Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

docx 10 trang thaodu 4220
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_co.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Giáo dục công dân Lớp 6 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN GDCD 6 LỚP 6A(41HS) I- TRẮC NGHIỆM: (2,5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Việc làm nào sau đây vi phạm không thực hiện quyền trẻ em ? A.Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em B. Lợi dụng trẻ em để buôn ma túy C.Cha mẹ ly hôn, không ai chăm sóc con cái D.Đánh đập trẻ em. Câu 2.Việc làm nào sau đây trẻ em không được làm ? A.Kính trọng ông bà,cha mẹ. B.Tự ý bỏ học,bỏ nhà sống lang thang. C. Lễ phép với thầy cô giáo D.Yêu thương ,đoàn kết với bạn bè. Câu 3.Câu ca dao sau nói về bổn phận,trách nhiệm của ai trong gia đình? “ Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.” A.Bổn phận của ông bà B.Bổn phận của cha mẹ C.Bổn phận của anh chị em D.Bổn phận của con cháu Câu 4. Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính gây ra tai nạn giao thông? A. Đường xấu. B. Ý thức của người tham gia giao thông. C. Pháp luật chưa nghiêm. D. Phương tiện giao thông nhiều. Câu 5: Hành vi đúng khi tham gia giao thông là: A.Ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm . B Đi xe đạp trên hè phố. C.Điều khiển xe đạp bằng hai tay. D.Đá bóng, thả diều dưới lòng đường . Câu 6: Vì một lần P vi phạm lỗi ở lớp và bị điểm kém nên mẹ của P đã không cho P ăn cơm, bắt P nhịn đói và nhốt P trong phòng không cho P đi học nữa. Hành động đó vi phạm quyền nào? A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được giáo dục. D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Câu 7: Vì D là con riêng của chồng nên mẹ D không cho D đi học, chỉ cho E là con chung của D và chồng đi học. Việc làm đó vi phạm quyền nào? A. Quyền được bảo vệ. B. Quyền được chăm sóc. C. Quyền được giáo dục. D. Quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục. Câu 8: Giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang được gọi là ?
  2. A. Bảo vệ hòa bình. B. Bảo vệ pháp luật. C. Bảo vệ đất nước. D. Bảo vệ nền dân chủ. Câu 9. Nối cột A với cột B cho phù hợp: A Nối B 1. Người đi bộ. a. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ đen. 2. Biển báo nguy hiểm. b. Đi sát mép đường. 3. Biển hiệu lệnh. c. Không lạng lách, đánh võng. 4. Người đi xe đạp. d. Hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ trắng. II. TỰ LUẬN: (7,5 điểm) Câu 10:( 3 điểm): Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ? Câu 11(3 điểm). Em nghĩ gì về hành vi bạo lực ở học sinh Trung học cơ sở hiện nay? Câu 12 (1,5 điểm): Hãy tự liên hệ xem bản thân đã thực hiện đúng những quy định về trật tự an toàn giao thông chưa. Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. ĐÁP ÁN Câu 10:( 3 điểm): Theo em, trong trường hợp này là Lan sai bởi vì: Mẹ không nói là mẹ sẽ không mua cho Lan mà mẹ nói khi nào mẹ dành đủ tiền mẹ sẽ mua cho Lan. Điều này, chứng tỏ nhà Lan còn gặp khó khăn, không có điều kiện như các bạn khác. Do đó Lan phải biết cảm thông và hiểu cho mẹ, mặc dù mẹ cũng rất muốn mua cho Lan để băng bạn bằng bè. Nếu em là Lan, em sẽ nói với mẹ rằng: Thôi nhà mình còn khó khăn, mẹ để tiền lo cho gia đình, con đi bộ cùng mấy bạn nữa cũng được mẹ ạ, trường cũng gần nhà mình mà. Câu 11(3 điểm). Theo em được biết, tại Việt Nam, bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề rất nghiệm trọng. Theo một số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo,chỉ trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường học. Cũng theo một số thống kê, khoảng 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau và 11.000 học sinh thì có một em bị thôi học vì đánh nhau. Những số liệu này cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối tại mọi cấp học, lớp học với mức độ gia tăng ngày càng cao và hậu quả ngày càng lớn. Có thể nói, nguyên nhân của tình trạng này một phần ở cái tôi cá nhân quá cao của giới trẻ cũng như sự chú trọng về học văn hóa mà lãng quên giáo dục "tiên học lễ, hậu học văn" của nhà trường. Và hơn nữa cũng không thể không nhắc đến thiếu sót trong sự bảo ban, dạy dỗ con cái của nhiều bậc phụ huynh Như vậy, học sinh, bố mẹ, nhà trường đều có một phần trách nhiệm ở trong đó, vì vậy, để hạn chế tình trạng này, các bạn học sinh nên rèn luyện để nâng cao nhận thức và hiểu biết để giải quyết mọi
