Bộ đề thi học kì 1 Lớp 4
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi học kì 1 Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_thi_hoc_ki_1_lop_4.docx
Nội dung text: Bộ đề thi học kì 1 Lớp 4
- BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỚP 4 CÓ MA TRẬN MA TRẬN MÔN TOÁN 4 –HỌC KÌ 1 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TỔNG Mạch kiến thức, Số câu và số kĩ năng điểm TN TN TN TN TN TL TL TL TL TL KQ KQ KQ KQ KQ Số tự nhiên và phép Số câu 3 1 3 1 tính với các số tự nhiên; dấu hiệu chia hết Số điểm 3 1 3 1 cho 2;5;3;9 Đại lượng và đo đại Số câu 1 1 2 lượng: các đơn vị đo khối lượng; giây, thế 1 1 2 kỉ. Số điểm Yếu tố hình học: góc Số câu 1 1 1 2 nhọn, góc tù, góc bẹt; 1 hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng Số điểm 1 song song. Hình bình 1 1 1 2 hành, diện tích hình bình hành. Giải bài toán về tìm số Số câu 1 1 trung bình cộng; tìm hai số khi biết tổng và 1 1 hiệu của hai số đó. Số điểm Số câu 3 2 1 2 1 1 7 3 Tổng 3 2 1 2 1 1 7 3 Số điểm
- TOÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7điểm) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng trong mỗi câu sau: Câu 1: (M1: 1 điểm) Đọc số sau: 8 601 235 A/ Tám triệu sáu trăm linh một nghìn hai trăm ba lăm B/ Tám triệu sáu trăm linh một nghìn hai trăm ba mươi lăm C/ Tám triệu sáu trăm linh một nghìn hai trăm năm mươi ba D/ Tám triệu sáu trăm mười nghìn hai trăm ba lăm Câu 2: (M1: 1 điểm) Số: Bảy trăm nghìn tám trăm linh năm viết là: A/ 700805 B/ 7000805 C/ 708005 D/ 70085 Câu 3: (M1: 1 điểm) Chữ số 3 trong số 253 456 thuộc hàng: A/ Hàng trăm nghìn B/ Hàng nghìn C/ Hàng trăm D/ Hàng chục nghìn Câu 4: (M2: 1 điểm) 5 tấn 13 kg = .kg A. 513 kg B. 5130 kg C. 5013 kg D. 50013 kg Câu 5: (M3: 1 điểm) 20 thế kỉ 17 năm = năm A. 217 năm B. 20017 năm C. 2170 năm D. 2017năm Câu 6: (M2: 1 điểm) Hình chữ nhật có chiều dài 12cm, chiều rộng 8cm, diện tích của hình này là: A. 96cm2 B. 86cm2 C.190cm2 D.48cm2 Câu 7: (M3: 1 điểm) Trong các góc sau: Góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc nào lớn nhất ?
- A/ Góc vuông B/ Góc nhọn C/ Góc tù D/ Góc bẹt II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (M2: 1 điểm) Viết một số có ba chữ số chia hết cho 2 và 9. Bài giải Câu 2: (M4: 1 điểm) Dùng ê-ke, hãy vẽ hình tứ giác có hai góc vuông, một góc nhọn và một góc tù. Câu 3: (M3: 1 điểm) Có hai thùng đựng dầu, trung bình mỗi thùng đựng 12 lít dầu, biết thùng thứ nhất đựng 9 lít, hỏi thùng thứ hai đựng mấy lít ?
- TIẾNG VIỆT CHỦ ĐỀ Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 ĐIỂ TT câu số, TN TL TN TL TN TL TN TL M điểm 1 Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 văn bản Câu số 1-2 3-4 5 6 4 Điểm 1đ 1đ 1đ 1đ 2 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 Tiếng việt Câu số 7 8 9 10 3 Điểm 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ Tổng Số câu 3 3 2 2 7 Điểm 1,5đ 1,5đ 2đ 2đ (Hình thức khác) 1 1 3 Số câu đoạn a) Chính tả Số điểm 3,0 3,0 b) TLV Số câu 1 bài 1 Số điểm 7,0 7,0 4 Nghe - nói (kết hợp trong đọc và viết chính tả) Riêng phần đọc thành tiếng thì GV cho học sinh đọc 1 đoạn và trả lời câu hỏi về đoạn đó.
- I – ĐỌC HIỂU Đọc thành tiếng: Bốc thăm và đọc 1 đoạn trong bài tập đọc và TLCH ứng với đoạn vừa đọc. Đọc thầm và làm bài tập sau: BÀN TAY NGƯỜI NGHỆ SĨ Ngay từ nhỏ, Trương Bạch đã rất yêu thích thiên nhiên. Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật. Lớn lên, Trương Bạch xin đi làm ở một cửa hàng đồ ngọc. Anh say mê làm việc hết mình, không bao giờ chịu dừng khi thấy những chỗ cần gia công tinh tế mà mình chưa làm được. Sự kiên nhẫn của Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc. Một hôm có người mang một khối ngọc thạch đến và nhờ anh tạc cho một pho tượng Quan Âm. Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn. Pho tượng làm xong, quả là một tác phẩm trác tuyệt. Từ dung mạo đến dáng vẻ của Quan Âm đều toát lên sự ung dung và cực kì mỹ lệ. Điều vô cùng lí thú là pho tượng sống động đến lạ lùng, giống như một người sống vậy. Nếu đi một vòng xung quanh pho tượng, đôi mắt Quan Âm như biết nhìn theo. Hiển nhiên đây là điều không thể nào tưởng tượng nổi. Theo Lâm Ngũ Đường Khoanh vào chữ cái đặt trước câu đúng. 1/ (M1: 0,5đ) Từ nhỏ, Trương Bạch đã có niềm yêu thích, say mê gì? A. Thiên nhiên B. Đất sét C. Đồ ngọc C. Con giống 2/ (M1: 0,5đ) Trương Bạch khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc nhờ sự? A. Tinh tế B. Chăm chỉ C. Kiên nhẫn D. Gắng công 3/ (M2: 0,5đ) Điều không thể nào tưởng tượng nổi ở pho tượng là gì? A. Pho tượng cực kì mỹ lệ B. Đôi mắt pho tượng như biết nhìn theo C. Pho tượng như toát lên sự ung dung D. Pho tượng sống động đến lạ lùng 4/ (M2: 0,5đ) Điều kiện nào là quan trọng nhất khiến Trương Bạch trở thành một nghệ
- nhân tài giỏi? A. Say mê, kiên nhẫn và làm việc hết mình B. Có tài nặn con giống y như thật ngay từ nhỏ C. Gặp được thầy giỏi truyền nghề D. Gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần 5/ (M3 : 1đ) Em hãy nêu nội dung chính của bài 6./ (M4 : 1đ) Nếu em gặp Trương Bạch, em sẽ nói điều gì với anh? ( Viết 1 - 2 câu) 7/ (M1 : 0,5đ ) Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy ? A. Ung dung, sống động, mỹ lệ. B. Ung dung, lạ lùng, tưởng tượng C. Sống động, lạ lùng, mỹ mãn D. Tưởng tượng, lạ lùng, mỹ lệ. 8/ (M2 :0,5đ) Câu “Trương Bạch tự nhủ sẽ gắng công tạo nên một tác phẩm tuyệt trần, mỹ mãn” có các tính từ ? A. Tự nhủ, gắng công C. Tuyệt trần, mỹ mãn B. Tạo nên, truyệt trần D. Mỹ mãn, gắng công 9/ (M3: 1đ) Trong câu“Lúc nhàn rỗi, cậu nặn những con giống bằng đất sét trông y như thật” có những động từ nào ? 10/ (M4 : 1đ) Câu hỏi “Anh có thể tạc cho em một bức tượng được không ?” dùng vào mục đích gì ?
- II- CHÍNH TẢ: Nghe- viết. Con tê tê Tê tê săn mồi trông thật lạ mắt. Thức ăn của nó là sâu bọ, nhưng chủ yếu là các loài kiến. Miệng tê tê nhỏ, hai hàm chỉ có lợi, không có răng. Nhưng bù lại nó có cái lưỡi để bắt mồi rất lợi hại. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.
