Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án)

docx 31 trang Thái Huy 15/02/2024 6251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_6_de_thi_tuyen_sinh_lop_10_mon_van_tien_giang_co_dap_an.docx

Nội dung text: Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án)

  1. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn DeThi.edu.vn
  2. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 1 KỲ THI TUYỂN SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Sở GD&ĐT Tiền Giang NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm) "Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách "kỹ lưỡng" hơn để có thời gian cảm nhận những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Những điều tốt đẹp đó đôi khi rất đơn giản chi là tiếng chim hót trên bầu trời xanh, vẻ đẹp của những giọt sương mai đọng trên những cánh hoa hồng, vè đẹp của tia nắng bình minh khi bạn tỉnh giấc, Đơn giản thế thôi, nó diễn ra hằng ngày và rất quen thuộc với chúng ta nhưng có lẽ vì sự vội vàng của cuộc sống nên chúng ta đã bỏ lỡ và cảm thấy nó thật sự xa lạ. Sống chậm giúp chúng ta cảm nhận về cuộc sống và những người xung quanh chúng ta nhiều hơnl Cuộc sống vội vã đã làm cho con người đánh mất đii những giá trị thiêng liêng của gia đình, của các mối quan hệ xã hội và thậm chí là đánh mất chính mình." Câu 1: (0,75 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: (0,75 điểm) Theo đoạn trích, sống chậm giúp ích cho ta điều gì? Câu 3: (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: "Nhĩng điều tốt đẹp đó đôi khi rất đơn giản chi là tiếng chim hót trên bầu trời xanh, vé đẹp cuia những giọt surong mai đọng trên những cánh hoa hồng, vẻ đẹp của tia nắng bình minh khi bạn tỉnh giấc, ". Câu 4: (0,5 điểm) Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trong đoạn trích: "Cuộc sống vội vã đã làm cho con nguời đánh mất đi những giá trị thiêng liêng của gia đình, của các mối quan hệ xã hội và thậm chí là đánh mất chính mình. " không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống chậm trong cuộc sống. DeThi.edu.vn
  3. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Câu 2: (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau đây: "Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao " (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải; Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD Việt Nam 2015, trang 56) HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. DeThi.edu.vn
  4. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO 10 TIỀN GIANG NĂM HỌC 2023 – 2024 Phần I Đọc hiểu Câu 1: + Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận. Câu 2: + Theo đoạn trích sống chậm giúp ích cho ta cảm nhận về cuộc sống và những người xung quanh chúng ta nhiều hơn. Câu 3: + Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích là: Liệt kê “tiếng chim hót trên bầu trời, vẻ đẹp những giọt sương mai vẻ đẹp của tia nắng bình minh ” + Tác dụng: Nhấn mạnh về những điều tốt đẹp trong cuộc sống đôi khi chỉ là những điều đơn giản nhỏ nhặt. Từ đó làm cho đoạn trích thêm hấp dẫn cụ thể hơn. Câu 4 + Em đồng ý với ý kiến. + Bởi vì khi cuộc sống quá vội vã khiến cho chúng ta có quá nhiều thứ phải lo lắng quan tâm khiến cho chúng ta đôi khi quên đi phải về nhà với bố mẹ, phải nói những lời quan tâm hỏi han hàng ngày hay chính bản thân mình cũng không quan tâm chăm sóc, bỏ qua những phẩm chất đạo đức tốt đẹp dẫn đến đánh mất chính mình. Phần II Câu 1: 1. Mở đoạn: Giới thiệu về sống chậm trong cuộc sống của mình. 2, Thân đoạn: a) Giải thích: – “Sống chậm” là không vội vã chạy theo những xu hướng của xã hội mà quan tâm chú ý nhiều hơn với mọi người xung quanh, với những giá trị tốt đẹp. b) Bàn luận: DeThi.edu.vn
  5. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn - Ý nghĩa của sống chậm lại: + Để cảm nhận những gì tốt đẹp của cuộc đời này. + Để nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh. + Để lấy lại cân bằng trong cuộc sống. + Sống chậm ở đây không phải là cố níu giữ thời gian mà là để ta nhìn lại cuộc sống, nhìn lại chính mình. c) Phản đề + Trong cuộc sống vội vã hiện nay có rất nhiều người quên đi gia đình, bạn bè và vì đồng tiền làm mờ mắt mà đánh mất đi chính mình. Những trường hợp như vậy cần phải lên án và phê phán mạnh mẽ. d) Bài học nhận thức: Mỗi ngày, từ những việc nhỏ nhất, ta hãy biết sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn. 3, Kết đoạn: Rút lại nhận xét chung và liên hệ bản thân. Câu 2: a. Mở bài - Vài nét về nhà thơ Thanh Hải: Một nhà thơ có thể nói là đã cống hiến cả đời mình cho cách mạng. - Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: được viết trong những ngày cuối cùng Thanh Hải nằm trên giường bệnh, cả cuộc đời ông đã dùng để cống hiến cho cách mạng, giờ đây ông lại cất lên niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời này. b. Thân bài * Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người: Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước. Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả như xôn xao” - Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động. => Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy DeThi.edu.vn
