Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học Lớp 10 (Ban cơ bản) - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Quốc Trung (Kèm đáp án)

pdf 16 trang thaodu 3950
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học Lớp 10 (Ban cơ bản) - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Quốc Trung (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbo_de_kiem_tra_1_tiet_hoc_ki_i_mon_sinh_hoc_lop_10_ban_co_ba.pdf

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra 1 tiết học kì I môn Sinh học Lớp 10 (Ban cơ bản) - Năm học 2013-2014 - Nguyễn Quốc Trung (Kèm đáp án)

  1. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 10 CƠ BẢN HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2013 - 2014 Câu 1 Phát biểu nào sau đây không đúng về chu kì tế bào? A. Chu kì tế bào là trình tự các giai đoạn mà tế bào cần phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần phân bào. B. Trong chu kì tế bào, kì trung gian diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn còn phần lớn thời gian là diễn ra các kì của nguyên phân. C. Thời gian của chu kì tế bào tùy thuộc vào từng loại tế bào và tùy thuộc vào từng loài. D. Trong chu kì tế bào diễn ra các quá trình sinh trưởng, phân chia nhân và phân chia tế bào chất. Câu 2 Đối với sinh vật đơn bào nhân thực, nguyên phân có ý nghĩa: A. là phương thức sinh sản vô tính. B. nhân nhanh các giống cây tốt, sạch bệnh. C. là cơ chế sinh sản hữu tính. D. giúp thay thế các mô bị tổn thương. Câu 3 Khi quan sát một tế bào đang tiến hành quá trình nguyên phân dưới kính hiển vi, người ta đếm được có tất cả 8 nhiễm sắc thể đơn trong tế bào, không thấy màng nhân. Tế bào đó đang ở kì nào của nguyên phân và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của tế bào là bao nhiêu? A. Kì cuối, 2n = 8 B. Kì sau, 2n = 4 C. Kì cuối, n = 4 D. Kì sau, n = 8 Câu 4 Ở kì giữa của nguyên phân, nếu thoi phân bào bị phá hủy thì: A. Các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển về các tế bào con và tạo ra các tế bào tứ bội. B. Các nhiễm sắc thể kép không thể di chuyển về các tế bào con và tạo ra thể lưỡng bội. C. Các nhiễm sắc tử vẫn di chuyển về các tế bào con và tạo ra các tế bào tứ bội. D. Các nhiễm sắc thể kép vẫn di chuyển về các tế bào con và tạo ra thể lưỡng bội. Câu 5 Ở gà có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78. Một tế bào sinh dưỡng của loài này nguyên phân 3 lần. Số nhiễm sắc thể đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân trên là: A. 624. B. 546. C. 234. D. 468. Câu 6 Đặc điểm có ở giảm phân nhưng không có ở nguyên phân: A. Xảy ra sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian. B. Xảy ra sự phân chia tế bào chất vào kì cuối. C. Xảy ra sự tiếp hợp cặp đôi của các nhiễm sắc thể kép tương đồng vào kì đầu I. D. Nhiễm sắc thể co ngắn cực đại và tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào vào kỳ giữa. Câu 7 Hình vẽ bên minh họa cho kì nào của quá trình giảm phân? A. Kì sau I B. Kì cuối I C. Kì sau II D. Kì cuối II Câu 8 Quá trình nào sau đây là cơ sở để tạo nên các giao tử? A. nguyên phân B. giảm phân C. thụ tinh D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh Câu 9 Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào một loài sinh vật đang phân chia thì thấy trong 1 tế bào có 23 NST, mỗi NST gồm 2 cromatit. Tế bào ấy đang ở: A. Kì đầu giảm phân II B. Kì giữa nguyên phân C. Kì giữa giảm phân I D. Kì cuối giảm phân II Câu 10 Một tế bào sinh dục sơ khai của thỏ cái (2n=24) nguyên phân liên tiếp 8 lần. Các tế bào con tạo ra đều trở thành tế bào sinh trứng giảm phân cho trứng. Số tế bào trứng được tạo thành là: A. 1024 B. 192 C. 3072 D. 256 Câu 11 Khi nhận định về vi sinh vật, phát biểu nào sau đây là chưa đúng? A. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào. B. Vi sinh vật chỉ gồm những sinh vật nhân sơ có kích thước nhỏ bé. C. Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, phân bố rộng. Câu 12 Trong nuôi cấy vi sinh vật, cao thịt bò, cao nấm men là loại môi trường A. nhân tạo B. bán tổng hợp C. tự nhiên D. tổng hợp - Trang 1 -
  2. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Câu 13 Chất hữu cơ là nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu của vi sinh vật nào sau đây? A. Vi khuẩn lam B. Vi khuẩn lactic C. Vi khuẩn tía D. Vi khuẩn nitrat hóa Câu 14 Trong hô hấp hiếu khí, sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là (1) Ở vi khuẩn, để tích lũy được 380 ATP, vi khuẩn cần phân giải (2) glucôzơ (1) và (2) lần lượt là: A. CO2 và H2O; 10 phân tử B. các hợp chất hữu cơ; 10 phân tử C. CO2 và H2O; 20 phân tử D.các hợp chất hữu cơ ; 20 phân tử Câu 15 Tiêu chí quan trọng nhất để phân biệt 3 kiểu chuyển hóa vật chất ở vi sinh vật hóa dưỡng: lên men, hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí là A. nguồn năng lượng B. điều kiện oxi C. chất nhận electron cuối cùng D. nơi xảy ra Câu 16 Nhóm vi sinh vật nào sinh trưởng được ở vùng Nam cực, Bắc cực và các đại dương? A. Nhóm ưa lạnh. B. Nhóm ưa ấm. C. Nhóm ưa nhiệt. D. Nhóm ưa siêu nhiệt. Câu 17 Làm tương, nước chấm là lợi dụng quá trình A. lên men rượu B. lên men lactic C. phân giải pôlisaccarit D. phân giải prôtêin Câu 18 Người ta có thể ứng dụng quá trình (1) ở vi sinh vật để sản xuất kẹo, xirô là do chúng có thể tiết ra enzim (2). (1) và (2) lần lượt là: A. phân giải protein, proteaza B. tổng hợp protein, proteaza C. tổng hợp tinh bột, amilaza D. phân giải tinh bột, amilaza Câu 19 Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật là tất cả các chất A. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật B. không cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật C. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng tự tổng hợp được D. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được Câu 20 Cho sơ đồ sau: C6H12O6 lên men X + C2H5OH + năng lượng Hãy cho biết chất X và vi sinh vật tiến hành quá trình lên men trong sơ đồ trên? A. X là CO2,vi sinh vật lên men là nấm men B. X là CO2, vi sinh vật lên men là vi khuẩn lactic C. X là axit lactic, vi sinh vật lên men là vi khuẩn lactic D. X là H2O, vi sinh vật lên men là vi khuẩn hoặc nấm Câu 21 Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là A. sự tăng số lượng tế bào của quần thể. B. sự tăng kích thước tế bào của quần thể. C. sự tăng thể tích tế bào của quần thể. D. sự tăng khối lượng tế bào của quần thể. Câu 22 Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là : A. 104.24. B. 104.2 C. 104.23 D. 104.26 Câu 23 Trong nuôi cấy không liên tục, vi khuẩn phải tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho sự phân bào xảy ra ở A. pha tiềm phát B. pha lũy thừa C. pha cân bằng D. pha suy vong Câu 24 Nuôi cấy liên tục khác nuôi cấy không liên tục ở chỗ A. bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương B. không bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương C. dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật luôn thay đổi D. thành phần của môi trường nuôi cấy không ổn định Câu 25 Nguyên nhân nào khiến quần thể vi sinh vật chuyển từ pha cân bằng sang pha suy vong trong nuôi cấy không liên tục? A. Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy quá nhiều. B. Khi chuyển sang pha suy vong, các vi khuẩn chứa các enzim tự phân giải tế bào. C. Một số vi khuẩn có hình dạng thay đổi do thành tế bào bị hư hại. D. Các vi khuẩn chết vì sự trao đổi chất của tế bào diễn ra quá mạnh. Câu 26 Xạ khuẩn (Actimomycetes) có hình thức sinh sản: A. Phân đôi. B. Nảy chồi và tạo thành bào tử. C. Sinh sản bằng bào tử vô tính. D. Sinh sản bằng bào tử hữu tính. Câu 27 Nảy chồi là hình thức sinh sản có ở - Trang 2 -
  3. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt A. Tảo lục B. Nấm sợi. C. Nấm men Saccharomyces. D. Nấm rơm. Câu 28 Clo là chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật được dùng chủ yếu thanh trùng nước máy, nước các bể bơi hay trong công nghiệp thực phẩm vì: A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh. B. Bất hoạt các prôtêin. C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào. D. Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm chúng bất hoạt. Câu 29 Nhược điểm của việc sử dụng Cloramin trong thanh trùng nước máy là: A. nước không được diệt khuẩn triệt để B. diệt khuẩn nhanh C. Giá thành rẻ D. Nước có mùi Clo Câu 30 Những vi sinh vật sinh trưởng được với độ pH = 4-6 thuộc loại nào sau đây? A. vi sinh vật ưa axit B. vi sinh vật ưa kiềm C. vi sinh vật ưa trung tính D. vi sinh vật ưa thẩm thấu - Trang 3 -
  4. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 10 CƠ BẢN HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2014 - 2015 Câu 1 Trình tự các giai đoạn trong chu kì tế bào là: A. G1 G2 S nguyên phân B. G1 S G2 nguyên phân C. S G1 G2 nguyên phân D. G2 G1 S nguyên phân Câu 2 Ở người, một tế bào nào đó phân chia không tuân theo cơ chế điều hòa phân bào mà phân chia liên tục sẽ dẫn đến A. gây nên bệnh béo phì B. gây nên sự sinh trưởng rất nhanh C. cơ thể phát triển không bình thường D. tạo nên các khối u trong cơ thể và có thể bị bệnh ung thư Câu 3 Nhận định nào sau đây về hoạt động của NST trong nguyên phân của tế bào động vật là không đúng? A. Ở kì sau, các crômatit trong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành NST đơn phân li về hai cực của tế bào B. Ở kì giữa, các NST xoắn tối đa, có hình dạng, kích thước đặc trưng, xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào C. Ở kì đầu, các NST đóng xoắn, co ngắn lại và hiện rõ dần D. Ở kì cuối, NST dãn xoắn dần và màng nhân xuất hiện Câu 4 Ở kì giữa của nguyên phân, nếu thoi phân bào bị phá hủy thì: A. Các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển về các tế bào con và tạo ra các tế bào tứ bội B. Các nhiễm sắc thể kép không thể di chuyển về các tế bào con và tạo ra thể lưỡng bội C. Các nhiễm sắc tử vẫn di chuyển về các tế bào con và tạo ra các tế bào tứ bội D. Các nhiễm sắc thể kép vẫn di chuyển về các tế bào con và tạo ra thể lưỡng bội Câu 5 Ở gà có bộ nhiễm sắc thể 2n = 78. Một tế bào sinh dưỡng của loài này nguyên phân 3 lần. Số nhiễm sắc thể đơn môi trường cung cấp cho quá trình nguyên phân trên là: A. 624. B. 546. C. 234. D. 468 Câu 6 Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân là: A. Giảm phân gồm 2 lần phân bào, nguyên phân gồm 1 lần phân bào B. Nguyên phân gồm 2 lần phân bào, giảm phân gồm 1 lần phân bào C. Giảm phân NST nhân đôi 1 lần, nguyên phân NST nhân đôi 2 lần D. Nguyên phân NST nhân đôi 1 lần, giảm phân NST nhân đôi 2 lần Câu 7 Trong quá trình giảm phân, NST kép tồn tại ở: 1. Kì đầu I 2. Kì giữa I 3. Kì giữa II 4. Kì sau II 5. Kì sau I 6. Kì cuối I Câu trả lời đúng là: A. 1, 2, 3, 5, 6 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 4, 6 Câu 8 Bộ NST của mỗi loài sinh vật mang tính ổn định từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác là nhờ: 1. cơ chế nhân đôi của NST 2. cơ chế nguyên phân 3. cơ chế giảm phân 4. cơ chế thụ tinh Câu trả lời đúng là A. 1, 2 B. 1, 3 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 3, 4 Câu 9 Xem bức ảnh hiến vi chụp tế bào một loài sinh vật đang phân chia thì thấy trong 1 tế bào có 23 NST, mỗi NST gồm 2 cromatit. Tế bào ấy đang ở: A. Kì đầu giảm phân II B. Kì giữa nguyên phân C. Kì giữa giảm phân I D. Kì cuối giảm phân II Câu 10 Một tế bào sinh dục đực sơ khai ở lợn (2n = 38) thực hiện nguyên phân 5 lần tạo ra các tế bào con. Sau đó tất cả các tế bào con đều thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Số tinh trùng được tạo ra từ quá trình trên là (1) và tổng số NST có trong các tinh trùng là (2) (1) và (2) lần lượt là: A. 128; 2432 B. 128; 4864 C. 32; 1216 D. 32; 608 Câu 11 Khi nhận định về vi sinh vật, phát biểu nào sau đây là chưa đúng? A. Vi sinh vật có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi B. Vi sinh vật là những sinh vật nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước nhỏ bé C. Vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng chậm, sinh sản nhanh D. Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, phân bố rộng Câu 12 Để nuôi cấy nấm men người ta phải chuẩn bị môi trường gồm - Trang 4 -
  5. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt NH4SO4 0,2 % ; K2HPO4 0,15 %; MgSO4.7 H2O 0,2 % ; C6H12O6 2 % ; Agar 2% Môi trường trên gọi là môi trường A. tự nhiên B. tổng hợp C. bán tự nhiên D. bán tổng hợp Câu 13 Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục có kiểu dinh dưỡng là (1) ., sử dụng nguồn năng lượng từ (2) . và nguồn Cacbon chủ yếu từ . (3) .(1), (2), (3) lần lượt là: A. quang tự dưỡng, ánh sáng, CO2 B. quang dị dưỡng, ánh sáng, chất hữu cơ C. hóa tự dưỡng, chất hữu cơ, CO2 D. quang tự dưỡng, ánh sáng, chất hữu cơ Câu 14 Trong hô hấp hiếu khí, sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là (1) Ở vi khuẩn, để tích lũy được 760 ATP, vi khuẩn cần phân giải (2) glucôzơ (1) và (2) lần lượt là: A. CO2 và H2O; 10 phân tử B. các hợp chất hữu cơ; 10 phân tử C. CO2 và H2O; 20 phân tử D.các hợp chất hữu cơ ; 20 phân tử Câu 15 Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men ở vi sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? 1. Hô hấp hiếu khí cần oxi, còn lên men không cần oxi 2. Chất nhận electron cuối cùng của hô hấp hiếu khí là ôxi phân tử, của lên men là chất hữu cơ 3. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể 4. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí thấp hơn so với lên men Câu trả lời là: A. 1, 2, 3 B. 3, 4 C. 1, 4 D. 2, 3, 4 Câu 16 Trong cơ thể người có nhiều vi sinh vật sống kí sinh, bao gồm những lợi lợi khuẩn sống trong hệ tiêu hóa và cả các vi sinh vật gây bệnh. Những vi sinh vật này thuộc nhóm: A. vi sinh vật ưa lạnh B. vi sinh vật ưa ấm C. vi sinh vật ưa nhiệt D. vi sinh vật ưa siêu nhiệt Câu 17 Loại thực phẩm không phải là sản phẩm của quá trình phân giải prôtêin là: A. nước mắm B. tương C. nước chấm D. mạch nha Câu 18 Mối tiêu hóa được gỗ là nhờ trùng roi sống cộng sinh trong ruột mối có khả năng tiết enzim A. amilaza B. xenlulaza C. prôtêza D. lipaza Câu 19 Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật là tất cá các chất A. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật B. không cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật C. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng tự tổng hợp được D. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được Câu 20 Quá trình lên men khi làm dưa chua là nhờ: A. Thực vật bậc cao B. Vi khuẩn lactic C. Vi khuẩn êtilic D. Sinh vật nhân sơ Câu 21 Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là A. sự gia tăng số lượng tế bào của quần thể vi sinh vật B. sự gia tăng khối lượng của từng tế bào trong quần thể vi sinh vật C. sự gia tăng các hoạt động trao đổi chất của quần thể vi sinh vật D. sự gia tăng số lần phân chia tế bào của quần thể vi sinh vật Câu 22 Vi khuẩn Samonella gây ngộ độc thực phẩm có thời gian thế hệ là 30 phút. Nếu có 4 tế bào nhiễm vào 1 miếng thịt, thì sau 3 giờ sẽ có bao nhiêu tế bào? A. 12 B. 24 C. 64 D. 256 Câu 23 Ghép các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục ở cột A sao cho đúng với đặc điểm của chúng ở cột B Các pha sinh trưởng Đặc điểm (A) (B) I. Pha tiềm phát 1. Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều II. Pha lũy thừa 2. Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng III. Pha cân bằng 3. Số lượng tế bào vi khuẩn sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi IV. Pha suy vong 4. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất Câu trả lời đúng là: - Trang 5 -
  6. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt A. I – 2; II – 4; III – 3, IV – 1. B. I – 4; II – 2; III – 3, IV – 1 C. I – 4; II – 2; III – 1, IV – 3. D. I – 2; II – 4; III – 1, IV – 3 Câu 24 Nuôi cấy không liên tục khác nuôi cấy liên tục ở chỗ A. bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương B. không bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương C. dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật luôn thay đổi D. thành phần của môi trường nuôi cấy không ổn định Câu 25 Trong nuôi cấy không liên tục, để xác định tốc độ sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, người ta căn cứ vào: A. pha lũy thừa. B. pha tiềm phát. C. pha suy vong. D. pha cân bằng Câu 26 Các loại bào tử sinh sản của vi khuẩn bao gồm 1. ngoại bào tử 2. bào tử đốt 3. nội bào tử 4. bào tử kín 5. bào tử trần Câu trả lời đúng là A. 1, 3, 4 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 2, 3, 5 Câu 27 Nấm Mucor sinh sản vô tính bằng (1) , nấm Penicillium sinh sản bằng (2) . (1) và (2) lần lượt là: A. bào tử kín, bào tử trần B. bào tử trần, bào tử kín C. bào tử đốt, bào tử kín D. ngoại bào tử, bào tử đốt Câu 28 Clo là chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật được dùng chủ yếu thanh trùng nước máy, nước các bể bơi hay trong công nghiệp thực phẩm vì: A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh B. Bất hoạt các prôtêin C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào D. Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm chúng bất hoạt Câu 29 Những hợp chất thường được dùng để diệt khuẩn trong y tế: A. Cồn, iôt, hợp chất phenol, kháng sinh B. Cồn, iôt, hợp chất phenol, các hợp chất kim loại nặng C. Cồn, iôt, kháng sinh, các hợp chất kim loại nặng D. Iôt, hợp chất phenol, kháng sinh, hợp chất kim loại nặng Câu 30 Dùng muối để ướp cá, thịt nhằm bảo quản thực phẩm là dựa vào khả năng: A. tạo môi trường ưu trương do đó nước sẽ ra khỏi tế bào vi khuẩn gây co nguyên sinh, vi khuẩn sẽ chết B. tạo môi trường nhược trương do đó nước sẽ vào tế bào vi khuẩn gây trương nước, vi khuẩn sẽ chết C. tạo môi trường đẳng trương, vi khuẩn không trao đổi chất được nên không sinh trưởng D. muối sẽ làm nhiệt độ lạnh nên vi khuẩn không sinh trưởng - Trang 6 -
