Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 13 trang Hàn Vy 02/03/2023 3520
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_giao_duc_kinh_te_va_phap_luat.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục kinh tế và pháp luật Lớp 10 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT. KHỐI 10. NĂM HỌC 2022-2023 I. NỘI DUNG CƠ BẢN Bài 1,bài 3 và bài 6 BÀI 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CƠ BẢN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 1. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội - Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. - Hoạt động sản xuất có vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối, trao đổi, tiêu dùng. 2. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động phân phối – trao đổi trong đời sống xã hội * Hoạt động phân phối - Phân phối là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng (phân phối cho tiêu dùng). - Phân phối có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp. * Hoạt động trao đổi - Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng (bao gồm cả tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho sinh hoạt). - Trao đổi đóng vai trò là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp người sản xuất bán được hàng, duy trì và phát triển được hoạt động sản xuất và người tiêu dùng mua được thứ mình cần, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. 3. Tìm hiểu về vai trò của hoạt động tiêu dùng trong đời sống xã hội - Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt. - Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, giữa vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm. - Tiêu dùng tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nếu sản phẩm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm không tiêu thụ được. Câu hỏi trắc nghiệm tham khảo
  2. Câu 1: Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm xã hội của hoạt động sản xuất? A. Công ti H sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường. B. Cửa hàng xăng dầu A gia lận trong việc bán hàng. C. Công ti E làm giả hoá đơn để được miễn giảm thuế. D. Ông K xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường Câu 2: Khi tiến hành phân bổ nguyên vật liệu của công ty tới các bộ phận khác nhau trong dây chuyền sản xuất, quá trình này này gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế xã hội ? DH2A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. trao đổi. Câu 3: Trong các hoạt động của con người, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động A. ít quan trọng. B. bình thường nhất. C. thiết yếu nhất. D. cơ bản nhất. Câu 4: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động đóng vai trò cơ bản nhất, quyết định các hoạt động khác của đời sống xã hội là hoạt động A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 5: Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng? A. Hoạt động vận chuyển - tiêu dùng B. Hoạt động phân phối - trao đổi C. Hoạt động sản xuất - vận chuyển D. Hoạt động sản xuất - tiêu thụ Câu 6: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào? A. Sản xuất, phân phối - trao đổi, tiêu dùng B. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập C. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh. Câu 7: Quá trình phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất để tạo ra sản phẩm là nội dung của khái niệm A. sản xuất B. phân phối. C. tiêu dùng D. trao đổi. Câu 8: Trao đổi là hoạt động đưa sản phẩm đến tay người A. lao động. B. tiêu dùng. C. phân phối. D. sản xuất. Câu 9: Trong mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng, thì phân phối và trao đổi đóng vai trò là A. trung gian. B. nâng đỡ. C. quyết định D. triệt tiêu. Câu 10: Trong nền kinh tế, việc tiến hành phân chia các yếu tố sản xuất cho các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm được gọi là A. trao đổi trong sản xuất. B. tiêu dùng cho sản xuất. C. sản xuất của cải vật chất. D. phân phối cho sản xuất