  6. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn => Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước. - Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao phía trước”. * Ước nguyện của tác giả: Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi" -> "ta" => Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng - Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân - Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng. - Điệp ngữ "dù là" -> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau - Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp. * Liên hệ: Khát vọng dâng hiến của tuổi trẻ trước tình hình đất nước trong đại dịch Covid 19 - Khát vọng dâng hiến tuổi trẻ là những mong muốn góp sức mình cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid 19. - Đem sức lực, trí tuệ cùng góp phần giúp Tổ quốc ngăn chặn dịch bệnh (Học sinh tự lấy ví dụ minh họa: Tấm gương những y bác sĩ trẻ, sinh viên trường y, tình nguyện viên xung phong vào tuyến đấu chống dịch) c. Kết bài - Khái quát lại nội dung nghệ thuật của đoạn trích. - Trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước. DeThi.edu.vn
  7. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 2 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Sở GD&ĐT Tiền Giang NĂM HỌC 2022 - 2023 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh không lô, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi. Tha thứ cho kẻ làm hại ta, cũng như xin người bị ta hại tha thứ, có tác động trị liệu cho cả hai bên, giống như một khối u được khoét bỏ, rắc thuốc, phơi ra ánh nắng ấm áp và bắt đầu lên da non. Hãy hình dung sức mạnh hàn gắn và hồi phục mà tha thứ đem lại khi một người lần đầu tiên trong đời viết thư cho người bố mà anh từng căm ghét, khi một người khác kết bạn được với kẻ đã bắn mình tàn phế. (Trích Thiện Ác và Smartphone, Đặng Hoàng Giang, NXB Hội nhà văn, năm 2016, tr 170) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2: Trong đoạn trích, tha thứ có sức mạnh gì? DeThi.edu.vn
  8. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Câu 3: Chỉ ra và gọi tên phép liên kết được sử dụng trong hai câu văn sau: “Có người so sánh tha thứ với một sự kiện quan trọng có sức mạnh không lô, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc. Quá trình dẫn tới tha thứ được nhìn nhận là nhân đạo, dũng cảm, lành mạnh và mang tính phục hồi.” Câu 4: Thông điệp của đoạn trích mà anh, chị tâm đắc nhất là gì? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ phần Đọc hiểu, anh, chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của tha thứ trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh: “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về" (Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.70) DeThi.edu.vn
  9. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn Tiền Giang năm 2022 - 2023 I. ĐỌC HIỂU: Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 2. Trong đoạn trích, tha thứ có một sức mạnh khổng lồ, giải phóng người ta khỏi sự sợ hãi, giận dữ, nghi ngờ, đem lại sự giải tỏa về cảm xúc Câu 3. Phép liên kết lặp: “tha thứ Câu 4. Thông điệp mà em tâm đắc nhất: Tha thứ có sức mạnh hàn gắn và hồi phục và thông điệp này đã giúp em có cái nhìn khoan dung và sâu sắc hơn đối với người khác, thay vì chỉ nhìn vào khuyết điểm của họ và có thành kiến thì chúng ta sẽ có sự thấu hiểu và cảm thông hơn, tha thứ cho người khác nhưng cũng là chữa lành vết thương cho chính mình II. LÀM VĂN: Câu 2 a) Mở bài • Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh: Hữu Thỉnh (1942) là một nhà thơ viết nhiều về con người và cuộc sống thiên nhiên. • Giới thiệu bài thơ Sang thu: Sang thu (1977) là một bài thơ xuất sắc của Hữu Thỉnh viết về mùa thu, thể hiện một bức tranh thu trong sáng, đáng yêu ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. • Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn khổ thơ đầu bài Sang thu: Khổ thơ đầu bài thơ đã để lại cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về những biến đổi tinh vi của đất trời và lòng người trong thời khắc giao mùa. b) Thân bài: Phân tích khổ đầu bài Sang thu DeThi.edu.vn
