Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

docx 4 trang thaodu 3740
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbo_de_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_6_nam_hoc.docx

Nội dung text: Bộ đề kiểm tra học kỳ I môn Giáo dục công dân Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Đoàn Thị Điểm

  1. PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn: GDCD 6 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 01 Họ và tên: Lớp: PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1(0.25 điểm):Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, chúng ta cần tránh hành vi nào sau đây? A.Ăn uống điều độ, đúng bữa C.Uống đồ uống còn hạn sử dụng B.Hút thuốc lá D.Chơi thể thao thường xuyên Câu 2 (0.25 điểm): Việc biết sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác được gọi là gì? A. Keo kiệt B. Tiết kiệm C. Lãng phí D. Ki bo Câu 3 (0.25 điểm): Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Người thông minh thì không cần siêng năng, kiên trì cũng có thể thành công. B. Chỉ học sinh mới cần siêng năng, kiên trì C. Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việc. D. Học sinh chỉ cần siêng năng trong học tập, không cần kiên trì ở những việc khác. Câu 4 (0.25 điểm): Biểu hiện nào đồng nghĩa với siêng năng, kiên trì? A. Nản chí B. Lười biếng C. Cần cù, chăm chỉ D. Hời hợt Câu 5 (0.25 điểm): Câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì? A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn C. Của bền tại người B. Có chí thì nên D. Tích tiểu thành đại Câu 6 (0.25 điểm): Ý kiến đúng về tiết kiệm? A. Người tiết kiệm là người luôn chi tiêu hợp lý. C.Không thể tiết kiệm được thời gian B. Người giàu có thì không cần tiết kiệm. D.Tiết kiệm là biểu hiện của sự keo kiệt, bủn xỉn. Câu 7 (0.25 điểm): Thói quen không tốt cho sức khỏe của con người là A. ăn chín uống sôi C. rửa tay sau khi đi vệ sinh B. vệ sinh thân thể hằng ngày D. thức khuya Câu 8 (0.25 điểm): Em đồng ý với hành vi nào dưới đây? A. Tự ý nghỉ học C. Vượt đèn đỏ B. Bỏ rác đúng nơi quy định D. Làm việc riêng trong giờ học Câu 9 (0.25 điểm):Nếu mọi người không tôn trọng kỷ luật thì xã hội sẽ: A. có nề nếp, kỉ cương C. lành mạnh, ổn định B. hòa nhập, phát triển D. rối loạn, mất an toàn Câu 10 (0.25 điểm): Em tán thành với ý kiến nào? A. Luyện tập thể thao không đúng cách là có hại cho sức khỏe. B. Chỉ cần ăn nhiều là cơ thể khỏe mạnh. C. Muốn có sức khỏe tốt thì chỉ nên ở nhà cả ngày để tránh bụi bẩn ngoài đường. D. Phải chơi tất cả các môn thể thao thì mới có sức khỏe tốt. Câu 11 (0.25 điểm): Việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì sẽ mang lại cho con người điều gì? A. Mất nhiều thời gian cho mỗi công việc. C. Gặt hái được nhiều thành quả trong học tập. B. Cảm giác mệt mỏi khi phải làm quá nhiều. D. Làm cho bạn bè ngưỡng mộ. Câu 12 (0.25 điểm): Đâu là người có sức khỏe không tốt? A. Người rất ít khi bị ốm. C.Người gầy gò, xanh xao, hay mệt mỏi. B. Người luôn có tinh thần sảng khoái, lạc quan. D.Người có thân hình cân đối, deo dai. Câu 13 (0.25 điểm): Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Khi đã giàu có không cần phải tiết kiệm. C. Học sinh còn nhỏ chưa cần phải tiết kiệm. B. Con người bao giờ cũng cần tiết kiệm D. Người tiết kiệm là người lúc nào cúng hà tiện. Câu 14 (0.25 điểm): Việc làm nào thể hiện sự siêng năng, kiên trì?