  7. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 10 CƠ BẢN HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2015 - 2016 Câu 1 Sự nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể xảy ra trong giai đoạn: A. kì đầu của cả nguyên phân và giảm phân B. kì giữa của giảm phân C. pha S của kì trung gian trong tế bào xôma và tế bào sinh sản D. pha G1 của kì trung gian trong tế bào sinh sản Câu 2 Nội dung nào sau đây không đúng với ý nghĩa của quá trình nguyên phân? A. Nguyên phân làm tăng số lượng tế bào, giúp cơ thể đa bào lớn lên. B. Đối với một số vi sinh vật nhân thực, nguyên phân là cơ chế sinh sản vô tính. C. Giúp cơ thể tái sinh mô và cơ quan bị tổn thương. D. Tạo nên sự đa dạng về mặt di truyền ở thế hệ sau. Câu 3 Ở giai đoạn nào của nguyên phân, các nhiễm sắc tử chị em được quan sát thấy trong tế bào? A. Kì đầu và kì cuối B. Kì đầu và kì sau C. Kì đầu và kì giữa D. Kì giữa và kì sau Câu 4 Khi nói về nguyên phân, câu nào sau đây có nội dung đúng? A. Nhiễm sắc thể có hình dạng đặc trưng và quan sát rõ nhất ở kì đầu B. Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách hình thành eo thắt C. Ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy thì các NST không thể di chuyển về các tế bào con và tạo các tế bào tứ bội. D. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là tế bào gan. Câu 5 Ở lúa nước, có bộ NST 2n = 24. Một tế bào của loài giảm phân, kết quả 3 tế bào con bị thoái hóa. Tế bào còn lại phân chia liên tiếp 3 lần. Hãy cho biết có bao nhiêu nhân tế bào và mỗi nhân chứa bao nhiêu NST? A. 8 nhân với mỗi nhân chứa 24 NST B. 8 nhân với mỗi nhân chứa 12 NST C. 16 nhân với mỗi nhân chứa 12 NST D. 16 nhân với mỗi nhân chứa 24 NST Câu 6 Giảm phân khác nguyên phân ở đặc điểm: 1. thoi phân bào được hình thành 2. các NST tương đồng bắt cặp 3. xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục 4. số lượng NST giảm từ lưỡng bội xuống đơn bội 5. trải qua 2 lần phân chia tế bào 6. trao đổi chéo xảy ra giữa các NST tương đồng Câu trả lời đúng là: A. 2, 4, 5, 6 B. 1, 2, 4, 6 C. 2, 3, 4, 5, 6 D. 1, 2, 3, 5, 6 Câu 7 Một tế bào gà có bộ NST 2n = 78 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì giữa I số NST, số cromatit trong tế bào là : A. 39 NST kép, 78 cromatit B. 39 NST đơn, 78 cromatit C. 78 NST kép, 156 cromatit D. 78 NST kép, 78 cromatit Câu 8 Các nhiễm sắc thể trao đổi đoạn với nhau trong quá trình tiếp hợp ở giảm phân có ý nghĩa: A. tạo nên nhiều biến dị tổ hợp cho các loài sinh sản hữu tính, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống B. tạo nên nhiều biến dị tổ hợp cho các loài sinh sản vô tính, là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống C. bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của mỗi loài sinh sản hữu tính được ổn định D. bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của mỗi loài sinh sản vô tính được ổn định Câu 9 Người ta đếm được 7 NST (mỗi NST đều có 2 nhiễm sắc tử) trong 1 tế bào đậu Hà Lan đang phân chia. Tế bào này đang ở: A. kì giữa của giảm phân II B. kì giữa của nguyên phân C. kì đầu của giảm phân I D. kì sau của giảm phân II Câu 10 Một cơ thể sinh vật có bộ NST 2n = 38, khi giảm phân đã tạo nên 256 trứng. Số thể cực được tạo thành là (1) và tổng số NST đơn trong các thể cực là (2) Nội dung đúng với (1) và (2) lần lượt là: - Trang 7 -
  8. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt A. 768; 14592 B. 256; 9728 C. 768; 29184 D. 1024; 19456 Câu 11 Câu nào sau đây có nội dung không đúng khi nói về vi sinh vật? A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé và chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi B. Tuy rất đa dạng nhưng vi sinh vật có những đặc điểm chung nhất định C. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau và có sự phân bố hẹp D. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực Câu 12 Để nuôi cấy 1 chủng vi sinh vật, người ta phải chuẩn bị môi trường gồm: NH4SO4 - 0,2g ; K2HPO4 - 0,15g ;MgSO4.7H2O - 0,2g ; C6H12O6 - 2g ; agar - 2g; dịch chiết thịt bò - 2g; nước cất 50ml. Căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường này gọi là môi trường: A. tự nhiên B. tổng hợp C. bán tự nhiên D. bán tổng hợp Câu 13 Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa hai kiểu dinh dưỡng quang dị dưỡng và quang tự dưỡng của các nhóm vi sinh vật là: A. nguồn cacbon chủ yếu đều lấy từ chất hữu cơ. B. nguồn cacbon chủ yếu đều lấy từ chất vô cơ. C. đều có nguồn năng lượng từ chất hữu cơ. D. đều có nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Câu 14 Trong điều kiện lý tưởng, sự oxi hóa hiếu khí 15 phân tử glucôzơ nhờ vi khuẩn cho phép thu được .(1) ATP, và sản phẩm cuối cùng của quá trình này còn có (2) (1) và (2) lần lươt là: A. 540; CO2 và H2O B. 570; các hợp chất hữu cơ C. 570; CO2 và H2O D. 510; các hợp chất hữu cơ Câu 15 Đối với nhóm vi sinh vật hóa dưỡng, để phân biệt kiểu chuyển hóa lên men, hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí, người ta căn cứ vào: A. chất cho electron đầu tiên. B. nguồn năng lượng được cung cấp. C. loại nguyên liệu hữu cơ được sử dụng để phân giải. D. chất nhận electron cuối cùng. Câu 16 Trong cơ thể người có nhiều vi sinh vật sống kí sinh, bao gồm những lợi khuẩn sống trong hệ tiêu hóa và cả các vi sinh vật gây bệnh. Những vi sinh vật này thuộc nhóm: A. vi sinh vật ưa lạnh B. vi sinh vật ưa ấm C. vi sinh vật ưa nhiệt D. vi sinh vật ưa siêu nhiệt Câu 17 Bột giặt sinh học có thể làm sạch vết prôtêin trên quần áo, khăn bàn vì trong bột giặt có enzim: A. amilaza B. Prôtêaza C. lipaza D. xenlulaza Câu 18 Ở các rừng cây luôn có một lượng lớn xác thực vật mục nát do bị phân hủy. Quá trình phân hủy này xảy ra là nhờ .(1) .thực hiện, chúng có khả năng tổng hợp enzim (2) . Nội dung đúng với (1) và (2) là: A. vi sinh vật; xenlulaza B. động vật nguyên sinh; amilaza C. vi sinh vật; prôtêaza D. vi khuẩn sống trong đất; peptidaza Câu 19 Khi nói về chất dinh dưỡng và nhân tố sinh trưởng ở vi sinh vật, câu nào sâu đây có nội dung không đúng? A. Đưa vi khuẩn E. coli triptophan âm vào trong thực phẩm, nếu vi khuẩn mọc được nghĩa là thực phẩm có triptophan B. E. coli triptophan âm là vi khuẩn nguyên dưỡng C. Các chủng vi sinh vật sống hoang dại từ môi trường tự nhiên thường là những chủng nguyên dưỡng D. Nhiều vi sinh vật khuyết dưỡng bổ trợ lẫn nhau có thể chung sống trong một môi trường Câu 20 Quá trình nào sau đây có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện? 1. Làm tương 2. Muối dưa 3. Làm nước mắm 4. Làm sữa chua 5. Làm nem chua 6. Làm giấm Câu trả lời đúng là: A. 2, 4, 5 B. 2, 3, 4 C. 1, 3, 4, 6 D. 2, 4, 5, 6 Câu 21 Thời gian cần thiết để một tế bào vi sinh vật phân chia được gọi là: A. thời gian thế hệ B. thời gian sinh trưởng C. thời gian sinh trưởng và phát triển D. thời gian tiềm phát - Trang 8 -
