Đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2022-2023

docx 4 trang Hàn Vy 02/03/2023 2650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_1_khoa_hoc_tu_nhien_lop_6_de_1_nam_hoc_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì 1 Khoa học tự nhiên Lớp 6 - Đề 1 - Năm học 2022-2023

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 1) MÔN: KHTN- LỚP 6 PHÂN MÔN: VẬT LÍ. I.TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5đ) Chọn chữ cái đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng, rồi ghi đáp án vào ô trong phần bài làm ở các câu sau: Câu 1. Lĩnh vực nào sau đây không thuộc về khoa học tự nhiên? A. Sinh Hóa. B. Thiên văn. C. Lịch sử. D. Địa chất. Câu 2: Việc làm không đảm bảo an toàn trong phòng thực hành là A. đùa nghịch trong phòng thí nghiệm. C. không nếm hóa chất. B. chỉ tiến hành thí nghiệm khi có người hướng dẫn. D. mặc trang phục gọn gàng. Câu 3: Đơn vị đô độ dài hợp pháp ở nước ta là: A. mm. B. cm C. km. D. m. Câu 4: Quan sát hình vẽ, chiều dài của khối hộp là: A. 3cm. B. 4cm. C. 2cm. D. 5cm. Câu 5: Một hộp sữa có ghi 900g, 900g chỉ A. khối lượng của cả hộp sữa. C. khối lượng của sữa trong hộp. B. khối lượng của vỏ hộp sữa. D. khối lượng hộp sữa là 900g. Câu 6: Thao tác sai khi dùng cân đồng hồ là A. đặt vật cân bằng trên đĩa cân. C. đọc kết quả khi cân khi đã ổn định. B. đặt cân trên bề mặt không bằng phẳng. D. đặt mắt vuông góc với mặt đồng hồ. Câu 7. Cho bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ 200ml nhất của bình lần lượt là: 150ml A. 200 ml và 10 ml. B. 200 ml và 0 ml. 100 ml C. 200 ml và 50 ml. D. 200 ml và 5 ml. 50ml Câu 8: Để đo thời gian chạy 100m ta sử dụng đồng hồ để đo hợp 0 ml lí nhất là A. đồng hồ đeo tay. C. đồng hồ điện tử. B. đồng hồ quả lắc. D. đồng hồ bấm giây. Câu 9: Dụng cụ dùng để đo nhiệt độ là: A.Cân. B. Nhiệt kế C. Đồng hồ. D. Thước. Câu10: Cho bảng sau: Loại nhiệt kế thích hợp dùng để đo nhiệt độ Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ nước đang sôi là: Rượu Từ -30 0C đến 60 0C Thủy ngân Từ -10 0C đến 110 0C A. nhiệt kế rượu. C. nhiệt kế thủy ngân. 0 0 Kim loại Từ 0 C đến 400 C B. nhiệt kế y tế. D. Nhiệt kế kim loại. Y tế Từ 34 0C đến 42 0C II.TỰ LUẬN: (2,5 điểm) Câu 11: (0,5 điểm) Đổi một số đơn vị đo sau: 3 c) 165m = m b) 3,6 m3 = dm3 c) 450g = .kg d ) h . . . . g i â y 5
  2. Câu 12: (1điểm) Nêu cách dùng thước để đo độ dài một vật? Câu 13: (1điểm) a) Trình bày cách chia độ trong nhiệt giai Celsius. b) Đổi các đơn vị đo sau: 250C = ? 0F và 1040F = ? 0C BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐÁP ÁN II.TỰ LUẬN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  3. B. PHÂN MÔN: SINH HỌC- MÃ ĐỀ A I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(2,5 điểm) Câu 1. Người nào dưới đây sử dụng loại kính lúp không phù hợp? A. Chú Quang dùng kính lúp để bàn có đèn để sửa bảng vi mạch điện tử. B. Cô Nga dùng kính lúp để bàn để soi mẫu vải. C. Bạn Huy dùng kính lúp cầm tay để quan sát cây nấm. D. Bạn Hoa dùng kính lúp đeo mắt để xem tivi. Câu 2. Hệ thống quan trọng nhất của kính hiển vi là: A. hệ thống phóng đại. B. hệ thống giá đỡ. C. hệ thống chiếu sáng. D. hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính. Câu 3. Khi quan sát vật mẫu, tiêu bản được đặt lên bộ phận nào của kính hiển vi? A. Vật kính. B. Thị kính. C. Bàn kính. D. Chân kính. Câu 4. Tại sao nói “ tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống”? A. Vì tế bào rất nhỏ bé. B. Vì tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản: sinh sản,sinh trưởng, hấp thụ chất dinh dưỡng, hô hấp, cảm giác, bài tiết. C. Vì tế bào Không có khả năng sinh sản. D. Vì tế bào rất vững chắc. Câu 5. Nhận định nào đúng khi nói về hình dạng và kích thước tế bào? A. Các loại tế bào khác nhau thường có hình dạng và kích thước khác nhau. B. Các loại tế bào thường có hình dạng khác nhau nhưng kích thước giống nhau. C. Các loại tế bào đều có chung hình dạng và kích thước. D. Các loại tế bào chỉ khác nhau về kích thước, chúng giống nhau về hinh dạng. Câu 6. Màng tế bào có chức năng nào sau đây? A. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào. B. Quy định hình dạng và bả vệ tế bào C. Tham gia vào quá trình trao đổi chất giữa tế bào và môi trường. D. Tham gia vào quá trình quang hợp. Câu 7. Cơ thể sinh vật lớn lên chủ yếu dựa vào những hoạt động nào dưới đây? A. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia, tăng kích thước do trao đổi chất. B. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch TB theo thời gian. C. Sự tăng kích thước của từng TB do trao đổi chất. D. Sự gia tăng số lượng TB qua quá trình phân chia. Câu 8. Điền vào chỗ trống: Các có kích thước bé nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành tế bào trưởng thành. A. Trao đổi chất. B. Tế bào trưởng thành C. Tế bào phân chia. D. Tế bào non Câu 9. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của TB? A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá. B. Sự xẹp, phồng của các TB khí khổng. C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang. D. Sự vươn cao của thân cây tre. Câu 10. Một TB mô phân sinh ở thực vật tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số TB con được tạo thành là bao nhiêu ? A. 32 TB B. 4 TB C. 8 TB D. 16 TB II. PHẦN TỰ LUẬN (2,5 điểm)
  4. Câu 1. (1,0 điểm) a. Em hãy trình bày cấu tạo kính hiển vi quang học? (0,5 điểm) b. Em hãy nêu cách bảo quản kính hiển vi quang học? (0,5 điểm) Câu 2. (1,0 điểm) Nêu điểm khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật? Câu 3. (0,5 điểm) Vì sao rau củ và thịt cũng được bảo quản trong ngăn đá của tủ lạnh, khi rã đông rau củ bị dập nát còn thịt vẫn bình thường? BÀI LÀM I. TRẮC NGHIỆM: CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐÁP ÁN II.TỰ LUẬN: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .