Câu hỏi tự luận học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6

docx 6 trang thaodu 5841
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi tự luận học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxcau_hoi_tu_luan_hoc_ky_i_mon_ngu_van_lop_6.docx

Nội dung text: Câu hỏi tự luận học kỳ I môn Ngữ văn Lớp 6

  1. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Dế Mèn có những nét gì đẹp và chưa đẹp về ngoại hình và tính cách ? Đáp án: - Ngoại hình: Càng mẫm bóng, vuốt nhọn hoắt, đầu nổi từng tảng, răng đen nhánh, râu dài uốn cong. -> vẻ đẹp cường tráng - Tính cách: Cà khịa với tất cả bà con trong xóm, quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó -> xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi Câu 2: Trước cái chết của Dế Choắt, thái độ Dế Mèn ra sao ? Dế Mèn nhận được bài học đường đời đầu tiên của mình thế nào qua lời trăn trối của Dế Choắt ? Đáp án: - Dế Mèn ăn năn, hối hận - Bài học : Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Câu 3: Chợ Năm Căn ở vùng Cà Mau có những nét gì độc đáo ? Đáp án: - Chợ chủ yếu họp ngay trên sông nước - Sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc -> tấp nập, trù phú, độc đáo Câu 4: Nêu ý nghĩa văn bản Sông nước Cà Mau. Đáp án: Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau. Câu 5: Diễn biến tâm trạng người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi” của cô em gái Kiều Phương ? Đáp án: Khi đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em: thoạt tiên là ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Câu 6: Dùng phép so sánh khi nói hoặc viết có tác dụng gì ? Đáp án:
  2. So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc. Câu 7: Viết khổ thơ thể hiện Lượm là chú bé nhỏ nhắn, đáng yêu ? Đáp án: “ Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh” Câu 8: Để tìm vị ngữ trong câu, vị ngữ thường trả lời những câu hỏi nào ? Đáp án: Làm gì ? Làm sao ? Như thế nào ? hoặc Là gì ? Câu 9: Để tìm chủ ngữ trong câu, chủ ngữ thường trả lời những câu hỏi nào ? Đáp án: Ai ? Con gì ? Cái gì ? Câu 10: Cây tre gắn bó với con người trong những hoàn cảnh nào ? Đáp án: - Trong sinh hoạt - Trong lao động sản xuất - Trong chiến đấu Câu 11: Thầy Ha-men đã giúp học trò nhận ra tầm quan trong của tiếng mẹ đẻ như thế nào ? Đáp án: - khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Câu 12: Ý nghĩa của văn bản Cô Tô ? Đáp án: Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương. Câu 13: Tác giả đã miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong công cuộc vượt thác ra sao ? Đáp án:
  3. - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuồn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Câu 14: Ý nghĩa văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” ? Đáp án: - Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. Câu 15: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi” ? Đáp án: - Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. Câu 16: Tìm từ ngữ có sử dụng phép hoán dụ trong khổ thơ sau và gọi tên kiểu hoán dụ được sử dụng ? “ Ngày Huế đổ máu Chú Hà Nội về Tình cờ chú cháu Gặp nhau Hàng Bè” Đáp án: - Từ ngữ sử dụng phép hoán dụ : đổ máu - Kiểu hoán dụ : lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật Câu 17: Tìm thành phần chính và thành phần phụ trong câu sau : Những lúc gồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. Đáp án: - Thành phần phụ : Những lúc ngồi bên bàn học - Thành phần chính : chủ ngữ : tôi; vị ngữ : chỉ muốn gục xuống khóc Câu 18: Tìm vị ngữ trong câu sau và cho biết vị ngữ có cấu tạo như thế nào ? Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Đáp án: - Vị ngữ : chống lại sắt thép của quân thù. - Cấu tạo : cụm động từ