- III- TẬP LÀM VĂN: Đề bài: Hãy tả một đồ chơi mà em thích.
- LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ I. LỊCH SỬ: (5điểm) Câu 1. (1 điểm) (M1)Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Sau khi dời đô ra Thăng Long đời sống của nhân dân như thế nào? A. Nhân dân tụ họp làm ăn ngày càng đông. B. Tạo nên nhiều phố, nhiều phường nhộn nhịp, vui tươi. C. Cả a, b đúng D. Cả a, b sai Câu 2. (1 điểm) (M1)Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Quân giặc sang đánh nước ta trong trận Bạch Đằng năm 938 là? A. Quân Tống B. Quân Mông – Nguyên C. Quân Nam Hán D. Quân Thanh Câu 3. (1 điểm) (M2) Hãy nối các sự kiện lịch sử tương ứng với mốc thời gian ở bảng sau: 938 Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. 968 Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. 981 Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ nhất. 1 076 Quân Tống sang xâm lược nước ta lần thứ hai. Câu 4. (1đ) (M2) Nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo? Câu 5. (1 điểm) (M3) Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô? II. ĐỊA LÍ: (5điểm)
- Câu 1. (1 điểm) (M1)Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Khách du lịch thường thích mua hàng thổ cẩm ở Hoàng Liên Sơn vì? A. Giá rất rẻ B. Quý hiếm C. Hàng thổ cẩm tốt hơn các mặt hàng khác D. Chúng có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền đẹp. Câu 2. (1 điểm) (M1) Đúng ghi Đ, sai ghi S. Đà Lạt khí hậu quanh năm mát mẻ, có rất nhiều hoa quả và rau xanh. Đồng bằng Bắc Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Câu 3. (1 điểm) (M2) Điền các từ ngữ trong ngoặc vào chỗ trống cho phù hợp ( mùa khô, hai mùa, trời nắng, kéo dài) Khí hậu Tây Nguyên có rõ rệt là mùa mưa và Mùa mua thường có những ngày mưa liên miên, cả rừng núi bị phủ một bức màn nước trắng xóa. Vào mùa khô, . Gay gắt, đất khô vụn bở. Câu 4. (1 điểm) (M3) Mùa mưa ở Tây Nguyên diễn ra trong khoảng thời gian : A. Từ tháng 1 đến tháng 4; B. Tháng 11 và tháng 12 ; C. Từ tháng 5 đến tháng 10 Câu 5. (1 điểm) (M4) Hãy kể những hoạt động sản xuất có ở Tây Nguyên. Trong những hoạt động sản xuất đó, hoạt động sản xuất nào không có ở địa phương em?
- Đáp án và biểu điểm kiểm tra cuối HKI năm học 2017 - 2018 Môn: lịch sử và địa lí - lớp 4 TT ĐÁP ÁN ĐIỂM I LỊCH SỬ Câu 1 C. Cả a, b đúng 1,0 điểm Câu 2 C. Quân Nam Hán 1,0 điểm Câu 3 938 Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo. 968 ĐBL 0,25 điểm dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn. 981 Quân Tống sang 0,25 điểm xâm lược nước ta lần thứ nhất. 1 076 Quân Tống sang xâm 0,25 điểm lược nước ta lần thứ hai. 0,25 điểm Câu 4 Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã 1,0 điểm chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc. Câu 5 Đây là vùng đất trung tâm đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, 1,0 điểm dân cư không bị khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. II ĐỊA LÍ Câu 1 D. Chúng có hoa văn độc đáo, màu sắc sặc sỡ, bền đẹp. 1,0 điểm Câu 2 1. Đ 2. S. 1,0 điểm Câu 3 Thứ tự cần điền ( hai mùa, mùa khô, kéo dài, trời nắng ) 1,0 điểm Câu 4 C. Từ tháng 5 đến tháng 10 1,0 điểm Câu 5 -Trồng cây CN lâu năm (Cao su, ca phê, hồ tiêu, chè ) 1,0 điểm - Chăn nuôi trâu bò trên đồng cỏ. - Nuôi và thuần dưỡng voi. - Sử dụng sức nước làm thủy điện. * Hoạt động sản xuất không có ở địa phương em là: Nuôi và thuần dưỡng voi. Tổng 10,0 điểm
