê sẽ không có đủ thức ăn. Khi đó số lượng loài của chúng sẽ giảm kéo theo những loài động vật ăn thịt cũng giảm về số lượng. 2. Thực phẩm và đồ dùng của con người có nguồn gốc từ động vật: thịt, trứng, cơm, hoa quả, bàn, ghế, lược, đàn piano, Câu 51: 1. Quan sát hình 15.7 và nêu các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. 42 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  43. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2. Kể thêm các hoạt động khác của con người có thể gây suy giảm đa dạng sinh học. 3. Quan sát hình 15.8 và cho biết: a) Phá rừng gây suy giảm đa dạng sinh học như thế nào? Phân tích những tác hại do suy giảm đa dạng sinh học từ việc phá rừng có thể gây ra. b) Nêu thêm những tác hại khác của suy giảm đa dạng sinh học, từ đó cho biết vì sao cần phải bảo vệ đa dạng sinh học. GIẢI 1. Nguyên nhân: • Do con người sử dụng hóa chất gây tác động xấu đến thực vật và động vật xung quanh • Con người săn bắt động vật hoang dã • Chặt phá rừng tự nhiên • Cháy rừng, núi lửa, động đất, các thảm họa thiên nhiên khác, 2. Một số hoạt động khác của con người: • dùng điện, thuốc nổ đánh bắt cá • Săn bắt quá mức động vật, thực vật hoang dã • Làm ô nhiễm môi trường Page 43 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  44. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 3. a) Phá rừng làm mất đi môi trường sống của nhiều loài động vật, thực vật. Đồng thời gây ra sạt lở đất và lũ lụt, khi không có cây để chắn lũ và giữ nước. b) Tác hại của suy giảm đa dạng sinh học: • Gây đến sự tuyệt chủng của một số loài động vật, thực vật quý hiếm. • Lây lan các dịch bệnh từ tự nhiên • Ảnh hưởng đến an ninh lương thực, con người phải đối mặt với nguy cơ đói nghèo • Suy giảm nguồn gen và đặc biệt là biến đổi khí hậu dẫn đến hàng loạt các thảm họa thiên nhiên đe dọa cuộc sống của con người Câu 52: Quan sát hình 15.9, nêu các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học và tác dụng của mỗi biện pháp đó. Kể thêm các biện pháp khác. GIẢI 1. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học: • Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. • Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. • Xây dựng các khu bảo tổn nhằm bảo vệ các loài sinh vật, trong đó có các loài quý hiếm. • Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. • Tăng cường các hoạt động trồng cây, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Câu 53: Đặc điểm đặc trưng của lớp Động vật có vú là gì? A. Đẻ trứng B. Đẻ con C. Sinh sản vô tính D. Có khả năng tự dưỡng GIẢI Chọn B. Đẻ con Câu 54: Cá sấu thuộc lớp động vật nào? A. Cá B. Lưỡng cư C. Bò sát D. Động vật có vú GIẢI Chọn C. Bò sát Câu 55: Ếch thuộc lớp động vật nào? A. Lưỡng cư B. Cá C. Chim Page 44 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  45. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 D. Động vật có vú GIẢI Chọn A. Lưỡng cư Câu 56: Cây hoa hồng thuộc ngành thực vật nào? A. Hạt kín B. Rêu C. Dương xỉ D. Hạt trần GIẢI Chọn A. Hạt kín Câu 57: Cây nào dưới đây thuộc ngành Hạt trần? A. Lúa B. Vạn tuế C. Cỏ bợ D. Đu đủ GIẢI Chọn B. Vạn tuế Câu 58: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở ngành Dương xỉ? A. Lá có màu xanh B. Không có quả, hạt C. Lá non cuộn tròn ở đầu D. Sống ở nơi ẩm ướt GIẢI Chọn B. Không có quả, hạt Câu 59: Việc làm nào sau đây gây suy giảm đa dạng sinh học? A. Cấm phá rừng và săn bắt động vật hoang dã. B. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia C. Khôi phục, bảo vệ các hệ sinh thái, tài nguyên rừng D. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. GIẢI Chọn D. Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Câu 60: Hành động nào sau đây góp phần bảo vệ đa dạng sinh học? A. Xả rác thải công nghiệp chưa xử lí ra môi trường B. Trồng và bảo vệ rừng C. Sử dụng sản phầm từ động vật quý hiếm D. Đánh bắt cá bằng thuốc nổ GIẢI Chọn B. Trồng và bảo vệ rừng Câu 61: Vì sao rêu thường sống được ở nơi ẩm ướt? A. Kích thước cơ thể nhỏ B. Không có mạch dẫn C. Sinh sản bằng bào tử D. Chưa có rễ GIẢI Chọn B. Không có mạch dẫn Page 45 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  46. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Câu 62: Trong các ngành thực vật, Hạt kín là ngành phân bố rộng rãi nhất. Theo em, đặc điểm cấu tạo nào của thực vật Hạt kín giúp chúng sống được ở nhiều loại môi trường khác nhau và có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất? Giải thích. GIẢI Đặc điểm cấu tạo của thực vật Hạt kín giúp chúng sống được ở nhiều loại môi trường khác nhau và có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất: • Cơ quan sinh sản là hoa và quả có chứa hạt • Cơ quan sinh dưỡng đa dạng về hình thái (lá đơn, lá kép, thân củ, thân rễ, rễ cọc, rễ chùm, ) Câu 63: Muỗi là động vật trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho người như sốt rét, viêm não Nhật Bản, Em cần làm gì để diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt? GIẢI Biện pháp diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt: • Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, khô ráo • Diệt bọ gậy, loăng quăng. • Dùng thuốc và dược phẩm để đuổi và diệt muỗi • Mắc màn khi đi ngủ Câu 64: Hãy tìm hiểu một số loài thực vật, động vật cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người qua sách báo và mạng internet. Cho biết tên, đặc điểm và môi trường sống của những loài đó. GIẢI Ví dụ: Tên Đặc điểm Môi trường sống gà có lông bao phủ cơ thể, có cánh, hai trong tự nhiên hoặc được nuôi bởi con chân người trâu to lớn, có da dày, bốn chân, có cặp sừng trong tự nhiên, hoặc được con người chăn lớn nuôi Câu 65: Em hãy vẽ sơ đồ thể hiện vai trò của thực vật đối với tự nhiên và con người. GIẢI Vai trò của thực vật: + Với môi trường: • Hấp thụ khí cacbonic và thải ra khí oxi giúp cân bằng khí oxy và cacbonic • Góp phần làm giảm nhiệt độ môi trường • Điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính + Với con người: • Cung cấp khí oxy cho hoạt động hô hấp của con người • Làm thức ăn cho con người • Một số loài được dùng làm thuốc, dược phẩm quý cho con người Qua đó học sinh vẽ sơ đồ. Câu 66: Trong đời sống hằng ngày, có những việc làm của em góp phần bảo vệ đa dạng sinh học những cũng có những việc làm gây suy giảm hệ đa dạng sinh học. Hãy liệt kê các việc làm đó, nêu tác dụng/ tác hại của chúng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học. GIẢI Một số việc làm như: Page 46 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  47. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 • Xả rác bừa bãi ra môi trường. Gây ô nhiễm môi trường, hủy hoại môi trường sống của một số loài động, thực vật • Trồng cây gây rừng. Giúp xây dựng lại hệ sinh thái, tạo môi trường sống cho nhiều loài động thực vật Page 47 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  48. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 BỘ CÁNH DIỀU CHỦ ĐỀ 1: TẾ BÀO Câu 1: Quan sát hình 12.1 chúng ta thấy ngôi nhà chủ yếu được xây dựng từ đơn vị cấu trúc là những viên gạch . Vậy em hãy đoán xem cây xanh và cơ thể chúng ta được tạo nên từ đơn vị cấu trúc nào. GIẢI Cây xanh và cơ thể người được tạo nên từ tế bào Câu 2: 1. Quan sát hình 12.4, 12.5 và kể tên một số loại tế bào cấu tạo nên cơ thể cây cà chua, cơ thể người. 2. Nêu khái niệm tế bào và chức năng của tế bào đối với cơ thể sống GIẢI 1. - Tế bào cấu tạo nên cơ thể người: tế bào thần kinh, tế bào xương, tế bào cơ, tế bào gan. tế bào hồng cầu, tế bào biểu mô ruột - Tế bào cấu tạo nên cây cà chua: tế bào thịt lá, tế bào thịt quả, tế bào lông hút 2/ Tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. Các sinh vật đều được tạo nên bởi tế bào. Câu 3: 1/ Mô tả hình dạng, kích thước của các loại tế bào trong hình 12.6 theo gợi ý trong bảng 12.1 Bảng 12.1 Tế bào Hình dạng Kích thước Tế bào xương Hình sao ? ? ? ? GIẢI 1/ Bảng 12.1 Tế bào Hình dạng Kích thước Tế bào xương Hình sao Chiều rộng khoảng 5 - 20 micromet Tế bào vi khuẩn E.coli Hình que Chiều dài khoảng 2 mỉcromet Chiều rộng khoảng 0,25 - 1 mỉcromet Tế bào nấm men Hình tròn Chiều dài khoảng 6 mỉcromet Chiều rộng khoảng 5 mỉcromet Tế bào biểu bì vảy Hình ngũ Chiều dài khoảng 200 mỉcromet hành giác Chiều rộng khoảng 70 mỉcromet Tế bào hồng cầu ở Hình cầu Đường kính khoảng 7 mỉcromet người Tế bào thần kinh ở Hình dây Chiều dài khoảng 13 - 60 mỉcromet (có thể dài đến người 100 cm) Chiều rộng khoảng1 - 30 mỉcromet Page 48 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  49. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Câu 4: 1/ Quan sát hình 12.7 và cho biết: • Cấu tạo và chức năng của tế bào, tế bào chất và nhân tế bào • Sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật 2/ Nhờ yếu tố bào lục lạp thực hiện được chức năng quang hợp? GIẢI 1/ • Màng tế bào: - Cấu tạo: Là lớp màng mỏng - Chức năng: Kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào • Tế bào chất - Cấu tạo: Là chất keo lỏng, chứa các bào quan - Chức năng: Là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào • Nhân tế bào: - Cấu tạo: có màng nhân bao bọc chất di truyền - Chức năng: trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào. • Sự khác nhau về cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật: - Giống: đều có các bào quan - Khác: + Tế bào thực vật có lục lạp, thành xenlulozo và không bào, tế bào động vật thì không. + Tế bào động vật có trung thể, tế bào thực vật thì không. + Nhân