  9. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Câu 22 Trong điều kiện thích hợp, vi khuẩn Samonella gây ngộ độc thực phẩm có thời gian thế hệ là 30 phút. Trong điều kiện trên, từ 8 tế bào vi khuẩn sẽ mất thời gian bao lâu để chúng đạt số lượng là 512 tế bào? A. 3 giờ B. 6 giờ C. 5 giờ D. 4 giờ Câu 23 Ghép các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục ở cột A sao cho đúng với đặc điểm của chúng ở cột B Các pha sinh trưởng Đặc điểm (A) (B) I. Pha tiềm phát 1. Số tế bào trong quần thể giảm dần (do số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào bị chết đi) II. Pha lũy thừa 2. Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng III. Pha cân bằng 3. Số lượng tế bào vi khuẩn sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi IV. Pha suy vong 4. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi Câu trả lời đúng là: A. I – 2; II – 4; III – 3, IV – 1. B. I – 4; II – 2; III – 3, IV – 1. C. I – 4; II – 2; III – 1, IV – 3. D. I – 2; II – 4; III – 1, IV – 3. Câu 24 Nuôi cấy liên tục khác nuôi cấy không liên tục ở những đặc điểm: 1. bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương 2. các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất qua quá trình chuyển hóa tích lũy ngày càng nhiều 3. môi trường nuôi cấy ổn định nên không có pha tiềm phát 4. không có hiện tượng vi khuẩn bị phân hủy Câu trả lời đúng là: A. 1, 3, 4 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4 D. 1, 2, 3 Câu 25 Khi nói về sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, câu có nội dung không đúng là: A. để xác định tốc độ sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, người ta căn cứ vào pha suy vong B. để thu được số lượng vi sinh vật tối đa thì nên dừng ở cuối pha lũy thừa và đầu pha cân bằng C. vi khuẩn không thể phân chia mãi D. ở pha tiềm phát, vi khuẩn chưa phân chia nên tốc độ sinh trưởng riêng bằng 0 Câu 26 Các loại bào tử sinh sản của vi khuẩn bao gồm 1. ngoại bào tử 2. bào tử đốt 3. nội bào tử 4. bào tử kín 5. bào tử trần Câu trả lời đúng là A. 1, 3, 4 B. 1, 2 C. 1, 3 D. 2, 3, 5 Câu 27 Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là: A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính B. Phân đôi và nảy chồi C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính D. Phân đôi và tiếp hợp Câu 28 Formalđêhit (CH2O) được dùng để ngâm xác động thực vật trong nghiên cứu sinh học, đây là một anđêhit có tác dụng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật vì: A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh B. Bất hoạt các prôtêin C. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất D. Diệt khuẩn có tính chọn lọc Câu 29 Ghép các hóa chất ở cột A sao cho đúng với vai trò của chúng khi ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật ở cột B Các hóa chất Vai trò (A) (B) I. Chất kháng sinh (penixilin) 1. thanh trùng nước máy II. Cồn (êtanol 70 – 80%) 2. diệt khuẩn trong y tế III. Clo (natri hipoclorit) 3. diệt tảo trong hồ bơi IV. Đồng sunphat (CuSO4) 4. thanh trùng trong phòng thí nghiệm A. I – 2; II – 4; III – 1, IV – 3. B. I – 2; II – 1; III – 4, IV – 3. C. I – 2; II – 3; III – 1, IV – 4. D. I – 2; II – 4; III – 3, IV – 1. Câu 30 Các tia tử ngoại (tia UV) có tác dụng: - Trang 9 -
  10. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt A. tăng hoạt tính enzim. B. tiêu diệt vi sinh vật do tách electron ra khỏi nguyên tử (ion hóa). C. tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn. D. tiêu diệt vi sinh vật do phá hủy ADN. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 10 CƠ BẢN HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2016 - 2017 Câu 1 Trình tự các giai đoạn trong chu kì tế bào là: A. G1 → G2 → S → nguyên phân B. G1→ S → G2 → nguyên phân C. S → G1 → G2 → nguyên phân D. G2 → G1 → S → nguyên phân Câu 2 Trong cơ thể đa bào, việc tạo ra tế bào mới thay cho các tế bào già và chết được thực hiện nhờ quá trình: A. trực phân. B. phân bào giảm nhiễm. C. phân bào nguyên nhiễm. D. sinh sản. Câu 3 Một học sinh thực hiện tiêu bản tạm thời để quan sát quá trình phân bào ở một loài thực vật. Khi quan sát dưới kính hiển vi, thấy các nhiễm sắc thể đơn đang phân li về các cực tế bào. Nếu quá trình phân bào của loài thực vật này không xảy ra đột biến thì học sinh này đang quan sát kì nào? A. Kì đầu giảm phân 1. B. Kì cuối nguyên phân. C. Kì giữa giảm phân 2. D. Kì sau nguyên phân. Câu 4 Ở kì giữa của nguyên phân, nếu thoi phân bào bị phá hủy thì: A. các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển về các tế bào con và tạo ra các tế bào tứ bội. B. các nhiễm sắc thể kép không thể di chuyển về các tế bào con và tạo ra thể lưỡng bội. C. các nhiễm sắc tử vẫn di chuyển về các tế bào con và tạo ra các tế bào tứ bội. D. các nhiễm sắc thể kép vẫn di chuyển về các tế bào con và tạo ra thể lưỡng bội. Câu 5 Một tế bào ở 1 loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể là 2n = 14. Hai hợp tử của loài này nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng từ môi trường nội bào 868 NST đơn. Số lần nguyên phân và số NST của các tế bào con sinh ra từ 2 hợp tử trên là: A. 6 lần; 168 NST B. 5 lần; 896 NST C. 4 lần, 868 NST D. 3 lần, 62 NST Câu 6 Sự khác biệt giữa nguyên phân và giảm phân là: I. Nguyên phân gồm 1 lần phân bào, xảy ra ở tất cả dạng tế bào còn giảm phân gồm 2 lần phân bào, xảy ra ở tế bào sinh dục ở giai đoạn chín. II. Nguyên phân không có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cặp NST kép tương đồng còn giảm phân có. III. Một tế bào mẹ qua nguyên phân tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống tế bào mẹ; từ một tế bào mẹ giảm phân tạo ra 4 tế bào con với số lượng NST giảm đi một nửa. IV. Nguyên phân có vai trò trong sinh sản vô tính, giảm phân có vai trò trong sinh sản hữu tính. V. Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, giảm phân xảy ra ở tế bào sinh dục. VI. Nguyên phân không tạo ra sự đa dạng di truyền tái tổ hợp, còn giảm phân có. Phương án lựa chọn đúng là: A. II, III, IV, V, VI. B. I, III, IV, V. C. I, II, III, IV, VI. D. II, IV, V, VI. Câu 7 Một tế bào có bộ NST 2n = 38 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối của giảm phân I số NST, số crômatit trong mỗi tế bào con là A. 38. B. 19. C. 76. D. 0. Câu 8 Khi gặp một môi trường sống mới thì khả năng thích nghi ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính cao hơn các loài sinh sản vô tính là nhờ cơ chế: A. loài sinh sản hữu tính luôn thích nghi tốt với môi trường. B. giảm phân với sự phân li độc lập của các cặp NST tạo rất nhiều loại giao tử. C. giảm phân kết hợp với thụ tinh tạo ra các biến dị tổ hợp phong phú. D. giảm phân với sự trao đổi chéo tạo nhiều tổ hợp gen mới. Câu 9 Ở ruồi giấm có 2n = 8. Xem bức ảnh hiển vi chụp các tế bào đang phân chia thấy trong một tế bào có 4 NST, mỗi NST gồm 2 crômatit. Tế bào này đang ở kì nào sau đây? A. Kì đầu của nguyên phân. B. Kì đầu của giảm phân I. C. Kì đầu của giảm phân II. D. Kì sau của giảm phân II. Câu 10 Một tế bào sinh dục đực sơ khai của một loài (2n = 20) nguyên phân một số đợt liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương với 5100 NST đơn. Nếu các tế bào tạo ra ở lần phân bào cuối cùng đều giảm phân tạo giao tử thì theo lý thuyết, số lượng giao tử được tạo ra là: A. 256. B. 512. C. 128. D. 1024. - Trang 10 -
  11. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Câu 11 Trong các đặc điểm sau đây, vi sinh vật có bao nhiêu đặc điểm? (1) Kích thước rất nhỏ bé chỉ quan sát được dưới kính hiển vi; (2) Phần lớn có cấu tạo đa bào; (3) Là những sinh vật nhân sơ hoặc nhân thực; (4) Tốc độ sinh trưởng nhanh, sinh sản nhanh; (5) Phân bố hẹp và thích nghi kém với điều kiện môi trường. A. 5 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 12 Môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần, số lượng và các chất hóa học đã biết thành phần, số lượng gọi là môi trường A. tổng hợp. B. hoàn chỉnh. C. tự nhiên. D. bán tổng hợp. Câu 13 Điểm giống nhau cơ bản giữa hai kiểu dinh dưỡng quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng ở các nhóm vi sinh vật là: A. nguồn cacbon chủ yếu đều lấy từ chất hữu cơ. B. nguồn cacbon chủ yếu đều lấy từ chất vô cơ. C. đều có nguồn năng lượng từ chất hữu cơ. D. đều có nguồn năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Câu 14 Hầu hết tảo tiến hành quá trình (1) trong điều kiện có O2 phân tử. Khi phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ, tế bào tảo tích lũy được (2) ATP và sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải là (3) Nội dung đúng của (1), (2), (3) lần lượt là - 2- A. (1) - hô hấp kị khí; (2) – 2; (3) - NO3 hoặc SO4 B. (1) - hô hấp kị khí; (2) – 2; (3) - O2 và H2O C. (1) - hô hấp hiếu khí; (2) – 38; (3) - O2 và H2O D. (1) - hô hấp hiếu khí; (2) – 38; (3) - CO2 và H2O Câu 15 Khi nói về sự khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Năng lượng giải phóng của hô hấp hiếu khí nhiều hơn lên men. (2) Hô hấp hiếu khí xảy ra trong điều kiện có ôxi phân tử, còn lên men xảy ra khi không có ôxi phân tử. (3) Chất nhận electron cuối cùng của hô hấp hiếu khí là ôxi phân tử, của lên men là chất hữu cơ. (4) Hô hấp hiếu khí có giai đoạn đường phân nhưng lên men thì không có giai đoạn này. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16 Giữ thức ăn bằng tủ lạnh là một trong những biện pháp bảo quản thực phẩm lâu dài. Con người vận dụng yếu tố vật lý nào để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình trên? A. độ pH. B. độ ẩm. C. ánh sáng. D. nhiệt độ. Câu 17 Làm nước mắm là ứng dụng của quá trình phân giải: A. tinh bột. B. prôtêin. C. pôlisaccarit. D. xenlulôzơ. Câu 18 Mối tiêu hóa được gỗ là nhờ trùng roi sống cộng sinh trong ruột mối có khả năng tiết enzim A. amilaza. B. xenlulaza. C. prôtêza. D. lipaza. Câu 19 Nhân tố sinh trưởng của vi sinh vật là tất cá các chất A. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. B. không cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật. C. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng tự tổng hợp được. D. cần cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được. Câu 20 Trong thí nghiệm lên men rượu, điều kiện cần thiết để quá trình lên men xảy ra là: 1. phải có đường (cơ chất lên men); 2. phải có nấm men; 3. điều kiện kị khí; 4. điều kiện hiếu khí; 5. phải có nấm mốc; Phương án lựa chọn đúng là: A. 1, 2, 4 B. 1, 3, 5 C. 1, 2, 3 D. 1, 2, 3, 5 Câu 21 Người ta xem sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là: A. sự tăng kích thước của quần thể đó. B. sự tăng khối lượng của quần thể đó. C. sự tăng số lượng tế bào của quần thể đó. D. sự tăng kích thước và khối lượng của quần thể đó. Câu 22 Để khảo sát thời gian thế hệ của một loài vi khuẩn người ta nuôi cấy không liên tục một quần thể vi khuẩn với số lượng ban đầu 4000 tế bào. Sau 5 giờ nuôi cấy, số lượng tế bào trong quần thể là 128 x 103. Vậy thời gian thế hệ của loài vi khuẩn trên là: A. 120 phút. B. 90 phút. C. 30 phút. D. 60 phút. Câu 23 Trong nuôi cấy vi sinh vật, ở pha cân bằng số lượng tế bào trong quần thể thay đổi như thế nào? A. Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi. B. Số lượng tế bào sinh ra nhiều gấp đôi số lượng tế bào chết đi. C. Số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào chết đi. - Trang 11 -
  12. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt D. Số lượng tế bào sinh ra lớn hơn số lượng tế bào chết đi. Câu 24 Nuôi cấy liên tục khác nuôi cấy không liên tục ở chỗ A. bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. B. không bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. C. dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật luôn thay đổi. D. thành phần của môi trường nuôi cấy không ổn định. Câu 25 Ghép các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục ở cột A sao cho đúng với đặc điểm của chúng ở cột B Các pha sinh trưởng (A) Đặc điểm (B) I. Pha tiềm phát 1. Chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc hại tích lũy quá nhiều II. Pha lũy thừa 2. Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng III. Pha cân bằng 3. Số lượng tế bào vi khuẩn sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi IV. Pha suy vong 4. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất Câu trả lời đúng là: A. I – 2; II – 4; III – 3, IV – 1. B. I – 4; II – 2; III – 3, IV – 1. C. I – 4; II – 2; III – 1, IV – 3. D. I – 2; II – 4; III – 1, IV – 3. Câu 26 Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách : A. phân đôi. B. tiếp hợp. C. nảy chồi. D. tạo bào tử. Câu 27 Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là : A. tiếp hợp và bằng bào tử vô tính. B. phân đôi và nảy chồi. C. tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính. D. tiếp hợp và phân đôi. Câu 28 Nguyên nhân các hợp chất phenol được sử dụng để khử trùng phòng thí nghiệm hay bệnh viện là vì: A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh B. Bất hoạt các prôtêin C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào D. Gắn vào nhóm SH của prôtêin làm chúng bất hoạt Câu 29 Khi nói về ứng dụng của các chất ức chế ức sinh trưởng vi sinh vật, những phát biểu đúng là: 1. Các loại cồn thường được dùng làm chất thanh trùng trong phòng thí nghiệm. 2. Iôt thường được sử dụng để sát trùng vết thương ngoài da. 3. Người ta thường sử dụng chất kháng sinh trong y tế, thú y. 4. Xà phòng là chất hoạt động bề mặt có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt và có tác dụng diệt khuẩn. 5. Clo có tác dụng thanh trùng nước máy, nước các bể bơi và trong công nghiệp thực phẩm. Phương án lựa chọn đúng là: A. 1, 2, 3, 5 B. 1, 2, 4, 5 C. 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 30 Dùng muối để ướp cá, thịt nhằm bảo quản thực phẩm là dựa vào khả năng: A. tạo môi trường ưu trương do đó nước sẽ ra khỏi tế bào vi khuẩn gây co nguyên sinh, vi khuẩn sẽ chết. B. tạo môi trường nhược trương do đó nước sẽ vào tế bào vi khuẩn gây trương nước, vi khuẩn sẽ chết. C. tạo môi trường đẳng trương, vi khuẩn không trao đổi chất được nên không sinh trưởng. D. muối sẽ làm nhiệt độ lạnh nên vi khuẩn không sinh trưởng. - Trang 12 -
  13. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT SINH HỌC 10 CƠ BẢN HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2017 – 2018 Câu 1: Trình tự các giai đoạn trong chu kì tế bào là A. G1 →G2 →S → nguyên phân B. G1 →S →G2 → nguyên phân C. G1 →G2 →S → nguyên phân D. G1 → G2 →S → nguyên phân Câu 2: Nội dung nào sau đây đúng? A. Các tế bào trong cơ thể đa bào đến một giai đoạn nhất định sẽ phân chia không cần có tín hiệu từ môi trường trong hay ngoài tế bào. B. Thời gian và tốc độ phân chia tế bào ở các bộ phận khác nhau của cùng một cơ thể là giống nhau. C. Khi cơ chế điều hòa phân bào của tế bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có thể bị lâm bệnh. D. Các tế bào trong cơ thể đa bào phân chia với số lần không giới hạn. Câu 3: Cho các dữ kiện sau (1) Các nhiễm sắc thể kép dần co xoắn (2) Màng nhân và nhân con dần tiêu biến (3) Màng nhân và nhân con xuất hiện (4) Thoi phân bào dần xuất hiện (5) Các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo (6) Các nhiếm sắc tử tách nhau ra và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của tế bào (7) Thoi phân bào đính vào 2 phía của nhiễm sắc thể tại tâm động (8) Nhiễm sắc thể dãn xoắn dần Có mấy sự kiện diễn ra ở kì sau của nguyên phân? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: Nếu thoi phân bào bị phá hủy trong quá trình nguyên phân thì A. Trung thể không thể nhân đôi. B. Không xảy ra sự nhân đôi ADN. C. Nhiễm sắc thể không thể di chuyển về 2 cực tế bào. D. Nhiễm sắc thể không thể thực hiện đóng xoắn Câu 5: Quá trình nguyên phân diễn ra liên tiếp qua một số lần từ một hợp tử của người mang 46 nhiễm sắc thể đã tạo ra số tế bào mới với tổng số 368 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Số tế bào mới được tạo thành và số lần phân bào của hợp tử lần lượt là: A. 8 và 3 B. 4 và 2 C. 46, 23 D. 368, 46 Câu 6: Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân là: A. Giảm phân gồm 2 lần phân bào, nguyên phân gồm 1 lần phân bào. B. Nguyên phân gồm 2 lần phân bào, giảm phân gồm 1 lần phân bào. C. Giảm phân NST nhân đôi 1 lần, nguyên phân NST nhân đôi 2 lần. D. Nguyên phân NST nhân đôi 1 lần, giảm phân NST nhân đôi 2 lần. Câu 7: Cho các kì sau trong quá trình giảm phân : (1) kì đầu I. (2) kì giữa I. (3) kì sau I. (4) kì đầu II. (5) kì sau II. (6) kì cuối II. NST ở trạng thái kép ở kì nào? A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (2), (3), (5). C. (1), (2), (4), (5). D. (1), (2), (4) Câu 8: Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ: A. quá trình giảm phân và nguyên phân. B. quá trình nguyên phân C. quá trình giảm phân và thụ tinh. D. quá trình giảm phân kết hợp với thụ tinh và nguyên phân Câu 9: Hình ảnh dưới đây được ghi nhận và vẽ lại từ các quan sát quá trình phân bào của một loài giả định. Có tối đa bao nhiêu hình ảnh mà ta có thể bắt gặp từ quá trình giảm phân của loài này? - Trang 13 -
  14. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt A. 2 B. 5 C. 3 D. 4 Câu 10: 11 tế bào của 1 cơ thể ruồi giấm đực (2n=8) tiến hành nguyên phân liên tiếp 5 lần. Tất cả các tế bào con tiếp tục giảm phân tạo giao tử. Xác định số lượng giao tử tạo ra A. 1408 B. 2728 C. 2816 D. 1008 Câu 11: Câu nào sau đây có nội dung không đúng khi nói về vi sinh vật? A. Vi sinh vật là những cơ thể sống nhỏ bé và chỉ nhìn rõ chúng dưới kính hiển vi B. Tuy rất đa dạng nhưng vi sinh vật có những đặc điểm chung nhất định C. Vi sinh vật gồm nhiều nhóm phân loại khác nhau và có sự phân bố hẹp D. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực Câu 12: Để nuôi cấy vi sinh vật, người ta thường dùng loại môi trường nào sau đây? A. Môt trường tự nhiên B. Môi trường tổng hợp C. Môi trường bán tổng hợp D. Tùy trường hợp có thể dùng một trong 3 loại môi trường: tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp. Câu 13: Để phân chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật ta căn cứ vào: A. nguồn năng lượng và môi trường nuôi cấy. B. nguồn cacbon và cấu tạo cơ thể. C. nguồn năng lượng và nguồn cacbon. D. nguồn cacbon và cách sinh sản. Câu 14: Trong hô hấp hiếu khí, sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải đường là (1) Ở vi khuẩn, để tích lũy được 760 ATP, vi khuẩn cần phân giải (2) glucôzơ (1) và (2) lần lượt là: A. CO2 và H2O; 10 phân tử. B. các hợp chất hữu cơ; 10 phân tử C. CO2 và H2O; 20 phân tử. D. các hợp chất hữu cơ ; 20 phân tử Câu 15: Sự giống nhau giữa hô hấp và lên men A. Đều xảy ra trong môi trường có ít ôxi. B. Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ôxi. C. Đều xảy ra trong môi trường không có ôxi. D. Đều là sự phân giải chất hữu cơ. Câu 16: Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là mức nhiệt độ mà ở đó : A. vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng. B. vi sinh vật bắt đầu giảm sinh trưởng C. vi sinh vật dừng sinh trưởng. D. vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất Câu 17: Việc làm tương trong dân gian thực chất là tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật thực hiện quá trình nào sau đây? A. Phân giải polisaccarit. B. Phân giải protein. C. Phân giải xenlulozo. D. Lên men lactic Câu 18: Hợp chất chủ yếu trong xác thực vật là (1) Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim (2) để phân giải các hợp chất đó trong xác thực vật nên con người có thể sử dụng chúng để làm giàu chất dinh dưỡng cho đất. A. (1): Xenlulôzơ; (2): Xenlulaza. B. (1): Prôtêin; (2): Prôtêaza C. (1): Xenlulaza; (2): Xenlulôzơ. D. (1): Tinh bột; (2): Amylaza Câu 19: Chất nào sau đây không phải là chất dinh dưỡng cho sự sinh trưởng của vi sinh vật? A. Các chất hữu cơ như cacbohidrat, protein, lipit. B. Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Mo. C. Một số chất hữu cơ như axit amin, vitamin. D. Các hợp chất phênol Câu 20: Trong quá trình làm sữa chua, việc bổ sung một thìa sữa chua Vinamilk để làm sữa có tác dụng cung cấp A. vi khuẩn lactic để lên men. B. khoáng chất cho quá trình lên men. C. hương vị cho quá trình lên men. D. đường cho quá trình lên men. Câu 21: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là A. sự tăng số lượng tế bào của quần thể. - Trang 14 -
  15. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt B. sự tăng kích thước tế bào của quần thể. C. sự tăng thể tích tế bào của quần thể. D. sự tăng khối lượng tế bào của quần thể. Câu 22: Thời gian thế hệ của vi khuẩn E. coli trong điều kiện thí nghiệm đầy đủ ở 400C là 20 phút. Tính số lượng vi khuẩn E. coli sau 1 giờ? (Biết rằng số vi khuẩn ban đầu là 2). A. 4. B. 8. C. 16. D. 32. Câu 23: Ghép các pha sinh trưởng trong nuôi cấy không liên tục ở cột A sao cho đúng với đặc điểm của chúng ở cột B Các pha sinh trưởng Đặc điểm (B) (A) I. Pha tiềm phát 1. Số tế bào trong quần thể giảm dần (do số lượng tế bào sinh ra ít hơn số lượng tế bào bị chết đi) II. Pha lũy thừa 2. Vi khuẩn thích nghi với môi trường, số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng III. Pha cân bằng 3. Số lượng tế bào vi khuẩn sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi IV. Pha suy vong 4. Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi Câu trả lời đúng là: A. I - 2; II - 4; III - 3, IV - 1. B. I - 4; II - 2; III - 3, IV - 1. C. I - 4; II - 2; III - 1, IV - 3. D. I - 2; II - 4; III - 1, IV - 3. Câu 24: Nuôi cấy không liên tục khác nuôi cấy liên tục ở chỗ A. bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. B. không bổ sung các chất dinh dưỡng và không lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương. C. dịch nuôi cấy có mật độ vi sinh vật luôn thay đổi. D. thành phần của môi trường nuôi cấy không ổn định. Câu 25: Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, quần thể vi sinh vật có tốc độ sinh trưởng đạt cực đại ở pha nào? A. Pha suy vong. B. Pha tiềm phát. C. Pha cân bằng. D. Pha lũy thừa. Câu 26: Các hình thức sinh sản chủ yếu của sinh vật nhân sơ là A. phân đôi, này chồi, bào tử B. nẩy chồi, bào tử vô tính, bào tử hữu tính C. bào tử vô tính và bào tử hữu tính D. bằng bào tử, này chồi Câu 27: Các hình thức sinh sản chủ yếu của sinh vật nhân thực là A. phân đôi, bào tử vô tính, bào tử hữu tính, tiếp hợp B. phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử C. phân đôi, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính D. nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính Câu 28: Khi rửa rau sống, người ta thường ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 - 10 phút nhằm mục đích tiêu diệt các vi khuẩn bám trên rau. Cơ chế tác động của nước muối và thuốc tím pha loãng đối với vi khuẩn là : A. Nước muối hay thuốc tím pha loãng có tác dụng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn do có tác dụng oxi hóa mạnh. B. Nước muối hay thuốc tím pha loãng có tác dụng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn do có tác dụng gây co nguyên sinh tế bào vi khuẩn. C. Nước muối loãng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn bằng cách oxi hóa các thành phần của tế bào, thuốc tím có tác dụng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn bằng cách gây co nguyên sinh tế bào. D. Nước muối loãng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn bằng cách gây co nguyên sinh tế bào, thuốc tím có tác dụng ức chế sinh trưởng của vi khuẩn do có tác dụng oxi hóa mạnh. Câu 29: Hợp chất nào sau đây không được dùng để diệt khuẩn trong y tế ? A. kháng sinh. B. cồn. C. iôt D. các hợp chất kim loại nặng - Trang 15 -
  16. Nguyễn Quốc Trung - Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt Câu 30: Những vi sinh vật sinh trưởng được với độ pH = 4-6 thuộc loại nào sau đây? A. vi sinh vật ưa axit B. vi sinh vật ưa kiềm C. vi sinh vật ưa trung tính D. vi sinh vật ưa thẩm thấu - Trang 16 -