  3. Câu 11: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất gắn liền với việc làm nào dưới đây ? A. Người nông dân phun thuốc trừ sâu. B. Bán hàng onlie trên mạng. C. Hỗ trợ lao động khó khăn. D. Đầu tư vốn mở rộng sản xuất Câu 12: Hoạt động nào dưới đây được coi như là đơn hàng của xã hội đối với sản xuất ? A. sản xuất. B. lao động. C. phân phối. D. tiêu dùng. Câu 13: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động trao đổi gắn liền với việc làm nào dưới đây? A. Sử dụng gạo để nấu ăn. B. Chế biến gạo thành phẩm C. Phân bổ gạo để cứu đói. D. Bán gạo lấy tiền mua vở Câu 14: Phân phối cho sản xuất gắn liền với việc phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất khác nhau để A. tạo ra sản phẩm. B. tiêu dùng sản phẩm. C. trao đổi sản phẩm. D. triệt tiêu sản phẩm. Câu 15: Giám đốc công ty M tiến hành phân bổ vốn cho các hoạt động sản xuất của công ty là hoạt động A. sản xuất. B. tiêu dùng. C. trao đổi. D. phân phối. Câu 16: Hành vi nào dưới đây không đúng khi tham gia vào các hoạt động kinh tế? A. Bạn A giải thích cho người thân của mình về trách nhiệm của công dân khi tham gia các hoạt động kinh tế. B. Trước tình hình dịch bệnh, nhu cầu mua thuốc của người dân tăng mạnh, nhà thuốc P cam kết không tăng giá sản phẩm. C. Xí nghiệp Y trong quá trình sản xuất đã để khói bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ người dân. D. Doanh nghiệp bán lẻ H luôn sản xuất hàng hoá đảm bảo chất lượng, đóng thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Câu 17: Hãy chỉ ra hoạt động sản xuất trong các hoạt động dưới đây ? A. Trồng lúa chất lượng cao. B. Vận chuyển vật liệu vào kho. C. Mang rau ra chợ bán. D. Nấu cháo cho mẹ. Câu 18: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng? A. Động lực cho sản xuất phát triển. B. “Đơn đặt hàng" cho sản xuất. C. Điều tiết hoạt động trao đổi. D. Quyết định phân phối thu nhập. Câu19: Trong nền kinh tế xã hội, hoạt động nào dưới đây gắn liền với hoạt động trao đổi ?
  4. A. Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu. B. Đẩy mạnh việc bán hang trực tuyến. C. Xuất khẩu hàng hóa ra ngước ngoài. D. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Câu 20: Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thủ công mỹ nghệ nổi tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để làm kiếm thêm thu nhập mua sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, công việc của gia đình bạn H gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế A. phân phối. B. sản xuất. C. tiêu dùng. D. lao động. Câu 21: Công ti A trong quá trình sản xuất, kinh doanh cà phê luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc chọn giống cây tốt cho đến thu hoạch hạt cà phê đảm bảo chất lượng, không ngâm trộn hoá chất, tạp chất, đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng. Việc làm của công ty A gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế? A. Tiêu dùng. B. Sản xuất. C. Phân phối. D. Trao đổi. Câu 22: Doanh nghiệp A được cấp giấy phép khai thác cát, sỏi phục vụ cho các công trình xây dựng tại địa phương X. Ngoài ra doanh nghiệp còn được giao nhiệm vụ nâng cấp hệ thống đê bao chống lũ. Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, việc hoạt động của doanh nghiệp A, gắn liền với hoạt động nào dưới đây của nền kinh tế A. sản xuất. B. phân phối. C. lao động. D. tiêu dùng. BÀI 3: THỊ TRƯỜNG 1. Tìm hiểu khái niệm thị trường - Thị trường là tổng hòa những quan hệ kinh tế trong đó nhu cầu của các chủ thể được đáp ứng thông qua việc trao đổi, mua bán với sự xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ tương ứng với trình độ phát triển của nền sản xuất. + Ở cấp độ cụ thể: thị trường là chợ, cửa hàng, phòng giao dịch, + Ở cấp độ trừu tượng: thị trường là các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán (cung- cầu, quan hệ hàng – tiền, quan hệ trong – ngoài nước, ). 2. Tìm hiểu các loại thị trường thị trường tư liệu sản xuất và thị trường chứng khoán. - Các loại thị trường khác: + Theo đối tượng giao dịch, mua bán: thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản + Theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch: thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng, thị trường lao động. thị trường khoa học - công nghệ + Theo phạm vị của quan hệ mua bán: giao dịch, có thị trường trong nước và thị
  5. trường quốc tế, 3. Tìm hiểu các chức năng cơ bản của thị trường - Các chức năng của thị trường và ví dụ chứng minh cho các chức năng của thị trường: + Chức năng thừa nhận: thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán với giá như thế nào. ￿ Ví dụ: Khi người sản xuất làm ra mặt hàng quần áo có mẫu mã đẹp, vải tốt, giá cả phải chăng, phù hợp với nhu cầu người mua, người mua mua nhiều. Như vậy, chi phí làm ra mặt hàng quần áo được xã hội chấp nhận, giá trị của mặt hàng đó được thực hiện. + Chức năng thông tin: cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa. ￿ Ví dụ: Ở những siêu thị lớn sẽ có bảng quảng cáo các mặt hàng với đầy đủ các thông tin như: giá cả, chất lượng, cơ cấu, chủng loại, điều kiện mua bán của các mặt hàng, đặc biệt là thông tin về khuyến mại sản phẩm, giúp người mua nhanh chóng mua được những sản phẩm phù hợp. + Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế: trên cơ sở những thông tin thu được từ thị trường, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ có những ứng xử, điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với sự biến đổi của thị trường, nhờ đó sản xuất tiêu dùng được kích thích hoặc hạn chế. ￿ Ví dụ: Để kích thích nhu cầu mua sắm bánh kẹo Tết của khách hàng, hãng sản xuất bánh kẹo X đã thiết lập chiến lược giảm giá bán để thu hút khách hàng mới và kiếm được những khách hàng thường xuyên, thoát khỏi việc tồn hàng. Câu hỏi trắc nghiệm tham khảo Câu 1: Thị trường không có yếu tố nào dưới đây? A. Nhạc sỹ. B. Người mua. C. Tiền tệ. D. Hàng hóa. Câu 2: Hành vi chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường? DH2 A. Doanh nghiệp bán lẻ X tăng giá các mặt hàng khi chi phí vận chuyển tăng cao. B. Giá rau ở chợ M tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít. C. Công ti H giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thu mua. D. Trạm xăng dầu B đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai. Câu 3: Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được chia thành: A. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
  6. B. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng. C. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước. D. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, thị trường chứng khoán, Câu 4: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. làm trung gian trao đổi. B. đo lường giá trị hàng hóa. C. thừa nhận giá trị hàng hóa. D. biểu hiện bằng giá cả. Câu 5: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. Cầu – cạnh tranh. B. Cầu – nhà nước C. Cầu – sản xuất. D. cung – cầu. Câu 6: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định? A. Người làm dịch vụ. B. Nhà nước. C. Thị trường. D. Người sản xuất. Câu 7: Căn cứ vào tiêu chí/ đặc điểm nào để phân chia các loại thị trường như thị trường vàng, thị trường bảo hiểm, thị trường bất động sản? A. Phạm vi hoạt động B. Đối tượng hàng hoá C. Tính chất và cơ chế vận hành D. Vai trò của các đối tượng mua bán Câu 8: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng A. biểu hiện giá trị hàng hóa. B. làm môi giới trao đổi C. thông tin giá cả hàng hóa. D. trao đổi hàng hóa. Câu 9: Các nhân tố cơ bản của thị trường là A. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán. B. hàng hoá, tiền tệ, giá cả. C. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán. D. tiền tệ, người mua, người bán. Câu 10: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. Thưởng – phạt. B. Cho – nhận. C. Trên – dưới D. Mua – bán. Câu 11: Khi người bán đem hàng hoá ra thị trường, hàng hoá nào thích hợp với nhu cầu của xã hội thì bán được, điều đó thể hiện chức năng nào của thị trường? A. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế C. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới Câu 12: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ A. cung – sản xuất. B. cung – cạnh tranh. C. cung – cầu. D. cung – nhà nước Câu 13: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên vai trò của đối tượng giao dịch, mua bán
  7. A. Thị trường gạo, cà phê, thép. B. Thị trường tiêu dùng, lao động. C. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo. D. Thị trường trong nước và quốc tế. Câu 14: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên phạm vi không gian của đối tượng giao dịch, mua bán A. Thị trường tiêu dùng, lao động. B. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo. C. Thị trường gạo, cà phê, thép. D. Thị trường trong nước và quốc tế. Câu 15: Các loại thị trường nào dưới đây được hình thành dựa trên đối tượng giao dịch, mua bán A. Thị trường gạo, cà phê, thép. B. Thị trường tiêu dùng, lao động. C. Thị trường hoàn hảo và không hoàn hảo. D. Thị trường trong nước và quốc tế. Câu 16: Nông dân ở địa phương D chuyển từ trồng dưa hấu sang trồng dứa khi nhận thấy sức tiêu thụ dưa hấu chậm là biểu hiện nào của chức năng của thị trường? A. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế B. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng C. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể D. Gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới Câu 17: Vào giữa vụ vải, giá vải ở huyện TH có giá trung bình là 15.000 đồng một kg trong khi đó ở thành phố HN có giá trung bình là 25.000 đồng một kg. Nhiều người dân đã vận chuyển vải từ huyện TH lên thành phố HN để bán được gái cao hơn. Trong trường hợp này, thị trường thực hiện chức năng A. điều tiết sản xuất B. thông tin C. thực hiện giá trị D. điều tiết lưu thông. Câu 18: Bà H có cơ sở sản xuất tăm tre chất lượng cao bán ra thị trường, hiện nay nhu cầu của thị trường tăng, nên chồng bà quyết định mở rộng quy mô sản xuất, nhưng con bà thì sợ không bán được dẫn đến thua lỗ, khuyên bà nên thu nhỏ lại cho dễ quản lí, còn bà thì muốn giữ nguyên như trước. Vậy ý kiến của ai giúp cho bà H có lợi nhuận ? A. Con bà H. B. Không ai đúng. C. Chồng bà H. D. Bà H. Câu 19: Gia đình H có 1 ha trồng rau sạch để cung cấp cho thị trường, hiện nay giá các loại rau sạch đều tăng. Bố H quyết định mở rộng diện tích trồng, mẹ H thì muốn giữ nguyên quy mô sản xuất, chị H thì lại khuyên thu hẹp diện tích gieo trồng. Vận dụng chức năng của thị trường, thì lời khuyên của ai có thể giúp gia đình H có thêm lợi nhuận? A. Bố H. B. Chị và mẹ H. C. Chị H. D. Mẹ H. Câu 20: Mỗi ngày được bố mẹ cho tiền tiêu vặt, nhưng B không tiêu và quyết định dành dụm số tiền ấy để đầu tư vào việc mua bán hàng qua mạng để kiếm lời. Việc làm trên của B đã vận dụng tốt chức năng tiền tệ nào sau đây? A. Phương tiện cất trữ. B. Tiền tệ thế giới. C. Thước đo giá trị. D. Phương tiện lưu thông. Bài 6: THUẾ
  8. 1. Thuế và vai trò của thuế a. Thuế là gì Thuế là một khoản ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế b. Vai trò của thuế Thuế là nguồn thu chính của ngân sách nhà nước. Thuế là công cụ quan trọng để nhà nước điều tiết thị trường. Qua thuế, nhà nước hướng dẫn tiêu dùng theo hướng tích cực, bảo vệ thị trường trong nước. Thuế góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cân bằng lợi ích trong xã hội. 3. Một số loại thuế phổ biến Thuế trực thu là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực thu có: + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Thuế thu nhập cá nhân. Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. Thuế gián thu có: + Thuế giá trị gia tăng + Thuế tiêu thụ đặc biệt +Thuế xuất khẩu, nhập khầu + Thuế bảo vệ môi trường. 3. Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện pháp luật về thuế. Công dân có nghĩa vụ khai và nộp thuê đây đủ, trung thực, đúng thời hạn. Công dân được hưởng lợi ích từ thuế qua các hàng hoá, dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp. Câu hỏi trắc nghiệm tham khảo Câu 1: Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì? A. Bắt buộc. B. Tự nguyện. C. Không bắt buộc. D. Cưỡng chế. Câu 2: Những người có thu nhập cao trong doanh nghiệp phải trích một khoản tiền từ phần thu nhập để nộp vào ngân sách nhà nước theo loại thuế gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế nhập khẩu. Câu 3: Loại thuế nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hoá được gọi là gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế nhập khẩu. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 4: Doanh nghiệp sản xuất ô tô A bán xe ô tô, trong quá trình vận hành, tử máy khói bụi từ xe ô tô gây ô nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp A phải đóng loại thuế gì? A. Thuế giá trị gia tăng. B. Thuế bảo vệ môi trường. C. Thuế nhập khẩu. D. Thuế tiêu thụ đặc biệt. Câu 5: Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu?