  3. chuyện trong hòa bình thay vì bạo lực. Nhà trường nên có những môn học kĩ năng sống cho học sinh, có sự liên kết với phụ huynh và địa phương để xử lí khi có hiện tượng bạo lực. Các bậc phụ huynh nên chú trọng dạy con cách sống thay vì quan trọng hóa con điểm 9, điểm 10 Hi vọng, bằng sự cố gắng đó, tình trạng bạo lực học đường sẽ ngày càng thuyên giảm. Câu 12 (1,5 điểm): Bản thân em chưa thực hiện đúng 100% những quy định về trật tự an toàn giao thông. Việc chưa thực hiện đúng đó là đi học về còn dàn hàng đôi hàng ba, thi thoảng có thi đua xe với các bạn làm ảnh hưởng đến những người khác tham gia giao thông. Để chấp hành tốt quy định về trật tự an toàn giao thông em sẽ cố gắng thực hiện đúng và nhắc nhở các bạn nếu các bạn không may mắc phải. KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN GDCD 6 LỚP 6C(40HS) I- TRẮC NGHIỆM: (2,5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Vạch kẻ đường là: A. Vạch chỉ phân chia làn đường, vị trí hướng đi, vị trí dừng lại D. A và B đúng B. Vị trí dừng và vị trí trên đường C. Vạch chỉ vị trí hướng đi và vị trí đứng
  4. Câu 2: Biển báo nguy hiểm có dạng: A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ màu đen B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen C. hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen Câu 3: Biển báo cấm có dạng: A. hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng B. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen C. hình tròn, viền đỏ, nền trắng, hình vẽ màu vàng D. hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng Câu 4: Người sử dụng lao động thuê học sinh D 12 tuổi để làm bốc vác hàng hóa. Người sử dụng lao động vi phạm nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền phát triển. B. Nhóm quyền sống còn. C. Nhóm quyền bảo vệ. D. Nhóm quyền tham gia. Câu 5: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỉ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền phát triển. B. Nhóm quyền sống còn. C. Nhóm quyền bảo vệ. D. Nhóm quyền tham gia Câu 6: Tại trường học em được tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ chào mừng các ngày kỉ niệm : 20/11, 26/3, 8/3. Các hoạt động đó nói đến nhóm quyền nào ? A. Nhóm quyền phát triển. B. Nhóm quyền sống còn. C. Nhóm quyền bảo vệ. D. Nhóm quyền tham gia. Câu 7: Ý kiến nào dưới đây đúng khi giải quyết mâu thuẫn, xung đột?
  5. A. Mâu thuẫn nào cũng có thể thương lượng giải quyết. B. Để tránh xung đột không nên chơi với nhiều bạn. C. Mọi mâu thuẫn đều được hoá giải bằng bạo lực. D. Khi có mâu thuẫn cần quyết liệt đấu tranh đến cùng. Câu 8: Là người yêu hoà bình, em sẽ ứng xử như thế nào khi thấy các bạn cãi nhau, đánh nhau trong lớp? A. Đứng ngoài cỗ vũ bên mạnh hơn. B. Tham gia đánh, cãi nhau để bênh vực lẽ phải. C. Tránh đi không tham gia vào cuộc cãi nhau, đánh nhau đó. D. Can ngăn một cách khôn khéo để giúp các bạn hoà giải. Câu 9: Trong thôn em co xuất hiện các đối tượng lạ đến phát các tờ rơi nói xấu Đảng và nhà nước và cho tiền bà con nhân dân để yêu cầu bà con đi biểu tình tại trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh. Trước tình huống đó em sẽ làm gì ? A. Tuyên truyền bà con làm theo các đối tượng lạ. B. Coi như không biết. C. Làm theo các đối tượng lạ. D. Báo ngay với chính quyền địa phương để kịp thời giải quyết. Câu 10: Để thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hăng ngày, em không chấp nhận việc làm nào dưới đây? A. Khoan dung với mọi người xung quanh. B. Tôn trọng, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè quốc tế. C. Không chơi với người khác tôn giáo với mình. D. Giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng thương lượng. II. TỰ LUẬN: (7,5 điểm) Câu 10:( 3 điểm): Trường em có hiện tượng bạo lực học đường không? Theo em, hành vi bạo lực học đường đã gây nên những hậu quả như thế nào? Em và các bạn cần làm gì để phòng chống các hành vi bạo lực học đường?
  6. Câu 11 (2,5 điểm): Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì ? Câu 12 (2đ) Trong giờ học bài : Bảo vệ hòa bình đã có 2 ý kiến khác nhau : -Ý 1 : Tất cả các bên tham gia chiến tranh dù chính nghĩa hay phi nghĩa đều phải bị lên án - Ý 2 : Cần ủng hộ chiến tranh chính nghĩa và chống lại chiến tranh phi nghĩa . Em đồng ý với ý kiến nào ? Tại sao ? ĐÁP ÁN Câu 10:( 3 điểm): Trường em thi thoảng vẫn có hiện tượng bạo lực học đường. Theo em, hành vi bạo lực học đường đã gây ra những hậu quả: - Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập và tâm lý của bạn bị bạo hành - Người gây bạo lực sẽ không phát triển toàn diện nhân cách, bị nhiều người khinh bỉ, ghét bỏ - Xã hội từ đó tạo thành một trào lưu "kẻ mạnh hiếp yếu" của giới học sinh. - Gây ra những hậu quả nghiêm trọng có thể dẫn đến thương tích, mất mạng Để phòng chống các hành vi bạo lực học đường, em và các bạn cần: - Khi trở thành nạn nhân của bạo lực học đường em sẽ khẩn trương báo cáo với bố mẹ, thầy cô giáo hoặc người lớn gần đó để có thể giúp đỡ mình. - Khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường em sẽ báo với thầy cô giáo hoặc cơ quan chức năng gần nhất để giải cứu cho bạn bị bạo lực. - Khi biết về nguy cơ một vụ bạo lực sắp xảy ra, em sẽ âm thầm báo với nhà trường để nhà trường can ngăn kịp thời. Câu 11 (2,5 điểm): Nếu em là Quân, em cũng mong muốn được nêu lên những suy nghĩ của mình để bố mẹ có thể hiểu và có thể cho Quân được vui chơi với các bạn. Trong trường hợp này, em là Quân em sẽ nói rằng: Bố mẹ làm như vậy là muốn tốt cho con, nhưng con cũng cần phải có bạn bè, cũng cần phải được tham gia các hoạt động tập thể với các bạn, vui chơi với các bạn. Như vậy, không chỉ con đỡ phải cô lập, đỡ phải tủi thân mà đó còn là điều kiện để con phát triển một cách toàn diện. Câu 12 (2đ) - Đồng ý với ý 2 .- Ko có ct phi nghĩa thì sẽ ko bao giờ xảy ra ct chính nghĩa. - Vì chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh vì mục đích giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc, góp phần ngăn chặn chiến tranh , bảo vệ giá trị của con người và nền hòa bình thế giới . ( 1 điểm ) Cần lên án chiến tranh phi nghĩa, ủng hộ chiến tranh chính nghĩa . ( 1 điểm )
  7. KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN GDCD 6 LỚP 6B(43HS) I- TRẮC NGHIỆM: (2,5 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Hành vi nào dưới đây không thể hiện tinh thần yêu hoà bình? A. Tham gia các cuộc thi vẽ tranh về hoà bình. B. Dùng sức mạnh bạo lực để giải quyết mâu thuẫn. C. Bảo vệ, giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. D. Luôn lắng nghe và biết quan tâm đến người khác. Câu 2: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình? A. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc. B. Không thừa nhận khuyết điểm của mình. C. Bắt mọi người phải phục tùng ý muốn của mình.
