Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

docx 3 trang Hàn Vy 02/03/2023 5281
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_1_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HKI MÔN GDCD 6 NĂM HỌC 2022 – 2023 A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ - Nhận biết được một số truyền thống của gia đình, dòng họ. - Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ. - Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ. 2. Yêu thương con người - Nêu được khái niệm của tình yêu thương con người. - Giá trị của tình yêu thương con người. - Nhận biết được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người và ngược lại. - Có thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương con người. Phê phán, lên án những việc làm trái với tình yêu thương con người. 3. Siêng năng, kiên trì - Nêu được khái niệm và biểu hiện của siêng năng, kiên trì. - Những biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì cần phê phán, lên án. B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CỤ THỂ I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào đáp án dưới đây tương ứng với câu trả lời đúng nhất Câu 1: Kiên trì là: A. bỏ dở công việc. C. thường xuyên làm việc. B. quyết tâm làm đến cùng. D. tự giác làm việc. Câu 2: Yêu thương con người là A. quan tâm giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác. B. sự ban ơn của bản thân đối với người khác. C. lòng thương hại với những người có hoàn cảnh không may mắn. D. sự trả ơn cho những người đã từng giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Câu 3: Câu tục ngữ nào sau đây nói về sự siêng năng kiên trì? A. Lá lành đùm lá rách. C. Học thầy không tày học bạn B. Uống nước nhớ nguồn. D. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. Câu 4: Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người? A. Có cứng mới đứng đầu gió. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Thương người như thể thương thân. D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 5: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người trong công việc và cuộc sống. A. thành công C. yêu quý B. tin tưởng D. yêu thương Câu 6: Hành vi nào không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? A. Quảng bá ngành nghề truyền thống của gia đình dòng họ.
  2. B. Xấu hổ vì gia đình dòng họ không có người thành đạt. C. Tiếp nối các nghề truyền thống của gia đình, dòng họ. D. Cần cù lao động, chăm học chăm làm. Câu 7: Siêng năng là: A. cẩu thả, hời hợt. C. trung thực, thẳng thắn. B. cần cù, chịu khó. D. qua loa, đại khái. Câu 8: Đâu là biểu hiện của yêu thương con người? A. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác. B. Đồng cảm chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. C. Không giúp đỡ bố mẹ làm công việc gia đình D. Có nghị lực vượt qua khó khăn. Câu 9: Câu nào sau đây nói về sự siêng năng kiên trì? A. Chị ngã em nâng. C. Học thầy không tày học bạn B. Không thầy đố mày làm nên. D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ Câu 10: Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người? A. Có cứng mới đứng đầu gió. C. Có công mài sắt, có ngày nên kim. B. Thương người như thể thương thân. D. Cây ngay không sợ chết đứng. Câu 11: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp. Người có lòng yêu thương người khác sẽ được mọi người A. yêu quý và kính trọng. C. chê bai. B. coi thường. D. xa lánh. Câu 12: Hành vi nào không thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? A. Tìm hiểu về truyền thống gia đình, dòng họ mình. B. Chê bai truyền thống của gia đình dòng họ. C. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của GĐ, dòng họ D. Có những việc làm phù hợp để phát huy truyền thống gia đình dòng họ. Câu 13: Truyền thống là những giá trị tốt đẹp của gia đình, dòng họ được A. truyền từ đời này sang đời khác. B. mua bán, trao đổi trên thị trường. C. nhà nước ban hành và thực hiện. D. đời sau bảo vệ nguyên trạng. Câu 14: Cá nhân có hành vi quan tâm, giúp đỡ người khác đặc biệt là trong những lúc khó khăn hoạn nạn là biểu hiện của đức tính nào? A. Yêu thương con người. B. Tự nhận thức bản thân. C. Siêng năng, kiên trì. D. Tự chủ, tự lập Câu 15: Trái với siêng năng, kiên trì là A. lười biếng, ỷ nại. B. trung thực, thẳng thắn. C. Cẩu thả, hời hợt. D. qua loa, đại khái. II. BÀI TẬP Câu 16: Truyền thống gia đình, dòng họ là gì? Nêu ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ? Gợi ý: -Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra và được giữ gìn, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ: giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động
  3. lực, vượt gua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công. Câu 17: Thế nào là yêu thương con người? Theo em, nếu không có tình yêu thương thì xã hội của chúng ta sẽ ra sao? Gợi ý: - Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. - Nếu không có tình yêu thương thì con người sẽ trở nên vô cảm, . (HS tự nêu suy nghĩ cá nhân) Câu 18: Em hãy đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi: (1.5 điểm) 1. Cần cù bù thông minh 2. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Em có suy nghĩ gì về 2 câu tục ngữ trên? Gợi ý: 1. Cần cù bù thông minh: Câu này khuyên chúng ta: Nếu mình không được thông minh và nhanh nhẹn như người thì có thể thay vào đó sự cần mẫn và cần cù, học 1 ngày chưa hiểu mình có thể học nhiều ngày. Nếu cần cù, chăm chỉ, nỗ lực thì hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu mà mình mong muốn, gặt hái được nhiều quả ngọt, không thua kém gì những người thông minh (HS trình bày theo ý hiểu) 2. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Câu này nhằm nhắn nhủ chúng ta phải hết sức kiên trì, nhẫn nại như một người cứ ngồi ngày này qua ngày khác mài mãi một thỏi sắt cho thành cây kim thì nhất định sẽ đạt đến thành công lớn lao, mĩ mãn trong công việc của mình (HS trình bày theo ý hiểu) Câu 19: Cho tình huống: (4.0 điểm) Sau buổi học, Linh và Thân cùng đi bộ về nhà. Bỗng có một người phụ nữ lại gần hỏi thăm đường. Bình định dừng lại thì Thân kéo tay Linh: “Thôi mình về đi, muộn rồi, chỉ đường cho người khác không phải là việc của mình”. Linh đi theo Thân nhưng chân cứ như dừng lại không muốn bước. a. Em có nhận xét gì về lời nói và việc làm của Thân? b. Theo em, trong trường hợp này, Linh nên xử sự như thế nào? Gợi ý: a. Em không đồng ý với lời nói và việc làm của Thân. Vì: - Những lời nói và việc làm đó thể hiện bạn là người ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho bản thân. - Không biết quan tâm, giúp đỡ người khác. - Chưa có lòng yêu thương con người. b. Theo em trong trường hợp này Linh lên dừng lại và chỉ đường cho người phụ nữ. Rồi sau đó giải thích cho Thân về lý do mình nên dừng lại giúp họ (HS trình bày theo suy nghĩ cá nhân)