của tế bào động vật nằm ở trung tâm tế bào, còn thực vật vì không bào chiếm diện tích lớn nên nhân bị lệch sang 1 bên. 2/ Vì lục lạp mang sắc tế quang hợp (diệp lục) có khả năng hấp thụ ánh sáng để tổng hợp nên chất hữu cơ. Câu 5: 1/ Quan sát hình 12.8, 12.9 và nêu cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 2/ Lập bảng các đặc điểm giống và khác nhau về cấu tạo giữa tế bào nhân sơ so với tế nào nhân thực. GIẢI 1/Cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: • Tế bào nhân sơ: không có nhân hoàn chỉnh (chỉ có vùng nhân) và không chứa bào quan có màng. • Tế bào nhân thực: có nhân và các bào quan có màng. • Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản và thường có kích thước nhỏ, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực 2/ Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Giống Đều là tế bào, chứa vật chất di truyền, đều có 3 thành phần cơ bản: màng sinh chất, tế bào chất, vùng nhân hoặc nhân Kích thước và Kích thước nhỏ, cấu trúc đơn giản Kích thước lớn, cấu trức phức cấu trúc tạp Màng nhân Không có màng bao bọc vật chất di Có màng bao bọc vật chất di truyền truyền Page 49 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  50. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Hệ thống nội Tế bào không có hệ thống nội màng Tế bào có hệ thống nội màng màng Bào quan Không có màng bao bọc các bào Có màng bao bọc các bà quan quan Khung tế bào Không có khung tế bào Có khung tế bào Câu 6: 1/ Quan sát hình 12.11 và cho biết số lượng tế bào tăng lên sau mỗi lần phân chia 2/ Dựa vào hình 12.11, hãy tính số tế bào con mới được tạo ra sau lần phân chia thứ tư. 3/ a. Nhận xét sự thay đổi về chiều cao cơ thể qua các giai đoạn khác nhau của cây xanh và người b. Xác định chiều cao của người trong hình 12.12b khi ở giai đoạn thiếu nhi và thanh niên. Hãy cho biết nhờ đâu có sự thay đổi chiều cao đó. GIẢI 1/ Sau lần phân chia thứ nhất: tế bào tăng lên gấp 2 lần (21=2) Sau lần phân chia thứ hai: tế bào tăng lên thành 4 tế bào (22=4) Sau lần phân chia thứ ba: tế bào tăng lên thành 8 tế bào (23=8) 2/ Sau lần phân chia thứ tư số tế bào tăng lên là: 24= 16 (tế bào) 3/ a. Qua các giai đoạn, cây xanh và người tăng lên về chiều cao b. Ở giai đoạn thiếu nhi chiều cao của bé gái là 100 cm, ở giai đoạn trưởng thành chiều cao tăng thêm 60 cm. Có sự thay đổi này là nhờ quá trình phân bào. Các tế bào ở người lớn lên và thực hiện quá trình sinh sản (phân chia tạo thành nhiều tế bào mới) Câu 7: Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu tạo từ nhiều tế bào. GIẢI Con gà, cây hoa mai, cây lúa Câu 8: 1/ Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực 2/ Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1 Tiêu chí Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào Số lượng tế bào ? ? Số loại tế bào ? ? Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực ? ? GIẢI 1/ Tế bào nhân sơ: vi khuẩn, vi khuẩn cổ, vi khuẩn lam, xạ khuẩn Tế bào nhân thực: trùng biến hình, tảo lục, nấm, trùng roi, trùng giày, 2/ Page 50 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  51. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Tiêu chí Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào Số lượng tế bào 1 tế bào từ 2 tế bào trở lên Số loại tế bào đơn bào đa bào Cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực tế bào nhân sơ tế bào nhân thực Câu 9: 1/ Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao 2/ Quan sát các hình trong hình 13.4 và sắp xếp các hình đó theo cấp độ tổ chức của cơ thể theo thứ tự từ thấp đến cao và gọi tên của các cấp độ đó. 3/ Quan sát các loại mô trong hình 13.5 và nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào trong từng loại mô. 4/ a. Dựa vào hình 13.3 hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh b. Quan sát hình 13,.4, kể tên một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người. 5/ Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc đã cho trong bảng 13.2 và tên của cấp độ tổ chức liền kề cao hơn nó trong thứ tự tổ chức cơ thể Cấu trúc Lá bạc hà Tế bào thần kinh ở Hệ hô Cây ngô người hấp Tên cấp độ tổ chức Cơ quan ? ? ? Tên cấp độ tổ chức liền kề Hệ cơ ? ? ? cao hơn quan 6/ Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật mà em biết theo gợi ý trong bảng 13.3 Cấu trúc Động vật Thực vật Tế bào ? ? Mô ? ? Cơ quan ? ? Hệ cơ quan ? ? GIẢI 1/ Tế bào - mô - cơ quan - hệ cơ quan - cơ thể 2/ Thứ tự các cấp độ tổ chức: c. Tế bào biểu mô ruột (cấp độ tế bào) -> d. Biểu mô ruột (cấp độ mô) -> b. Ruột non (cơ quan) -> a. Hệ tiêu hóa (hệ cơ quan) 3/ • Một số loại mô ở lá cây: Hình dạng: hình cầu Kích thước: nhỏ • Mô cơ ở ruột non: Hình dạng: dạng ống Kích thước: dài Page 51 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  52. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 • Mô thần kinh ở não: Hình dạng: tủa thành nhiều nhánh nhỏ Kích thước: dài 4/ Một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh: Mô giậu, mô bì, mô xốp, mô dẫn. Một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của ruột người: biểu mô ruột, mô cơ, mô liên kết 5/ Cấu trúc Lá bạc hà Tế bào thần kinh ở Hệ hô Cây ngô người hấp Tên cấp độ tổ chức Cơ quan tế bào cơ quan hệ cơ quan Tên cấp độ tổ chức liền kề cao Hệ cơ mô hệ cơ cơ thể hơn quan quan 6/ Cấu trúc Động vật Thực vật Tế bào tế bào thần kinh tế bào vảy hành (củ hành) Mô mô liên kết ( ruột non) mô giậu (lá cây) Cơ quan cơ quan tiêu hóa cơ quan hô hấp Hệ cơ quan hệ tuần hoàn hệ hô hấp Câu 10: Hãy đóng vai một nhà khoa học và giới thiệu cho mọi người khám phá cấu tạo tế bào thực vật GIẢI Cấu tạo bế bào thực vật bao gồm: • Vách tế bào làm cho tế bào có hình dạng nhất định • Màng sinh chất bao bọc ngoài tế bào chất • Chất tế bào là chất keo lỏng chứa các bào quan • Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. • Ngoài ra, tế bào còn có không bào chứa dịch tế bào Câu 11: Khi quan sát hình vẽ một tế bào, thành phần nào giúp em xác định đó là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực? GIẢI Dựa vào nhân để phân biệt đó là tế bào nhân sơ hay nhân thực. Tế bào nhân sơ có cấu trúc đơn giản, chưa có nhân hoàn chỉnh, tế bào nhân thực có nhân hoàn chỉnh được bọc bởi màng nhân. Câu 12: a. Hình 13.9 là sơ đồ mô tả tế bào thực vật hay tế bào động vật? Hãy giairi thích câu trả lời của em. b. Hãy gọi tên các thành phần a, b, c trong hình và nêu chức năng của chúng trong tế bào. GIẢI a. Sơ đồ mô tả tế bào thực vật vì có lục lạp trong tế bào b. Tên các thành phần và chức năng: Page 52 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  53. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 a - Màng tế bào: là lớp màng mỏng, kiểm soát sự di chuyển của các chất vào và ra khỏi tế bào b - Tế bào chất: là chất keo lỏng, chứa các bào quan và là nơi diễn ra hầu hết các hoạt động sống của tế bào c - Nhân tế bào: có màng nhân bao bọc chất di truyền và là trung tâm điều khiển và là trung tâm điều khiển hầu hết hoạt động sống của tế bào Câu 13: Từ một tế bào sau khi phân chia liên tiếp tạo ra 32 tế bào con. Hãy xác định lần phân chia từ tế bào ban đầu. GIẢI 5 lần phân chia Câu 14: Những đặc điểm nào chứng tỏ sinh vật đa bào có cấu tạo phức tạp hơn sinh vật đơn bào? GIẢI Dựa vào cấu tạo và kích thước: •ĐV đơn bào: cấu tạo từ 1 tế bào duy nhất, kích thước nhỏ. Ví dụ: động vật nguyên sinh (trùng biến hình, trùng roi ) •ĐV đa bào: cấu tạo bởi nhiều tế bào kết hợp với nhau thành một cơ thể, kích thước lớn, các tế bào đóng góp một vai trò nhất định trong sự thống nhất của cơ thể. Ví dụ: thủy tức, ốc, cá, bò sát, chim, thú Câu 15: Nêu tên các cấp độ tổ chức cấu tạo của cơ thể người có trong hình 13.10 GIẢI Tế bào - Mô - Cơ quan (Tim) - Hệ cơ quan - Cơ thể người Page 53 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  54. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 CHỦ ĐỀ 2: ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG Câu 1: Phân loại thế giới sống có ý nghĩa như thế nào? GIẢI Phân loại thế giới sống thành các nhóm khác nhau giúp cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật được dễ dàng hơn. Câu 2: 1/ Hãy quan sát hình 14.4 và kể tên các sinh vật mà em biết trong mỗi giới theo gợi ý trong bảng 14.1. Tên giới Tên sinh vật Khởi sinh Vi khuẩn Nguyên sinh ? Nấm ? Thực vật ? Động vật ? 2/ 1. Quan sát hình 14.5 và cho biết các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp tới cao. 2. Gọi tên các bậc phân loại của cây hoa li và con hổ đông dương GIẢI 1/ Tên giới Tên sinh vật Khởi sinh vi khuẩn Nguyên sinh trùng roi, trùng biến hình, trùng giày, rong, tảo Nấm nấm sò, nấm hương, nấm bụng dê, nấm đùi gà Thực vật hướng dương, phượng, tre, hoa hồng Động vật voi, chuồn chuồn, cá, chim, ếch 2/ 1. Các bậc phân loại của thế giới sống từ thấp tới cao: Loài Chi Họ Bộ Lớp Ngành Giới 2. Hoa li: thuộc giống loa kèn - họ bách hợp - bộ hành - lớp một lá mầm - ngành hạt kín - giới thực vật Hổ đông dương: thuộc giống báo - họ mèo - bộ ăn thịt - lớp động vật - ngành dây sống - giới động vật. Câu 3: 1. Kể tên một số loài mà em biết. 2/ Nhận xét về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau theo gợi ý trong bảng 14.2 Môi trường sống Tên sinh vật Mức độ đa dạng số lượng loài Rừng nhiệt đới ? ? Sa mạc ? ? Page 54 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  55. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 3/ Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em (ví dụ: rừng, ao, ) và lấy ví dụ các sinh vật sống trong mỗi môi trường đó. GIẢI 1/ cá, rùa, tôm, sứa, mực ( động vật dưới nước), voi, trâu, bò, dê, ngựa (động vật ăn cỏ), cây thông, phượng, hoa hồng, tre, (thực vật), 2/ Môi Tên sinh vật Mức độ đa dạng trường số lượng loài sống Rừng nhiệt Hươu, nai, khỉ, giun, rắn, trăn, rêu, dương xỉ, dừa, chuối, Cao đới xoài, tre, măng Sa mạc sóc, chồn, chuột, sóc, lạc đà, dừa, cọ, xương rồng khổng thấp lồ, cây lê gai, cây hoa thế kỉ, cây hoa hồng sa mạc, cây bụi 3/ • Môi trường ao: cá rô phi, cá chuối, cá trắm, ốc ao, vi khuẩn, bào, tảo, nhện nước, • Môi trường rừng ngập mặn: cây đước, cây rễ thở, vẹt, sứa, ngao, tôm, cá biển, cua • Môi trường đầm nuôi nước mặn: cá, ốc, rong, ngao, sò, vi khuẩn, tôm, Câu 4: 1/ Lấy ví dụ về cây hoặc con vật có những tên địa phương khác nhau mà em biết? 2/ Hãy tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích. GIẢI 1/ Miền bắc Miền Nam Ngô Bắp Lợn Heo Cây quất Cây tắc Cây roi Cây mận 2/ • Cây lúa nước - Oryza sativa • Cây bạc hà - Mentha piperita • Cây ngô - Zea Mays • Bí đao - Benincasia hispida • Cây cải củ - Raphanus sativus L. • Báo đốm - Panthera pardus directionalis • Tê giác đen - Diceros bicornis • Đười ươi - Pongo pygmaeus Câu 5: Em hãy giúp hai bạn ở hình 15.1 phân chia các loại đồ vật thành từng nhóm theo màu sắc và hình dạng. GIẢI Theo màu sắc: Page 55 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  56. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 • Màu vàng • Màu xanh • Màu đỏ Theo hình dạng: • Hình cầu • Hình lập phương • Hình chop Câu 6: 1/ a. Quan sát hình 15.2 và khoá lưỡng phân (bảng 15.1), thực hiện từng bước của khoá lưỡng phân như hướng dẫn dưới đây. • Bước 1a và 1b: Chia động vật thành hai nhóm: động vật sống trên cạn và động vật sống dưới nước. Đối chiếu trên hình 15.2, em sẽ nhận ra được động vật sống dưới nước là cá vàng. • Bước 2a và 2b: Chia nhóm động vật sống trên cạn thành hai nhóm: động vật có tai nhỏ và động vật có tai lớn. Nhận ra được động vật trên cạn, tai lớn là thỏ. • Bước 3a và 3b: Nhận ra động vật trên cạn, có tai nhỏ gồm có: động vật không thể sủa là mèo và động vật có thể sủa là chó. b. Những đặc điểm nào của sinh vật đã được sử dụng để phân loại động vật trong khoá lưỡng phân trên? 2/ Hãy hoàn thiện khoá lưỡng phân (bảng 15.2) để xác định tên mỗi loài cây, dựa vào đặc điểm lá cây trong hình 15.3. Các bước Đặc điểm Tên cây 1a Lá không xẻ thành nhiều thùy 1b Lá xẻ thành nhiều thùy hoặc lá xẻ thành nhiều lá con 2a Lá có méo lá nhẵn 2b Lá có mép lá răng cưa 3a Lá xẻ thành nhiều thùy, các thùy xẻ sâu 3b Lá xẻ thành nhiều thùy là những lá con, xếp dọc hai bên cuống lá GIẢI 1/ Các đặc điểm về: môi trường sống (trên cạn/ dưới nước), kích thước, hình dáng tai (nhỏ/lớn), có thể sủa/không thể sủa 2/ Các bước Đặc điểm Tên cây 1a Lá không xẻ thành nhiều thùy Lá bèo, lá cây ô rô 1b Lá xẻ thành nhiều thùy hoặc lá xẻ thành nhiều lá con Lá cây sắn, lá cây hoa hồng Page 56 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  57. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2a Lá có méo lá nhẵn Lá bèo, lá cây sắn 2b Lá có mép lá răng cưa Lá cây ô rô, lá cây hoa hồng 3a Lá xẻ thành nhiều thùy, các thùy xẻ sâu Lá cây sắn 3b Lá xẻ thành nhiều thùy là những lá con, xếp dọc hai Lá cây hoa hồng bên cuống lá Câu 7: Vì sao chúng ta cần tiêm phòng bệnh? GIẢI Vắc xin và tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm của nhân loại.Khoảng 85%-95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh. Người được tiêm chủng không bị mắc bệnh và đương nhiên sẽ không bị chết hay di chứng do bệnh dịch gây ra. Câu 8: 1/ Quan sát hình 16.1 và cho biết hình dạng của các virus (theo bảng 16.1) Tên hình Hình que Hình cầu Hình đa diện Hình a x ? ? ? ? 2/ Kể tên những bệnh do virus gây ra ở người, động vật, thực vật. GIẢI 1/ Tên hình Hình que Hình cầu Hình đa diện Hình a x Hình b x Hình c x 2/ •Ở người: Bệnh cúm, đậu mùa, quai bị, viêm gan B, sở, viêm não Nhật Bản, bệnh dại, bại liệt, hội chứng HIV?AIDS •Ở động vật: virut cúm gia cầm, cúm lợn và các loại vi rút cúm khác, như cúm gia cầm A (H5N1), A (H7N9) và A (H9N2) và các vi rút cúm lợn A (H1N1), A (H1N2) và A (H3N2). •Ở thực vật: Các vi khuẩn gây bệnh cây thông thường ở Việt Nam bao gồm: các chi Ralstonia, Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia, bệnh Greening gây hại trên cây có múi (Do vi khuẩn Liberibacter asiaticus), bệnh chổi rồng gây hại trên cây nhãn do vi khuẩn nhóm Gamma Proteopacteria, Héo vi khuẩn do Ralstonia solanacearum, Vi rút khảm lá thuốc lá Câu 9: 1/ Quán sát hình 16.8 và nêu các thành phần cấu tạo của một vi khuẩn 2/ Quan sát hình 16.9 và nêu các hình dạng khác nhau của vi khuẩn Page 57 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  58. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 3/ So sánh sự khác nhau về cấu tạo của virus và vi khuẩn theo gợi ý trong bảng 16.2 Đặc điểm Virus Vi khuẩn Thành tế bào x ? ? ? 4/ Kể một số cách bảo quản thức ăn tránh bị hư hỏng do vi khuẩn trong gia đình em. 5/ Lấy ví dụ về vai trò và tác hại của vi khuẩn đối với sinh vật và người 6/ Lấy ví dụ về những vi khuẩn có ích và vi khuẩn gây hại đối với sinh vật và người GIẢI 1/ Vi khuẩn có thành phần cấu tạo gồm: thành tế bào, màng tế bào, tế bfao chất và vùng nhân. 2/ Vi khuẩn có các hình dạng khác nhau: hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn, hình có ống, hình có sợi 3/ Đặc điểm Virus Vi khuẩn Thành tế bào x Màng tế bào Tế bào chất Vùng nhân 4/ - Không nên để thức ăn ngoài nhiệt độ phòng quá 2h. - Giữ nhiệt độ tủ lạnh dưới 4 độ C, tủ đông là dưới 0 độ C. - Sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt. Nếu để càng lâu, một loại vi khuẩn cơ hội là Listeria, sẽ phát triển, đặc biệt nếu nhiệt độ tủ lạnh ở trên 4 độ C. - Cảnh giác với thực phẩm dễ hư hỏng. Nếu bạn cảm thấy nghi ngờ thì nên vứt bỏ thức ăn thừa ngay. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay trong tủ lạnh, khiến thức ăn không còn ngon và gây hại cho sức khỏe. - Bảo quản thức ăn thừa tránh xa các thực phẩm sống, thịt gia cần, hải sản 5/ Vai trò của vi khuẩn: • Đối với cây xanh: - Phân huỷ xác động vật, lá cây rụng thành mùn rồi thành muối khoáng cung cấp cho cây - Một số ít vi khuẩn có khả năng cố định đạm, cung cấp cho cây - Vi khuẩn có tác dụng làm cho đất tơi xốp, thoáng khí • Đối với thiên nhiên: - Vi khuẩn tham gia vào sự tuần hoàn vật chất trong tự nhiên ( phân huỷ các chất hữu cơ thành chất vô cơ cho cây sử dụng ) - Vi khuẩn góp phần hình thành than đá, dầu lửa, • Đối với con người: - Trong đời sống: Vi khuẩn lên men dc ứng dụng trong muối dưa, muối cà, làm sửa chua - Trong công nghệ sinh học: Nhiều vi khuẩn dc ứng dụng trong công nghiệp tổng hợp protein, vitamin B12, xử lí nước thải Page 58 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  59. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Tác hại của vi khuẩn: • Tác hại của vi khuẩn với người: viêm da ở người, uốn ván, sốt thương hàn, bệnh lao, bệnh lỵ, ngộ độc thực phẩm, • Tác hại của vi khuẩn với sinh vật: bệnh lạc lá lúa. héo cây, 6/ - Những vi khuẩn có ích: • Sữa chua sống: Lactobacillus được biết đến là vi khuẩn giúp tiêu diệt nhiều loại hại khuẩn trong đường ruột. Khi bạn sử dụng sữa chua sống, lợi khuẩn này sẽ tích cực phát triển. Hầu hết các nhà sản xuất đã sử dụng loại vi khuẩn này để sản xuất sữa chua sống. • Tempeh, đậu lên men miso hoặc nước tương lên men Người Nhật thường ăn chúng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng có chứa vi khuẩn sống có lợi. • Bắp cải muối: Sử dụng bắp cải muối với lượng vừa phải và được muối một cách hợp vệ sinh tăng cường nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột. • Kombucha: Đây là một loại trà lên men có xuất xứ ở Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước. Trà có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, hỗ trợ người bị tiểu đường, giải độc • Microflora là một nhóm các loại vi khuẩn, nấm thường sống trên da con người. Chúng có chức năng ngăn chặn tình trạng vết thương bị nhiễm trùng quá mức và giúp chữa lành vết thương • Lactobacillus reuteri được phát hiện có trong sữa mẹ và có chức năng hỗ trợ miễn dịch. Vi khuẩn này cũng có khả năng giúp chống viêm và giảm đau cho cơ thể. - Những vi khuẩn có hại: • Vi khuẩn Escherichia coli sống trong ruột người và động vật như bò, cừu và dê. Khi nhiễm khuẩn E.coli, người bệnh sẽ bị tiêu chảy nghiêm trọng, bụng đau quặn và ói từ 5 đến 10 ngày. Chủng E.coli O157:H7 có thể khiến người bệnh xuất huyết tiêu hóa, suy thận, thậm chí tử vong. • Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus sống trong nước mặn, thường có trong hải sản. Người thích ăn hải sản sống, chưa nấu chín sẽ dễ bị nhiễm khuẩn này.Trong vòng 24 giờ, người nhiễm khuẩn sẽ có triệu chứng tiêu chảy nước, bụng đau quặn, buồn nôn, ói, sốt và cảm lạnh. • Vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn • Vi khuẩn E.coli gây bệnh tiêu chảy • Vi khuẩn V.cholerae gây bệnh tả • Vi khuẩn Shigella gây bệnh lỵ Câu 10: 1/ Kể tên một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên 2/ Tìm hiểu trao đổi với các bạn về những biện pháp mà gia đình và địa phương em thực hiện để phòng chống các bệnh lây nhiễm do virus, vi khuẩn gây nên đối với con người, cây trồng và vật nuôi 3/ 1. Em cần làm gì để tránh bệnh cúm, bệnh quai bị? 2. Em có biết mình đã được tiêm vaccine phòng bệnh gì và khi nào chưa? 4/ Khi sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh ở người, chúng ta cần lưu ý điều gì? GIẢI 1/ Một số biện pháp phòng tránh bệnh do virus và vi khuẩn gây nên: 59 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  60. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 - Bảo vệ môi trường sống sạch sẽ - Tập thể dục nâng cao sức khỏe - Ăn uống đủ chất dịnh dưỡng, thực hiện ăn chín uống sôi - Thực hiện các biện pháp phòng tránh lây lan bệnh cho cộng đồng - Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về lợi ích của việc tiêm vaccine cũng như những tác hại của một số bệnh nguy hiểm 2/ - Tiêm các loại vaccine phòng bệnh - Phun thuốc phòng bệnh cho cây trồng - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch gel, đeo khẩu trang để bảo vệ những người xung quanh. - Tiêm thuốc phòng bệnh cho vật nuôi - Trồng các giống cây chịu hạn, ít sâu bệnh 3/ 1. Tiêm vaccine là biện pháp phòng các bệnh hiệu quả nhất để tránh bệnh cúm, bệnh quai bị 2. • Vắc xin Engerix B/ Euvax B/ Hepavax phòng bệnh Viêm gan B, tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh. • Vắc xin BCG phòng bệnh lao tiêm một lần cho trẻ trong vòng 1 tháng sau khi sinh • Vắc xin kết hợp phòng 6 bệnh (ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra như viêm phổi, viêm màng não mủ) • Vắc xin Rotarix, Rotateq phòng Rota virus gây bệnh tiêu chảy. • Vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu • Vắc xin viêm não Nhật Bản B cho trẻ từ 1-5 tuổi 4/ Nếu cần phải uống kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn, hãy sử dụng kháng sinh hợp lý và chính xác theo chỉ định của bác sĩ. Một số lưu ý cho việc sử dụng kháng sinh an toàn: • Hãy sử dụng chính xác theo kê đơn của bác sĩ • Không chia sẻ kháng sinh với người khác • Không để dành kháng sinh • Không sử dụng thuốc kháng sinh mà được chỉ định kê đơn cho người khác. Khi sử dụng kháng sinh cần phải chú ý thêm đến một số tác dụng phụ do nó gây ra để có thể được tư vấn và khắc phục kịp thời yếu tố rủi ro. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng kháng sinh, bao gồm: Phát ban, chóng mặt, buồn nôn, bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng nấm men, nhiễm trùng Clostridioides, phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đe doạ đến tính mạng Câu 11: 1/ Quan sát hình 17.3 và cho biết các nguyên sinh vật là thức ăn của những động vật nào 2/ Quan sát hình 17.4, 17.5 hãy cho biết chúng ta cần làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét và kiết lị ở người. 3/ Cho biết tên nguyên sinh vật (trong hình 17.3, 17.4, 17.5) tương ứng với từng lợi ích hoặc tác hại trong bảng 17.1. Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật Tên nguyên sinh vật Làm thức ăn cho động vật ? Gây bệnh cho động vật và con người ? Page 60 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  61. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 4/ Tìm hiểu một số biện pháp vệ sinh ăn uống để phòng trừ các bệnh do nguyên sinh vật gây nên. GIẢI 1/ Là thức ăn của nhiều loại động vật khác: tôm cua, cá, ốc, 2/ Trùng sốt rét là do muối truyền máu vào người và theo đường máu đến gan. Chúng chui vào kí sinh trong các tế bào hồng cầu, làm cho tế bào hồng cầu bị vỡ, gây nên bệnh sốt rét. Để phòng bệnh do trùng sốt rét gây nên, chúng ta cần tiêu diệt muối truyền bệnh và tránh bị muỗi đốt. Một số biện pháp: • Thả màn khi ngủ • Dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi Bình xịt côn trùng trong nhà, hương muỗi hoặc kem xua muỗi có thể làm giảm hoạt động chích đốt của muỗi. • Luôn để nhà cửa sạch sẽ, khô thoáng • Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi, điều hòa nhiệt độ đều có thể làm giảm nguy cơ muỗi bay vào nhà và đốt mọi người trong gia đình. • Người bị sốt xuất huyết cần được nằm trong màn, tránh muỗi đốt khiến bệnh lây lan bệnh cho người khác Trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống đi vào ống tiêu hóa của người gây lở lớt ở thành ruột. Một số biện pháp phòng tránh bệnh trùng kiết lị; • Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh • Ăn uống sạch sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. • Khi phát hiện ra bệnh cần phải mang đi khám chữa ngay lập tức 3/ Ích lợi hoặc tác hại của nguyên sinh vật Tên nguyên sinh vật Làm thức ăn cho động vật Tảo (thức ăn cho san hô), trùng roi, Gây bệnh cho động vật và con người Tảo lục, trùng sốt rét, trùng kiết lị, 4/ Một số biện pháp vệ sinh ăn uống: - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn - Phân biệt các dụng cụ dao, thớt cho, bát, đũa cho thực phẩm sống và thực phẩm chín - Ngâm nước muối hoặc nước gạo loãng với một số loại rau củ - Thực hiện ăn chín uống sôi ,không ăn các đồ tái, sống - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Câu 12: Gọi tên, mô tả hình dạng và nêu đặc điểm nhận biết của các nguyên sinh vật có trong hình 17.2 GIẢI Trùng giày: Cơ thể đơn bào hình dạng giống đế giày, chúng di chuyển nhờ lông bơi. Trùng biến hình: Cơ thể đơn bào luôn thay đổi hình dạng. Chúng di chuyển nhờ dòng chất nguyên sinh dồn về một phía tạo thành chân giả Câu 13: 1/ Hãy nói tên mỗi loại nấm trong hình 18.1 2/ Vì sao nấm không thuộc về thế giới thực vật hay động vật. GIẢI 1/ Nấm linh chi, nấm kim châm, nấm hương, nấm bào ngư. Page 61 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  62. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 2/ Vì nấm không có chất diệp lục, nấm cũng chưa có các cơ quan dinh dưỡng riêng biệt (như rễ, thân, lá ở thực vật). Sợi nấm chỉ có thể dài ra ở phần ngọn (khác với cây tre, cây mía vừa dài ra ở phần ngọn, vừa dài ra ở từng đốt). Câu 14: 1/ Nêu các đặc điểm để nhận biết nấm. Nấm có các dinh dưỡng như thế nào? 2/ Lập bảng để phân biệt các nhóm nấm. (tên, nhóm nấm, đặc điểm, ví dụ đại diện) 3/ Kể tên các loại nấm mà em biết và phân chia các loại nấm đó vào các nhóm phân loại phù hợp. 4/ Hãy quan sát một số loại nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm trứng ) và mô tả đặc điểm hình thái của chúng. GIẢI 1/ Đặc điểm nhận biết: nấm thường nhỏ, thân mềm, thường có mũ hình chóp hoặc tủa dài. Giá trị dinh dưỡng: không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm như kim châm, linh chi, đùi gà còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch. Trung bình, 100 gram nấm tươi có chứa từ 25 - 40% hàm lượng protein, 17 - 19 loại axit amin, trong đó có 7-9 loại axit amin cơ thể không tự tổng hợp được, 7% hàm lượng chất khoáng. Ngoài ra, nấm tươi con chứa nhiều loại vitamin B1, B6, B12, PP 2/ Tên nhóm Nấm túi Nấm đảm Nấm tiếp hợp nấm Đặc điểm là loại nấm thể quả Là có sợi nấm phân nhánh, màu có dạng túi nâu, xám, xanh Ví dụ đại nấm bụng dê, nấm nấm hương, nấm nấm mốc trên bánh mì, trên các diện cục rơm, nấm sò loại quả 3/ Tên nấm Nấm túi Nấm đảm Nấm tiếp hợp Nấm bụng dê (nấm nhăn) x Nấm tai mèo (mộc nhĩ) x Nấm mốc trên quần áo x Nấm linh chi x Nấm sò x Nấm rơm x Nấm đông cô x Page 62 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)
  63. CHINH PHỤC BÀI TẬP KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 4/ • Nấm mộc nhĩ: được biết đến do hình dạng tựa tai người, có màu nâu sẫm đến đen, mọc trên các thân cây mục. Nó có kết cấu tựa cao su, tương đối cứng và giòn. • Nấm rơm: sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có loại màu xám trắng, xám, xám đen kích thước đường kính "cây nấm" lớn, nhỏ tùy thuộc từng loại. • Nấm mỡ: thân nấm ngắn, mũ nấm tròn, dày, nấm mỡ hai trạng thái màu sắc trong khi chưa trưởng thành là màu trắng và nâu • Nấm trứng: thân nấm ngắn, mũ nấm hình giống quả trứng gà, màu vàng cam Câu 15: 1/ Nêu vai trò và tác hại của nấm 2/ Lập bảng về các loại nấm đã học, vai trò và tác hại của mỗi loại nấm đó 3/ a. Vì sao nói nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên trái đất b. Hãy kể tên một bệnh do nấm gây ra và nêu cách phòng bệnh đó c. Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng? GIẢI 1/ Vai trò: quan trọng đối với tự nhiên và con người như: phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường; làm thức ăn cho con người (ví dụ: nấm mộc nhĩ, nấm rơm, ); dùng làm dược liệu (ví dụ: nấm lonh chi, nấm Pencillium ). Tác hại: Một số loại nấm độc nếu ăn phải sẽ bị ngộ độc, thậm chí tử vong. 2/ Tên nấm Vai trò / Tác hại Nấm kim châm Là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng Nấm men bánh để sản xuất đồ uống có cồn, như bia hay rượu vang thông qua quá mì trình lên men rượu Đông trùng hạ là loại dược liệu quý hiếm thảo Mộc nhĩ Là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng 3/ a. Nấm có thể làm sạch đất, nước và không khí ô nhiễm. Một số nấm ăn có chứa enzym với khả năng oxy hóa làm giảm ô nhiễm. Trong đó, nấm Sò (Pleurotus sp.), nấm Đảm (Pycnoporus sanguineus) và nấm Vân chi (Maximum Trametes) cho hiệu quả thanh lọc dược phẩm cao nhất. b. Bệnh hắc lào. Cách phòng chữa bệnh: • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ cũng như đảm bảo môi trường sống không bị ô nhiễm. • Đảm bảo da luôn khô thoáng, không bị ẩm ướt quá lâu. • Hạn chế việc mặc chung quần áo, sử dụng đồ dùng cá nhân với những người mắc bệnh hắc lào. • Không mặc đồ ẩm ướt, những bộ đồ bó sát gây khó chịu khiến mồ hôi tích tụ, không thoát ra được. Page 63 (BẢN ĐỌC TRƯỚCPage – VẬT SỐNG) ( PHẠM THỊ NGỌC – VÕ VĂN MẾN – TRẦN THỊ PHÚC - VÕ ĐỨC DƯƠNG - THẮNG MANG QUYẾT – NGUYỄN QUỐC DŨNG - HOÀNG ĐỨCTÀI) (BẢN DÙNG THỬ) KHA VĂN LẬP (Tổng Chủ biên) - NGUYỄN CHÍNH BÌNH (Chủ biên)