  8. D. Tôn trọng nền văn hoá của các dân tộc, quốc gia khác. Câu 3: Hoạt động nào dưới đây thể hiện lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hằng ngày? A. Tham quan, dã ngoại. B. Tham gia các hoạt động biểu tỉnh. C. Giao lưu với các bạn thiếu nhi quốc tế. D. Đăng ảnh bạo lực lên mạng xã hội. Câu 5: Quyền cơ bản của trẻ em bao gồm các nhóm quyền nào? A. Nhóm quyền: sống còn, bảo vệ, phát triển và tham gia. B. Nhóm quyền : sống còn, học tập, phát triển và vui chơi. C. Nhóm quyền : sống còn, bảo vệ, vui chơi và phát triển. D. Nhóm quyền : sống còn, vui chơi, giải trí và phát triển. Câu 6: Quyền sống còn là những quyền được và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe. Điền vào dấu chấm ( ) A. Sinh hoạt B. Sống C. Tồn tại D. Duy trì Câu 8: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì? A. Thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với trẻ em. B. Thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ đối với trẻ em. C. Thể hiện sự chăm sóc và bảo vệ đối với trẻ em. D. Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em. Câu 7: Hình tròn, nền màu xanh lam, trên nền có hình vẽ màu trắng thuộc loại biển báo nào ? A. Biển báo cấm. B. Biển báo nguy hiểm. C. Biển hiệu lệnh. D. Biển chỉ dẫn.
  9. Câu 8: Hình chữ nhật/hình vuông, nền màu xanh lam thuộc loại biển báo nào ? A. Biển báo cấm. B. Biển báo nguy hiểm. C. Biển hiệu lệnh. D. Biển chỉ dẫn. Câu 9: Trẻ em bao nhiêu tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3? A. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. B. Từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. C. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. Từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Câu 10: Cần đảm bảo an toàn giao thông ở các loại hệ thống đường nào? A. Đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ. D. Cả A và B. B. Đường hàng không, đường bộ. C. Đường thủy, đường hàng không. II. TỰ LUẬN: (7,5 điểm) Câu 10:( 3 điểm): Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đổng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học để đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em ? Câu 11(3 điểm): Lấy ví dụ thực tế về một số hoạt động bảo vệ hòa bình mà lớp em/ trường em/ địa phương em đã tổ chức? Tìm hiểu một số hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân ta và nhân dân thế giới. Câu 12(3 điểm): Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây : - Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ. - Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi. - Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ ĐÁP ÁN Câu 10:( 3 điểm): Theo em, Tú là người con chưa ngoan, không vâng lời và hiếu thảo với bố mẹ, lười biếng trong học tập, bỏ học đi chơi, không chịu nhận lỗi sai còn có thái độ chống đối Từ những việc làm đó, nhận thấy Tú đã chưa làm tròn bổn phận của mình đó là:
  10. - Không vâng lời, hiếu thảo, giúp đỡ ông bà, cha mẹ - Không chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức để trở thành con ngoan trò giỏi, một công dân có ích cho xã hội. Câu 11(3 điểm): Những hoạt động bảo vệ hòa bình mà lớp em/ trường em/ địa phương em tổ chức là: - Trường tổ chức viết thư "khát vọng hòa bình" - Tổ chức các hoạt động mít tinh về chiến tranh, ủng hộ hòa bình - Các hoạt động vẽ tranh, văn nghệ tưởng nhớ ngày chất độc da cam và phản đối chiến tranh trên thế giới Một số hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân ta và nhân dân thế giới: - Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. - Liên Hợp Quốc đứng ra giải quyết ổn thỏa mọi vấn đề mâu thuẫn của các nước thành viên - Mọi mâu thuẫn của các nước đều được giải quyết bằng đàm phán trong hòa bình của cấp cao các nước đó Câu 12(3 điểm): Khi em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ em sẽ đi tìm người lớn hoặc chính quyền địa phương gần nhất can thiệp. Khi em thấy bạn lười học, trốn học đi chơi em sẽ khuyên bạn nên chăm chỉ học hành. Nếu bạn không quan tâm đến những lời em nói thì em có thể sẽ nói với bố mẹ bạn ấy hoặc giáo viên của bạn ấy để khuyên răn bạn ấy học hành tốt hơn. Khi em thấy một số bạn nơi em chưa biết chữa thì em có thể dạy chữ cho các bạn.