  2. A. Hòa thường lấy lý do nhiều bài tập để không phải làm việc nhà giúp mẹ. B. Tuấn luôn cố gắng hết sức để hoàn thành công việc đang làm dù gặp khó khăn C. Hoa thường xuyên lấy cớ bị ốm để trốn tiết và đi học muộn. D. Gặp bài toán khó, Hiền thường mở luôn sách giải ra để chép. Câu 15 (0.25 điểm): Hành vi thể hiện việc biết tự chăm sóc sức khỏe? A. Nhịn ăn để giảm cân. C.Khi ăn cơm không nên ăn vội vàng, mà từ tốn nhai kĩ. B. Thức rất khuya để làm bài tập. D. Lấy lí do mệt mỏi để không phải tập thể dục giữa giờ. Câu 16 (0.25 điểm): Sống tiết kiệm mang lại ý nghĩa gì? A. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác B. Dễ trở nên ích kỷ, bủn xỉn, mọi người xa lánh C. Không có động lực để chăm chỉ làm việc D. Không được thỏa mãn hết về nhu cầu vật chất và tinh thần. Câu 17 (0.25 điểm): Người không có đức tính tôn trọng kỷ luật là người A. chậm trễ trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công. B. luôn tham gia đầy đủ các hoạt động của tập thể. C. tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể ở mọi lúc, mọi nơi. D. biết chấp hành sự phân công của tập thể. Câu 18 (0.25 điểm): Việc làm nào thể hiện tính tiết kiệm? A. Để tiết kiệm thời gian và xà phòng giặt, Kiên thường chỉ đi mỗi đôi tất một lần rồi bỏ đi. B. Mỗi khi đi họp, chú Nguyên thường đến muộn 5 phút để khỏi phải chờ đợi người khác. C. Lan thường gấp thuyền giấy và xả nước đầy các chậu để thả thuyền. D. Sau mỗi năm học, Trang thường cắt các tờ giấy còn thừa chưa viết từ các quyển vở cũ, đóng thành tập để làm vở nháp. Câu 19 (0.25 điểm): Hành vi nào thể hiện ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật? A.Tôn trọng kỷ luật sẽ làm mọi người khó chịu vì không được làm điều mình thích. B. Tôn trọng kỷ luật sẽ làm cho con người mất tự do. C. Tôn trọng kỷ luật sẽ giúp con người sống và làm việc có kỷ cương, nề nếp. D. Chỉ có một số tập thể nhất định mới cần có quy định và bắt buộc mọi người tuân theo. Câu 20 (0.25 điểm): Người biết giữ gìn tài sản chung là người có đức tính: A. Tiết kiệm B. Tôn trọng kỷ luật C. Biết ơn D. Siêng năng, kiên trì PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (3 điểm) Đọc các tình huống và trả lời câu hỏi: a. Theo quy định của nhà trường, sáng thứ 2 đầu tuần ai cũng phải mặc đồng phục và đeo khăn đỏ đầy đủ, nhưng Duy – học sinh lớp 6C – lại mặc một chiếc áo phông mới mua đến trường và buộc khăn đỏ vào cổ tay. Sao đỏ ghi tên Duy vào sổ để trừ điểm thi đua thì Duy cãi: “Tớ mặc áo đẹp thì có sao đâu, tớ không thích mặc đồng phục của trường, mà đeo khăn đỏ thì không hợp với cái áo tớ đang mặc, nên chẳng việc gì tớ phải đeo cả.” - Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của Duy không? Vì sao? Hãy đóng vai bạn sao đỏ và giải thích cho Hùng theo cách hiểu của em. b. K rất hay bị ốm khi thời tiết thay đổi, so với các bạn cùng trang lứa thì K gầy gò và nhỏ bé nhất. K rất buồn về tình trạng của mình và mong muốn được cải thiện về tình trạng sức khỏe của mình. - Em hãy đưa ra lời khuyên, biện pháp giúp K có thể cải thiện được tình trạng sức khỏe hiện tại, nâng cao được thể chất và tinh thần. Câu 2. (1 điểm) Em hãy viết 2 việc làm để tiết kiệm điện, nước và 2 việc làm để tiết kiệm thời gian em đã làm ở trường hoặc ở nhà. Câu 3. (1 điểm) Câu danh ngôn sau nói về đức tính nào em đã được học trong chương trình GDCD lớp 6? Em hãy giải thích ý nghĩa của câu danh ngôn? “Khổ luyện thành tài, miệt mài thành giỏi.” Hết
  3. PHÒNG GD & ĐT NAM TỪ LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐOÀN THỊ ĐIỂM Môn: GDCD 6 - Thời gian: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ SỐ 02 Họ và tên: Lớp: PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1(0.25 điểm):Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, em sẽ: A.Uống nhiều nước có ga C.Uống đủ nước trong một ngày B.Chỉ ăn thật nhiều những món mình thích D.Ngủ thật nhiều cả khi ngồi học Câu 2 (0.25 điểm): Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? A. Khi đã giàu có không cần phải tiết kiệm. C. Học sinh chưa cần phải sống tiết kiệm B. Con người bao giờ cũng cần tiết kiệm D. Người tiết kiệm là người ki bo, keo kiệt Câu 3 (0.25 điểm):Nếu mọi người không tôn trọng kỷ luật thì xã hội sẽ: A. Có nề nếp, kỉ cương C. Lành mạnh, ổn định B. Hòa nhập, phát triển D. Rối loạn, mất an toàn Câu 4 (0.25 điểm): Câu thành ngữ nào không nói về tính tiết kiệm? A. Ở hiền gặp lành C. Năng nhạt chặt bị B. Góp gió thành bão D. Tích tiểu thành đại Câu 5 (0.25 điểm):Đâu là ý nghĩa của tôn trọng kỷ luật? A.Tôn trọng kỷ luật sẽ làm mọi người khó chịu vì không được làm điều mình thích. B. Tôn trọng kỷ luật sẽ làm cho con người mất tự do. C. Tôn trọng kỷ luật sẽ giúp con người sống và làm việc có kỷ cương, nề nếp. D. Chỉ có một số tập thể nhất định mới cần có quy định và bắt buộc mọi người tuân theo. Câu 6 (0.25 điểm): Việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì sẽ mang lại cho con người điều gì? A. Mất nhiều thời gian cho mỗi công việc. C. Gặt hái được nhiều thành quả trong cuộc sống B. Cảm giác mệt mỏi khi phải làm quá nhiều. D. Làm cho bạn bè ngưỡng mộ Câu 7 (0.25 điểm): Hành vi nào thể hiện là người có sức khỏe tốt? A. Người thường xuyên phải đi khám và uống thuốc. C. Người béo phì. B. Người luôn có tinh thần sảng khoái, lạc quan D. Người gầy gò, xanh xao, hay mệt mỏi Câu 8 (0.25 điểm): Em không đồng tình với việc làm nào? A. Đi học đúng giờ C. Dừng xe khi gặp đèn đỏ B. Thấy giấy rác, nhặt bỏ vào thùng rác D. Đá bóng dưới lòng đường Câu 9 (0.25 điểm): Việc làm thể hiện tính tiết kiệm? A. Để tiết kiệm thời gian và xà phòng giặt, Kiên thường chỉ đi mỗi đôi tất một lần rồi bỏ đi. B. Mỗi khi đi họp, chú Nguyên thường đến muộn 5 phút để khỏi phải chờ đợi người khác. C. Lan thường gấp thuyền giấy và xả nước đầy các chậu để thả thuyền. D. Sau mỗi năm học, Trang thường cắt các tờ giấy còn thừa chưa viết từ các quyển vở cũ, đóng thành tập để làm vở nháp. Câu 10 (0.25 điểm): Câu tục ngữ không nói về tính siêng năng, kiên trì? A. Có công mài sắt, có ngày nên kim C. Của bền tại người B. Năng nhặt chặt bị D. Kiến tha lâu cũng đầy tổ Câu 11 (0.25 điểm): Sống tiết kiệm mang lại ý nghĩa gì? A. Biết quý trọng công sức của bản thân và người khác C. Dễ trở nên ích kỷ, bủn xỉn B. Không được thỏa mãn hết về nhu cầu vật chất D. Không có động lực để chăm chỉ làm việc Câu 12 (0.25 điểm): Ý kiến đúng về tiết kiệm? A. Người tiết kiệm là người luôn chi tiêu hợp lý. C.Không thể tiết kiệm được thời gian B. Người giàu có thì không cần tiết kiệm. D.Tiết kiệm là biểu hiện của sự keo kiệt, bủn xỉn.
