Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án)

docx 146 trang Đình Phong 30/10/2023 45616
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_31_de_thi_tieng_viet_lop_3_hoc_ki_2_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án)

  1. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  2. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 1 MÔN TIẾNG VIỆT I – Bài tập về đọc hiểu Thử tài Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo : “ Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng”. Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này, vui sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo : “Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to”. Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng. Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài. ( Phỏng theo Truyện cổ dân tộc Dao ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Lần đầu, nhà vua giao việc gì để thử tài cậu bé ? a- Lấy tre khô bện một sợi dây thừng b- Lấy tre tươi bện một sợi dây thừng c- Lấy tro bếp bện một sợi dây thừng 2. Cậu bé làm thế nào để nắn thẳng chiếc sừng trâu ? a- Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre buộc vào sừng, rồi đem phơi khô b- Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre thọc vào sừng rồi đem phơi khô c- Ninh sừng cho mềm, dùng tay nắn lại cho thẳng rồi đem phơi khô 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? a- Ca ngợi cậu bé ngoan ngoãn b- Ca ngợi cậu bé chăm chỉ c- Ca ngợi cậu bé thông minh 4. Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là người có tài ? DeThi.edu.vn
  3. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a- Người có khả năng đặc biệt khi làm một việc nào đó b- Người có thể làm được một việc đặc biệt khó khăn c- Người có thể làm được một việc hơn hẳn người khác. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu Bài 1. Điền vào chỗ trống : a) l hoặc n Anh ta eo ên ưng chim. Chim đập cánh ba ần mới ên ổi. b) an hoặc ang Trời nắng ch .ch . Tiếng tu hú gần xa r .r . Bài 2. Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau bằng một gạch, từ chỉ sự vật bằng 2 gạch. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bài 3. Gạch chân các từ chỉ đặc điểm,tính chất trong đoạn sau: Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rờ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên. Bài 4. Đặt câu với mỗi từ sau: - chăm chỉ: - thông minh: - nhanh nhẹn: - ham học: Bài 5. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau : a) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. ( Vũ Tú Nam ) b) Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. DeThi.edu.vn
  4. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN – Bài tập về đọc hiểu Thử tài Ngày xưa có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua muốn thử tài, bèn cho gọi cậu đến, bảo : “ Ngươi hãy về lấy tro bếp bện cho ta một sợi dây thừng. Nếu làm được, ta sẽ thưởng”. Cậu bé về nhờ mẹ chặt cây tre, chẻ nhỏ rồi bện thành một sợi dây thừng. Bện xong, cậu cuộn tròn sợi dây, đặt lên chiếc mâm đồng, phơi cho khô rồi đốt thành tro. Khi lửa tắt, đám tro hiện rõ hình cuộn dây. Cậu đem dâng vua. Vua mừng lắm nhưng vẫn muốn thử tài lần nữa. Lần này, vui sai quân đem chiếc sừng trâu cong như vòng thúng đưa cho cậu bé, bảo : “Ngươi hãy nắn thẳng chiếc sừng này cho ta. Nếu được, ta sẽ thưởng to”. Cậu bé về nhà, bỏ sừng trâu vào cái chảo to, đổ đầy nước rồi ninh kĩ. Sừng trâu mềm ra và dễ uốn. Cậu lấy đoạn tre vót nhọn thọc vào sừng trâu rồi đem phơi khô. Khi rút đoạn tre, chiếc sừng trâu đã được uốn thẳng. Thấy cậu bé thực sự thông minh, nhà vua bèn thưởng rất hậu và đưa cậu vào trường học để nuôi dạy thành tài. ( Phỏng theo Truyện cổ dân tộc Dao ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Lần đầu, nhà vua giao việc gì để thử tài cậu bé ? a- Lấy tre khô bện một sợi dây thừng b- Lấy tre tươi bện một sợi dây thừng c- Lấy tro bếp bện một sợi dây thừng 2. Cậu bé làm thế nào để nắn thẳng chiếc sừng trâu ? a- Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre buộc vào sừng, rồi đem phơi khô b- Ninh sừng cho mềm, lấy đoạn tre thọc vào sừng rồi đem phơi khô c- Ninh sừng cho mềm, dùng tay nắn lại cho thẳng rồi đem phơi khô 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? a- Ca ngợi cậu bé ngoan ngoãn b- Ca ngợi cậu bé chăm chỉ c- Ca ngợi cậu bé thông minh 4. Qua câu chuyện, em hiểu thế nào là người có tài ? a- Người có khả năng đặc biệt khi làm một việc nào đó DeThi.edu.vn
  5. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b- Người có thể làm được một việc đặc biệt khó khăn c- Người có thể làm được một việc hơn hẳn người khác. II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu Bài 1. Điền vào chỗ trống : a) l hoặc n Anh ta leo lên lưng chim. Chim đập cánh ba lần mới lên nổi. b) an hoặc ang Trời nắng chang chang. Tiếng tu hú gần xa ran ran Bài 2. Gạch chân các từ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau bằng một gạch, từ chỉ sự vật bằng 2 gạch. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa.Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà. Bài 3. Gạch chân các từ chỉ đặc điểm,tính chất trong đoạn sau: Tiếng hát bay lượn trên mặt suối, tràn qua lớp cây rừng, bùng lên như ngọn lửa rực rỡ giữa đêm rừng lạnh tối, làm cho lòng người chỉ huy ấm hẳn lên. Bài 4. Đặt câu với mỗi từ sau: Đáp án gợi ý : Em chăm chỉ học tập cho tương lai tươi sáng . Bạn ấy trông nhanh nhẹn và hoạt bát . Bạn Lan rất ham học . Bài 5. Gạch dưới những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn sau : a) Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. ( Vũ Tú Nam ) b) Cây rau khúc rất nhỏ, chỉ bằng một mầm cỏ non mới nhú. DeThi.edu.vn
  6. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 I – Bài tập về đọc hiểu Lời của cây Khi đang là hạt Khi cây đã thành Cầm trong tay mình Nở vài lá bé Chưa gieo xuống đất Là nghe màu xanh Hạt nằm lặng thinh. Bắt đầu bập bẹ. Khi hạt nảy mầm Rằng các bạn ơi Nhứ lên giọt sữa Cây chính là tôi Mầm đã thì thầm Nay mai sẽ lớn Ghé tai nghe rõ. Góp xanh đất trời. Mầm tròn nằm giữa ( Trần Hữu Thung ) Vỏ hạt làm nôi Nghe bàn tay vỗ Nghe tiếng ru hời Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Khi chưa gieo xuống đất, hạt cây thế nào ? a- Hạt cây cựa quậy b- Hạt cây nằm yên c- Hạt cây thì thầm 2. Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì ? a- Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời b- Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm c- Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ 3. Khi đã nở vài lá bé xanh, cây bắt đầu thế nào ? a- Thì thầm b- Bập bẹ c- Vỗ tay 4. Theo em, ý chính của bài thơ là gì ? a- Hạt nảy mầm, lớn lên để nghe những bàn tay vỗ và tiếng ru hời b- Hạt nảy mầm, lớn thành cây để nở vài lá bé và bập bẹ màu xanh c- Hạt nảy mầm, lớn lên thành cây để góp màu xanh cho đất trời II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Bài 1. Điền vào chỗ trống : a) êch hoặc uêch - Em bé có cái mũi h - Căn nhà trống h DeThi.edu.vn
  7. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b) uy hoặc uyu - Đường đi khúc kh ., gồ ghề - Cái áo có hàng kh rất đẹp Bài 2. Gạch dưới các từ ngữ nói về trẻ em ( nhi đồng ) trong “Thư Trung thu” của Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. ( M : ngoan ngoãn ) Ai yêu các nhi đồng Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Bằng Bác Hồ Chí Minh ? Tùy theo sức của mình, Tính các cháu ngoan ngoãn Để tham gia kháng chiến, Mặt các cháu xinh xinh Để giữ gìn hòa bình Mong các cháu cố gắng Các cháu hãy xứng đáng Thi đua học và hành Cháu Bác Hồ Chí Minh. Bài 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng : a) Bạn Thanh Mai là một học sinh xuất sắc của lớp 3A b) Chiếc cặp sách là đồ vật vô cùng thân thiết của em. c) Con trâu là người bạn quý của người nông dân. Ai ( cái gì, con gì ) ? là gì ? a) . . . . b) . . . . c) . . . . Bài 4. Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành Đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH ngày .tháng .năm . ĐƠN XIN VÀO ĐỘI Kính gửi : - - Em tên là : . DeThi.edu.vn
  8. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Sinh ngày : . Học sinh lớp : Trường : Sau khi tìm hiểu về và học ., em thiết tha mong được . Em làm đơn này để xin được Được vào Đội, em xin hứa: - Chấp hành đúng . - Quyết tâm thực hiện tốt để xứng đáng là Người làm đơn ( Kí và ghi rõ họ tên ) DeThi.edu.vn
  9. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN I – Bài tập về đọc hiểu Lời của cây Khi đang là hạt Khi cây đã thành Cầm trong tay mình Nở vài lá bé Chưa gieo xuống đất Là nghe màu xanh Hạt nằm lặng thinh. Bắt đầu bập bẹ. Khi hạt nảy mầm Rằng các bạn ơi Nhú lên giọt sữa Cây chính là tôi Mầm đã thì thầm Nay mai sẽ lớn Ghé tai nghe rõ. Góp xanh đất trời. Mầm tròn nằm giữa ( Trần Hữu Thung ) Vỏ hạt làm nôi Nghe bàn tay vỗ Nghe tiếng ru hời Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Khi chưa gieo xuống đất, hạt cây thế nào ? a- Hạt cây cựa quậy b- Hạt cây nằm yên c- Hạt cây thì thầm 2. Khi hạt cây nảy mầm, ta nghe được những gì ? a- Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng ru hời b- Nghe bàn tay vỗ, nghe tiếng thì thầm c- Nghe tiếng ru hời, nghe tiếng bập bẹ 3. Khi đã nở vài lá bé xanh, cây bắt đầu thế nào ? a- Thì thầmb- Bập bẹ c- Vỗ tay 4. Theo em, ý chính của bài thơ là gì ? a- Hạt nảy mầm, lớn lên để nghe những bàn tay vỗ và tiếng ru hời b- Hạt nảy mầm, lớn thành cây để nở vài lá bé và bập bẹ màu xanh c- Hạt nảy mầm, lớn lên thành cây để góp màu xanh cho đất trời II- Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn Bài 1. Điền vào chỗ trống : a) êch hoặc uêch - Em bé có cái mũi hếch - Căn nhà trống huếch DeThi.edu.vn
  10. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b) uy hoặc uyu - Đường đi khúc khuỷu, gồ ghề - Cái áo có hàng khuy rất đẹp Bài 2. Gạch dưới các từ ngữ nói về trẻ em ( nhi đồng ) trong “Thư Trung thu” của Bác Hồ gửi các cháu thiếu nhi Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. ( M : ngoan ngoãn ) Ai yêu các nhi đồng Tuổi nhỏ làm việc nhỏ Bằng Bác Hồ Chí Minh ? Tùy theo sức của mình, Tính các cháu ngoan ngoãn Để tham gia kháng chiến, Mặt các cháu xinh xinh Để giữ gìn hòa bình Mong các cháu cố gắng Các cháu hãy xứng đáng Thi đua học và hành Cháu Bác Hồ Chí Minh. Bài 3. Xác định các bộ phận của mỗi câu dưới đây và viết vào trong bảng : a) Bạn Thanh Mai /là một học sinh xuất sắc của lớp 3A b) Chiếc cặp sách/ là đồ vật vô cùng thân thiết của em. c) Con trâu /là người bạn quý của người nông dân. Ai ( cái gì, con gì ) ? là gì ? a) . . . . b) . . . . c) . . . . Bài 4. Điền các nội dung cần thiết vào chỗ trống để hoàn thành Đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH ngày .tháng .năm . ĐƠN XIN VÀO ĐỘI Kính gửi : - - Em tên là : . DeThi.edu.vn
  11. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Sinh ngày : . Học sinh lớp : Trường : Sau khi tìm hiểu về và học ., em thiết tha mong được . Em làm đơn này để xin được Được vào Đội, em xin hứa: - Chấp hành đúng . - Quyết tâm thực hiện tốt để xứng đáng là Người làm đơn ( Kí và ghi rõ họ tên ) DeThi.edu.vn
  12. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 I – Bài tập về đọc hiểu Về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ : - Bà ơi! Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư ? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương. - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu ! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. ( Theo Thạch Lam ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào ? a- Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng b- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh c- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện sự săn sóc ân cần của bà đối với cháu ? a- Hỏi cháu đã về đấy ư b- Giục cháu vào nhà kẻo nắng c- Sẵn sàng chờ đợi để mến yêu cháu 3. Vì sao Thanh luôn thấy thanh thản và bình yên khi được trở về với bà ? a- Vì được sống ở khu vườn yên tĩnh và căn nhà có giàn thiên lí mát mẻ b- Vì được sống trong căn nhà rất mát mẻ và được bà che chở cho mình c- Vì được sống ở nơi mát mẻ, hiền lành và được bà yêu thương, săn sóc 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn ? DeThi.edu.vn
  13. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu b- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương sâu nặng của cháu đối với bà kính yêu. c- Tình cảm biết ơn sâu nặng của Thanh đối với người bà yêu quý và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu Bài 1. Điền vào chỗ trống : a) tr hoặc ch - che ở / - cách ở / . - ơ trụi / - ơ vơ / . b) ăc hoặc oăc - dao s / . - dấu ng kép / . - lạ h / - mùi hăng h / . Bài 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau : a) Mặt trời nằm đáy vó Như một chiếc đĩa nhôm Nhấc vó : mặt trời lọt Đáy vó : toàn những tôm. ( Nguyễn Công Dương ) b) Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. ( Bùi Hiển ) Bài 3. Đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu. Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng mưa rơi em chỉ thương đàn gà phải co ro trong giá rét mùa đông. DeThi.edu.vn
  14. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN I – Bài tập về đọc hiểu Về thăm bà Thanh bước lên thềm, nhìn vào trong nhà. Sự yên lặng làm Thanh mãi mới cất được tiếng gọi khẽ : - Bà ơi! Thanh bước xuống giàn thiên lí. Có tiếng người đi, rồi bà, mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườn vào. Thanh cảm động và mừng rỡ, chạy lại gần. - Cháu đã về đấy ư ? Bà ngừng nhai trầu, đôi mắt hiền từ dưới làn tóc trắng nhìn cháu, âu yếm và mến thương. - Đi vào trong nhà kẻo nắng, cháu ! Thanh đi, người thẳng, mạnh, cạnh bà lưng đã còng. Tuy vậy, Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình như những ngày còn nhỏ Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy thanh thản và bình yên như thế. Căn nhà, thửa vườn này như một nơi mát mẻ và hiền lành. Ở đấy, bà lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu Thanh. ( Theo Thạch Lam ) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng 1. Hình dáng của người bà được tả qua các chi tiết nào ? a- Mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc đi vào, lưng đã còng b- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, mến yêu Thanh c- Mái tóc bạc phơ, đôi mắt hiền từ, lưng đã còng 2. Chi tiết nào dưới đây thể hiện sự săn sóc ân cần của bà đối với cháu ? a- Hỏi cháu đã về đấy ư b- Giục cháu vào nhà kẻo nắng c- Sẵn sàng chờ đợi để mến yêu cháu 3. Vì sao Thanh luôn thấy thanh thản và bình yên khi được trở về với bà ? a- Vì được sống ở khu vườn yên tĩnh và căn nhà có giàn thiên lí mát mẻ b- Vì được sống trong căn nhà rất mát mẻ và được bà che chở cho mình c- Vì được sống ở nơi mát mẻ, hiền lành và được bà yêu thương, săn sóc 4. Dòng nào dưới đây nêu đúng và đủ ý chính của bài văn ? DeThi.edu.vn
  15. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu b- Tâm trạng bình yên, thanh thản của Thanh mỗi khi về thăm bà và tình yêu thương sâu nặng của cháu đối với bà kính yêu. c- Tình cảm biết ơn sâu nặng của Thanh đối với người bà yêu quý và tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần của bà đối với cháu. II – Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu Bài 1. Điền vào chỗ trống : a) tr hoặc ch - che chở / - cách trở / . - trơ trụi / - chơ vơ / . b) ăc hoặc oăc - dao sắc / . - dấu ngoặc kép / . - lạ hoắc / - mùi hăng hắc / . Bài 2. Gạch một gạch dưới các hình ảnh so sánh, gạch hai gạch dưới từ ngữ chỉ sự so sánh trong những câu thơ sau, câu văn sau : a) Mặt trời nằm đáy vó Như một chiếc đĩa nhôm Nhấc vó : mặt trời lọt Đáy vó : toàn những tôm. ( Nguyễn Công Dương ) b) Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa c) Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ như một tay võ sĩ can trường giơ ức ra chịu đấm, vẫn lao mình tới. ( Bùi Hiển ) Bài 3. Đặt 3 dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu. Đêm mùa đông, trời mưa phùn gió lạnh thổi ào ào ngoài cửa sổ. Nằm trong nhà, Hồng lắng nghe tiếng DeThi.edu.vn
  16. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Nhím con kết bạn Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn. Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ. Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông. Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên. Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”. Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm. Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp. DeThi.edu.vn
  17. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh. (Trần Thị Ngọc Trâm) Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm) A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng. B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ. C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết. D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt. Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm) A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ. B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét. C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí. Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm) A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn. B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông. C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân. D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn. Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm) A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn. B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ. C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ. D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm. Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm) DeThi.edu.vn
  18. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm) Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm) Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc. B. Báo hiệu lời nói của nhân vật. C. Báo hiệu phần chú thích. D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt. Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm) “Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.” Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm) a) Chiếc lá: b) Bầu trời: B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) DeThi.edu.vn
  19. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Lao xao Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi. II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) Kể về một ngày hội mà em đã chứng kiến hoặc tham gia. Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Câu 1: Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm Câu 2: Chọn cả 3 câu trả lời A, B, C: 0,5 điểm; câu trả lời khác: 0 điểm Câu 3: Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm Câu 4: Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm Câu 5: Gợi ý: Cuộc sống cần phải có bạn bè để quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Nếu chỉ sống một mình, xa rời đồng loại thì lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi. Câu 6: Gợi ý: Để giúp bạn không bỡ ngỡ, rụt rè trước các bạn mới, em sẽ nói chuyện với bạn để bạn cởi mở hơn, rủ bạn tham gia các hoạt động của trường, lớp, các hoạt động ngoại khoá, Câu 7: Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm Câu 8: DeThi.edu.vn
  20. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Trả lời đúng: 0,5 điểm; trả lời khác: 0 điểm Gợi ý: “Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.” Câu 9: - Viết câu theo yêu cầu: 1,0 điểm (mỗi ý 0,5 điểm) - Viết được câu theo yêu cầu nhưng sử dụng từ chưa chính xác: 0,5 điểm (mỗi ý 0,25 điểm) - Không viết được câu: 0 điểm Gợi ý: a) Gió thu xào xạc, từng chiếc lá rủ nhau đánh võng xuống mặt đất. b) Bầu trời đêm mặc chiếc áo sẫm đính chi chít những ngôi sao lấp lánh. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) Tham khảo: Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên Đán làng em lại mở lễ hội Đền Voi Phục. Hội được tổ chức tại sân đền, người từ tứ xứ về dự lễ hội đông như nước chảy, mọi người đều trong trang phục rất đẹp. Những người trong đội nghi thức mặc lễ phục truyền thống của làng. Không khí của lễ hội rất trang nghiêm và quang cảnh được trang hoàng rất đẹp với cờ ngũ sắc tung bay trước gió. Mở đầu là lễ dâng hương đọc văn tế, sau đó là lễ rước Thánh đi du xuân. Kiệu của Thánh đi đến đâu, trống giong cờ mở đến đó. Mọi người vừa đi theo kiệu Thánh vừa lễ. Trẻ con, người lớn thay phiên nhau chui qua kiệu Thánh để mong ước Thánh ban cho nhiều điều tốt lành cho cả năm. Có những lúc kiệu của Thánh tự nhiên quay vòng tròn, em nghe người lớn nói đó là những lúc Thánh vui. Em rất thích lúc được chui qua kiệu Thánh vừa vui lại vừa được Thánh phù hộ cho mạnh khỏe học giỏi, ngoan ngoãn. Lễ hội được diễn ra từ 9 giờ sáng đến 1 giờ chiều thì kết thúc. Em rất thích được tham dự lễ hội truyền thống của làng. Đó cũng là nét đẹp truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc của quê hương. (Sưu tầm) DeThi.edu.vn
  21. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) 1. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: Ong Thợ Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hóa rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. Ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong Thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang. Theo Võ Quảng. 2. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: Câu 1: Tổ ong mật nằm ở đâu? A. Trên ngọn cây. B. Trên vòm lá. C. Trong gốc cây. D. Trên cành cây. Câu 2: Tại sao Ong Thợ không tìm mật ở những khu vườn chung quanh? A. Vì ở các vườn chung quanh hoa đã biến thành quả. B. Vì ở các vườn chung quanh có Quạ Đen. C. Vì ở các vườn chung quanh hoa không có mật. D. Vì Ong Thợ không thích kiếm mật ở vườn xung quanh. Câu 3: Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì? A. Để đi chơi cùng Ong Thợ. B. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ. DeThi.edu.vn
  22. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn C. Để toan đớp nuốt Ong Thợ. D. Để kết bạn với Ong Thợ. Câu 4: Trong đoạn văn trên có những nhân vật nào? A. Ong Thợ. B. Quạ Đen, Ông mặt trời C. Ong Thợ, Quạ Đen D. Ong Thợ, Quạ Đen, Ông mặt trời Câu 5: Ong Thợ đã làm gì để Quạ Đen không đuổi kịp? A. Ong Thợ quay lại định đớp nuốt Quạ Đen. B. Ong Thợ nhanh nhẹn lách mình tránh Quạ Đen. C. Ong Thợ bay trên đường bay rộng thênh thang. D. Ong Thợ bay về tổ. Câu 6: Em có suy nghĩ gì về hành động, việc làm của Ong Thợ khi gặp Quạ Đen? Viết từ 1 câu nêu suy nghĩ của em: Câu 7: Câu nào dưới đây có hình ảnh nhân hóa? A. Ông mặt trời nhô lên cười. B. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. C. Chợt từ xa, một bóng đen xuất hiện. D. Nó lướt về phía Ong Thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Câu 8: Trong câu “Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở.” Các từ chỉ sự vật trong câu trên là: . Câu 9: Đặt một câu theo mẫu câu: Ai làm gì? B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) Mùa thu trong trẻo Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương DeThi.edu.vn
  23. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ Nguyễn Văn Chương II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) Đề bài: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. Gợi ý: ● Việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường là việc tốt gì? ● Em đã làm việc tốt đó như thế nào? ● Kết quả của công việc đó ra sao? ● Cảm nghĩ của em sau khi làm việc tốt đó? Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C A C D B Điểm (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (0,5 điểm) (1 điểm) Câu 6: - HS viết được 1 câu chính xác: 1,0 điểm (Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm) - Ví dụ: Ong Thợ rất dũng cảm và thông minh. / Ong Thợ rất nhanh trí và can đảm./ Câu 7: A: (0,5 điểm) Câu 8: Ong Thợ, bông hoa: 0,5 điểm; ( tìm đúng 1 từ: 0.25 điểm) Câu 9: (1,0 điểm) - HS đặt được câu theo đúng mẫu câu, đúng thể thức trình bày câu, (cuối câu có đặt dấu chấm); câu văn hay 1.0 điểm DeThi.edu.vn
  24. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) + Viết đủ bài: 1 điểm + Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm + Viết đúng chính tả ( không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm + Trình bày đúng quy đinh, viết sạch, đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) - Nội dung (ý): 3 điểm HS viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. - Kĩ năng: 3 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm + Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, chữ viết có thể trừ điểm phù hợp. DeThi.edu.vn
  25. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) Ông tổ nghề thêu Một lần, Trần Quốc Khái được triều đình cử đi sứ bên Trung Quốc. Vua Trung Quốc muốn thử tài sứ thần, sai dựng một cái lầu cao, mời ông lên chơi, rồi cất thang đi. Không còn lối xuống, ông đành ở lại trên lầu. Lầu chỉ có hai pho tượng Phật, hai cái lọng, một bức trướng thêu ba chữ “Phật trong lòng” và một vò nước. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui không thể tưởng được. Ngày hội mùa xuân đấy! Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im, cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. Theo Vũ Tú Nam Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây: Câu 1: Mục đích chính của bài văn trên là tả sự vật nào? a. Tả cây gạo. b. Tả chim. c. Tả cây gạo và chim. Câu 2: Bài văn tả cây gạo vào thời gian nào? a. Mùa hè. b. Mùa xuân. c. Vào hai mùa kế tiếp nhau. Câu 3: Câu: “Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.” thuộc mẫu câu nào? DeThi.edu.vn
  26. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a. Ai làm gì? b. Ai thế nào? c. Ai là gì? Câu 4: Bài văn trên có mấy hình ảnh so sánh? a. 1 hình ảnh. b. 2 hình ảnh. c. 3 hình ảnh. Câu 5: Trong câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” tác giả nhân hóa cây gạo bằng cách nào? a. Dùng một từ chỉ hoạt động của người để nói về cây gạo. b. Gọi cây gạo bằng một từ vốn dùng để gọi người. c. Nói với cây gạo như nói với con người. Câu 6: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) Giáo viên đọc cho học sinh nghe – viết Cuộc chạy đua trong rừng Ngày mai, muông thú trong rừng mở hội thi chạy để chọn con vật nhanh nhất. Ngựa Con thích lắm. Chú tin chắc sẽ giành được vòng nguyệt quế. Chú sửa soạn không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường. DeThi.edu.vn
  27. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 Đáp án a c c c a Điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 1 điểm Câu 6: Khi nào, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim? (1 điểm) Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim khi nào? (Hoặc: Bao giờ, .Lúc nào , Tháng mấy, . ) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (5 điểm) - Bài viết trình bày đúng đoạn văn, mắc ít hơn 3 lỗi chính tả, chữ viết chưa đẹp: 3 điểm - Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng: 4 điểm. - Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết đều nét: 4,5 điểm. - Bài viết trình bày đúng đoạn văn, không mắc lỗi chính tả, chữ viết sạch đẹp: 5 điểm. * Lưu ý: Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. II. Tập làm văn (5 điểm) - Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, nói về một việc làm tốt để bảo vệ môi trường. (khoảng 3 câu): 3 điểm. - Viết được đoạn văn ngắn, không sai chính tả, đúng yêu cầu (khoảng 4 câu): 4 điểm. - Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ: 4,5 điểm. - Viết được đoạn văn ngắn đúng yêu cầu, trình bày sạch sẽ, diễn đạt rõ ý: 5 điểm. Lưu ý: Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp: 1- 2- 3- 4. Không cho điểm lẻ. DeThi.edu.vn
  28. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 7 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc trong học kì hai và trả lời câu hỏi nội dung bài. Tình bạn Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân: - Cứu tôi với! Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp. Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen: - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con! Theo Mẹ kể con nghe II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi. Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ) A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát. B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo. C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ) A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con. B. Vì Cáo già rất sợ sư tử. C. Vì Cáo già rất sợ Cún con. Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ) DeThi.edu.vn
  29. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi. B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn. C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn. Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ) A. Ai - làm gì? B. Ai - thế nào? C. Ai - là gì? Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ) A. Dùng từ chỉ người cho vật. B. Dùng từ hành động của người cho vật . C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật. Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ) A. Cún ghét Cáo B. Cún thương Gà con C . Cún thích đội mũ sư tử Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ) Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ) Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ) Vịt con đáp Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) - Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: Dòng suối thức (TV 3 tập 2/trang 137) II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) Đề bài: Em hãy kể về một ngày hội mà em đã từng được tham gia hay em biết. DeThi.edu.vn
  30. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B A A C B Câu 7: VD: Chú Cún con rất thông minh. (1đ) Câu 8: Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè (1đ) Câu 9: Đặt dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1đ) Vịt con đáp: - Cậu đừng nói thế, chúng mình là bạn mà. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút) Nghe – viết bài: Mặt trời xanh của tôi - Viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch sẽ, chữ viết rõ ràng . (4 điểm) - Viết sai chính tả mỗi lỗi trừ 0,5 điểm. - Trình bày bài bẩn trừ 0,5 điểm. II. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút) Học sinh viết được một đoạn khoảng 7 đến 9 câu. - Giới thiệu được ngày hội: Tên là gì? Ở đâu? Thời gian diễn ra? (1 điểm) - Kể được các hoạt động diễn ra trong ngày hội (4 điểm) Nêu được cảm xúc, tâm trạng ,mong muốn của mình về ngày hội đó. (1 điểm). DeThi.edu.vn
  31. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 8 A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau: Bản Xô-nát ánh trăng Vào một đêm trăng đẹp, có một người đàn ông đang dạo bước trên hè phố. Ông bỗng nghe thấy tiếng đàn dương cầm ấm áp vọng ra từ căn nhà nhỏ cuối ngõ. Ngạc nhiên, ông đi đến bên cửa sổ và lắng nghe. Chợt tiếng đàn ngừng bặt và giọng một cô gái cất lên: - Con đánh hỏng rồi. Ước gì con được một lần nghe Bét-tô-ven đàn. - Ôi, giá mà cha có đủ tiền để mua vé cho con. Nghe thấy thế, người đàn ông gõ cửa vào nhà và xin phép được chơi đàn. Cô gái đứng dậy nhường đàn. Lúc này người khách mới nhận ra cô bị mù. Niềm xúc động trào lên trong lòng, từ tay ông, những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh vang lên. Hai cha con lặng đi rồi như bừng tỉnh, cùng thốt lên: - Trời ơi, có phải ngài chính là Bét-tô-ven? Phải, người khách chính là Bét-tô-ven - nhà soạn nhạc vĩ đại. Ông đã từng biểu diễn khắp châu Âu nhưng chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này. Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Ngay đêm đó, bản nhạc tuyệt tác đã được ghi lại. Đó chính là bản xô-nát Ánh trăng. (Theo Tạp chí âm nhạc, Hoàng Lân sưu tầm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đang đi dạo dưới ánh trăng, Bét-tô-ven nghe thấy gì? a. Tiếng đàn dương cầm vọng ra từ căn nhà cuối phố. b. Tiếng hát vang lên từ căn nhà cuối phố. c. Tiếng ai chơi đàn dương cầm bản xô-nát Ánh trăng từ căn nhà cuối phố. Câu 2: Đứng bên cửa sổ lắng nghe tiếng đàn, Bét-tô-ven tình cờ biết được điều gì? a. Cô gái đánh đàn ước được đi du lịch nhưng không có tiền. DeThi.edu.vn
  32. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b. Cô gái đánh đàn ước được một lần nghe Bét-tô-ven chơi đàn nhưng không đủ tiền mua vé. c. Cô gái đánh đàn ước sẽ chơi đàn giỏi như Bét-tô-ven. Câu 3: Những từ ngữ nào được dùng để tả cảm xúc và tiếng đàn của Bét-tô-ven? a. Niềm xúc động trào lên trong lòng, cảm xúc mãnh liệt, thanh cao. b. Những nốt nhạc kì diệu, lấp lánh. c. Tiếng đàn réo rắt, du dương. d. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất. Câu 4: Nhờ đâu Bét-tô-ven có được cảm hứng đế sáng tác bản xô-nát Ánh trăng (xuất phát từ đâu)? a. Sự yêu thích của ông trước cảnh đẹp đêm trăng. b. Sự mong muốn được nổi tiếng hơn nữa của ông. c. Sự xúc động và niềm thông cảm sâu sắc của ông trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù nghèo khổ mà ông đã bất ngờ gặp trong một đêm trăng huyền ảo. Câu 5: Qua câu chuyện "Bản xô-nát Ánh trăng", em hiểu Bét-tô-ven là một nhạc sĩ như thế nào? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Nhạc sĩ là người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn âm nhạc. Hãy tìm những từ có tiếng "sĩ" để chỉ người sáng tác hay biểu diễn như vậy điền vào chỗ trống cho thích hợp. a) Những người chuyên sáng tác thơ ca gọi là: b) Những người chuyên vẽ tranh nghệ thuật gọi là c) Những người chuyên biểu diễn các bài hát gọi là d) Những người chuyên sáng tác hoặc biểu diễn nghệ thuật gọi là: Câu 2: Âm nhạc là tên một ngành nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ tên các ngành nghệ thuật? kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, dệt vải, điêu khắc, hội hoạ. Câu 3: Đánh đàn là một hoạt động nghệ thuật. Trong dãy từ sau, những từ nào chỉ hoạt động nghệ thuật? đóng phim, múa, tạc tượng, ngậm thơ, may máy, biểu diễn, sáng tác. Câu 4: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: DeThi.edu.vn
  33. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn "Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành bản nhạc tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng. B. Kiểm tra Viết Trước tình yêu âm nhạc của cô gái mù, Bét-tô-ven đã tấu lên một bản nhạc tuyệt diệu. Đặt mình vào vai Bét-tô-ven, em hãy viêt một đoạn văn nói lên cảm xúc của mình lúc ngẫu hứng sáng tác bản xô-nát Ánh trăng. Đáp án A. Kiểm tra Đọc, Nghe, Nói I. ĐỌC HIỂU Câu 1 2 3 4 Đáp án a b a,b,d c Câu 5: Bài tham khảo số 1: Bét-tô-ven là một nhạc sĩ thiên tài. Cảm hứng để ông sáng tác ra những bản nhạc hay xuất phát từ sự rung động chân thành và niềm cảm thông sâu sắc của ông trước vẻ đẹp của tâm hồn con người và cuộc sống xung quanh. Những bản nhạc kì diệu của ông đã làm cho cuộc đời tươi đẹp hơn và xoa dịu tâm hồn những con người bất hạnh. Ông không chỉ là một nhạc sĩ thiên tài mà còn là một con người giàu lòng nhân ái. Bài tham khảo số 2: "Rồi dưới ánh trăng huyền ảo, tràn ngập, trước sự ngạc nhiên, xúc động của cô gái mù, Bét-tô-ven đã đánh một bản đàn tuỳ hứng. Âm thanh tuôn chảy dạt dào, rực sáng, ca ngợi những gì đẹp đẽ nhất". Bản nhạc chan chứa tình yêu thương, sự cảm thông sâu sắc với cô gái mù say mê âm nhạc. Vì nỗi lòng khát khao được nghe đàn của cô - một cô gái nghèo khó, có số phận bất hạnh - mà những nốt nhạc của Bét-tô-ven được cất lên. Nó lấp lánh, kì diệu đầy tình yêu thương. Âm thanh dạt dào xoa dịu tâm hồn bất hạnh và làm cuộc sống tươi đẹp hơn. Bét-tô-ven quả là một nghệ sĩ tài hoa và giàu lòng nhân ái. (Theo Trần Thị Trường) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: a) thi sĩ ; b) hoạ sĩ ; c) ca sĩ ; DeThi.edu.vn
  34. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn d) nghệ sĩ. Câu 2: Những từ gọi tên các ngành nghệ thuật: kịch nói, ảo thuật, xiếc, tuồng, nhiếp ảnh, điêu khắc, hội hoạ. Câu 3: Những từ chỉ hoạt động nghệ thuật: đóng phim, múa, tạc tượng, ngâm thơ, biểu diễn, sáng tác. Câu 4: - Đoạn văn được điền dấu phẩy như sau: "Bản xô-nát Ánh trăng" là một câu chuyện xúc động nói về nhạc sĩ thiên tài Bét-tô-ven. Trong một đêm trăng huyền ảo, ông đã bất ngờ gặp một cô gái mù nghèo khổ nhưng lại say mê âm nhạc. Số phận bất hạnh và tình yêu âm nhạc của cô gái đã khiến ông vô cùng xúc động, thương cảm và day dứt. Ngay trong đêm ấy, nhà soạn nhạc thiên tài đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời: bản xô-nát Ánh trăng. B. Kiểm tra Viết Tôi chưa bao giờ chơi đàn với một cảm xúc mãnh liệt, thanh cao như lúc này, trong căn nhà nhỏ của một xóm lao động nghèo. Nơi đây, có một cô gái mù khao khát được nghe tiếng đàn của tôi. Tình yêu âm nhạc và sự bất hạnh của cô khiến tôi rất xúc động. Lướt nhẹ hai tay trên phím đàn, một giai điệu mới vang lên trong đầu tôi. Những âm thanh tuôn chảy bởi cảm xúc dạt dào chợt đến trong không gian huyền ảo tràn ngập ánh trăng. Tiếng đàn ngợi ca những con người thánh thiện như cô gái mù. Tiếng đàn ngợi ca tất cả những gì đẹp đẽ nhất trên đời. Tôi đã thấy nét rạng ngời trên khuôn mặt cô gái. Lòng tôi cũng ngập tràn hạnh phúc. Bản nhạc ngẫu hứng đó về sau được tôi đặt tên là bản xô-nát Ánh trăng. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập thuộc mục Tài liệu. DeThi.edu.vn
  35. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 9 I. Kiểm tra đọc A. Đọc to: (4 điểm) GV tự kiểm tra các bài tập đọc từ tuần 19 đến 33 tại lớp. Đọc 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi liên quan. B. Đọc hiểu: (6 điểm – 30 phút) Đọc thầm đoạn văn sau và viết đáp án vào giấy kiểm tra: QUÊ HƯƠNG Quê Thảo là một vùng nông thôn trù phú. Thảo rất yêu quê hương mình. Thảo yêu mái nhà tranh của bà, yêu giàn hoa thiên lí toả mùi hương thơm ngát, yêu tiếng võng kẽo kẹt mẹ đưa, yêu cả những đứa trẻ hồn nhiên mà tinh nghịch. Thảo sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Nơi thơm hương cánh đồng lúa chín ngày mùa, thơm hương hạt gạo mẹ vẫn đem ra sàng sảy. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi. Thảo nhớ lại những ngày ở quê vui biết bao. Mỗi sáng, Thảo đi chăn trâu cùng cái Tí, nghe nó kể chuyện rồi hai đứa cười rũ rượi. Chiều về thì đi theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. Tối đến rủ nhau ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh. Thời gian dần trôi, Thảo chuyển về thành phố. Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê. Những lúc đó, Thảo thường ngẩng lên bầu trời đếm sao và mong đến kì nghỉ hè để lại được về quê. Câu 1: Quê Thảo là vùng nào? (M1) A. Vùng thành phố náo nhiệt. B. Vùng nông thôn trù phú. C. Vùng biển thơ mộng. Câu 2: Những ngày ở quê, tối đến, Thảo làm gì? (M2) A. Đi chăn trâu cùng cái Tí. B. Theo các anh chị lớn bắt châu chấu, cào cào. C. Ra ngoài sân đình chơi và xem đom đóm bay. DeThi.edu.vn
  36. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 3: Câu văn nào không sử dụng hình ảnh so sánh? (M3) A. Nơi nâng cánh diều tuổi thơ của Thảo bay lên cao, cao mãi. B. Màn đêm giống như nàng tiên khoác chiếc áo nhung đen thêu nhiều kim tuyến lấp lánh. C. Đom đóm ở quê thật nhiều, trông cứ như là những ngọn đèn nhỏ bay trong đêm. Câu 4: Vì sao Thảo mong đến kì nghỉ hè để về quê? (M4) A. Vì quê hương Thảo rất giàu có. B. Vì quê Thảo yên tính, không ồn ã như thành phố. C. Vì Thảo yêu quê hương. nơi có nhiều kỉ niệm gắn với tuổi thơ của Thảo. Câu 5: Dòng nào có từ ngữ không cùng chủ điểm với các từ ngữ khác? (M3) A. bác sĩ, kĩ sư, giáo viên, nhà khoa học B. đóng phim, đóng kịch, sáng tác nhạc, vẽ tranh C. điền kinh, bơi lội, bóng đá, chọi trâu Câu 6: Những từ ngữ ở dòng nào chỉ có các môn thể thao? (M2) A. Chạy vượt rào, nhảy xa, đá bóng, đua voi. B. Nhảy xa, đá bóng, bơi lội, cờ vua. C. Đá bóng, bơi lội, cờ vua, chọi trâu. Câu 7: Đặt câu có sử dụng hình ảnh nhân hóa về cây cối. (M4) Câu 8: Bộ phận gạch chân trong câu “ Thời gian dần trôi , Thảo chuyển về thành phố.” trả lời cho câu hỏi nào? (M2) A. Khi nào? B. Ở đâu? C. Như thế nào? Câu 9: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ chấm trong câu “Mẹ nói “Con cần học tập chăm chỉ hơn nhé!”(M3) A. Dấu chấm B. Dấu phẩy DeThi.edu.vn
  37. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn C. Dấu hai chấm Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu: “Đêm tối, thành phố ồn ã, sôi động chứ không yên tĩnh như ở quê.” (M3) II. Kiểm tra viết A. Chính tả: (4 điểm) Cây gạo Cơn dông rào rào kéo đến. Ngàn vạn lá gạo múa lên, reo lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: từng loạt, từng loạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xoá như tuyết mịn, tới tấp toả đi khắp hướng. Cây gạo rất thảo, rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, góp với bốn phương kết quả dòng nhựa của mình. Vũ Tú Nam B. Tập làm văn: (6 điểm) Em hãy kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã được xem. Đáp án A. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng • Học sinh đọc 1 đoạn trong các các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 33 • Trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc * Cách đánh giá, cho điểm: • Đọc đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm • Ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng từ, tiếng (không sai quá 5 từ): 1 điểm • Trả lời đúng câu hỏi về nội dung: 1 điểm 2. Đọc hiểu - LTVC Câu Đáp án 1 B 2 C 3 A 4 C 5 C 6 B DeThi.edu.vn
  38. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn 7 Học sinh đặt được câu có hình ảnh nhân hóa về cây cối 8 A 9 C 10 Đêm tối, thành phố như thế nào? B. Kiểm tra viết 1. Chính tả: - Viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Đúng tốc, đúng chính tả: 2,5 điểm - Trình bày sạch đẹp: 0,5 điểm - Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm. 2. Tập làm văn: Bài mẫu: Trận đấu bóng chuyền giữa đội tuyển CLB Sông Lam Nghệ An và CLB Trung Quốc em vừa được chiếu trên VTV3 làm em nhớ mãi. Bước vào hiệp đấu đầu tiên, hai đội tập trung thi đấu cao độ, từng đường bóng đẹp mắt được phô diễn, những pha chắn bóng hiệu quả của hai đội giúp duy trì điểm số, kết thúc hiệp đấu với tỉ số sát nút, đội tuyển Trung Quốc vươn lên dẫn trước. Bước sang hiệp hai, đội tuyển Việt Nam bình tĩnh hơn, cô Kim Huệ và Ngọc Hoa vào sân đã giúp đội ta có những pha tấn công chắc chắn hơn, đối thủ dù rất cố gắng nhưng không ngăn được những đường bóng đầy tính toán và dứt khoát của cô Kim Huệ. Hiệp hai thế trận hoàn toàn nghiêng về đội ta, hai đội hòa nhau và bước vào hiệp 3. Lần này đội tuyển Trung Quốc giành quyền phát bóng trước. Hai đội thi đấu rất thận trọng, quyết liệt, tranh nhau từng điểm một. Sau phút hội ý, Việt Nam thực hiện chiến thuật bỏ ngỏ thành công, liên tiếp lên điểm khiến đối thủ bất ngờ, bối rối. Cuối cùng bằng pha tấn công của cô Ngọc Hoa ở phía cánh phải giúp đội tuyển nước nhà giành điểm số quyết định. Đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng đầy thuyết phục trước đội tuyển Trung Quốc. Trận đấu đã mang lại niềm vui, sự tự hào cho khán giả trên sân và khán giả trên mọi miền đất nước về thành tích xuất sắc của những cô gái vàng Việt Nam. DeThi.edu.vn
  39. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 10 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ) Cho văn bản sau: Có những mùa đông Có những mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy Bác còn trẻ. Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống. Công việc này rất mệt nhọc. Mình Bác đẫm mồ hôi, nhưng tay chân thì lạnh cóng. Sau tám giờ làm việc, Bác vừa mệt, vừa đói. Lại có những mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động. Buổi sáng, trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy cũ, để xuống dưới đệm nằm cho đỡ lạnh. (Trần Dân Tiên) II. Đọc thầm văn bản trên và làm bài tập: (6đ) * Đọc thầm và làm bài tập: Câu 1: (0,5đ) Lúc ở nước Anh, Bác Hồ phải làm nghề gì để sinh sống? A. Cào tuyết trong một trường học. B. Làm đầu bếp trong một quán ăn. C. Viết báo. D. Chạy bàn. Câu 2: (0,5đ) Bác Hồ phải chịu đựng gian khổ như để làm gì? A. Để kiếm tiền giúp đỡ gia đình. B. Để theo học đại học. C. Để tìm cách đánh giặc Pháp, giành độc lập cho dân tộc. D. Để rèn luyện thân thể. Câu 3: (0,5đ) Bài văn này nhằm nói lên điều gì? A. Cho ta biết Bác Hồ đã chống rét bằng cách nào khi ở Pháp. B. Tả cảnh mùa đông ở Anh và Pháp. C. Nói lên những gian khổ mà Bác Hồ phải chịu đựng để tìm đường cứu nước. D. Bác Hồ thử sức giá rét. DeThi.edu.vn
  40. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 4: (0,5đ) Bác Hồ làm việc trong khoảng thời gian là bao lâu? A. 5 giờ B. 6 giờ C. 7 giờ D. 8 giờ Câu 5: (1đ) Bác Hồ sống ở Pa-ri, thủ đô nước nào? Câu 6: (1đ) Qua câu chuyện trên, em học được điều gì ở Bác? Câu 7: (1đ) Bộ phận được in đậm trong câu: "Bác làm nghề cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống." trả lời cho câu hỏi nào? A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Khi nào? D. Ai làm gì? Câu 8: (1đ) Tìm một tên khác đặt tên cho câu chuyện trên. Viết tên câu chuyện vừa tìm được. B. Kiểm tra Viết I. Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút) II. Viết đoạn, bài: (6đ) (25 phút) Em hãy viết một đoạn văn ngắn 5 -7 câu kể về một người thân của em (bố, mẹ, chú, dì, ) Gợi ý: - Người thân của em làm nghề gì? - Hằng ngày, người thân của em làm những việc gì? - Những việc ấy có ích như thế nào? - Tình cảm của em đối với bố (mẹ, chú, dì, ) như thế nào? DeThi.edu.vn
  41. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: (4đ) - Đọc to, rõ ràng: 1 điểm - Đọc đúng, tốc độ đảm bảo 40 – 5- tiếng/phút, ngắt nghỉ đúng ở dấu câu: 2 điểm. - Trả lời đúng, đủ ý câu hỏi: 1 điểm. II. Đọc thầm văn bản và làm bài tập: (6đ) Câu 1 (0,5đ) Câu 2 (0,5đ) Câu 3 Câu 4 (0,5đ) (0,5đ) A C C D Câu 5 (0,5đ) Câu 6 (1đ) Câu 7 Câu 8 (1đ) (1đ) Thủ đô nước M: Bác Hồ là một người giàu B M: Giàu nghị Pháp nghị lực, lực. B. Kiểm tra Viết I. Viết chính tả: (Nghe – viết) (4đ) (15 phút) Bài viết: Tiếng cười tuổi học trò Dũng rất hay nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen. Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng: - Ồ! Dạo này em chóng lớn quá! Dũng trả lời: Thưa thầy, đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ. - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ: 4 điểm. - Mắc lỗi chính tả (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm. - Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao – khoảng cách – kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ 1 điểm toàn bài. II. Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút) DeThi.edu.vn
  42. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn - Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 -7 câu theo yêu cầu của đề bài. Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ: 6đ - Tùy theo mức độ sai sót về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm như sau: + Nội dung: 4 điểm (Viết được đoạn văn ngắn 5 -7 câu). + Diễn đạt: 2 điểm. DeThi.edu.vn
  43. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 11 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau : Màu hoa Mùa xuân, cô bé đi vào trong vườn, hoa đào đang nở rợp một màu hồng. Cô gọi : – Đào ơi, sao bạn mang sắc màu đẹp thế ? – Tôi cũng giống như màu đôi môi của bạn ấy mà. Đấy, bạn soi gương xem, giống như đúc phải không ? Đôi môi thường cất lên những bài hát líu lo. Đôi môi ấm rực và nở những nụ cười tươi. Mỗi nụ cười toả những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. Đấy, tôi cũng mang màu đôi môi của bạn. Và mùa xuân đến, tôi cũng nở những nụ cười. Tôi với bạn là một mà thôi. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào, thầm thì : – Ừ, hai chúng mình là một. Đi tiếp vào trong vườn, cô bé lại gặp không biết bao nhiêu là hoa khác nữa. – Cô bé ơi ! Tôi là hoa hồng đỏ đây. – Bông hồng nói. – Tôi là màu của mặt trời sau làn sương sớm. Màu ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông. Màu của lá cờ phấp phới. Màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn Mặt trời chẳng bao giờ mất. Ngọn lửa chẳng bao giờ tắt. Dòng máu chẳng bao giờ ngừng Cô bé ơi, đó là tôi đấy ! Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô. Cô bé đi tiếp vào khu vườn và ngập chìm trong tiêng nói ríu rít của mọi loài hoa. (Nguyễn Phan Hách, Tâm hồn hoa) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1: Hình ảnh nào tả vẻ đáng yêu của hoa đào và cô bé ? a. Hoa đào đang nở rợp một màu hồng. b. Cô bé với hoa đào là một mà thôi. c. Hoa đào và đôi môi cô bé đều ấm rực và nở những nụ cười, mỗi nụ cười toả ra những tia sáng diệu kì làm ấm lòng người. DeThi.edu.vn
  44. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 2: Những hình ảnh nào nói lên vẻ đẹp của hoa hồng ? a. Có màu của mặt trời sau làn sương sớm chẳng bao giờ mất. b. Có màu của ngọn lửa ấm áp trong nắng mùa đông chẳng bao giờ tắt. c. Ngập chìm trong tiếng nói ríu rít của mọi loài hoa. d. Có màu của dòng máu chảy trong thân thể chẳng bao giờ ngừng. Câu 3: Những câu văn nào cho thấy tình yêu của cô bé với vẻ đẹp của hoa ? a. Cô bé âu yếm áp nụ cười của mình lên những nụ hoa đào. b. Cô bé áp bông hồng vào ngực, một ánh sáng từ đó toả bừng trên gương mặt cô. c. Cô bé đi vào trong vườn hoa. Câu 4: Bài văn nói lên điều gì ? a. Vẻ đẹp của các mùa trong năm. b. Vẻ đẹp của cô bé trong vườn hoa. c. Vẻ đẹp muôn màu của các loài hoa. Câu 5: Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì ? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh. a) Màu của hoa đào như b) Hoa đào nở như c) Màu của hoa hồng như Câu 2: Câu “Cô bé áp bông hồng vào ngực.” thuộc kiểu câu gì ? a. Ai là gì ? b. Ai làm gì ? c. Ai thế nào ? Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu “Mùa xuân, cô bé vào trong vườn.” trả lời câu hỏi nào ? a. Ở đâu? b. Khi nào? c. Vì sao ? Câu 4: Điền dấu phẩy, dấu chấm thích hợp vào ô trống. Mùa thu (1) cô bé gặp biết bao sắc vàng kì diệu : những bông cúc vàng tươi rực rỡ (2) những cánh bướm vàng dập dờn trong nắng (3) những tia nắng thu vàng như những sợi tơ tằm đang thêu lên tất cả đất trời (4) cây cỏ (5) Mùa thu thật là đẹp ! B. Kiểm tra Viết Hãy tưởng tượng em đang ở trong khu vườn xuân với hoa đào mang màu đôi môi cô bé, ấm rực và nở những nụ cười tươi, với hoa hồng đỏ như màu DeThi.edu.vn
  45. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn lửa trong nắng mùa đông, như màu máu chảy trong thân thế, tất cả gợi cho em rất nhiều cảm xúc về hoa. Hãy viết một đoạn văn ngắn tả vẻ đẹp của hoa đào (hoặc hoa hồng). Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án c a, b, d a, b c Câu 5: Trong bài “Màu hoa”, hoa hồng ví mình là “màu những giọt máu chảy trong thân thể bạn”. Hình ảnh so sánh ấy gợi cho em rất nhiêu cảm xúc. Với em, máu nuôi trái tim đập những nhịp rộn rã, máu nuôi nụ cười đỏ thắm đôi môi, máu nuôi đôi chân em biết đi thật xa, nuôi đôi mắt em biết nhìn thật rộng ! Máu ở trong mỗi người và quý giá biết bao ! Máu của sự sống lúc nào cũng căng tràn sắc đỏ, không bao giờ nhạt phai. Biện pháp so sánh đã khiến hoa hồng trở thành dòng máu ấy – thành nguồn sống của con người và mãi mãi bất diệt cùng thời gian. (Nghiêm Thị Hằng Nga) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: a) Màu của hoa đào như màu đôi môi của người bạn nhỏ. b) Hoa đào nở như nụ cười toả những tia sáng diệu kì. c) Màu của hoa hồng như màu của mặt trời sau làn sương sớm. Câu 2: -b Câu 3: -b Câu 4: Điền dấu câu : (1), (2), (3), (4) : dấu phẩy ; (5) : dấu chấm. B. Kiểm tra Viết Bài 1: Mùa xuân đến, khu vườn khoác lên mình chiếc áo hoa lộng lẫy. Hoa đồng tiền đan thành chuỗi đỏ phía xa, hoa cúc vàng trải thành một vạt nắng, hoa lay-ơn vươn mình thanh cao, trắng muốt, còn hoa đào rạng rỡ khoe sắc hồng. Cánh hoa đào xinh xinh, mỏng manh, thỉnh thoảng chợt rung rinh nhẹ DeThi.edu.vn
  46. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn nhàng khi được gió vuốt ve dịu dàng. Những nụ hoa còn non, khum khum xếp cánh lên nhau nhìn như đang chúm chím cười. Thấp thoáng những bông hoa đã nở, cánh hoa hồng tươi như vừa đón nhận nụ hôn của mặt trời rực rỡ. Nhuỵ hoa là những sợi chỉ mảnh màu hồng nhạt được cánh hoa ôm ấp, chở che. Những chiếc lá non tựa chiếc thuyền câu tô điểm thêm sắc xanh trên nền hồng ấm áp. Hoa đào còn là tiếng gọi vui tươi của ngày Tết, rủ muôn ngàn may mắn đến bên mỗi người ! (Nghiêm Thị Hằng Nga) Bài 2: Hoa hồng nở quanh năm nhưng đằm thắm hơn cả là khi đất trời vào xuân. Sáng tinh mơ, khi những giọt sương còn rót mật trên lá cũng là thời điểm cánh hoa hồng mềm và mượt nhất. Cánh hoa không mỏng manh như cánh hoa giấy, hoa đào mà dày mịn như một lớp nhung. Màu của hoa rất đỏ và tươi. Dưới ánh nắng mặt trời, hoa hồng hiện lên thật nồng nàn và quyến rũ. Khi hoa chưa nở, nhìn như một bàn tay bé khum khum. Lúc nhựa sống căng tràn cũng là lúc hoa nở bung như nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ. Hoa khoe ra nhuỵ vàng rung rinh và hương thơm ngào ngạt gọi ong bướm nơi nơi về bầu bạn hát mừng. DeThi.edu.vn
  47. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 12 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài thơ sau: Ngày hội rừng xanh Chim Gõ Kiến nổi mõ Gà Rừng gọi vòng quanh Sáng rồi, đừng ngủ nữa Nào, đi hội rừng xanh! Tre, Trúc thổi nhạc sáo Khe Suối gảy nhạc đàn Cây rủ nhau thay áo Khoác bao màu tươi non. Công dẫn đầu đội múa Khướu lĩnh xướng dàn ca Kì Nhông diễn ảo thuật Thay đổi hoài màu da. Nấm mang ô đi hội Tới suối, nhìn mê say: Ơ kìa, anh Cọn Nước Đang chơi trò đu quay! (Vương Trọng) Câu 1: Nối tên con vật ở cột trái với từ ngữ tả hoạt động của chúng ở cột phải cho thích hợp. a) Chim Gõ Kiến 1. gọi vòng quanh đánh thức bạn bè b) Gà Rừng 2. nổi mõ thúc giục đi hội c) Công 3. diễn ảo thuật thay đổi màu da d) Khướu 4. dẫn đầu đội múa e) Kì Nhông 5. lĩnh xướng dàn đồng ca DeThi.edu.vn
  48. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 2: Nối từng ô chỉ tên sự vật ở bên trái với ô thích hợp ở bên phải để thấy các sự vật tham gia ngày hội rừng xanh như thế nào. a) Tre, Trúc 1. thay áo mới màu tươi non b) Khe Suối 2. thổi nhạc sáo c) Cây 3. gảy nhạc đàn d) Nấm 4. chơi trò đu quay e) Cọn Nước 5. mang ô đi hội Câu 3: Bài thơ nói về điều gì? a. Hoạt động của các con vật trong rừng. b. Vẻ đẹp của cảnh vật núi rừng. c. Hoạt động, niềm vui của các con vật, sự vật trong rừng vào ngày hội của mình. Câu 4: Bài thơ “Ngày hội rừng xanh” có nhiều hình ảnh nhân hoá rất sinh động. Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Các con vật trong bài “Ngày hội rừng xanh” được nhân hoá bằng cách nào? a. Dùng từ gọi chúng như gọi một con ngưòi. b. Dùng từ tả hoạt động của người để tả chúng. c. Nói chuyện với chúng như nói chuyện với con người. Câu 2: Cọn nước trong bài thơ được nhân hoá bằng những cách nào? a. Dùng từ gọi nó như gọi một con người. b. Dùng từ tả hoạt động của người để tả nó. c. Nói chuyện với nó như nói chuyện vói một con ngưòi. Câu 3: Bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Vì sao? trong mỗi câu sau: a). Nói “Chim Gõ Kiến nổi mõ” vì Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tim kiến để ăn. A. Gõ Kiến là một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn. B. một loài chim dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn. C. dùng mỏ gõ vào thân cây tìm kiến để ăn. b) Vì Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da nên tác giả đã nói “Kì Nhông diễn ảo thuật, thay đổi hoài màu da”. DeThi.edu.vn
  49. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn A. có thể thay đổi màu da. B. Kì Nhông là loài thằn lằn. C. Kì Nhông là loài thằn lằn có thể thay đổi màu da. Câu 4: Điền bộ phận trả lời câu hỏi Vì sao? vào chỗ trống trong những câu sau: a) Vì nên tác giả bài thơ đã nói Gà Rừng gọi vòng quanh để bảo mọi người đừng ngủ nữa, dậy đi hội. b) Tác giả viết “Tre, Trúc thổi nhạc sáo” vì c) Tác giả để cho “Công dẫn đầu đội múa” vì B. Kiểm tra Viết Câu 1: Dựa vào bài thơ, em hãy kể về “Ngày hội rừng xanh”. Câu 2: Hãy viết một đoạn văn kể về một lễ hội ở quê em hoặc một lễ hội mà em biết. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Nối a – 2; b – 1; c – 4; d – 5; e – 3 Câu 2: Nối a – 2; b – 3; c – 1 ; d – 5 ; e – 4. Câu 3: c. Câu 4: - Bài tham khảo: Các hình ảnh nhân hoá trong bài thơ “Ngày hội rừng xanh” thật sinh động và thú vị. Em thích nhất là hình ảnh chú Kì Nhông: Kì Nhông diễn ảo thuật Thay đổi hoài màu da Hai câu thơ cho ta thấy Kì Nhông rất tài tình. Chú ta có thể chuyển đổi từ màu da này sang màu da khác. Biết bao nhiêu màu sắc cứ lần lượt nối tiếp nhau hiện lên trên da Kì Nhông, từ lờ mờ rồi rõ nét hẳn. Tài biến hoá của Kì Nhông khiến ai cũng bất ngờ và thích thú. Thật là kì diệu! Kì Nhông chẳng khác nào một ảo thuật gia trong tay có bao nhiêu là phép biến hoá. Tiêt mục của Kì Nhông thật là độc đáo! (Theo Trần Ngọc Thuỷ) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: b; DeThi.edu.vn
  50. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 2: a, b ; Câu 3: a) A ; b) C Câu 4: a) gà cất tiếng gáy báo trời đã sáng b) người ta thường dùng cây tre, cây trúc để làm sáo c) công là con vật múa rất đẹp B. Kiểm tra Viết Câu 1: - Bài thao khảo: Mùa xuân về. Muông thú trong rừng đều phấn khởi tổ chức ngày hội chào đón mùa xuân. Sáng hôm ấy, khu rừng tĩnh mịch bỗng vang lên âm thanh “Cộc! Cộc! Cộc!” liên hồi như gõ cửa. Đó là bác Gõ Kiến đang báo hiệu ngày hội đã đến. Những anh Gà Rừng xa gần gáy váng lên “Ò! Ó! O o !” giục giã muôn loài tỉnh dậy. Cây cối rủ nhau diện áo mới với bao màu áo tươi non, cả khu rừng hối hả chuẩn bị đi hội rừng xanh. Giữa rừng, khoảng đất lún phún những vạt cỏ non ngăn ngắn là điểm hẹn của muông thú bỗng chốc đông đủ các loài. Đám đông lô nhô, xôn xao và háo hức chờ đợi buổi diễn. Mở đầu là các chàng Công tiến vào trong tiếng reo hò cổ vũ của đám đông dự hội. Những chàng Công hãnh diện khoe chiếc đuôi thướt tha màu xanh có tô điểm những khoang tròn nhiều màu sắc sặc sỡ, nhìn chẳng khác nào những mặt trời tí hon xinh đẹp. Các chàng Công đã trình diễn một màn múa quạt hết sức đẹp mắt. Khán giả không ngớt xuýt xoa và cứ ngẩn ngơ dõi theo khi các vũ công rời sân khấu. Tiết mục thứ hai là bản hoà ca ngợi ca mùa xuân do chị Khướu lĩnh xướng. Những tiếng xì xào im bặt khi tiếng hát du dương ca ngợi mùa xuân xinh đẹp cất lên. Giọng hát trong trẻo quá! Cao hứng, Tre, Trúc liền đệm sáo vi vút, Khe Suối cũng róc rách đệm đàn góp vui cho ngày hội. Mọi người được chiêu đãi một bữa tiệc âm thanh thịnh soạn. Gây ấn tượng nhất là tiết mục ảo thuật của chàng Kì Nhông bé nhỏ. Trước hàng trăm ánh mắt tò mò, chăm chú quan sát, Kì Nhông tự tin trổ tài biến hoá. Kì Nhông đến bên vạt cỏ non, màu da của chú bỗng đổi màu xanh hệt như vạt cỏ. Ai nấy đều ngạc nhiên thán phục. Tiếp đó, Kì Nhông chọn một chỗ đất trống, khi chàng ta đứng lên đất thì lúc sau màu da cũng chuyển sang màu nâu y chang màu đất đó. Kì Nhông nhảy lên một phiến đá, lập tức chàng ta như đã tàng hình, ẩn vào phiến đá. Phải tinh mắt lắm mới phát hiện DeThi.edu.vn
  51. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ra. Cuối cùng, Kì Nhông tiến đến nấp sau đám hoa dại vàng tươi thì thân mình chú ta bỗng chuyển màu rực rỡ như đám hoa ấy. Thật diệu kì! Sân khấu bỗng chốc phủ đầy những bông hoa dại đủ màu mà khán giả tặng cho nhà ảo thuật tài ba. Buổi biểu diễn kết thúc mà ai cũng còn luyến tiếc, chẳng muốn ra về. Chắc chắn mùa xuân tới, hội sẽ đặc sắc và đông vui hơn nữa. (Theo Trần Ngọc Thuỷ) Câu 2: - Bài tham khảo Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này. DeThi.edu.vn
  52. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 13 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau: Những bông hoa tím Cồn cát cao trên kia là chỗ cô Mai nằm nghỉ. Những cây dương đang độ lớn vây quanh mộ cô. Hôm trước mẹ dắt Nhi ra thăm mộ, mẹ đọc hàng chữ đỏ khắc trên bia: "Nguyễn Thị Mai, dân quân, hi sinh ngày 10-10-1968". Mẹ không nói gì cả. Nhi cảm thấy bàn tay mẹ siết chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Nhi. Ngày ấy, mẹ cùng cô Mai ở chung tiểu đội dân quân. Đêm nào mẹ cũng đi tuần trên bãi. Những người già trong làng kể lại rằng: Chiều nào, cô Mai cũng ra cồn cát đó với một khẩu súng trường. Và trên nền cát trắng tinh, nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc, mọc lên những bông hoa tím. Ngày chiếc máy bay bốc cháy đâm đầu xuống biển cũng là ngày cô Mai hi sinh. Những bông hoa ấy vừa nở, mùi thơm bay về tận làng làm nôn nao cả lòng người những buổi chiều như chiều nay. Lũ trẻ ngồi im nghe các cụ già kể chuyện. Hôm sau chúng rủ nhau ra cồn cát cao tìm những bông hoa ấy. Lúc về, tay đứa nào cũng đầy một nắm hoa. Nhi gọi mẹ ríu rít: - Mẹ ơi, những cồn cát cao sau làng, chỗ nào cô Mai cũng tì ngực xuống để bắn máy bay. Con thấy toàn hoa là hoa! (Trần Nhật Thu) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Vì sao khi đứng trước mộ của cô Mai, mẹ lại siết chặt bàn tay bé nhỏ của Nhi? a. Vì mẹ muốn Nhi im lặng để tưởng nhớ cô Mai. b. Vì mẹ căm giận kẻ thù đã giết chết cô Mai. c. Vì mẹ rất xúc động khi nhớ đến người đồng đội đã hi sinh nên siết chặt tay Nhi để kìm bớt xúc động. Câu 2: Câu chuyện của các cụ già kể vể điều gì? a. về nguồn gốc của những bông hoa tím. DeThi.edu.vn
  53. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn b. Kể về việc cô Mai chiến đấu bắn máy bay địch và việc cô đã hi sinh anh dũng như thế nào. c. Kể về việc chiếc máy bay địch bốc cháy. Câu 3: Vì sao mùi thơm của những bông hoa tím lại làm nôn nao lòng người? a. Vì mùi hương đó nhắc mọi người nhớ đến cô Mai, người liệt sĩ đã hi sinh vì cuộc sống hoà bình của dân làng. b. Vì hoa tím có mùi hương rất nồng. c. Vì hoa tím nhắc mọi người nhớ đến các chiến sĩ đang chiến đấu ngoài mặt trận. Câu 4: Vì sao câu chuyện về cô Mai có tên là "Những bông hoa tím"? a. Vì cô Mai thích hoa tím. b. Vì hoa tím tượng trưng cho sự chung thuỷ. c. Vì hoa tím mọc lên nơi ngực cô Mai tì xuống để bắn máy bay giặc. Câu 5: Chi tiết "nơi cồn cát sau làng mọc toàn hoa tím" gợi cho em cảm nghĩ gì? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp. Câu chuyện "Những bông hoa tím" kể về (1) và (2) của một nữ (3). Chuyện kể rằng: trong cuộc kháng chiến (4), tại một làng chài nhỏ ven biển có một cô (5) tên là Nguyễn Thị Mai. Với một (6), cô đã (7) bắn rơi máy bay địch và đă hi sinh (8). (chiến công, anh dũng, liệt sĩ, dân quân, sự hi sinh, khẩu súng trường, chống Mĩ cứu nước, chiến đấu) Câu 2: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ? để: a) Nói về cô Mai. b) Nói về những bông hoa tím. c) Nói về những người già trong làng. Câu 3: Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong hai câu văn sau: a) Chiều nào cô Mai cũng cầm khẩu súng trường ra cồn cát sau làng tì ngực trên nền cát trắng đón đường bay của địch. b) Dân làng luôn nhớ đến cô tự hào về cô, họ nâng niu những bông hoa tím. B. Kiểm tra Viết Đề 1. Để nhớ công ơn những người đã chiến đấu, hi sinh vì Tổ quốc như cô Mai, trường em đã phát động phong trào thi đua "Uống nước nhớ nguồn". DeThi.edu.vn
  54. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Em hãy báo cáo kết quả công việc tổ mình đã làm để giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ nơi em sống. Đề 2. Hãy kể lại tóm tắt câu chuyện "Những bông hoa tím" bằng lời của mình. Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án c b a c Câu 5: Các cụ già đã kể rằng những bông hoa tím mọc lên trên cồn cát nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc. Những bông hoa tím như một huyền thoại, nó tượng trưng cho sự hi sinh cao cả của cô Mai. Chi tiết trên cồn cát sau làng mọc lên những bông hoa tím là một chi tiết rất có ý nghĩa, vì nó nói về sự bất tử của cô Mai. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: - Thứ tự các từ ngữ cần điền: (1): chiến công ; (2): sự hi sinh ; (3): liệt sĩ ; (4): chống Mĩ cứu nước ; (5): dân quân ;(6): khẩu súng trường ; (7): chiến đấu ; (8): anh dũng. Câu 2: - Đặt câu: a) Cô Mai là một liệt sĩ đã anh dũng hi sinh trong thời kì chống Mĩ cứu nước. b) Những bông hoa tím là một truyền thuyết đẹp về một người nữ liệt sĩ đã hi sinh thân mình cho Tổ quốc. c) Người già trong làng là những người đã chứng kiến sự hi sinh của cô Mai. Câu 3: - Các câu văn sau khi đã điền dấu phẩy: a) Chiều nào, cô Mai cũng cầm khẩu súng trường ra cồn cát sau làng, tì ngực trên nền cát trắng đón đường bay của địch. b) Dân làng luôn nhớ đến cô, tự hào về cô, họ nâng niu những bông hoa tím. DeThi.edu.vn
  55. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn B. Kiểm tra Viết Đề 1: CỘNG HOÀ XẢ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -oOo- Ngày tháng năm BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG NĂM . CỦA TỔ LỚP TRƯỜNG . Kính gửi: Cô giáo lớp Chúng em xin báo cáo hoạt động của tổ trong tháng năm như sau: Số lượng bạn trong tổ tham gia: Thời gian tham gia: Tên gia đình được giúp đỡ: Các công việc đã làm để giúp đỡ gia đình đó a) Về ý thức:Các bạn tham gia đầy đủ, đến đúng giờ, làm việc tích cực, gọn gàng, cẩn thận. b) Số lượng công việc đã làm được - Số buối làm: 2 buổi/ tuần, tổng số 8 buổi/ tháng. - Các công việc đã làm để giúp các gia đình: + Nhặt cỏ vườn, dọn cỏ lôi đi, quét sân, quét nhà. + Trồng và chăm sóc ba luống rau. + Làm vệ sinh giếng và bể nước ăn. Tổ trưởng Kí tên Đề 2. Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, tại một làng chài nhỏ ven biển, có một cô dân quân tên là Nguyễn Thị Mai. Chiều nào, cô cũng cầm một khẩu súng trường ra cồn cát cao ở sau làng để phục kích máy bay của giặc. Cuối cùng, cô đã bắn rơi chiếc máy bay. Nhưng ngày chiếc máy bay bốc cháy cũng là ngày cô Mai anh dũng hi sinh, để lại cho người dân làng chài nhỏ bé một niềm tiếc thương vô hạn. Người nữ dân quân dũng cảm, gan dạ ấy sống mãi trong lòng mỗi chúng ta. DeThi.edu.vn
  56. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 14 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài thơ sau: Nghệ nhân Bát Tràng Em cầm bút vẽ lên tay Đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa: Cánh cò bay lả bay la Lũy tre đầu xóm, cây đa giữa đồng. Con đò lá trúc qua sông Trái mơ tròn trĩnh, quả bòng đung đưa Bút nghiêng, lất phất hạt mưa Bút chao, gợn nước Tây Hồ lăn tăn. Hài hoà đường nét hoa văn Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng. (Hồ Minh Hà, Nét vẽ màu men) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Hình ảnh "đất Cao Lanh bỗng nở đầy sắc hoa" ý nói gì? a. Từ đất Cao Lanh trồng được những bông hoa. b. Những hình ảnh được vẽ trên đất Cao Lanh rất đẹp. c. Từ đất Cao Lanh nặn được những bông hoa. Câu 2: Người nghệ nhân đã vẽ lên đất Cao Lanh những cảnh vật gì? a. Ngôi nhà, cây dừa, trái táo, quả đào. b. Cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, gợn sóng Tây Hồ. c. Mưa rào, con tàu, quả na, trăng, mây. Câu 3: Hai câu thơ "Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn" ý nói gì? a. Người nghệ nhân đã vẽ trong mưa. b. Người nghệ nhân đã vẽ bên Hồ Tây. c. Người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp rất tinh tế. DeThi.edu.vn
  57. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 4: Bài thơ ca ngợi điều gì? a. Vẻ đẹp của đồ gốm Bát Tràng. b. Cảnh đẹp của đất nước ta. c. Tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng đã vẽ nên những vẻ đẹp của cảnh vật đất nước trên đồ gốm. Câu 5: Em thích hình ảnh thơ nào nhất? Vì sao? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp. Người nghệ nhân Bát Tràng thật (1). Với cây bút (2), bàn tay (3) chỉ khẽ (4) thôi là trên nền đất cao lanh hiện ra những hạt mưa (5). Bàn tay ấy khẽ (6) Là hàng ngàn gợn sóng (7) của Hồ Tây cũng hiện lên. (lất phất, nghiêng, chao, khéo léo, lăn tăn, đơn sơ, tài hoa) Câu 2: Nối từng từ ngữ ở cột bên trái với từ có thể kết hợp được ở cột bên phải. a) Những cánh cò trắng 1. sừng sững b) Cây đa thân thuộc 2. bồng bềnh c) Con đò nhỏ 3. lăn tăn d) Những con sóng nhỏ 4. dập dờn Câu 3: Câu văn nào có sử dụng nhân hoá? A. Những cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa. B. Những cánh cò chấp chới trên đồng lúa. C. Những cánh cò phân vân trên đồng lúa. D. Con đò như một chiếc lá trúc trên dòng sông. E. Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước. G. Con đò bồng bềnh trên mặt nước. B. Kiểm tra Viết Em đã từng được chứng kiến một hoạ sĩ vẽ ra bức tranh, một nghệ nhân làm ra sản phẩm gốm, một nghệ nhân uốn những cái cây bình thường thành hình những con vật ngộ nghĩnh, Em hãy viết một đoạn văn nói về công việc của hoạ sĩ hoặc nghệ nhân đó. DeThi.edu.vn
  58. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đáp án A. Kiểm tra Đọc I. ĐỌC HIỂU Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Đáp án b b c c Câu 5: Bài tham khảo số 1: Em thích nhất là hình ảnh thơ "Đất cao lanh bỗng nở đầy sắc hoa". Đất không thể tự mình nở ra sắc hoa (tức là những cánh cò, luỹ tre, cây đa, con đò lá trúc, trái mơ, quả bòng, hạt mưa, ) mà là người nghệ nhân đã vẽ lên đất cao lanh. Dưới bàn tay tài hoa của người nghệ nhân, những cảnh đẹp bình dị của quê hương hiện lên như muôn ngàn sắc hoa của trời đất. Câu thơ vừa ca ngợi bàn tay khéo léo của người nghệ nhân, vừa ca ngợi cảnh đẹp thân thuộc của làng quê Việt Nam. (Theo Phạm Thị Ánh Nguyệt) Bài tham khảo số 2 Bút nghiêng lất phất hạt mưa. Bút chao, gợn nước Tây Hổ lăn tăn" là hình ảnh thơ mà em thích nhất. Hai câu thơ cho ta thấy người nghệ nhân Bát Tràng rất mực tài hoa. Với cây bút giản dị, bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ nghiêng thôi là trên nền đất cao lanh hiện ngay ra những hạt mưa lất phất, bay nhẹ nhàng nghiêng theo chiều gió. Bàn tay khéo léo ấy chỉ khẽ chao bút là hàng ngàn gợn sóng lăn tăn của Tây Hồ hiện ra thật êm dịu, nên thơ. Những cái "nghiêng", cái "chao" ấy là cả một nghệ thuật mà những người bình thường không thể làm được. II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: - Thứ tự từ cần điền: (1): tài hoa; (2): đơn sơ; (3): khéo léo: (4): nghiêng; (5): lất phất; (6): chao; (7): lăn tăn. Câu 2: Nối a - 4; b - 1; c - 2; d - 3 Câu 3: Chọn đáp án C, E DeThi.edu.vn
  59. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn B. Kiểm tra Viết Ba em có một thú vui là trồng cây cảnh. Ba sưu tầm rất nhiều thứ cây như lộc vừng, sung, lan bình rượu, cây xanh, đa, cúc mốc, duối, Ban đầu những cây đó cũng chỉ như các cây bình thường khác, nhưng dưới bàn tay tài nghệ của ba thì ít ai có thể nhận ra nó. Một cây xanh cành lá xum xuê, um tùm, nhưng chỉ với mấy vòng dây thép, ba đã bắt những cành lá ngoan ngoãn uốn mình thành một chú phượng hoàng xanh với đủ mình, cánh, đầu, mỏ. Rồi phần thân cây, ba em cũng khéo léo tạo cho nó mọc giống như đôi chân của chú chim. Còn nữa, cây sung được ba em uốn thành hình con nai, những chùm quả cũng được sắp đặt để mọc thành hai cái tai nhìn rất ngộ. Dưới bàn tay khéo léo của ba em, cây duối cũng duyên dáng uốn mình như một chú công đang xoè đuôi múa. Để làm được một tác phẩm như thế không phải dễ. Ba em phải kì công uốn nắn mấy tháng, có khi là hàng năm trời. Ba nói phải làm từ từ kẻo cây bị đau. Hằng ngày ba luôn dành rất nhiều thời gian để cho chúng uống nước, cắt tỉa những cành lá thừa, nhặt sạch cỏ dại, Công việc đó không hề nhẹ nhàng, có những khi ba bị gai đâm đến chảy cả máu nhưng ba vẫn rất say mê với nó. Ba em chăm sóc những cái cây rất cẩn thận và coi đó như một phần cuộc sống của mình. Có những khi ba đứng ngắm chúng đến hàng giờ. Nhìn những cái cây ngộ nghĩnh như vậy, em rất thích và càng thấy yêu và kính phục ba. DeThi.edu.vn
  60. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 15 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Đọc Học sinh đọc thầm bài sau rồi làm bài tập theo yêu cầu: Vịt con và gà con Một hôm, Vịt con và Gà con đang chơi trốn tìm trong rừng, bỗng nhiên có một con Cáo xuất hiện. Nhìn thấy Cáo, Vịt con sợ quá khóc ầm lên. Gà con thấy thế vội bỏ mặc Vịt con, bay lên cành cây để trốn. Chú giả vờ không nghe, không thấy Vịt con đang hoảng hốt kêu cứu. Cáo đã đến rất gần, Vịt con sợ quá, quên mất bên cạnh mình có một hồ nước, chú vội vàng nằm giả vờ chết. Cáo vốn không thích ăn thịt chết, nó lại gần Vịt, ngửi vài cái rồi bỏ đi. Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Ai dè "tùm" một tiếng, Gà con rơi thẳng xuống nước, cậu chới với kêu: - "Cứu tôi với, tôi không biết bơi!" Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Rũ bộ lông ướt sũng, Gà con xấu hổ nói: - Cậu hãy tha lỗi cho tớ, sau này nhất định tớ sẽ không bao giờ bỏ rơi cậu nữa. (Theo Những câu chuyện về tình bạn) Câu 1: Khi thấy Vịt con kêu khóc, Gà con đã làm gì? (0,5điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Gà con vội vàng nằm giả vờ chết. B. Gà con sợ quá khóc ầm lên. C. Gà con đến cứu Vịt con. D. Gà con bỏ mặc Vịt con, bay lên cây cao để trốn. Câu 2: Trong lúc nguy hiểm, Vịt con đã làm gì để thoát thân? (0,5điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Vịt con nhảy xuống hồ nước ngay bên cạnh. B. Vịt con hốt hoảng kêu cứu. C. Vịt con vội vàng nằm giả vờ chết. D. Vịt con vội vàng bỏ chạy. DeThi.edu.vn
  61. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 3: Theo em, cuối cùng Gà con đã rút ra được bài học gì? (1điểm) Câu 4: Vì sao Gà con cảm thấy xấu hổ? (0,5điểm) Đúng điền Đ, Sai điền S vào mỗi ô trống trước các ý sau: [ ] Vì Gà con thấy Vịt con bơi giỏi. [ ] Vì Vịt con tốt bụng, đã cứu giúp Gà con khi Gà con gặp nạn. [ ] Vì Gà con thấy Vịt con sợ quá khóc to. Câu 5: Qua câu chuyện trên, em học được điều gì? (1điểm) Câu 6: Hãy tìm trong bài một câu nói về sự dũng cảm của Vịt con. (0,5điểm) Câu 7: Tìm và gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động, trạng thái có trong câu văn sau: (0,5điểm) Gà con đậu trên cây cao thấy Cáo bỏ đi, liền nhảy xuống. Câu 8: Đặt dấu chấm, dấu phẩy và dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: (1điểm) Hồng nói với bạn () " Ngày mai () mình đi về ngoại chơi ()" Câu 9: Đặt một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa. (0,5điểm) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả - Yêu cầu: Giáo viên viết đề bài lên bảng sau đó đọc đoạn chính tả cho học sinh viết vào giấy kẻ có ô li Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. II. Tập làm văn Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa. DeThi.edu.vn
  62. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đáp án A. Kiểm tra Đọc Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: Gà con biết lỗi của mình là: Gà con xin lỗi Vịt con và hứa không bao giờ bỏ rơi Vịt con nữa. Hoặc " Không bao giờ bỏ rơi bạn khi bạn gặp khó khăn, nguy hiểm."; Câu 4: - Theo thứ tự: S , Đ , S Câu 5: (HS tự nêu) Câu 6: Vịt con nghe tiếng kêu, không ngần ngại lao xuống cứu Gà con lên bờ. Câu 7: Các từ chỉ hoạt động, trạng thái là: đậu, thấy, bỏ đi, nhảy xuống. Câu 8: Hồng nói với bạn: " Ngày mai, mình đi về ngoại chơi." Câu 9: (HS tự đặt câu) B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (4 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả mắc không quá 5 lỗi: 1 điểm (Nếu đến 9 lỗi : 0,5 điểm, hơn 9 lỗi : 0 điểm) - Trình bày đúng quy định, sạch đẹp: 1 điểm II. Tập làm văn: (6 điểm) - Nội dung (ý): 3 điểm Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. - Kĩ năng: 3 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm + Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm DeThi.edu.vn
  63. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 16 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 A. Kiểm tra Đọc I. Đọc thành tiếng: (6 điểm) GV kiểm tra lồng vào các tiết ôn tập giữa học kì II II. Đọc thầm (4 điểm) Chiếc lá Chim sâu hỏi chiếc lá: – Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi! – Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu. – Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn? – Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ. Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niền tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa? – Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường. – Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện. – Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: "Những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn nói trên kia." Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá? A. Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời. B. Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niền vui. C. Cả hai ý trên. Câu 2: Những sự vật nào trong câu chuyện được nhân hóa? A. Hoa, lá. DeThi.edu.vn
  64. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn B. Hoa, lá, chim sâu. C. Chim sâu, gió, hoa, lá. Câu 3: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh. B. Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui. C.Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó. D. Mọi người, mọi vật đều có ích. Câu 4: Trong các câu văn sau, câu văn nào dùng sai dấu câu? A. Mùa xuân đến muôn hoa đua sắc nở. B. Cứ đến tết là bố mẹ lại mua áo mới cho em. C. Nghỉ hè, chúng em được đi nghỉ mát. B. Kiểm tra Viết I. Chính tả: (5 điểm) Nghe -Viết: Mùa thu trong trẻo Trong hồ rộng, sen đang lụi tàn. Những chiếc lá to như cái sàng màu xanh sẫm đã quăn mép, khô dần. Họa hoằn mới còn vài lá non xanh, nho nhỏ mọc xòe trên mặt nước. Gương sen to bằng miệng bát con, nghiêng như muốn soi chân trời. Tiếng cuốc kêu thưa thớt trong các lùm cây lau sậy ven hồ Nguyễn Văn Chương II. Tập làm văn: (5 điểm) Hãy viết một đoạn văn ngắn (Từ 7 – 10 câu) kể về một ngày lễ hội ở quê em. DeThi.edu.vn
  65. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đáp án A. Kiểm tra Đọc Câu 1 2 3 4 Đáp án B C B A * Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm B. Kiểm tra Viết I. Chính tả (Nghe viết) 5 điểm. ● Bài viết không sai chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ (5 điểm) ● Cứ sai 1 lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, dấu thanh ) trừ 0,5 điểm ● Chữ viết không rõ ràng, không đúng độ cao, khoảng cách, trình bày bẩn tùy mức độ có thể trừ toàn bài 1 điểm. II. Tập làm văn 5 điểm. ● HS viết được 1 đoạn văn theo yêu cầu của đê bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ ● pháp, chữ viết rõ ràng sạch sẽ được 5 điểm. ● Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm (4,5; 4,0; 3,5; 3,0; 2,5; 2,0; 1,5; 1,0; 0,5) ● HS viết sai chính tả từ 6 lỗi trở lên trừ toàn bài 0,5 điểm. ● Chữ viết không đúng quy định trừ 0,5 điểm DeThi.edu.vn
  66. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 17 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Viết I. ĐỌC HIỂU Đọc thầm bài văn sau: Một con chó hiền Có một cô gái quê nghèo, tội nghiệp tên là Phô-xơ. Từ nhỏ cô đã phải đi hành khất kiếm sống. Tối tối, cô ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, cô chỉ còn biết kết bạn với con chó của ông chủ quán. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. Bốn chân của nó màu đen trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt. Giờ đây, khi kể lại cho các bạn nghe, tôi vẫn như trông thấy con chó tội nghiệp kia. Con chó nhỏ nhoi là sinh vật duy nhất lúc đó thường ném cho cô Phô-xơ những ánh nhìn thân thiện. Cô Phô-xơ dành cho con chó những miếng ăn ngon lành nhất của mình hằng ngày. Mùa đông, con chó nằm ngủ dưới chân cô. Cô Phô-xơ đau lòng vô cùng khi thấy nó bị đánh đập. Cô dạy cho nó thói quen không vào các nhà ăn trộm những mẩu xương nhỏ, đành lòng ăn những mẩu bánh nghèo cô dành cho. Mỗi khi cô buồn, nó lại tới trước mặt cô, nhìn sâu vào trong mắt cô, tựa hồ nó quyến luyến cô gái nghèo. Nhưng rồi bà chủ đã quyết định đánh bả cho nó chết. Và con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo Cô đã khóc thương nó và chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy. (Theo Ô-nô-rê Đờ Ban-dắc) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Những chi tiết nào nói lên cảnh ngộ của cô Phô-xơ? a. Nghèo, tội nghiệp, từ nhỏ đã phải đi hành khất để kiếm sống. b. Phải ngủ trong vựa cỏ tại nhà một chủ quán. c. Kết bạn với bà chủ quán và được bà giúp đỡ. d. Bị mọi người xa lánh, ruồng bỏ, chỉ còn kết bạn với một con chó nhỏ. Câu 2: Nối từng ô bên trái với ô thích hợp ở bên phải để được những câu văn mô tả tình thân giữa cô Phô-xơ và con chó nhỏ. DeThi.edu.vn
  67. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a) Cô Phô- 1. luôn nhìn cô thân thiện. xơ 2. dạy dỗ nó, dành cho nó những miếng ngon, đau lòng khi thấy nó bị đánh đập. b) Con chó 3. nằm ngủ dưới chân cô, nhìn sâu vào mắt cô mỗi khi cô nhỏ buồn. 4. khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông, như thể nó là đứa con cô đẻ ra vậy. Câu 3: Vì sao giữa cô gái và con chó nhỏ lại có tình thân đó? a. Vì cô đã nuôi nó từ nhỏ. b. Vì cô đã cho nó nhiều thức ăn ngon. c. Vì cô và con chó đều có cảnh ngộ tội nghiệp, đáng thương và cả hai đều giàu lòng yêu thương. Câu 4: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? a. Nên kết thân với những người giàu có để được giúp đỡ. b. Sống độc lập, không nên dựa dẫm người khác. c. Con người ta sống phải biết yêu thương, chia sẻ với những số phận bất hạnh, tội nghiệp. Câu 5: Em có cảm nhận gì khi đọc câu chuyện này? II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có đoạn văn tả một chú chó. Nhà em có một chú chó nhỏ, em gọi nó là Cún Bông. Cún Bông có bộ lông (1) trông rất (2) Hai cái tai nhỏ (3), đôi mắt (4) Môi khi em đi học về, nó thường chạy ra tận cổng đón em, đuôi vẫy (5) tỏ vẻ (6). Em rất (7) Cún Bông. Câu 2: Những câu nào thuộc kiểu câu Ai thế nào? a. Con chó của ông chủ quán rất nhỏ, dịu hiền như một con người. b. Cả cô Phô-xơ và con chó nhỏ đều rất đáng thương. c. Con chó nhỏ đã chết trong tay cô gái nghèo. d. Cô đã khóc thương nó, chôn nó dưới gốc thông. e. Phô-xơ là một cô gái có tấm lòng nhân hậu. Câu 3: Bộ phận được in đậm trong câu "Cô Phô-xơ đau lòng khi thấy nó bi đánh đập." trả lời cho câu hỏi nào? DeThi.edu.vn
  68. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn a. Là gì? b. Làm gì? c. Như thế nào? Câu 4: Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để câu văn có hình ảnh so sánh. a) Bàn chân của nó đen mượt như trong khi toàn thân phủ một bộ lông trắng muốt như b) Con chó như đã an ủi Phô-xơ mỗi khi cô gặp chuyện buồn. B. Kiểm tra Viết Em hãy đặt mình vào vai Phô-xơ, kể lại chuyện "Một con chó hiền" Đáp án A. Kiểm tra Viết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: a, b, d Câu 2: a - 2, a - 4; b - 1, b – 3 Câu 3: c Câu 4: c Câu 5: Đọc xong câu chuyện này em thấy cô Phô-xơ và con chó trong câu chuyện đều rất đáng thương và tội nghiệp. Phô-xơ là một cô gái quê nghèo, không người thân thích, không mái nhà che đầu, từ nhỏ đã phải đi hành khất kiếm sống. Cô chỉ có người bạn duy nhất, thân thiết và cảm thông với cô, đó là con chó của ông chủ quán. Con chó nhỏ này thường ném cho cô những ánh nhìn thân thiện. Cô cũng thương con chó tội nghiệp đó. Tuy kiếm sống bằng nghề hành khất nhưng cô dành cho nó những miếng ăn ngon lành nhất của mình, cô còn dạy nó những điểu tốt. Cô và con chó đều là những thân phận nhỏ nhoi, biết thông cảm với nhau, dành cho nhau những điều tốt đẹp. Nó thể hiện tấm lòng nhân ái cao cả. Trong cuộc sống có những thân phận nhỏ bé, đáng thương và tội nghiệp nhưng họ biết tìm đến với nhau để chia sẻ, thông cảm với nhau trong những hoàn cảnh khó khăn. (Theo Phạm Thị Nhiệm) II. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Câu 1: Thứ tự các từ cần điền: (1): vàng mượt ; (2): đẹp mắt ; (3): dựng đứng ; (4): tròn xoe ; (5): rối rít ; (6): mừng rỡ ; (7): yêu quý. Câu 2: a, b, c; Câu 3: c DeThi.edu.vn
  69. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 4: a) nhung, bông. b) một người bạn. B. Kiểm tra Viết Tôi là một kẻ hành khất bị người đời ruồng bỏ. Ngưòi bạn duy nhất của tôi là con chó nhỏ của ông chủ quán. Nó dịu hiền như một con người. Chỉ có nó cho tôi những ánh nhìn thân thiện. Thức ăn của kẻ hành khất như tôi chẳng có gì nhưng tôi vẫn cố để dành cho nó những miếng ngon nhất. Mùa đông, con chó nhỏ ngủ dưới chân tôi. Tôi rất đau lòng khi thấy nó bị đánh đập khi đã trót ăn những mẩu xương nhỏ của người ta. Nó rất quyến luyến tôi, mỗi khi tôi buồn, nó nhìn vào mắt tôi an ủi. Nó chẳng có tội tình gì, thế mà bà chủ đánh bả nó và nó đã chết trên tay tôi. Tôi đã chôn cất nó. Không thể nói được là tôi đã đau đớn như thế nào. Tôi cảm thấy như vừa mất đứa con của mình vậy. DeThi.edu.vn
  70. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 18 Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 Thời gian: 60 phút A. Kiểm tra Viết I. Chính tả: 1. Nghe viết Hội vật (từ Tiếng chống dồn lên dưới chân) trang 59. 2. Điền vào chỗ trống l hay n? ăm gian ều cỏ thấp le te Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè ưng giậu phất phơ màu khói nhạt àn ao lóng ánh bóng trăng oe. (Nguyễn Khuyến). II. Tập làm văn: - Viết một đoạn văn ngắn (Từ 5 đến 7 câu) kể về một ngày hội mà em biết, dựa theo gợi ý dưới đây: a. Đó là hội gì? b. Hội đó được tổ chức khi nào? ở đâu? c. Mọi người đi xem hội như thế nào? d. Hội được bắt đầu bằng hoạt động gì? e. Hội có những trò vui gì (ném còn, kéo co, ca hát, nhảy múa )? g. Cảm tưởng của em về ngày hội đó như thế nào? B. Kiểm tra Đọc I. Đọc tiếng: (6 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) - Đọc thầm bài thơ: DeThi.edu.vn
  71. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đồng hồ báo thức Bác kim giờ thận trọng Nhích từng li, từng li Anh kim phút lầm lì Đi từng bước, từng bước. Bé kim giây tinh nghịch Chạy vút lên trước hàng Ba kim cùng tới đích Rung một hồi chuông vang. (Hoài Khánh) Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên? - Khoanh vào trước chữ cái nêu ý trả lời đúng: (1 điểm) A. Có 2 sự vật B. Có 3 sự vật C. Có 4 sự vật D. Có 5 sự vật - Hãy kể tên những sự vật đó: Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ ở đâu? (1điểm) A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang. B. Hàng ngày, Bác kim giờ chậm chạp, ì ạch nhích từng li, từng li. C. Lúc nào cũng vậy, anh kim phút luôn nhường cho bé kim giây chạy trước. Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào?(1 điểm) Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm) - Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì bác rất thận trọng. DeThi.edu.vn
  72. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Đáp án: A. Kiểm tra Viết I. Chính tả: - GV đọc cho HS nghe viết bài viết “Hội vật” trong sách giáo khoa tiếng việt 3 tập 2 trang 59 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bầy đẹp đoạn văn: 5 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0.5 điểm. II. Tập làm văn - HS viết được đoạn văn từ 5 đến 7 câu theo gợi ý ở đề bài. Câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm - (Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4.5, 4, 3.5, 3, 2.5, 2, 1.5, 1, 0.5) B. Kiểm tra Đọc I. Đọc tiếng: (6 điểm) Đề bài: Cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc trong sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2 từ tuần 19 đến tuần 26 (mỗi đoạn không quá 2 học sinh đọc). Hướng dẫn cho điểm: - HS đọc đúng, to, rõ ràng, đọc diễn cảm, tốc độ theo đúng yêu cầu (6 điểm) - HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ theo đúng yêu cầu (5 điểm) - HS đọc đúng, to, rõ ràng, tốc độ vừa phải (4 điểm) - HS đọc đúng, tốc độ chậm (3 điểm) - HS đọc còn đánh vần nhẩm (2 điểm) II. Đọc hiểu: (4 điểm) Câu 1: Có mấy sự vật được nhân hoá trong bài thơ trên? - Có 3 sự vật: bác kim giờ, anh kim phút, bé kim giây DeThi.edu.vn
  73. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn Câu 2: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi “ở đâu? (1điểm) A. Tới đích, ba kim cùng rung một hồi chuông vang vang. Câu 3: Em đặt 1 câu theo mẫu Khi nào? (1 điểm) VD: Ngày mai, chúng em thi giữa học kì 2. Câu 4: Đặt câu hỏi cho phần in đậm ở câu sau: (1 điểm) - Bác kim giờ nhích từng li, từng li chậm chạp vì sao? DeThi.edu.vn
  74. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 19 UBND TP PHAN THIẾT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH PHONG NẪM MÔN: TIẾNG VIỆT 3 Họ và tên: Lớp: 3 Thời gian: 35 phút (không kể phát đề) Điểm Giáo viên giám sát: Giáo viên chấm bài: Đọc TT Đọc hiểu Tổng cộng 1. 1. 2. 2. Nhận xét bài làm của học sinh: . Chuyện trong vườn Có một cây hoa giấy và một cây táo con cùng sống trong một khu vườn. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc. Mưa phùn làm cho lá cây xanh mướt, tốt tươi. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực. Còn cây táo vẫn đứng lặng lẽ một góc vườn, thân cành trơ trụi, nứt nẻ. Cây hoa giấy nói : - Táo ơi ! Cậu đã làm xấu khu vườn này. Cậu nên đi khỏi khu vườn để lấy chỗ cho tớ trổ hoa. Cây táo con nép mình im lặng. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá. Những chiếc lá tròn tròn, bóng láng và hiếm hoi. Rồi cây táo nở hoa, mùi thơm thoảng nhẹ trong gió. Chẳng bao lâu, hoa tàn và kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng. Một hôm, hai ông cháu chủ vườn ra thăm cây. Ông với tay trẩy cho cháu mấy quả táo. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon. Thấy hai ông cháu không để ý đến mình, cây hoa giấy buồn lắm. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn: - Bạn đừng buồn! Hai chúng ta mỗi người một việc. Tôi dâng trái ngon cho mọi người, còn bạn thì cho sắc hoa và bóng mát. Giờ thì cây hoa giấy đã hiểu ra nhiều điều. Nó không còn nghĩ chỉ có mình mới đáng yêu như trước nữa. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa cho quả. Theo THÀNH TUẤN A.Đọc hiểu I/ Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng: ( Từ câu 1 đến câu 4 ) 1. Cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc vào mùa: (0.5 điểm) – M1 A. Mùa xuân B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa đông 2. Câu văn nào miêu tả vẻ đẹp của cây hoa giấy trong bài ? (0.5 điểm) – M1 DeThi.edu.vn
  75. Bộ 31 Đề thi Tiếng Việt Lớp 3 Học kì 2 (Có đáp án) - DeThi.edu.vn A. Cây hoa giấy mang nhiều màu sắc khác nhau; B. Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt, trông như một tấm thảm đỏ rực; C. Đến mùa thu, những quả táo đã to và chín vàng; D. Cây hoa giấy cho sắc hoa và bóng mát. 3. Mùa xuân, cây táo như thế nào ? (0.5 điểm) – M2 A. Thân cành trơ trụi, nứt nẻ; B. Đâm chồi, nảy những chiếc lá hiếm hoi; C. Nở ra những bông hoa có mùi thơm nhẹ; D. Kết thành những quả táo nhỏ màu xanh. 4. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa của câu chuyện ? (0.5 điểm) – M2 A. Cây hoa giấy có vẻ đẹp rực rỡ. B. Cây táo thường nở hoa, ra quả rất muộn. C. Nên hiểu đúng về nhau, không được xem thường và cần tôn trọng lẫn nhau. D. Cây hoa giấy yêu mảnh vườn của mình. II/ Viết câu trả lời của em ( từ câu 5 đến câu 6 ) 5. Khi thấy cây hoa giấy buồn, cây táo đã an ủi bạn như thế nào ? (1 điểm) – M3 6. Qua câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? (1điểm) M4 B/ Kiến thức Tiếng Việt: I/ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng ( Từ câu 7 đến câu 8 ) 7. M1 a) Câu nào có hình ảnh nhân hóa trong bài ? (0.25 điểm) A. Mùa xuân đến, cây hoa giấy đâm chồi nảy lộc; B. Ít lâu sau, cây táo mới mọc lá; C. Cô bé ăn và luôn miệng khen táo thơm ngon; D. Cây táo nghiêng tán lá xanh, thầm thì an ủi bạn. b) Câu nào có hình ảnh so sánh trong bài ? (0.25 điểm) A. Nó yêu mảnh vườn này, yêu cả cái dáng trơ trụi của cây táo sau mùa DeThi.edu.vn