  10. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn * Luận điểm 1: Thiên nhiên sang thu được cảm nhận từ những gì vô hình. “Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ" • “bỗng”: sự ngạc nhiên, bất ngờ -> đánh động mọi giác quan để nhận ra sự chuyển mình của trời đất. • “Hương ổi”: làn hương đặc biệt của mùa thu miền Bắc được cảm nhận từ mùi ổi chín rộ. • “phả”: động từ có nghĩa là tỏa vào, trộn lẫn -> gợi mùi hương ổi ở độ đậm nhất, thơm nồng quyến rũ, hoà vào trong gió heo may, lan toả khắp không gian. • "Sương chùng chình": những hạt sương nhỏ li ti giăng mắc, đang “cố ý” chậm lại thong thả, nhẹ nhàng, chuyển động chầm chậm. -> Hạt sương sớm mai cũng như có tâm hồn => Hình ảnh sương chùng chình qua ngõ cùng với hương ổi phả vào trong gió se là những hình ảnh mùa thu ở thôn quê êm ả thanh bình. * Luận điểm 2: Cảm nhận ban đầu của nhà thơ về cảnh sang thu. - Tất cả các từ: “bỗng, phả, hình như” đều bộc lộ rõ tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng trước những phát hiện thú vị báo thu về: "Hình như thu đã về" + "Hình như": một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. -> Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu hỏi như là một lời thông báo nhẹ nhàng rằng thu đã đến với tất cả chúng ta. DeThi.edu.vn
  11. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn => Tác giả cảm nhận tín hiệu mùa thu về ở không gian gần bằng nhiều giác quan và sự rung cảm tinh tế. => Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những tín hiệu đặc trưng của mùa thu đều hiện diện (“hương ổi”, “gió se” và “sương”). * Nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ • Khả năng quan sát tinh tế • Ngòi bút miêu tả với những nét vẽ gợi tả độc đáo • Thủ pháp nhân hoá c) Kết bài • Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của khổ thơ đầu Sang thu. • Cảm nhận của em về khổ thơ. DeThi.edu.vn
  12. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 3 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Sở GD&ĐT Tiền Giang NĂM HỌC 2021 - 2022 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích: “ Không thể phẫn nộ hơn khi xem video clip ghi lại vụ tai nạn giao thông xảy ra vào rạng sáng ngày 25/6 tại giao lộ Tân Hương – Võ Công Tồn, P. Tân Quý, Q. Tân Phú (Thành phố Hồ Chí Minh). Người gặp nạn nằm bất động trên vỉa hè nhưng hàng chục người đi qua, thậm chí dừng lại mà không ai giúp đỡ, cô gái trẻ đã tử vong sau đó. Quá bức xúc về sự vô cảm của những người có mặt, càng phẫn nộ hơn về sự lạnh lùng đáng sợ của anh tài xế đã bỏ mặc nạn nhân trong khi anh ta lại là người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn thương tâm này. Tình người sao lại có thể rẻ rúng đến thế? Những biểu hiện về sự vô cảm trong xã hội ngày nay rất đáng phải suy nghĩ. Chúng ta chứng kiến không ít cảnh mọi người xúm lại mỗi khi xảy ra các vụ tai nạn giao thông trên đường. Hàng chục người vây quanh vụ tai nạn mà chỉ đứng chỉ trỏ, bàn tán, thậm chí là quay video lại mà không hề gọi xe cứu thương, cơ quan chức năng hay sơ cứu nạn nhân. Phải chăng, với tâm lý từ vô can dẫn đến vô cảm mà người ta mặc kệ người gặp nạn, thậm chí sợ trách nhiệm, ngại bị liên lụy, bị vạ lây nên mọi người đã bỏ mặc sự cầu cứu giúp đỡ, bỏ qua sinh mạng của con người (?!) Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những gương người tốt, việc tốt, những tấm lòng vì cộng đồng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để cứu người , nhưng cũng có không ít những con người sống lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ trước nỗi đau, trước hoạn nạn của đồng loại, mà đáng tiếc thay lại đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống quanh ta Thật là đáng sợ! Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm và tha hóa đạo đức trong xã hội , nhưng tóm lại, cái gốc chính là cách sống hay tính cộng đồng ngày nay đang có vấn đề. Sự thờ ơ, hời hợt, nhạt nhẽo trong quan hệ giữa người với người ngày càng rõ nét hơn Cụ thể, thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những hình ảnh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để hôi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn.” (Trích Vô cảm: Thật đáng sợ!, Khắc Trường, dẫn theo dangcongsan.vn, ngày 26/8/2019) DeThi.edu.vn
  13. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (1.0 điểm) Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. (1.0 điểm) Chỉ ra và gọi tên phép tu từ chủ yếu được dùng trong phần in đậm của đoạn văn sau: “Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những gương người tốt, việc tốt, những tấm lòng vì cộng đồng, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng để cứu người , nhưng cũng có không ít những con người sống lạnh lùng, vô cảm, ích kỷ trước nỗi đau, trước hoạn nạn của đồng loại, mà đáng tiếc thay lại đang hiện hữu ngày càng nhiều hơn trong cuộc sống quanh ta Thật là đáng sợ!”. Câu 3. (0.5 điểm) Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích. Câu 4. (0.5 điểm) Từ nội dung đoạn trích, anh/chị hiểu như thế nào là hành vi vô cảm? II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hành vi của một số người được nói đến trong đoạn trích: “thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những hình ảnh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí có kẻ lợi dụng cơ hội để hôi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn.” Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2013, trang 58) DeThi.edu.vn
  14. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. Câu 2: Phép tu từ: liệt kê (lạnh lùng, vô cảm, ích kỉ, nỗi đau, hoạn nạn). Tác dụng: nhấn mạnh vào hiện tượng vô cảm của con người trong xã hội hiện nay. Câu 3: Nội dung chính: nói về hiện tượng vô cảm của con người trong xã hội hiện nay trước nỗi đau, mất mát, khó khăn của đồng loại. Câu 4: Hành vi vô cảm: thái độ bàng quang, thờ ơ, lạnh lùng của con người trước nỗi đau, mất mát, khó khăn của người khác, thậm chí là con người có khả năng giúp đỡ người khác nhưng họ không làm, tệ hơn là trục lợi cho bản thân mình trong lúc người khác gặp nạn. II. Làm văn Câu 1 (2đ): Dàn ý nghị luận xã hội về hiện tượng vô cảm 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hành vi của một số người trong đoạn trích: "thấy người bị nạn lại bỏ đi, đưa những ảnh nhìn lạnh lùng, vô cảm, thậm chí là có kẻ lợi dụng cơ hội để hôi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn. 2. Thân bài a. Giải thích Vô cảm: thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Biểu hiện của vô cảm: thấy người bị nạn lại bỏ đi, lợi dụng cơ hội để hôi của, ăn cắp, lấy tài sản của người gặp nạn. b. Phân tích DeThi.edu.vn
  15. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Xã hội ngày càng phát triển, con người bận rộn với cuộc sống, với những dự định riêng của mình nên đôi lúc vô hình chung tạo nên khoảng cách giữa người với người, ít có thời gian quan tâm đến người khác hơn. Đôi lúc sự vô tâm đến từ bản chất của người đó, vì vị kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm, để ý đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi. Sự vô cảm đôi lúc là do chịu ảnh hưởng từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này. c. Chứng minh Học sinh tự lấy những dẫn chứng để minh họa cho bài làm văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi, tiêu biểu và được nhiều người biết đến. d. Phản biện Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự vô cảm của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân. Câu 2 (5đ): Dàn ý phân tích khổ thơ 1 và 2 Viếng lăng Bác 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Viễn Phương và bài thơ Viếng lăng Bác. 2. Thân bài a. Khổ thơ 1: Tác giả ở tận miền Nam mãi sau ngày độc lập dân tộc mới được ra thăm vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Hai từ “miền Nam” như nhấn mạnh hơn sự xa xôi trong khoảng cách địa lý giữa hai đầu Tổ quốc. Nhìn hàng tre quanh lăng Bác, nhà thơ chợt cảm thấy rằng những cây tre kia như ý chí con người Việt Nam qua bao năm tháng luôn luôn bất khuất, kiên cường, hiên ngang. Dù có trải qua “bão táp mưa sa” nhưng vẫn đoàn kết một lòng cùng nhau đứng lên. Từ láy “xanh xanh” diễn tả con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam sẽ luôn luôn “xanh” màu xanh bất diệt. DeThi.edu.vn
  16. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn b. Khổ thơ 2: “Ngày ngày” là sự liên tục của thời gian, sự lặp lại tuần hoàn của thiên nhiên cũng như lý tưởng, ý chí của Người sẽ luôn luôn sáng tỏ như mặt trời kia vậy. Biện pháp nghệ thuật hoán dụ: nếu mặt trời soi sáng cho nhân loại thì Bác Hồ là mặt trời của cả dân tộc Việt Nam, mang đến ánh sáng độc lập, tự do cho dân tộc. Lần thứ hai, “ngày ngày” được lặp lại khi diễn tả dòng người đang lặng lẽ vào lăng thăm Người. Hàng người đi trong sự trang nghiêm và tĩnh lặng, trong nỗi tiếc thương, đau xót vô vàn. Người đọc như cảm thấy được sự tĩnh lặng, sự trải dài miên man vô tận của hàng người vào viếng Bác. Cả đoàn người ấy cứ lặng lẽ “đi trong thương nhớ”, thương nhớ vị lãnh tụ vĩ đại vô vàn kính yêu của dân tộc. Viễn Phương hòa cùng dòng người đem tấm lòng yêu kính chân thành của mình dâng lên Bác, dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” của Người. Cả cuộc đời Người, với bảy mươi chín mùa xuân, tất cả đều cống hiến cho dân tộc, không một phút giây nào ngơi nghỉ dành cho bản thân mình. 3. Kết bài Khái quát lại nội dung và ý nghĩa hai khổ thơ. DeThi.edu.vn
  17. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 4 KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Sở GD&ĐT Tiền Giang NĂM HỌC 2020-2021 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản: “1) Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn học hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. (2) Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn. (3) Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi " vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí “ định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho ra 18 nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính cá một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi, Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành và thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp với công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. DeThi.edu.vn
  18. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?” (dẫn theo Hà Anh, "Cảm ơn" và "xin lỗi" là biểu hiện của ứng xử văn hóa, - Báo Nhân dân điện tử) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. (0,5 điểm) Anh/chị hãy cho biết, lời “cảm ơn” và “xin lỗi" được sử dụng trong trường hợp nào? Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả bài viết, “Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cả nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn”, nhưng trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn, xin lỗi còn có tác dụng nào khác? Câu 3. (1,0 điểm). Ở đoạn (3), tác giả bài viết chỉ ra những nguyên nhân nào làm cho “lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội”? (Nêu ngắn gọn những nguyên nhân đó). Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa" không? Vì sao? DeThi.edu.vn
  19. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng một trang giấy thi), nói về ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống. Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.” (Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật - dẫn theo | Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 131) DeThi.edu.vn
  20. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2020 môn Văn I. Đọc hiểu 1. Lời "cảm ơn" hoặc "xin lỗi" thường được dùng trong trường hợp khi nhận được sự giúp đỡ hoặc khi gây phiền toái cho người khác. 2. Trong nhiều trường hợp lời “cảm ơn” hay “xin lỗi” không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa những khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và cũng vì thế mà con người sống vị tha hơn. 3. Nguyên nhân: - Sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử. - Lối sống công nghiệp làm con người thay đổi. - Bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ “cảm ơn” và “xin lỗi”. 4. - Theo em, quan điểm “Cảm ơn và xin lỗi là một trong những biểu hiện của ứng xử có văn hóa” là đúng đắn. - Vì: Quá “lời cảm ơn và xin lỗi”, chúng ta thấy được đó là một người sống có ý thức và trọng tình cảm. Họ biết tôn trọng sự giúp đỡ của người khác cũng như cảm thấy áy náy vì những phiền toái mà bản thân đã gây ra cho mọi người xung quanh. II. Làm văn Câu 1. Tham khảo những nội dung chính cần triển khai: - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bàn về lời xin lỗi, suy nghĩ về vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống - Giải thích + Xin lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với DeThi.edu.vn
  21. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. + Xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. - Tại sao sống phải biết nói lời xin lỗi? + Xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội + Lời xin lỗi chân thành phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn. + Xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự văn minh và thái độ tôn trọng con người + Lời xin lỗi chân thành có thể cứu vãn được sự việc đáng tiếc có thể đã xảy ra + Xin lỗi đúng cách, đúng lúc giúp ta tránh được những tổn thất về vật chất và tinh thần + Lời xin lỗi còn để thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với mọi người + Lời xin lỗi chân thành hàn gắn những chia rẽ và hận thù do những lỗi lầm ấy gây nên. + Xin lỗi còn để dạy cho con cái biết học cách lớn lên là người có ý thức trách nhiệm. + Biết nói lời xin lỗi giúp cho cuộc sống của chúng ta được an lành, hạnh phúc hơn. - Bài học nhận thức và hành động + Biết sống chân thành, tôn trọng, quý trọng người khác, thành thật nhận khuyết điểm về mình, không được né tránh trách nhiệm hay ngụy biện về hành động của mình + Lời xin lỗi phải xuất phát từ đáy lòng mới thật sự hữu dụng + Hiểu rõ đối tượng là ai để bày tỏ thái độ xin lỗi một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. + Xin lỗi đúng lúc, đúng nơi sẽ làm cho người được xin lỗi thấy dễ tha thứ hơn, đặc biệt cần biết sửa sai sau khi xin lỗi. DeThi.edu.vn
  22. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn - Kết luận: Khẳng định vai trò, ý nghĩa của lời xin lỗi trong cuộc sống. Câu 2: Nguồn cảm hứng của bài thơ bắt đầu từ hình tượng những chiếc xe của “Tiểu đội xe không kính”. Tên bài thơ vừa độc đáo, vừa hiện thực, để lại ấn tượng mạnh cho người đọc. Xe vốn có kính;đó là chuyện bình thường. Chính ở chỗ không bình thường “xe không kính” mới là ngọn nguồn để tạo nên thơ. Vì sao lại có sự không bình thường ấy? Vì sao có cả một “tiểu đội xe không kính”? Không đứng ở vị trí quan sát ngoài cuộc, tác giả đứng ở vị trí người chiến sĩ của con đường Trường Sơn, hóa than vào tâm hồn người lính lái xe để tự trả lời và tâm sự. Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Với lối giải thích tự nhiên, đơn giản, câu thơ giàu chất văn xuôi, tác giả cho ta ngầm hiểu sau lời thơ đó là một điều khác: đâu phải tự nhiên xe không có kính. Lý do xe không kính là vì “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Thể thơ tự do phóng khoáng, hình ảnh cụ thể, nhịp thơ hai, hai, bốn biến đổi theo giọng thơ. Tác giả đã nêu lên hiện thực ở chiến trường, súng đạn quân thù đã làm “Kính vỡ”. Trong hoàn cảnh chiến tranh, các người lính lái xe vẫn lái những chiếc xe thiếu kính chắn gió ra trận. Nếu câu trên đọc lên có cái gì đó ngộ nghĩnh thì đọc đến câu sau lòng ta bỗng chùng xuống. Bom giật , bom rung, sức mạnh tàn phá luôn dội xuống con đường, dội xuống cuộc sống như muốn phá vỡ, muốn làm trụi tất cả. Qua cái nhìn của người chiến sĩ lái xe, sự hủy diệt của cuộc chiến tranh ở Trường Sơn là thế. Nhưng, nhìn nhận cuộc chiến tranh ấy, dẫu nó tàn bạo, trong hai câu thơ vẫn không có một từ, một âm thanh, ẩn ý nào nói lên nỗi khiếp sợ, cay đắng. Người chiến sĩ nhắc đến chiến tranh như một yếu tố ngoại cảnh, một thách thức để chủ yếu là nói đến thái độ của mình. Qua cách giới thiệu hình ảnh tiểu đội lái xe , bằng lời thơ bình tĩnh, tự tin, hình ảnh với ngôn ngữ chân thật, tác giả ca ngợi phẩm chất, tinh thần của người lính “Ung dung nhìn thẳng” Những câu thơ nhanh gấp mà vẫn nhịp nhàng như bánh xe đang lăn trên đường. So với ý của hai câu trên , ý ở hai câu này có sự đối lập. Đó là hoàn cảnh chiến trường đối lập với lại tư thế của người chiến sĩ. Chiến trường “Bom giật, bom rung” dội xuống ác liệt, hiểm nguy mà anh lính vẫn ung dung “ngồi đúng vị trí trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn”. Câu thơ như bật ra từ trái tim người chiến sĩ lái xe sau tay lái. Các anh có bình tĩnh, ung dung thật không? DeThi.edu.vn
  23. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Chỉ không lo âu khắc khoải, chỉ có ung dung các anh mới “nhìn” và “thấy”. Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. Cách ngắt nhịp hai, hai, hai khắc họa thái độ, tư tưởng người lính. Họ quyết tâm, tin tưởng vượt qua gian khổ, hoàn thành nhiệm vụ. “Nhìn đất, nhìn trời” nghĩa là rất ung dung, hiên ngang. “Nhìn thẳng” là nhìn về phía trước, nhìn vào con đường đi, nhìn vào nhiệm vụ của người lính lái xe, nhìn vào mục đích của cuộc chiến đấu. Như thế, bom cứ giật, cứ rung, con đường đi tới, ta cứ đi! DeThi.edu.vn
  24. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 5 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TIỀN GIANG Năm hoc: 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 120 phút Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3: (1) Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. (2) Anh ta đã vào nhà trong. (3) Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. (4) Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long) Câu 1. (1.0 điểm) Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (1) và câu (2). Câu 2. (1.0 điểm) Câu (2) và (3), câu nào là câu ghép? Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép đó. Câu 3. (1.0 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu (4) và cho biết nó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? Câu 4. (3.0 điểm) Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. Câu 5. (4.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, Súng bên súng, đầu sát bên đầu, Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. Đồng chí!" (Trích Đồng chí - Chính Hữu - dẫn theo Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 128) - Hết - DeThi.edu.vn