  4. Câu 13 (0.25 điểm): Người có đức tính tôn trọng kỷ luật là người A. chậm trễ trong việc thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công. B. lấy lý do bận việc để không phải tham gia các hoạt động của tập thể. C. tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể ở mọi lúc, mọi nơi. D. chỉ làm những điều mình thích. Câu 14 (0.25 điểm): Ý kiến nào sau đây chưa đúng về đức tính siêng năng, kiên trì? A. Người kém thông minh mà siêng năng, kiên trì cũng có thể thành công. B. Những ai sinh ra trong gia đình giàu có thì không cần đến đức tính siêng năng, kiên trì. C. Siêng năng, kiên trì giúp chúng ta thành công trong công việC. D.Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Câu 15 (0.25 điểm): Người biết giữ gìn tài sản chung là người có đức tính: A. Tiết kiệm B. Tôn trọng kỷ luật C. Biết ơn D. Siêng năng, kiên trì Câu 16 (0.25 điểm): Biểu hiện đồng nghĩa với tính siêng năng, kiên trì? A. Ngại làm việc B. Nản chí C. Lười biếng D. Miệt mài, chăm chỉ Câu 17 (0.25 điểm): Việc làm không thể hiện sự siêng năng, kiên trì? A. Sáng này Hòa cũng dậy sớm tập thể dục 30 phút rèn luyện sức khỏe. B. Tuấn luôn bỏ dở công việc đang làm vì gặp khó khăn C. Hoa luôn đi học đầy đủ và đúng giờ. D. Gặp bài toán khó, Hiền luôn cố gắng tìm nhiều cách thức để giải bài. Câu 18 (0.25 điểm): Em đồng ý với ý kiến nào? A. Luyện tập thể thao không đúng cách là có hại cho sức khỏe. B. Chỉ cần ăn nhiều là cơ thể khỏe mạnh. C. Muốn có sức khỏe tốt thì chỉ nên ở nhà cả ngày để tránh bụi bẩn ngoài đường. D. Phải chơi tất cả các môn thể thao thì mới có sức khỏe tốt. Câu 19 (0.25 điểm): Việc biết sử dụng hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác được gọi là gì? A. Keo kiệt B. Tiết kiệm C. Lãng phí D. Ki bo Câu 20 (0.25 điểm): Việc làm chưa thể hiện việc tự chăm sóc sức khỏe là A. nhịn ăn để giảm cân. C. luôn dậy sớm để tập thể dục mỗi sáng. B. khi ăn cơm, không ăn vội vàng, mà từ tốn nhai kĩ. D. vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày. PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1. (3 điểm) Đọc tình huống và trả lời câu hỏi: a. Hết giờ học, cả lớp ùa ra như chim vỡ tổ. Mai và Bích ra về cuối cùng, thấy lớp chưa tắt điện, Mai kéo Bích lại định đi lên lớp tắt điện. Bích liền ngăn Mai: “Hôm nay đâu phải cậu trực nhật đâu, đấy là việc của Hùng mà. Bạn ấy quên tắt điện thì thôi, mai đỡ phải bật. Với cả điện của trường miễn phí mà, mình cứ dùng thoải mái đi, giờ mình đi về đi chứ hơi đâu mà leo lên tận tầng 3 để tắt điện.” - Em có đồng ý với suy nghĩ và hành động của Bích? Vì sao? Hãy đóng vai bạn Mai để trả lời lại Bích theo ý hiểu của em. b. H mới chỉ học lớp 6 những H đã nặng hơn 60kg trong khi đó H chỉ cao 1m40. H luôn cho rằng béo thì mới khỏe, vì vậy Hi chỉ ăn những món đồ yêu thích của mình như KFC, McDonald, Pizza, - Hãy đóng vai chuyên gia sức khỏe, giải thích và tư vấn cho H các biện pháp để chăm sóc nâng cao sức khỏe và cải thiện cơ thể cân đối? Câu 2. (1 điểm) Em hãy viết 2 việc làm để tiết kiệm điện, nước và 2 việc làm để tiết kiệm thời gian em đã làm ở trường hoặc ở nhà. Câu 3. (1 điểm) Câu tục ngữ sau đây nói về đức tính nào mà em đã được học trong chương trình GDCD lớp 6? Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ? “Có công mài sắt, có ngày nên kim.” Hết