  9. A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp. C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, thuế là khoản thu mang tính A. bắt buộc. B. tự nguyện. C. thỏa thuận. D. điều hòa. Câu 7: Thuế là nguồn thu chính của A. các hộ kinh doanh. B. các doanh nghiệp. C. ngân sách gia đình. D. ngân sách nhà nước. Câu 8: Một trong những vai trò của thuế biểu hiện ở việc, nhà nước sử dụng thuế là một trong những công cụ để A. điều tiết thu nhập. B. đầu cơ tích trữ. C. kiềm chế tăng trưởng. D. gia tăng thất nghiệp. Câu 9: Một trong những vai trò của thuế biểu hiện ở việc nhà nước sử dụng thuế là một trong những công cụ để thực hiện A. công bằng xã hội. B. gia tăng lạm phát. C. thủ đoạn phi pháp. D. đầu cơ tích trữ. Câu 10: Thuế trực thu là gì? A. Thuế tính trên giá trị của hàng hoá trên thị trường. B. Thuế gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. C. Thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. D. Thuế điều tiết trực tiếp vào giá cả của hàng hoá trên thị trường. Câu 11: Thuế gián thu là gì? A. Thuế thu được từ người có thu nhập cao. B. Thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá, dịch vụ. C. Thuế đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. D. Thuế thu được từ khoản tiền mà người mua phải trả cho người bán. Câu 12: Trong quá trình quản lý nền kinh tế, công cụ quan trọng nhất để điều hành nền kinh tế là A. thuế. B. tuyên truyền. C. giáo dục. D. công nghệ. Câu 13: Theo quy định của pháp luật về thuế, nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của thuế? A. Thực hiện công bằng xã hội. B. Điều tiết thị trường tiêu dùng. C. Điều tiết thu nhập trong xã hội. D. Gia tăng sự lệ thuộc vào nhà nước Câu 14: Đối với ngân sách nhà nước, thuế không chỉ là phần thu quan trọng nhất mà còn mang tính chất A. nhất thời, cục bộ. B. ổn định lâu dài. C. tượng trưng lệ thuộc. D. tạm thời dễ thay đổi
  10. Câu 15: Anh A làm nhân viên một công ty tư nhân, thu nhập mỗi tháng của anh là là 20 triệu đồng, trừ các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh mà anh đực hưởng, anh A phải nộp thuế 150 000 đồng/tháng. Loại thuế anh phải nộp là thuế A. Thuế giảm trừ gia cảnh. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế bảo vệ môi trường. D. Thuế môn bài. Câu 16: Nhà nước áp dung các biện pháp đánh thuế suất rất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, không thực sự cần thiết như bia, rượu, thuốc lá, xỉ gà : các dịch vụ như kinh doanh xỏ số, casino, vũ trường thuế đánh vào các hàng hóa có đặc điểm như trên được gọi là A. thuế tiêu thụ đặc biệt. B. thuế giá trị gia tăng. C. thuế thu nhập cá nhân. D. thuế bảo vệ môi trường. Câu 17: Công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật X phải nộp thuế cao khi nhập khẩu thuốc trừ cỏ, ngoài việc nộp thuế nhập khẩu theo quy định, công ty còn phải nộp loại thuế nào nữa mà loại thuế này góp phần tái tạo môi trường A. thuế tiêu thụ đặc biệt. B. thuế giá trị gia tăng. C. thuế thu nhập cá nhân. D. thuế bảo vệ môi trường. Câu 18: Chưa lập gia đình nhưng ngoài lương, chị P còn có một căn hộ cho thuê, mỗi năm thu được 100 triệu đồng nên không phải nộp thuế. Năm ngoái, chị sử dụng tiền tiết kiệm mua thêm một căn hộ để cho thuê nên tiền cho thuê tăng gấp đôi. Anh Q bạn chị, là cán bộ thuế - nhắc nhở chị phải ra cơ quan thế để khai và nộp thuế. Vì sao chị P phải nộp thuế? A. Vì để cân bằng mức độ giàu nghèo, tránh sự phân biệt đối xử. B. Vì để lấy tiền của người giàu lo cho người nghèo. C. Vì đây là việc làm bắt buộc đối với người dân. D. Vì để tạo nên sự công bằng trong xã hội. Câu 19: Bà H mở cửa hàng kinh doanh có đăng kí kinh doanh 8 loại mặt hàng và đóng thuế đầy đù, nhưng khi ban quản lí thị trường kiếm tra thấy trong cửa hàng của bà có bán tới 12 loại mặt hàng. Trong trường hợp này, bà H đã vi phạm nội dung nào về quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện pháp luật về thuế? A. Nộp thuế không đầy đủ. B. Nộp thuế quá hạn. C. Kê khai thuế không đầy đủ. D. Không có hồ sơ nộp thuế. Câu 20: Anh X được trao Giải thưởng Sao đỏ vì là doanh nhân trẻ tiêu biểu trong năm, có nhiều đóng góp, đặc biệt là đóng thuế để tăng ngân sách nhà nước. Anh X đóng loại thuế nào dưới đây ? A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế thu nhập cá nhân. C. Thuế tiêu thụ đặc biệt. D. Thuế bảo vệ môi trường.
  11. Câu 21: Doanh nghiệp A và B được cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Hai doanh nghiệp này không chỉ khai thác mà còn thu mua khoáng san từ chủ mối C. Gia đình bà G nhiều năm nay thường đến các khu vực có mỏ đá quý này để khai thác và mua bán khoáng sản, một số người dân địa phương cũng khai thác nhỏ lẻ sau đó bán lại cho chú mối C với thoả thuận, các loại thuế do chủ mối C nộp. Loại thuế được áp dụng với việc khai thác khoáng sản trong trường hợp này là gì? A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế bảo vệ tài nguyên, môi trường. C. Thuế giá trị gia tăng. D. Thuế thu nhập cá nhân Câu 22: Doanh nghiệp A và B được cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Hai doanh nghiệp này không chỉ khai thác mà còn thu mua khoáng san từ chủ mối C. Gia đình bà G nhiều năm nay thường đến các khu vực có mỏ đá quý này để khai thác và mua bán khoáng sản, một số người dân địa phương cũng khai thác nhỏ lẻ sau đó bán lại cho chú mối C với thoả thuận, các loại thuế do chủ mối C nộp. Trong trường hợp này, loại thuế nào dưới đây các chủ thể không phải nộp A. Thuế thu nhập doanh nghiệp. B. Thuế bảo vệ tài nguyên, môi trường. C. Thuế giá trị gia tăng. D. Thuế xuất khẩu Câu 23: Chị V là nhân viên kinh doanh của một công ty tài chính. Hàng tháng chị V được công ty trả các khoản tiền như sau: lương cơ bản 10 triệu đồng, tiền công tác phí 7,5 triệu đồng, thu nhập tăng thêm là 5 triệu đồng, tiền thuê nhà 1 triệu đồng. Trong trường hợp này chị V không phải đóng thuế cho khoản tiền nào? A. Lương cơ bản và tiền thuê nhà. B. Tiền công tác phí và lương cơ bản C. Tiền thuê nhà và tiền công tác phí D. Tiền thuê nhà và thu nhập tăng thêm Câu24: Chị V là nhân viên kinh doanh của một công ty tài chính. Hàng tháng chị V được công ty trả các khoản tiền như sau: lương cơ bản 10 triệu đồng, tiền công tác phí 7,5 triệu đồng, tiền thuê nhà 1 triệu đồng, tiền thưởng 10 triệu đồng. Trong trường hợp này chị V phải đóng thuế thu nhập cho khoản tiền nào? A. Lương cơ bản và công tác phí B. Lương cơ bản, công tác phí và tiền thưởng C. Lương cơ bản và tiền thuê nhà D. Lương cơ bản và tiền thưởng Câu 25: Công ty cổ phần Z có trụ sở tại tỉnh X chuyên kinh doanh mặt hàng xe mô tô nhập khẩu. Trong năm 2020, công ty nhập 100 chiếc xe mô tô dung tích xi lanh 150cm3 về Việt Nam để bán. Đến cuối năm, công ty đã bán hết số xe trên cho khách hàng trong nước và đạt doanh thu 5 tỉ đồng. Trong trường hợp này, công ty Z không phải nộp loại thuế nào dưới đây? A. Thuế nhập khẩu.B. Thuế xuất khẩu.C. Thuế thu nhập doanh nghiệp. D. Thuế giá trị gia tăng BẢN ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10 HỌC KÌ I NĂM HỌC 2022 - 2023
  12. Nội Vận dung Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, Nhận Thông TT dụng kiến đánh giá biết hiểu Vận cao thức dụng Nhận biết Nêu được khái niệm hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng Bài 1: Thông hiểu Các Chỉ ra được những biểu hiện của hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng, hoạt Lý giải được mối liên hệ giữa các hoạt động kinh tế trong động đời sống xã hội kinh tế 1 Vận dụng 6 4 cơ bản Chỉ ra được những hoạt động sản xuất, phân phối, trao trong đổi và tiêu dùng đang diễn ra trong thực tiễn đời Xác định được những việc làm cụ thể của bản thân để tham gia hiệu quả vào các hoạt động của nền kinh tế sống xã Vận dụng cao hội Tìm hiểu và tham gia được một số hoạt động kinh tế cơ bản phù hợp với lứa tuổi. Xây dựng được ý tưởng để tiến hành một cách có hiệu quả một hoạt động kinh tế phù hợp 1 Nhận biết: 1 Nêu được khái niệm thị trường, Liệt kê được các loại thị trường và chức năng của thị trường Thông hiểu: Phân tích, lý giải được các yếu tố cấu thành thị trường. Chỉ ra được các căn cứ để phân chia các loại thị trường Nêu được ví dụ, việc làm thể hiện các chức năng của thị trường cũng như sự vận các chức năng này bằng những hoạt động kinh tế cụ thể Vận dụng: Bài 3: Qua các trường hợp, hoạt động kinh tế cụ thể, chỉ ra được các cách giải quyết đúng thể hiện sự vận dụng các chức 2 Thị năng của thị trường để giải quyết các vấn đề kinh tế cụ 5 5 trường thể Vận dụng cao: Phân tích, giải quyết được các trường hợp cụ thể trong việc thực hiện cơ chế thị trường vào các hoạt động kinh tế Áp dụng được những mặt tích cực của cơ chế thị trường để giải quyết các vấn đề kinh tế đặt ra. Bước đầu có kiến thức vận dụng quy luật thị trường vào tìm kiếm cơ hội kinh doanh phù hợp Nhận định, đánh giá được một số đặc điểm của thị trường hàng hóa nơi mình sinh sống
  13. Nhận biết: Nêu được khái niệm thuế là gì, một số loại thuế ở nước ta hiện nay. Nêu được các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện pháp luật về thuế Thông hiểu: Giải thích được vì sao nhà nước phải thu thuế. Phân biệt được sự khác nhau giữa các chủ thể nộp thuế. Nêu được một số ví dụ thể hiện công dân phản ánh việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân khi thực hiện Bài 6: pháp luật về thuế 3 Vận dụng: 5 3 Thuế Nhận xét, đánh giá được các hành vi, việc làm của cá nhân và tổ chức trong việc thực hiện pháp luật về thuế Đồng tình ủng hộ những việc làm đúng, phê phán đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật về thuế Vận dụng cao: Phân tích đánh giá được những việc làm cụ thể của bản thân và người khác khi tham gia vào các hoạt động kinh tế có liên quan đến pháp luật về thuế. Vận dụng các quy định của pháp luật về thuế để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với lứa tuổi 1 Tổng 16 12 1 10 Tỉ lệ 40 30 20 Tỉ lệ chung 70 30 Câu hỏi vận dụng có thể ra ở bài 1,3,6. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ I KHỐI 10 MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng biết thấp cao câu Bài 1: Các hoạt động kinh 6 4 1 11 tế cơ bản trong đời sống xã hội Bài 3: Thị trường 5 5 1 11 Bài 6: Thuế 5 3 8 Tổng số câu 16 12 1 1 30