  25. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn ĐÁP ÁN Câu 1. (1.0 điểm) Từ ngữ liên kết: anh ta Phép liên kết: thế (Anh ta thế cho người con trai) Câu 2. (1.0 điểm) Câu (3) là câu ghép Chỉ ra kiểu quan hệ về nghĩa giữa các vế: quan hệ đẳng lập (2 cụm chủ vị đề chỉ hành động của chủ ngữ trong câu) Câu 3. (1.0 điểm) Thành phần trạng ngữ trong câu (4): Lúc bấy giờ, Nó bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian trong câu. Câu 4. (3.0 điểm) I. Giới thiệu câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”. II. Bàn luận vấn đề: giải thích câu tự ngữ “Lá lành đùm lá rách” 1. Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” - Nghĩa đen: khi dùng chiếc lá này rách, ta có thể dùng lá lành hơn đùm lá rách lại. - Nghĩa bóng: “lá lành” là người có cuộc sống giàu có, thuận lợi và yên ổn, còn “lá rách” là người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khăn. - Câu tục ngữ muốn khuyên ra nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi họ khó khăn, gian khổ. 2. Đánh giá về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” - Nhắc nhở chúng ta không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khan, mà chúng ta nên yêu thương, giúp đỡ học khi học gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp. - Trong cuộc sống luôn tồn tại nhiều hoàn cảnh khó khan, chính vì thế mà chúng ta nên giúp đỡ họ - Lòng thương người, nhân ái của mỗi con người đều có, vậy mà ta hãy nên giúp đỡ mọi người xung quanh gặp khó khan - “lá lành đùm lá rách” là một hình động rất cần thiết trong xã hội hiện nay. 3. Bình luận về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” - Đây là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta - Khi chúng ta giúp đỡ người khác thì tâm hồn ta sẽ trở nên thanh thản và yêu đời hơn III. Kết thúc vấn đề: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” - Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” hoàn toàn đúng - Chúng ta nên phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại. Câu 5. (4.0 điểm) Dàn ý: I. Mở bài - Giới thiệu tác phẩm: Đồng chí, tác giả: Chính Hữu. - Hoàn cảnh sáng tác: đầu năm 1948, sau khi tác giả đã cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc. DeThi.edu.vn
  26. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn II. Thân bài: Phân tích: Cơ sở hình thành tình đồng chí - Tình đồng chí bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính: "Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá". "Anh" ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", "tôi" từ miền "đất cày lên sỏi đá". Hai miền đất xa nhau, "đôi người xa lạ" nhưng cùng giống nhau ở cái "nghèo". Hai câu thơ giới thiệu thật giản dị hoàn cảnh xuất thân của người lính: họ là những người nông dân nghèo. - Tình đồng chí hình thành từ sự cùng chung nhiệm vụ, cùng chung lý tưởng, sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu: "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" Họ vốn "chẳng hẹn quen nhau" nhưng lý tưởng chung của thời đại đã gắn kết họ lại với nhau trong hàng ngũ quân đội cách mạng. "Súng" biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, "đầu" biểu tượng cho lý tưởng, suy nghĩ. Phép điệp từ (súng, đầu, bên) tạo nên âm điệu khoẻ, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lý tưởng, cùng chung nhiệm vụ. - Tình đồng chí nảy nở và bền chặt trong sự chan hoà và chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Cái khó khăn thiếu thốn hiện lên: đêm rét, chăn không đủ đắp nên phải "chung chăn". Nhưng chính sự chung chăn ấy, sự chia sẻ với nhau trong gian khổ ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để trở thành "đôi tri kỷ". => Sáu câu thơ đầu đã giải thích cội nguồn và sự hình thành của tình đồng chí giữa những người đồng đội. Câu thơ thứ bảy như một cái bản lề khép lại đoạn thơ một để mở ra đoạn hai. - Chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện một cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí. => Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau. DeThi.edu.vn
  27. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn ĐỀ SỐ 6 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 ĐỀ CHÍNH THỨC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2018 TỈNH TIỀN GIANG Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi, từ câu 1 đến câu 3: (1) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. (2) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. (3) Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. (4) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. (5) Nó ngơ ngác, lạ lùng, (6) Còn anh, anh không ghìm nỗi xúc động. (7) Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. (8) Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) Câu 1. (1.0 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu (2). Câu 2. (1.0 điểm) Tìm từ ngữ liên kết và gọi tên phép liên kết được dùng trong câu (4) và câu (5). Câu 3. (1,0 điểm). Tìm từ địa phương Nam Bộ trong câu (7) và cầu (8) Câu 4. (3.0 điểm) Viết một đoạn văn giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, Câu 5. (4,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau: “Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời DeThi.edu.vn
  28. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.” (Trich Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 56) HẾT Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm. DeThi.edu.vn
  29. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn Đáp án đề thi vào lớp 10 tỉnh Tiền Giang Câu 1: Phương pháp: căn cứ bài Thành phân biệt lập - Thành phân biệt lập: chắc - Thành phân biệt lập tình thái Câu 2: Phương pháp: căn cứ bài Liên kết cấu và liên kết đoạn văn 1 - Từ ngữ liên kết: con bé (4) nó (5) - Phép liên kết: Phép thế Câu 3: Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích - Từ địa phương Nam Bộ: Vết thẹo, lặp bặp Câu 4: Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp • Yêu cầu về hình thức - Đoạn văn - Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả. • Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau: - Giải thích câu tục ngữ: +Nghĩa đen: Một vật dụng được làm bằng gỗ, thì chất lượng gỗ quan trọng hơn nước sơn bên ngoài. +Nghĩa bóng: Gỗ: chất lượng của đồ vật, ẩn dụ cho việc chi phẩm chất con người. Nước sơn: là thứ trang trí bên ngoài đồ vật, ẩn dụ cho hình thức của con người. => Khẳng định phẩm chất đạo đức, nhân cách quan trọng hơn vẻ bề ngoài, nội dung quan trọng hơn hình thức. - Bàn luận: Câu tục ngữ dạy cho con người bài học đáng quý sự nhìn nhận, đánh giá một con người, một sự việc. + Một sự việc, ta nên nhìn nhận bản chất bên trong chứ không nên hời hợt ở bề ngoài. + Khi nhìn nhận một con người, nên để cao phẩm chất, phẩm chất mới là yếu tố quyết định. Không nên để hình thức bề ngoài che mắt. Những người có phẩm chất đạo đức tốt bao giờ cũng hoàn thành công việc xuất sắc. - Bên cạnh đó cũng không nên hạ thấp giá trị của hình thức, nếu có một phần chất tốt lại cộng thêm hình thức đẹp thì càng tăng giá trị của bản thân. Nhưng vẫn phải lấy giá trị phẩm chất đạo đức là tiêu chí cơ bản để đánh giá. - Liên hệ bản thân. Câu 5: Dàn ý phân tích hai đoạn thơ của Thanh Hải: DeThi.edu.vn
  30. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn + Mở bài: – Giới thiệu qua về tác giả và tác phẩm: – Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay nó chính là nỗi lòng của tác giả, nói lên ước mơ, khát khao của tác giả Thanh Hải muốn cống hiến sức lực, trí tuệ của mình để xây dựng đất nước. + Thân bài: – Đây là bài thơ cuối được tác giả viết năm 1980 khi đang nằm trên giường bệnh trước khi qua đời không lâu. Ta làm con chim hót Ta làm một nhành hoa Ta nhập cùng hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi đôi mươi Dù là khi tóc bạc – Phân tích tựa đề của bài thơ là “Mùa xuân nho nhỏ” tác giả cũng đã gửi gắm rất nhiều tình cảm vào đó. Mùa xuân chúng ta sẽ nghĩ nhiều tới những cành lộc non đâm chồi xanh biếc, nhiều sức sống, phơi phới niềm tin. Nhưng đi bên cạnh hai từ “mùa xuân” lại là hai từ “nho nhỏ” gợi cho ta những cái gì đó nhỏ bé, giản dị. DeThi.edu.vn
  31. Bộ 6 Đề thi tuyển sinh Lớp 10 môn Văn Tiền Giang (Có đáp án) – DeThi.edu.vn – Ước mơ – được cống hiến, mãi cống hiến, được thấy mình còn có ích, giúp ích cho cuộc đời dù chỉ là một cái gì đó “nho nhỏ”. Dù là tuổi hai mươi trẻ trung, phơi phới, tràn trề năng lượng, nhiệt huyết hay là khi tóc đã điểm hoa râm, đôi chiếc bạc, thân thể đã yếu ớt, cơ bắp và thớ thịt đã không còn cứng chắc, thì ước muốn được cống hiến vẫn còn vẹn nguyên trong tim tác giả. – Tác giả chỉ muốn như “một nốt trầm xao xuyến” hòa nhập cùng mọi người, hòa ca vào bản nhạc mùa xuân của cuộc đời, của đất nước. – Tác giả nói tới quy luật của cuộc đời của con người là sinh- lão-bệnh-tử. Ai cũng có lúc trẻ trung, rồi già đi “dù là tuổi hai mươi” hay là khi “tóc bạc” thì khát khao cống hiến, cảm thấy mình sống có ích vẫn luôn cháy bỏng trong tim tác giả. – Tác giả hy vọng những ước mơ giản dị, những dâng hiến nhỏ nhoi của mình sẽ được hòa vào biển người rộng lớn ngoài kia cùng chung tay xây dựng vào sự phát triển của tổ quốc, một tổ quốc thiêng liêng. + Kết – Nêu lên cảm nghĩ của mình về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” . – Khẳng định lại một lần nữa những khát khao, ước muốn trong con tim tác giả gửi tới cuộc đời, một khát khao được sống cống hiến sức mình cho việc xây dựng quê hương đất nước “dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc”