Câu hỏi ôn tập môn Sinh học 7 - Lần 4 - Trường THCS Thành Nhất

doc 3 trang thaodu 3600
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Sinh học 7 - Lần 4 - Trường THCS Thành Nhất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_on_tap_mon_sinh_hoc_7_lan_4_truong_thcs_thanh_nhat.doc

Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Sinh học 7 - Lần 4 - Trường THCS Thành Nhất

  1. Trường THCS Thành Nhất CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7 – LẦN 4 I.Trắc nghiệm : Chọn đáp án mà em cho là đúng nhất Câu 1: Môi trường kí sinh của giun đũa ở người là: A. Gan B. Thận C. Ruột non D. Ruột già Câu 2: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào? A. Có giá trị về xuất khẩu. B. Làm sạch môi trường nước. C. Làm thực phẩm. D. Dùng làm đồ trang trí. Câu 3: Phát biểu nào sau đây về ngành Thân mềm là sai? A. Thân mềm. B. Không có khoang áo. C. Không có xương sống. D. Hệ tiêu hóa phân hóa. Câu 4 : Đối tượng nào sau đây thuộc lớp sâu bọ phá hại cây trồng mà phải phòng trừ tiêu diệt ? A. Châu chấu B. Ong mật. C. Bọ ngựa D. Ruồi. Câu 5: Phát biểu nào sau đây về châu chấu là đúng? A. Hô hấp bằng mang. B. Có hạch não phát triển. C. Là động vật lưỡng tính. D. Là động vật có xương sống. Câu 6 : Cấu tạo thành cơ thể của Thuỷ tức gồm. A. Hai lớp tế bào, giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng B. Ba lớp tế bào xếp xít nhau. C. Gồm nhiều lớp tế bào, xen kẽ các tầng keo mỏng. D. Một lớp tế bào. Câu 7: Muốn cây cam cho năng suất cao phải làm gì ? A. Tiêu diệt bọ xít. B. Thả thêm nhiều bọ xít C.Tiêu diệt nhện . D.Thả thêm nhiều tò vò. Câu 8: Sán nào thích nghi với lối sống tự do thường sống dưới nước vùng ven biển nước ta A. Sán bã trầu. B. Sán lông C.Sán lá gan D.Sán dây. Câu 9: Loài nào của Ruột khoang gây ngứa và độc cho người ? A. Hải quỳ. B.San hô C.Sứa. D.Thủy tức. Câu 10 : Loài nào sau đây thuộc Ngành Giun Đốt gây hại cho cơ thể người và động vật? A. Giun đũa B. Giun kim, Giun Móc Câu C. Rươi D. Đỉa, Vắt Câu 11: Hình thức sinh sản của giun đũa là: A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính C. Sinh sản mọc chồi D. Sinh sản phân đôi Câu 12 : Vỏ trai hình thành từ: A.Chân trai. B.Thân trai C. Bờ vạt áo D.Lớp sừng Câu 13 : Nơi kí sinh của giun đũa là: A. ruột non. C. ruột thẳng. B. ruột già. D. tá tràng. Câu 14. Các dạng thân mềm nào dưới đây sống ở nước ngọt? A. Trai, Sò. C. Sò, Mực. B. Trai, ốc sên. D. Trai, ốc vặn. Câu 15 : Những đặc điểm chỉ có ở mực là: A. bò chậm chạp, có mai. C. bơi nhanh, có mai. B. bò nhanh, có 2 mảnh vỏ. D. bơi chậm, có 1 mảnh vỏ.
  2. Câu 16 : Các phần phụ có chức năng giữ và xử lí mồi của tôm sông là: A. các chân hàm. B. các chân ngực (càng, chân bò). C. các chân bơi (chân bụng). D. tấm lái. Câu 17 : Người ta thường câu Tôm sông vào thời gian nào trong ngày? A. Sáng sớm. C. Chập tối. B. Buổi trưa. D. Ban chiều. II/ TỰ LUẬN Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện ? Câu 2:Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cách di chuyển của châu chấu? Trong số các đặc điểm của chân khớp thì đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng? Câu 3: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có,tại sao ? Câu 4:Trình bày cấu tạo ngoài của tôm? Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng (màu đỏ gạch) ? Câu 5:Nêu đặc điểm chung và vai trò của ngành Ruột khoang ? Câu 6:Tại sao khi chín vỏ tôm có màu hồng (màu đỏ gạch)?