  4. Câu 19: Trong câu “ Qua truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện” sai ở chỗ nào và chữa lại cho đúng. Đáp án: - Sai : câu thiếu chủ ngữ - Sửa : Hs có thể trình bày 1 trong 2 cách sau : + Thêm chủ ngữ vào : Qua truyện “Dế mèn phiêu lưu kí”, tác giả cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện. + Bỏ từ “Qua” : Truyện “Dế mèn phiêu lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. Câu 20: Câu “Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ta thấy dượng Hương Thư ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” sai chỗ nào và sửa lại cho đúng ? Đáp án: -Ở câu trên sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu. - Sửa lại : sắp xếp các từ, cụm từ : Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Câu 21: Tìm chủ ngữ trong câu sau và cho biết chủ ngữ có cấu tạo như thế nào ? Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều. Đáp án: - Chủ ngữ : bà đỡ Trần - Cấu tạo : cụm danh từ. Câu 22: Phân tích chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau và cho biết câu này dùng để làm gì ? Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Đáp án: - Chủ ngữ : ngày thứ năm - Vị ngữ : là một ngày trong trẻo, sáng sủa Dùng để miêu tả Câu 23: Em hãy tìm 5 phó từ chỉ mức độ ? Đáp án: - Rất, hơi, lắm, quá, khá
  5. Câu 24: Tìm phó từ trong câu sau và cho biết ý nghĩa của phó từ đó ? Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đáp án: - Phó từ : đã - Ý nghĩa : chỉ quan hệ thời gian Câu 25: Có mấy kiểu so sánh ? Mỗi kiểu cho 1 ví dụ Đáp án: - Có 2 kiểu so sánh : so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng - Ví dụ : + So sánh không ngang bằng : Bóng bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. + So sánh ngang bằng : Trẻ em như búp trên cành Biết ăn ngủ học hành là ngoan Câu 26: Em hãy đặt một câu có dùng phó từ chỉ mức độ ? Đáp án: Tuỳ Hs đặt câu, phải có chủ ngữ, vị ngữ và phó từ chỉ mức độ - Bông hoa màu đỏ rất đẹp. Câu 27: Em hãy đặt một câu có dùng phép so sánh người với vật ? Đáp án: Tuỳ Hs đặt câu, phải có chủ ngữ, vị ngữ và phép so sánh người với vật Mẹ già như chuối chín cây Gió lay mẹ rụng con phải mồ côi. Câu 28: Em hãy điền thành phần chính của câu thích hợp với thành phần đã cho trước : Mùa xuân, . Đáp án: Tuỳ Hs đặt câu, phải có chủ ngữ, vị ngữ thích hợp với trạng ngữ Mùa xuân, nhà nhà đều vui vẻ.
  6. Câu 29: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) miêu tả về cây mai ngày tết trong đó có sử dụng 2 phép so sánh ? Đáp án: Tuỳ học sinh làm để cho điểm, đảm bảo các yêu cầu : Câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn, có sử dụng 2 phép so sánh. Câu 30: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) miêu tả về căn phòng hoặc căn nhà em trong đó có sử dụng 2 câu trần thuật đơn dùng để miêu tả ? Đáp án: Tuỳ học sinh làm để cho điểm, đảm bảo các yêu cầu : Câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn, có sử dụng 2 câu trần thuật đơn dùng để miêu tả. Câu 31: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) miêu tả về một dụng cụ học tập của em trong đó có sử dụng 2 phó từ ? Đáp án: Tuỳ học sinh làm để cho điểm, đảm bảo các yêu cầu : Câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn, có sử dụng 2 phó từ. Câu 32: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) miêu tả về khuôn mặt của mẹ em trong đó có sử dụng 2 phép so sánh ? Đáp án: Tuỳ học sinh làm để cho điểm, đảm bảo các yêu cầu : Câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn, có sử dụng 2 phép so sánh. Câu 33: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) miêu tả sân trường em trong giờ ra chơi trong đó có sử dụng 2 phép nhân hóa ? Đáp án: Tuỳ học sinh làm để cho điểm, đảm bảo các yêu cầu : Câu mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn, có sử dụng 2 phép nhân hóa. HẾT