- MÔN KHOA HỌC Mạch kiến Số Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, kĩ năng câu và TN T HT TN TL HT TN TL HT TN TL HT TN TL HT số KQ L khác KQ khác KQ khá KQ khác KQ khác điểm c Số 1 Con người câu 1 cần gì để Số sống điểm 1.0 1,0 Trao đổi chất Số ở người câu Số điểm Ăn phối hợp Số đạm động câu vật vật và đạm thực vật Số điểm Ăn phối họp Số 1 1 1 1 nhiều loại câu thức ăn Số 1.0 1.0 1.0 1.0 điểm Vai trò của Số 1 1 1 1 2 chất đạm và câu chất béo Số 1.0 1.0 1.0 1.0 2.0 điểm Phòng một Số 1 1 2 số bệnh do câu thiếu chất Số 1.0 1.0 2.0 dinh dưỡng điểm Số 1 1 1 1 Nước, không câu khí Số 1.0 1.0 1.0 1.0 điểm Số 1 4 1 2 1 1 6 4 câu Số 1.0 4.0 1.0 2.0 1.0 1.0 6.0 4.0 điểm
- ĐỀ KIỂM TRA KSCL CHK II NĂM HỌC MÔN KHOA HỌC LỚP 4 (Thời gian 35 phút) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1 (1 điểm): Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình? A. Không khí, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp B. Thức ăn, không khí đầy đủ C. Nước uống, ánh sáng thích hợp D. Thức ăn, thức uống, không khí, sánh sáng Câu 2 (1 điểm): Chất đạm và chất béo có vai trò: A. Giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K B. Xây dựng và đổi mới cơ thể C. Tạo ra những tế bào giúp cơ thể lớn lên. D. Không tham gia vào quá trình xây dựng cơ thể Câu 3 (1 điểm) Nên ăn khoảng bao nhiêu muối trong một tháng? A. Ăn vừa phải B. Ăn theo khả năng C. Ăn dưới 300g muối D. Ăn trên 300g muối Câu 4 (1 điểm): Dựa vào lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn, người ta chia thức ăn thành mấy nhóm? A. 1 nhóm B. 2 nhóm
- C. 3 nhóm D. 4 nhóm Câu 5 (1 điểm): Không khí có thành phần chính là: A. Khí Ni-tơ và khí khác B. Khí Ôxi và khí Hiđrô C. Khí Các - bô- níc và khí ni-tơ D Khí Ôxi và khí Ni-tơ Câu 6 (1 điểm): Không khí và nước có tính chất gì giống nhau: A. Hòa tan một số chất. B. Không màu, không mùi. C. Chảy từ cao xuống thấp D. Có hình dạng nhất định. PHẦN II; TỰ LUẬN Câu 7 (1 điểm): Quá trình trao đổi chất là gì? Câu 8 (1 điểm): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
- Câu 9 (1 điểm): Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì? Câu 10 (1 điểm): Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm đông vật và đạm thực vât?
- HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D D C D D B PHẦN II; TỰ LUẬN Câu 7 (1 điểm): Quá trình trao đổi chất là gì? Trả lời: Trong quá trình con người lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường và thải ra môi trường ngững chất thừa, cặn bã. Quá trình đó gọi là quá trình trao đổi chất. Câu 8 (1 điểm): Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn? Trả lời; Chúng ta phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món vì không có loại thức ăn nào có thể cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể. Tất cả những chất mà cơ thể cần đều lấy từ nguồn thức ăn khác nhau. Câu 9 (1 điểm): Để phòng bệnh béo phì ta nên làm gì? Trả lời: Muốn phòng bệnh báo phì cần: - Ăn uống hợp lí, rèn luyện thói quen ăn uống điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và rèn luyện thể dục, thể thao. Câu 10(1 điểm): Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp đạm đông vật và đạm thực vât? Trả lời: Đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thé được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật