Chuyên đê ôn thi học sinh giỏi Sinh học 9

doc 34 trang thaodu 7134
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đê ôn thi học sinh giỏi Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_on_thi_hoc_sinh_gioi_sinh_hoc_9.doc

Nội dung text: Chuyên đê ôn thi học sinh giỏi Sinh học 9

  1. CHUYÊN ĐÊ ÔN THI HỌC SINH GIỎI SINH 9 CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN A. Lý thuyết: Câu 1: Trình bày phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen? + Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở đó phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều cặp tính trạng. + Dùng toán thống kê và lý thuyết xác suất để thống kê kết quả và rút ra các quy luật di truyền cơ bản của sinh vật. Câu 2: Phát biểu nội dung định luật phân li? Menđen đã giải thích kết quả về phép lai một cặp tính trạng trên cây đậu Hà Lan như thế nào? - Nội dung quy luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền đã phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng P. - Menđen đã giải thích kết quả như sau: + Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định (sau này gọi là gen). + Trong quá trình phát sinh tạo giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền đã phân li về một giao tử. + Trong quá trình thụ tinh, các nhân tố di truyền tổ họp lại trong hợp tử thành từng cặp tương ứng và quy định kiểu hình của cơ thể.  Như vậy, sự phân li và tổ hợp của cặp nhân tố di truyền (gen) quy định cặp tính trạng thông qua quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh chính là cơ chế di truyền các tính trạng. Câu 3: Muốn xác định kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội cần phải làm gì? Nêu cách làm và giải thích kèm theo sơ đồ lai minh họa? - Muốn xác định kiểu gen cơ thể mang tính trạng trội cần phải dùng phép lai phân tích. - Cách làm như sau: + Cơ thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử (AA) hoặc dị hợp tử (Aa). + Ta đem cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen lai với cơ thể mang tính trạng lặn. Rồi sau đó dựa vào kiểu hình con lai cần xác định: Nếu con lai phân tích đồng tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội chi tạo ra một loại giao tử (A) tức là đồng hợp (AA). Nếu con lai phân tích đều phân tính, chứng tỏ cơ thể mang tính trạng trội đã tạo ra hai loại giao tử (A) và (a) tức là dị hợp (Aa). - Sơ đồ lai minh họa: + P: AA (tính trạng trội) x aa (tính trạng lặn) GP: A a F1: Aa (con lai đồng tính – có 1 kiểu hình) + P: Aa (tính trạng trội) x aa (tính trạng lặn) GP: A, a a F1: 1Aa : 1aa (con lai phân tính tỉ lệ 1 trội : 1 lặn) 1
  2. Câu 4: Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong các thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau? Giải thích? - Menđen đã dựa vào sự phân tích kết quả thu được ở F2 trong thí nghiệm lai 2 cặp tính trạng về màu sắc và hình dạng hạt như sau: F2 có 315 Vàng, trơn : 101 Vàng, nhăn : 108 Xanh, trơn : 32 Xanh, nhăn Xấp xỉ tỷ lệ: 9 Vàng, trơn : 3 Vàng, nhăn : 3 Xanh, trơn : 1 Xanh, nhăn. Vàng 315 101 2,97 3Vàng +Về màu sắc hạt: Xanh 108 32 1 1Xanh Tron 315 108 3,18 3Tron +Về hình dạng hạt: Nhăh 101 32 1 1Nhăh  Như vậy: Nếu xét riêng từng cặp tính trạng thì mỗi cặp tính trạng độc lập cho kết quả 3 trội : 1 lặn của định luật phân li.  Nếu xét cả 2 cặp tính trạng: tỷ lệ: 9 Vàng, trơn : 3 Vàng, nhăn : 3 Xanh, trơn : 1 Xanh, nhăn = (3 vàng : 1 xanh)(3 trơn : 1 nhăn).  Tỉ lệ kiểu hình ở F2 chính bằng tích số tỉ lệ của hai tính trạng hợp thành nó.  Từ những phân tích trên, Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong các thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau. Câu 5: Nêu nội dung và ý nghĩa quy luật phân li độc lập? + Nội dung: Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. + Ý nghĩa: Giải thích nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp phong phú ở các loài giao phối. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống. Câu 6: Vì sao biến dị tổ hợp lại xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính? - Do ở những loài giao phối là phương thức sinh sản hữu tính có sự kết hợp giữa 2 quá trình giảm phân và thụ tinh: + Trong giảm phân có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng khác nhau đã tạo ra vô số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST. + Trong thụ tinh có sự tổ hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử của bố và mẹ đã tạo ra nhiều tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc NST => Xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp. - Trong khi đó, ở loài sinh sản vô tính dựa vào cơ chế nguyên phân của 2 tế bào có sự nhân đôi của NST và AND => Các đặc điểm di truyền được sao chép nguyên vẹn từ thế này sang thế hệ khác mà không có khả năng tạo biến dị tổ hợp. Câu 7: Sinh học hiện đại đã làm sáng tỏ của hiện tượng di truyền độc lập về 2 cặp tính trạng của Menđen như thế nào? + Nhân tố di truyền mà Menđen nhắc đến trong các thí nghiệm của mình chính là gen. Mỗi cặp gen tương ứng tồn tại trên 1 cặp NST tương đồng. + Sinh học hiện đại đã gắn mỗi cặp nhân tố di truyền nên mỗi cặp NST để nhận sự phân li và tổ hợp của các cặp NST gắn liền sự phân li và tổ hợp của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Câu 8: So s¸nh kÕt qu¶ lai ph©n tÝch F1 trong hai tr­êng hîp di truyÒn ®éc lËp vµ di truyÒn liªn kÕt cña 2 cÆp tÝnh tr¹ng. Nªu ý nghÜa cña di truyÒn liªn kÕt trong chän gièng. 2
  3. Di truyền độc lập Di truyền liên kết P: Hạt vàng,trơn x Hạt xanh,nhăn. P:Thân xám, cánh dài xThân đen,cánh AaBb aabb cụt G: AB:Ab: aB: ab ab BV/ bv bv/ bv F:1AaBb:1Aabb:1aaBb:1aabb G: 1BV: 1bv 1bv So sánh 1V,T : 1V,N : 1X,T : 1 X,N F: 1BV/bv : 1bv/1bv - Tỉ lệ KG và KH đều :1:1:1:1. 1X,D : 1Đ,C - Xuất hiện biến dị tổ hợp: V,N;X,T -Tỉ lệ KG và KH đều 1:1. - Không xuất hiện biến dị tổ hợp. Ý nghĩa DTLK đảm bảo sự DT bền vững của từng nhóm tính trạng được quy định bởi các gen trên 1 NST trong chọn giống người ta có thể chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn đi kèm với nhau. Câu 9: Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen như thế nào? - Trong TB số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều, nên 1 NST phải mang nhiều gen. Các gen phân bố theo chiều dài của NST và tạo thành nhóm gen LK. - Số nhóm LK ở mỗi loài thường ứng với số NST trong bộ đơn bội (n) của loài. Ví dụ ở ruồi giấm có 4 nhóm LK ứng với n = 4. - Sự PLĐL chỉ đúng trong trường hợp các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau. Sự DTLK phổ biến hơn sự di truyền PLĐL. Câu 10: Nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen? - Điều kiện nghiệm đúng là: + Cơ thể xuất phát P phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai. + Tính trạng trội là trội hoàn toàn. + Mỗi gen quy định 1 tính trạng. + Số lượng cá thể F2 phải lớn. + Mỗi gen nằm trên 1 NST khác nhau. Câu 11: Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa. - Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không. - Ở đậu Hà Lan: A: Hạt vàng; a: Hạt xanh B: Hạt trơn; b: Hạt nhăn - Cho đạu vàng, trơn lai với đậu xanh, nhăn mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai thuần chủng - Ngược lại nếu con lai xuất hiện 2 kiểu hình trở nên chứng tỏ cây mang lai không thuẩn chủng. - Sơ đồ lai: + Nếu cây vàng, trơn t/c: AABB 3
  4. P: AABB x aabb Gp: AB ab F1: AaBb (100%V_T) + Nếu cây vàng, trơn không t/c: Aabb; AaBb; AaBB P1: Aabb x aabb P2: AaBb x aabb P3: AaBB x aabb Câu 12: a. Tại sao Menđen lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai? b. Theo quan điểm của Menđen, các nhân tố di truyền tồn tại và vận động như thế nào? a) Vì: + Trên cơ thể sinh vật có rất nhiều các tính trạng không thể theo dõi và quan sát hết được. + Khi phân tích các đặc tính sinh vật thành từng cặp tính trạng tương phản sẽ thuận tiện cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng và đánh giá chính xác hơn. b) - Nhân tố di truyền là loại vật chất di truyền nằm trong nhân tế bào và quy định nên tính trạng của cơ thể sinh vật. - Trong tế bào, nhân tố di truyền (NTDT) luôn tồn tại thành từng cặp nhưng không trọn lẫn vào nhau. - Trong quá trình phát sinh giao tử các NTDT trong cặp nhân tố di truyền phân li về giao tử, các NTDT phân li độc lập với nhau. - Trong quá trình thụ tinh sự kết hợp giữa giao tử của bố với giao tử của mẹ đã đưa đến sự tổ hợp lại của các cặp NTDT Câu 13: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? - Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì: - Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó - Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2 từ một cặp bố mẹ ban đầu - Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu - Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác - Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan và để khái quát thành định luật, Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau. Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định . ở nhiều loài khác nhau Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật B. Bài tập: Bài 1: Khi khảo sát tính trạng hình dạng quả, do một gen quy định. Người ta đem lai giữa cây quả tròn với cây quả bầu, thu được F1 đồng loạt quả tròn. a. Từ kết quả trên, ta có thể kết luận điều gì? Cho biết kết quả F2? 4
  5. b. Dựa vào kiểu hình cây quả tròn đời F2 ta có thể biết chắc chắn kiểu gen của chúng hay không? Vì sao? Bài 2: Xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai khi bố mẹ đem lai đều lá chẻ, quả đỏ: con lai có 64 lá chẻ, quả đỏ; 21 lá chẻ, quả vàng; 23 lá nguyên, quả đỏ; 7 lá nguyên, quả vàng. Bài 3: Ở lúa tính trạng than cao (A), tính trạng thân thấp (a); chin muộn (B), chín sớm (b); hạt dài (D), hạt tròn (d). Các gen trên phân li độc lập. Cho thứ lúa dị hợp tử về cả 3 tính trạng thân cao, chin muộn, hạt dài lai với lúa đồng hợp tử về thân cao, dị hợp tử về tính trạng chin muộn và hạt tròn, Hãy xác định: a. Số loại và tỉ lệ phân li KG ở F1. b. Số loại và tỉ lệ phân li KH ở F1. Bài 4: Ở lúa tính trạng thân cao tương phản với tính trạng thân thấp; tính trạng hạt tròn tương phản với tính trạng hạt dài. Trong một phép lai, ở F1 người ta thu được kết quả như sau: - Phép lai 1: 75% lúa thân cao, hạt tròn : 25% lúa thân thấp, hạt tròn. - Phép lai 2: 75% lúa thân thấp, hạt dài : 25% lúa thân thấp, hạt tròn. Biện luận và xác định kiểu gen, kiểu hình của P. Lập sơ đồ lai minh họa. Bài 5: Ở đậu Hà Lan, khi cho lai hai cây hoa đỏ lưỡng bội với nhau, người ta hấy ở F1 xuất hiện cây hoa trắng. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên NST thường và không xảy ra hiện tượng đột biến. a. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai. b. Nếu cho các cây hoa đỏ F1 tự thụ phấn thì tỉ lệ phân li kiểu hình sẽ như thế nào? c. Nếu cho các cây hoa đỏ ở F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau. Xác định kết quả ở F2? Bài 6: Thí nghiệm trên một dòng đậu, người ta cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25% cây cao, hạt tròn; 18,75% cây cao, hạt dài; 18,75% cây thấp, hạt tròn; 6,25% cây thấp, hạt dài. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. 1. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. 2. Biện luận và viết sơ đồ lai từ F1 đến F2. Bài 7: Từ hai dạng lúa có một cặp dị hợp (kiểu Aabb và aaBb), người ta muốn tạo ra giống lúa có hai cặp dị hợp (kiểu gen AaBb). Hãy trình bày các bước để tạo giống lúa đó? Bài 8: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng thân thấp. Gen B qui định tính trạng hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen b qui định tính trạng hạt xanh. Cho cây thân cao, hạt vàng lai với cây cùng loài khác thu được các cây F1 trong số đó thấy xuất hiện cây có kiểu gen đồng hợp tử trội và cây có kiểu gen đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen. Hãy xác định kiểu gen của P và tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F1. Bài 9: Trong một phép lai ở một loài thực vật, người ta thu được kết quả tỉ lệ phân li kiểu hình như sau: 1 cây hạt vàng, vỏ trơn 1 cây hạt vàng, vỏ nhăn 1 cây hạt xanh, vỏ trơn 1 cây hạt xanh, vỏ nhăn Xác định kiểu gen và kiểu hình của P. Cho biết đâu là biến dị tổ hợp trong các kiểu hình thu được ở phép lai trên? Bài 10: Xét một loài thực vật, một cá thể F1 cho giao phấn với 3 cây khác: 5
  6. - Với cây nhất thu được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài. - Với cây thứ hai thu được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài. - Với cây thứ ba thu được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài. Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng và nằm trên một NST khác nhau. Tính trạng thân cao tương phản so với tính trạng thân thấp; tính trạng hạt tròn tương phản với tính trạng hạt dài. Biện luân và viết sơ đồ lai của 3 trường hợp nêu trên. Bài 11: Ở người, có các nhóm máu A, B, AB, O. Hai an hem sinh đôi cùng trứng, người anh lấy vợ có nhóm máu A, con của họ có nhóm máu A và AB; người em lấy vợ có nhóm máu B, con của họ có nhóm máu B và AB. a. Hãy xác định kiểu gen của hai an hem. b. Nếu hai an hem lấy vợ có cùng nhóm máu thì xác suất sinh con có nhóm máu khác với bố mẹ là bao nhiêu? Bài 12: Một cặp vợ chồng có cùng kiểu gen AaBbDd. Cho biết không xảy ra đột biến. Tính theo lý thuyết, xác suất sinh 1 con có 2 gen trội và 2 người con có 3 gen lăn của cặp vợ chồng này là bao nhiêu? Bài 13: Ở cà chua; A: quả đỏ, a: quả vàng; B: lá chẻ, b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau : + Phép lai 1: P: Quả đỏ lá chẻ X quả vàng lá nguyên; F1: 100% đỏ chẻ. + Phép lai 2: P: Quả đỏ lá nguyên X quả vàng lá chẻ F1: 120 đỏ chẻ : 118 đỏ nguyên : 122 vàng chẻ : 120 vàng nguyên. + Phép lai 3: P: Quả đỏ chẻ X quả vàng chẻ F1: 360 đỏ chẻ : 120 đỏ nguyên. Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai. Bài 14: Lai hai ruồi dấm thuần chủng thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài, F 1 thu được toàn ruồi thân xám, cánh dài. Cho ruồi F1 tạp giao ở F2 thu được 101 ruồi thân xám, cánh ngắn, 199 ruồi thân xám, cánh dài và 100 ruồi thân đen, cánh dài. a. Biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2? b. Phải chọn ruồi khác có kiểu gen và kiểu hình thế nào để khi lai với ruồi F 1 ở trên thu được thế hệ con có tỷ lệ 3 ruồi thân xám, cánh dài:1 ruồi thân xám, cánh ngắn Biết mỗi tính trạng do một gen quy định. Bài 15: Người ta thực hiện hai phép lai khác nhau ở một loài động vật: - Phép lai 1: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt thỏi với lông ngắn, mắt bình thường được F 1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F 1 với nhau ở F2 có 25% lông dài, mắt thỏi, 50% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt bình thường. - Phép lai 2: Lai bố mẹ thuần chủng: lông dài, mắt bình thường với lông ngắn, mắt thỏi được F 1 toàn lông dài, mắt bình thường. Tiếp tục lai F 1 với nhau được F 2 có 75% lông dài, mắt bình thường, 25% lông ngắn, mắt thỏi . Biện luận xác định kiểu gen của các cặp bố mẹ trong hai phép lai trên và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Biết rằng cấu trúc của các nhiễm sắc thể không thay đổi trong giảm phân. Bài 16: Từ một phép lai giữa hai cây, người ta thu được: + 120 cây có thân cao hạt dài + 119 cây có thân cao hạt tròn + 121 cây có thân thấp hạt dài 6
  7. + 120 cây có thân thấp hạt tròn Biết hai tính trạng chiều cao thân và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau, thân cao và hạt dài là hai tính trội. Hãy giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của cây bố mẹ và lập sơ đồ lai? Bài 17: Ở một loại thực vật, khi lai hai cơ thể thuần chủng thân cao, hoa đỏ với cây thân thấp, hoa trắng được F1 đồng tính thân cao, hoa đỏ. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 1206 cây thân cao, hoa đỏ; 398 cây thân thấp, hoa trắng. a-Hãy biện luận xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. Viết sơ đồ lai từ P đến F2. b-Cho cây F2 mang hai tính trạng trội lai phân tích. Hãy xác định kết quả lai. CHUYÊN ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ A. Lý thuyết Câu 1: Thế nào là nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? Phân biệt sự khác nhau giữa nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng? - NST kép: gồm 2 crômatit giống hệt nhau và dính với nhau ở tâm động, hoặc có nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ. - Cặp NST tương đồng: gồm 2 NST giống nhau về hình dạng và kích thước, 1 chiếc có nguồn gốc từ bố, 1 chiếc có nguồn gốc từ mẹ. - Sự khác nhau: NST kép Cặp NST tương đồng - Chỉ là gồm 2 crômatit dính với nhau - Gồm 2 NST tương đồng ở tâm động - Chỉ có 1 nguồn gốc: hoặc từ bố hoặc - Có 2 nguồn gốc: 1 từ bố, 1 từ mẹ từ mẹ. - 2 crômatit hoạt động như 1 thể - 2 NST của cặp tương đồng hoạt thống nhất động độc lập với nhau Câu 2: Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể? Cấu trúc nào là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào? Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể? * Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là nhiễm sắc thể. * Cơ chế ổn định vật chất đó qua các thế hệ khác nhau của tế bào và cơ thể - Đối với loài sinh sản hữu tính: + Qua các thế hệ khác nhau của tế bào trong cùng một cơ thể, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ cơ chế nguyên phân. Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ. + Qua các thế hệ khác nhau của cơ thể bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định nhờ sự kết hợp của ba cơ chế nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Các sự kiện quan trọng nhất là sự nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể tương đồng có nguồn gốc từ bố và mẹ trong thụ tinh 7
  8. ( giảm phân tạo giao tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), thụ tinh khôi phục lại bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n). - Đối với loài sinh sản sinh dưỡng: bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ khác nhau của tế bào và qua các thế hệ khác nhau của cơ thể đều nhờ cơ chế nguyên phân. Sự kiện chính là là sự nhân đôi nhiễm sắc thể ở kì trung gian và sự phân li đồng đều nhiễm sắc thể ở kì sau đảm bảo hai tế bào con sinh ra có bộ nhiễm sắc thể giống hệt mẹ. Câu 3: So sánh nguyên phân và giảm phân? Giống nhau: - Đều là quá trình phân bào gián phân. - Đều có sự nhân đôi NST, NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo và phân li về 2 cực của tế bào - Sao chép DNA trước khi vào phân bào - Đều phân thành 4 kỳ - Sự phân đều mỗi loại NST về các tế bào con - Màng nhân và nhân con biến mất cho đến gần cuối - Hình thành thoi vô sắc. - Đều là cơ chế duy trì sự ổn định đặc trưng bộ NST lưỡng bội qua các thế hệ cơ thể. Khác nhau: Nguyên phân Giảm phân Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào mẹ giao Xảy ra ở tế bào sinh dục (2n) thời kỳ chín tử Một lần phân bào NST nhân đôi 1 lần Hai lần phân bào NST nhân đôi 1 lần Không có sự tiếp hợp NST Có sự tiếp hợp NST Kỳ giữa NST xếp thành một hàng trên mặt Kỳ giữa NST xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng phẳng xích đạo xích đạo (GP I) Kỳ sau có sự phân chia đồng đều bộ NST về 2 Phân ly 2 NST kép cùng cặp tương đồng TB con Kỳ cuối, mỗi TB con nhận được 2 NST đơn Mỗi TB con nhận được n NST kép Kết quả: Từ 1 TB sinh dưỡng (2n) qua nguyên Từ 1 TB sinh dục (2n) qua giảm phân hình phân hình thành 2 TB con có bộ NST (2n) thành 4 TB con có bộ NST (n) đơn bội giống hệt mẹ Câu 4: Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữa lại xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính của con là đúng hay sai? Tại sao? a.- Cơ chế xác định giới tính ở người: Tính đực, cái được quy định bởi các cặp nhiễm sắc thể giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong phát sinh giao tử là cơ chế xác định giới tính. Trong phát sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể XY phân li tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY có số lượng ngang nhau. Do đó tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1. >Trên qui mô lớn, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1 - Nói người mẹ quyết định giới tính của con là sai, vì giao tử mang NST Y để tạo hợp tử XY (phát triển thành con trai) được hình thành từ người bố. 8
  9. Câu 5: Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con mình các tính trạng đã hình thành sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên có đúng hay không? Giải thích? - Nói bố mẹ truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn là sai. - Vì: Bố mẹ chỉ truyền cho con kiểu gen qui định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường. Kiểu gen tương tác với môi trường để hình thành kiểu hình (tính trạng). Câu 6: Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật. Trình bày cơ chế của tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở các loài sinh sản hữu tính? - Tính đặc trưng: Bộ NST trong TB của mỗi loài SV được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng, cấu trúc. Cho ví dụ về: Số lượng, hình dạng, cấu trúc. - Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: NP- GP- Thụ tinh: + Qua GP : Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội. + Trong thụ tinh: Sự kết hợp giữa các giao tử 2n trong các hợp tử. + Qua NP: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong NP có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân đôi NST về 2 cực TB bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ TB này sang thế hệ TB khác của cơ thể. Câu 7: Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa quá trình phát sinh giao tử đực và phát sinh giao tử cái ở động vật? Giống nhau: - Các TB mầm đều thực hiện NP. Noãn bào bậc 1 và tinh bào bậc1 đều thực hiện GP để cho giao tử. Khác nhau: Phát sinh giao tử cái. Phát sinh giao tử đực. - Noãn bào bậc 1 qua GP I cho thể cực thứ 1 - Tinh bào bậc1 qua GP I cho 2 tinh bào và noãn bào bậc2 . bậc 2. - Noãn bào bậc 2 qua GP II cho 1 thể cực thứ 2 - Mỗi tinh bào bậc 2 qua GP II cho 2 tinh và 1 TB trứng. tử PT thành tinh trùng. - Từ mỗi noãn bào bậc 1 qua GP cho 2 thể cực - Từ mỗi tinh bào bậc 1 qua GP cho 4 TT, và 1TB trứng, trong đó chỉ có trứng trực tiếp Các TT này đều tham gia vào thụ tinh. thụ tinh. Câu 8: Nêu tóm tắt các cơ chế của hiện tượng di truyền bằng cách hoàn thành bảng sau: CƠ SỞ VẬT CHẤT CƠ CHẾ HIỆN TƯỢNG CẤP PHÂN TỬ: AND AND => ARN => Pr Tính đặc thù của Pr CẤP TẾ BÀO: NST Nhân đôi => Phân li => Bộ NST đặc trưng của Tổ hợp loài NP => GP => Thụ tinh Con giống hệt mẹ Câu 9: Thế nào là hiện tượng di truyền liên kết? Ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống? 9
  10. Hiện tượng di truyền liên kết: Di truyền liên kết là: hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. Ý nghĩa của liên kết hoàn toàn: - Nhiều nhóm gen quý cùng nằm trên NST thì di truyền cùng nhau tạo nên nhóm tính trạng tốt giúp cho sự ổn định loài. - Trong công nghiệp chọn giống, chuyển các gen có lợi cùng trên 1 NST để tạo được các giống như mong muốn nhằm tăng nang suất và hiệu quả kinh tế. Câu 10: Trình bày thí nghiệm của Moocgan về hiện tượng di truyền liên kết. 1. Đối tượng nghiên cứu: - Ruồi giấm mang nhiều đặc điểm thuận lợi cho các nghiên cứu di truyền: Dễ nuôi trong ống nghiệm, đẻ nhiều, vòng đời ngắn , có nhiều biến dị dễ quan sát , số lượng NST ít (2n = 8). 2. Thí nghiệm P tc: ruồi giấm thân xám, cánh dài x ruồi giấm thân đen, cánh cụt F1: 100% thân xám, cánh dài Lai phân tích thuận Fa: ♂ thân xám, cánh dài x ♀ thân đen, cánh cụt F2: 1 xám, dài : 1 đen, cụt Giải thích kết quả: - Đời F1 cho kết quả 100% ruồi thân xám, cánh dài => thân xám là trội so với thân đen, cánh 10
  11. dài là trội hơn so với cánh ngắn. - P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản => F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai với đồng hợp lặn (đen, ngắn) sẽ cho tỉ lệ: 1 : 1 : 1 : 1. nhưng F1 cho tỉ lệ 1 : 1 => F1 chỉ tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. 3. Sơ đồ lai : Quy ước: A : thân xám > a : thân đen B : cánh dài > b : cánh cụt Sơ đồ lai : Ptc : ♀ AB x ♂ ab AB ab F1 : AB (100% TX, CD) ab Pa : ♂ AB x ♀ ab ab ab Fa : AB ab ab ab (50% TX, CD) : (50% TĐ, CC) Câu 11: Một cơ thể lưỡng bội 2n có 2 cặp gen dị hợp BbCc. Hãy nêu những sự kiện quan trọng để chứng minh cho quá trình sau: 2n Nguyên phân 2n - Những sự kiện quan trọng: + Sự kiện NST tự nhân đôi ở kì trung gian. + Sự kiện NST kép tập trung thành một hang trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì giữa. + Sự kiện NST chia đôi và phân li đồng đều về 2 cực của tế bào. Câu 12: Phân biệt NST thường và NST giới tính. NST thường NST giới tính Số lượng Có nhiều trong tế bào (n>1) Có 1 cặp trong tế bào (n=1) Tồn tại Giống nhau ở cả hai giới Khác nhau giữa giống đực Đều là những cặp tương và cái 11
  12. đồng giống ở cả giống đực Là cặp tương đồng XX và cái trong loài hoặc không tương đồng XY Chức năng Chỉ chứa gen quy định tính Ngoài chứa gen quy định trạng thường giới tính còn chứa các gen quy định tính trạng liên quan đến giới tính. Câu 13: Hãy giải thích vì sao nhiễm sắc thể là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào? *) Nhiễm sắc thể (NST) được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào vì: - Nhiễm sắc thể có khả năng lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền: + NST được cấu tạo từ AND và protein, trong đó AND là vật chất di truyền cấp độ phân tử. + NST mang gen, mỗi gen có chức năng riêng. + Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc. - NST có khả năng truyền đạt thong tin di truyền: + Quá trình tự nhân đôi và phân li đồng đều của NST trong nguyên phân là cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể đối với sinh vật sinh sản vô tính. + Ở loài giao phối, bộ NST đặc trưng qua các thế hệ được duy trì nhờ 3 cơ chế: nhân đôi, phân li và tổ hợp trong 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. - NST có thể bị biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng từ đó gây ra những biến đổi ở tính trạng di truyền. Câu 14: Trình bày sự biến đổi hình thái NST trong chu kì tế bào? Sự biến đổi đó có ý nghĩa gì? *) Một chu kì tế bào giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian) và quá trình phân bào nguyên phân. Trong chu kì tế bào, hình thái NST biến đổi như sau: - Kì trung gian: NST ở trạng thái đơn, dạng sợi mảnh, duỗi xoắn hoàn toàn. Sau đó NST đơn tự nhân đôi thành NST kép. - Quá trình nguyên phân: + Kỳ đầu: NST kép bắt đầu đóng xoắn. + Kỳ giữa: NST kép đóng xoắn cực đại. + Kỳ sau: 2 NST đơn trong mỗi NST kép (vẫn ở trạng thái xoắn) tách nhau ra ở tâm động. + Kỳ cuối: NST đơn dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh. - Đến kỳ trung gian của chu kỳ tiếp theo, NST đơn dãn xoắn hoàn toàn *) Ý nghĩa sinh học: - Trong chu kỳ tế bào, NST dãn xoắn nhất ở kỳ trung gian, tạo điều kiện cho AND dễ dàng thực hiện quá trình tổng hợp ARN, qua đó tổng hợp nên Pr và tạo điều kiện thuân lợi cho AND tự sao. - NST đóng xoắn nhất ở kì giữa, tạo thuận lợi cho sự tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và sự phân li ở kỳ sau. 12
  13. Câu 15: Vì sao mỗi NST chứa 1 phân tử AND rất dài lại có thể xếp gọn được trong nhân có kích thước nhỏ? + Vì NST được gói bọc theo các mức xoắn cuộn khác nhau làm chiều dài của nó ngắn đi hang chục ngàn lần cho nên nó có thể xếp gọn trong nhân tế bào. Câu 16: Nêu các sự kiện trong giảm phân dẫn đến hình thành các tổ hợp NST khác nhau trong giao tử? + Sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp tương đồng làm hình thành NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen. + Sự phân li độc lập của các NST kép có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong cặp NST tương đồng ở kì sau giảm phân II. + Sự phân li của các nhiễm sắc tử chị em trong cặp NST tương đồng một cách ngẫu nhiên về các tế bào con. Câu 17: Nêu các đặc điểm khác nhau giữa NST kì giữa nguyên phân và NST kì giữa giảm phân? Kì giữa NP Kì giữa GP + Mỗi NST có hai nhiễm sắc tử giống + Mỗi NST gồm hai nhiễm sắc tử có hệt nhau thể có sự khác nhau mặt di truyền do trao đổi chéo kì đầu giảm phân I + NST kì này xếp thành 1 hàng trên + NST kì này ở giảm phân I xếp mặt phẳng xích đạo thành 2 hàng + Trong một tế bào, số lượng NST là + Trong 1 tế bào kì giữa giảm phân 2n (kép) II chỉ có số lượng NST n (kép) Câu 18: Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh? Ý nghĩa sinh học của nguyên phân, giảm phân và thụ tinh: - Qua nguyên phân, các tế bào sinh dưỡng của cơ thể duy trì được số NST trong tế bào con không đổi so với tế bào mẹ va` đó là số NST đặc trưng cho mỗi loài, đồng thời duy trì được những đặc tình di truyền của từng loài. Nhờ nguyên phân mà các thế hệ tế bào khác nhau vẫn chứa đựng các thông tin di truyền giống nhau, đặc trưng cho loài. - Sự phân bào của các tế bào sinh sản đều là giảm phân. Tế bào mẹ lưỡng bội trong cơ quan sinh sản sẽ giảm phân để cho giao tử đơn bội. Khi diễn ra quá trình thụ tinh sẽ có sự hoà hợp làm một nửa của 2 giao tử đơn bội. Nhờ giảm phân mà tạo nên các giao tử đơn bội để khi thụ tinh sẽ khôi phục lại trạng thái lưỡng bội. - Thụ tinh phục hồi lại bộ NST lưỡng bội do sự kết hợp giữa giao tử đực (n) với giao tử cái (n). Mặt khác trong thụ tinh do sự phối hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử khác giới tính mà cũng tạo nên nhiều hợp tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng bộ NST làm tăng tần số các loại biến dị tổ hợp. Nhờ thụ tinh đã kết hợp bộ NST đơn bội trong tinh trùng với bộ NST đơn bội trong trứng để hình thành bộ NST 2n, đảm bảo việc truyền thông tin di truyền từ bố mẹ cho con cái ổn định. B. Bài tập: DI TRUYỀN TẾ BÀO I/ NGUYÊN PHÂN. 13
  14. - Bảng khái quát về số NST, số crômatit và số tâm động trong mỗi tế bào trong dựa trên lí thuyết về biến đổi và hoạt động của NST trong nguyên phân: Kì Cuối Trung Đầu Giữa Sau TB TB Cấu trúc gian chưa tách đã tách Số NST 2n 2n 2n 4n 4n 2n Trạng thái NST kép kép kép đơn đơn đơn Số crômatit 4n 4n 4n 0 0 0 Số tâm động 2n 2n 2n 4n 4n 2n 2. Tính số lần nguyên phân, số TB con được tạo ra, số NST môi trường cung cấp cho các TB nguyên phân và số NST có trong các TB con được tạo ra sau nguyên phân. a. Nếu có 1 tế bào mẹ (2n) tiến hành nguyên phân x lần, thì: - Số TB con được tạo ra sau nguyên phân = 2x - Số NST có trong các TB con = 2x. 2n - Số NST môi trường cung cấp cho TB nguyên phân = ( 2x -1).2n b. Nếu có a tế bào mẹ (2n) tiến hành nguyên phân x lần bằng nhau, thì: - Số TB con được tạo ra sau nguyên phân = a.2x - Số NST có trong các TB con = a .2x. 2n - Số NST môi trường cung cấp cho TB nguyên phân = ( 2x -1).a.2n 3. Số tế bào con từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân: - Tổng số tế bào từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân: a. (2x+1 -1) - Tổng số tế bào con từng xuất hiện trong quá trình nguyên phân: a. (2x+1 - 2) 4. Số thoi vô sắc hình thành trong nguyên phân: (2x – 1) . a II/ GIẢM PHÂN. 1. Tính số TB con và số NST trong các TB con được tạo ra sau giảm phân. Qua giảm phân: - Mỗi tinh bào bậc I qua giảm phân tạo ra 4 giao tử đực ( tinh trùng) đều có chứa n NST. - Mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân tạo ra 1 giao tử cái ( trứng) và 3 thể định hướng ( thể cực) đều có chứa n NST. - Số tinh trùng được tạo ra = số tế bào sinh tinh x 4 - Số trứng được tạo ra = số tế bào sinh trứng - Số thể định hướng = số tế bào sinh trứng x 3 - Số NST trong mỗi loại giao tử ( hoặc trong các thể định hướng) được tạo ra = số lượng mỗi loại TB trên nhân với n NST. 2. Tính số hợp tử được tạo thành và hiệu suất thụ tinh của giao tử: - Số hợp tử = Số trứng thụ tinh = Số tinh trùng thụ tinh. - Hiệu suất thụ tinh( HSTT) của giao tử một giới nào đó là tỉ lệ giữa số giao tử giới đó được thụ tinh so với tổng số giao tử của giới đó tham gia vào quá trình thụ tinh. + HSTT của trứng = (Số trứng được thụ tinh : tổng số trứng tham gia thụ tinh) x 100%. + HSTT của tinh trùng = (Số tinh trùng được thụ tinh : tổng số tinh trùng tham gia thụ tinh) x 100%. 14
  15. 3. Tính số NST cùng trạng thái trong 2 giai đoạn của giảm phân: Kì Cuối Trung Đầu Giữa Sau TB Lần phân bào gian đã tách Lần phân bào 1 2n 2n 2n 2n n kép kép kép kép kép Lần phân bào 2 n n n 2n n kép kép kép đơn đơn Bài 1: Ở ruồi giấm: Cặp NST số 1 và số 3 mỗi cặp chứa 1 cặp gen dị hợp, cặp NST số 2 chứa 2 cặp gen dị hợp, cặp NST số 4 là cặp NST giới tính. a. Hãy viết kí hiệu bộ NST ruồi giấm cái. b. Khi có giảm phân bình thường, không có hiện tượng trao đổi đoạn sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Viết ký hiệu? Bài 2: a. Hoạt động của NST ở kì nào của giảm phân là cơ sở tạo ra sự đa dạng giao tử. Giải thích? b. Quan sát hình ảnh hai kì phân bào liên tiếp của tế bào một loài sinh vật. Hình 1 Hình 2 - Xác định bộ NST lưỡng bội (2n) của loài? Giải thích? - Viết kí hiệu NST của giao tử sinh ra từ tế bào này? - Đây là cơ chế của loại biến dị nào? Bài 3: Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể bốn nhiễm, thể ba nhiễm kép, thể không nhiễm ? Bài 4: Một tế bào của một loài thực vật có 2n = 24 nguyên phân một số lần liên tiếp tạo được nhóm tế bào A chứa 3072 NST đơn. Các tế bào nhóm A tiếp tục nguyên phân ba lần. Trong lần phân chia đầu tiên của các tế bào nhóm A, một số tế bào không hình thành thoi phân bào. Tổng số tế bào con do các tế bào nhóm A nguyên phân tạo ra là 1012 tế bào. a. Tính số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và số lượng tế bào nhóm A? b. Tính số tế bào không hình thành thoi phân bào trong lần phân chia đầu tiên của nhóm A và số NST có trong các tế bào con do các tế bào nhóm A nguyên phân tạo thành? Bài 5: Tế bào một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu: Aa Bb Dd XY . a) Hãy xác định tên và giới tính của loài này ? b) Khi tế bào này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử ? 15
  16. c) Hãy viết kí hiệu các nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở vào : Kì đầu 1 và kì cuối 2 của giảm phân . Bài 6: Có một tế bào mầm phân bào liên tiếp 5 đợt, được môi trường nội bào cung cấp 744 nhiễm sắc thể . Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo thành tinh trùng. a. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n. b. Xác định số lượng tinh trùng được tạo thành từ các tế bào con. Bài 7: Ở trâu, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 50. Quan sát các tế bào đang giảm phân , người ta thấy một số nhóm như sau : a ) Nhóm tế bào thứ nhất đếm được có 400 nhiễm sắc thể kép đang tiếp hợp với nhau thành từng cặp. Vậy nhóm tế bào này đang ở kì nào của giảm phân và số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu ? b) Nhóm thứ hai, có 1600 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực tế bào. Vậy nhóm tế bào này đang ở vào kì nào của giảm phân và số lượng là bao nhiêu ? Nếu nhóm tế bào thứ hai này kết thúc quá trình giảm phân, sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con? Biết : mọi diễn biến các tế bào đều bình thường như nhau Bài 8: Có 3 tế bào mầm sinh dục của một loài đều nguyên phân liên tiếp 7 đợt và đã sử dụng của môi trường nội bào nguyên liệu tương đương với 15240 NST. Các tế bào con sau nguyên phân đều trở thành số noãn bào bậc I và giảm phân bình thường. Tất cả các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh với hiệu suất 25%. Hãy xác định: a) Bộ NST lưỡng bội của loài. b) Số tế bào trứng được tạo ra qua giảm phân. c) Số hợp tử được tạo thành. Nếu hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125% thì số tinh bào bậc I tối thiểu cần huy động để tạo ra các tinh trùng nói trên là bao nhiêu? Bài 9: Ở một loài động vật cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720. Trong đó 1/12 là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần số nhiễm sắc thể Y. Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỉ lệ hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10. Tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%. Bài 10: a. Trong hình vẽ một tế bào có 28 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực. Hãy cho biết: - Hình vẽ muốn mô tả tế bào đang ở kì nào của hình thức phân bào nào? - Bộ nhiễm sắc thể 2n của loài có tế bào mô tả trong hình vẽ nói trên là bao nhiêu? b. Ở một số loài giao phối, đôi khi bắt gặp cá thể đực có 3 nhiễm sắc thể giới tính, kí hiệu XXY. Hãy trình bày các cơ chế có thể dẫn tới trường hợp sinh ra những cá thể như trên? Bài 11: Ở vùng sinh sản của một tinh hoàn có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Ở vùng sinh sản của một buồng trứng có 5 tế bào mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX đều nguyên phân một số đợt bằng nhau. Môi trường tế bào cung cấp cho quá trình trên nguyên liệu tương đương 785 nhiễm sắc thể giới tính X. Tổng số nhiễm sắc thể giới tính trong tất cả các tế bào con sinh ra sau nguyên phân là 960.Các tế bào con đều chuyển sang vùng chín tạo giao tử.Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng X là 5% của tinh trùng Y là 10%.Các hợp tử đều phát triển thành cá thể. 16
  17. a.Tìm số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục ban đầu ở tinh hoàn và buồng trứng b.Tìm số cá thể đực cái trong đàn Bài 12 : Trong một vùng sinh sản của một cơ thể động vật có 4 tế bào sinh dục sơ khai A, B, C, D.Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này nguyên phân liên tiếp để tạo các tế bào sinh giao tử.Các tế bào sinh giao tử đều giảm phân tạo giao tử đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 3120 nhiễm sắc thể đơn. Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 20 hợp tử. Xác định tên và giới tính của loài động vật này. Bài 13:Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích? b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào? Bài 14 :Ở một loài thực vật, bộ NST hướng bội 2n = 24. Tổng số tế bào con được sinh ra trong các thế hệ tế bào do quá trình nguyên phân từ 1 tế bào lưỡng bội là 254. Xác định số nhiễm sắc thể có trong thế hệ tế bào cuối cùng ở trạng thái chưa nhân đôi. Bài 15: Một tế bào chứa hai cặp gen dị hợp (Aa, Bb). a. Hãy viết kiểu gen có thể có của tế bào này? b. Giả sử trên là tế bào sinh trứng giảm phân tạo trứng. Hãy viết kiểu gen của tế bào trứng đó? Bài 16: Ở gà bộ NST 2n = 78. Một nhóm tế bào cùng loại gồm 2496 NST đang phân li về hai cực của tế bào. a. Nhóm tế bào trên đang ở kì nào? Số lượng NST? b. Giả sư nhóm tế bào trên được sinh ra từ một tế bào gốc ban đầu, thì trong toàn bộ quá trình phân bào có bao nhiêu thoi vô sắc hình thành? Bài 17: Bộ nhiễm sắc thể của loài được ký hiệu như sau: T đồng dạng với t, D đồng dạng với d, H đồng dạng với h. (mỗi chữ cái ứng với 1 nhiễm sắc thể đơn). Viết ký hiệu bộ nhiễm sắc thể của loài ở các kì: a.Của phân bào nguyên phân? b. Kỳ trước I,kỳ cuối II của phân bào giảm phân? (Nếu không có sự trao đổi đoạn và đột biến). CHUYÊN ĐỀ 3: AND VÀ GEN A. Lý thuyết: Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của ADN? Vì sao cấu trúc ADN chỉ có tính chất ổn định và tương đối. * Cấu trúc hóa học của ADN. - ADN (axit đêôxiribônuclêic) được cấu tạo từ các nguyên tố chủ yếu là: C, H, O, N, P - ADN là đại phân tử có kích thước và khối lượng phân tử lớn. - ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit. - Một nuclêôtit gồm 3 thành phần: Axit phôtphoric H3PO4, đường đêôxiribô C5H10O4 và bazơnitric, trong đó bazơnitric là thành phần quan trọng nhất. Có 4 loại bazơnitric là A, T, G, X. Do các nuclêôtit chỉ khác nhau ở thành phần bazơnitric nên người ta dùng tên bazơnitric để gọi tên các nuclêôtit. 17
  18. - Thành phần, số lượng trật tự sắp xếp các đơn phân đã tạo ra vô số loại ADN khác nhau từ đó quy định tính đa dạng cho sinh vật. * Cấu trúc không gian của ADN. - Do Oatxơn và Cric công bố năm 1953. - ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn song song xoắn đều quanh một trục theo chiều từ trái sang phải. - Trên mỗi mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững giữa đường của nuclêôtit này với axit của nuclêôtit bên cạnh. - Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô theo nguyên tắc bổ sung, trong đó một bazơnitric có kích thước lớn phải được bù bằng một bazơnitric có kích thước nhỏ. A đi với T bằng hai liên kết hiđrô, G đi với X bằng ba liên kết hiđrô. Do đó khi biết trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn này có thể suy ra trật tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch đơn kia. - ADN xoắn có tính chất chu kì, mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34A0, đường kính 20A0. - Tỉ lệ (A+T)/(G+X) đặc trưng cho loài. * Tính ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối: - Cấu trúc ADN ổn định nhờ: + Trên hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị bền vững. + Giữa hai mạch đơn các nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô có số lượng rất lớn. - Tính ổn định của ADN chỉ có tính tương đối vì: + Liên kết hiđrô có số lượng lớn nhưng là liên kết yếu nên khi khi cần liên kết hiđrô có thể đứt, hai mạch đơn của ADN tách nhau ra để ADN tái sinh và sao mã. + ADN có khả năng đột biến (đột biến gen). + ở kì đầu giảm phân I có thể xảy ra hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo thông tin di truyền mới. Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo của ARN. So sánh ADN và ARN. 1/Cấu tạo hóa học chung của các loại ARN - ARN là các hạt đại phân tử, có cấu trúc đa phân với thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P. và có cấu tạo bởi một mạch đơn - Mỗi đơn phân của ARN là một nuclêôtít có 4 loại nuclêôtít tạo ARN: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin ARN có từ hàng trăm đến hàng nghìn nuclêôtít - Bốn loại: A,U,G,X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo cho ARN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù 2/ So sánh cấu tạo của ARN với AND a/ Các đặc điểm giống nhau: - Đều có kích thước và khối lượng lớn cấu trúc theo nguyên tắc đa phân - Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P - Đơn phân là nuclêôtít. có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X - Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch b/ Các đặc điểm khác nhau: Cấu tạo của AND Cấu tạo của ARN 18
  19. - Có cấu trúc hai mạch song song và - Chỉ có một mạch đơn xoắn lại với nhau - Có chứa loại nuclêôtít timin T mà - Chứa uraxin mà không có ti min không có uraxin U - Có liên kết hydrô theo nguyên tắc -Không có liên kết hydrô bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch -Có kích thước và khối lượng lớn - Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ARN hơn ADN Câu 3: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Phân tử ADN tự sao dựa theo những nguyên tắc nào? *) ADN có tính đặc thù và đa dạng : - Tính đa dạng và đặc thù của ADN được chi phối chủ yếu do ADN cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với 4 loại đơn phân: A, T, G, X - Tính đặc thù của ADN do số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các loại nucleotit - Những cách sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit tạo nên tính đa dạng của ADN *) Những nguyên tắc trong quá trình tự nhân đôi của ADN: - Nguyên tắc bổ sung : Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X - Nguyên tắc giữ lại một nửa( bán bảo toàn): Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ(mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới - Nguyên tắc khuôn mẫu: Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con đang dần được hình thành đều dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ Câu 4: Phân biệt quá trình tổng hợp ADN và ARN? Cơ chế tự nhân đôi ADN Cơ chế tổng hợp ARN - Diễn ra suốt chiều dài của phân tử ADN - Diễn ra trên từng đoạn của phân tử ADN, tương ứng với từng gen hay từng nhóm gen. - Các nuclêôtit tự do liên kết với các nuclêôtit - Các nuclêôtit tự do chỉ liên kết với các của ADN trên cả 2 mạch khuôn: A liên kêt với nuclêôtit trên mạch mang mã gốc của ADN; A T và ngược lại liên kết với U. - Hệ enzim ADN polymeraza - Hệ enzim ARN polymeraza - Từ một phân tử ADN mẹ tạo ra 2 phân tử - Từ một phân tử ADN mẹ có thể tổng hợp AND con giống nhau và giống mẹ. nhiều loại ARN khác nhau, từ một đoạn phân tử ADN có thể tổng hợp nhiều phân tử ARN cùng loại. - Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở trong - Sau khi tự nhân đôi ADN con vẫn ở trong nhân. nhân. - Chỉ xảy ra trước khi tế bào phân chia. - Xảy ra trong suốt thời gian sinh trưởng của tế 19
  20. bào. Câu 5: Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không? - Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi của ADN được diễn ra theo các nguyên tắc: + Nguyên tắc khuôn mẫu: nghĩa là mạch mới tạo ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. + Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nu. ở mạch khuôn với các nu. tự do là cố định: A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại. + Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn): trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ (mạch cũ), còn 1 mạch mới được tổng hợp. - Có trường hợp ADN con khác ADN mẹ nếu xảy ra đột biến trong qua trình nhân đôi. Câu 6: Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc đó thể hiện như thế nào trong cấu trúc và cơ chế di truyền? Sự vi phạm nguyên tắc bổ sung sẽ dẫn đến hậu quả gì? * NTBS là nguyên tắc ghép đôi giữa các đơn phân trên mạch kép của phân tử ADN. A của mạch này liên kết với T của mạch kia bằng 2 liên kết H, G của mạch này liên kết với X của mạch kia bằng 3 liên kết H * NTBS thể hiện trong cơ chế di truyền: + ADN: - Trong phân tử ADN gồm 2 mạch và A của mạch này liên kết với T của mạch kia, G của mạch này liên kết vói X của mạch kia và ngược lại. Đảm bảo cho cấu trúc không gian của ADN được ổn định, khi biết thông trình tự sắp xếp các đơn phân của mạch này có thể suy ra trình tự sắp xếp các đơn phân của mạch kia. - NTBS đảm bảo quá trình nhân đôi của ADN mẹ thành 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ. + ARN: - Cấu trúc của ARN được tổng hợp dựa trên mạch đơn của ADN, cơ chế tổng hợp ARN dựa trên mạch đơn của ADN theo NTBS A – U; T – A; G – X ; X – G + Prôtêin: - Trong quá trình tổng hợp chuỗi axitamin, tARN vận chuyển các axitamin tự do trong môi trường nội bào vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bộ 3 mã hoá, 3 nuclêôtit trên tARN khớp với 3 nuclêôtit trên mARN theo NTBS; A – U ; G – X. Câu 7: So sánh cấu trúc phân tử của 3 loại ARN? + Giống nhau: - Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit. - Có 4 loại nucleotit: A, U, G, X. - Các nu liên kết với nhau bằng các liên kết hóa trị giữa gốc phophat của nu này với đường của nu kia tạo nên mạch polynucleotit. - Có cấu tạo một mạch. + Khác nhau: 20
  21. mARN tARN rARN Mạch polynucleotit dạng Mạch polynucleotit cuộn xoắn Mạch polynucleotit có những thẳng lại ở một đầu tạo nên các thùy đoạn xoắn tròn Không có liên kết hidro Có liên kết hidro Có liên kết hidro Mỗi phân tử có khoảng 150 – Mỗi phân tử có khoảng 80 – Mỗi phân tử có khoảng 160 – 1500 Nu 100 Nu 13000 Nu Chiếm khoảng: 2 – 5% tổng Chiếm khoảng: 10 – 15% tổng Chiếm khoảng: 80% tổng số số ARN trong tế bào số ARN trong tế bào ARN trong tế bào Câu 8: Trình bày chức năng từng loại phân tử ARN? - mARN có chức năng truyền đạt thông tin di truyền tử mạch gốc trên ADN đến chuỗi polipepetit. - tARN có chức năng vận chuyển axit amin tới ribôxôm để tổng hợp nên chuỗi polipetit . - rARN liên kết với các protein tạo nên các riboxom. rARN là loại ARN có cấu trúc có nhiếu liên kết hidro trong phân tử nhất và chiếm số lượng lớn nhất trong tế bào. Câu 9: Trình bày những điểm khác nhau cơ bản giữa gen cấu trúc và mARN? Đại phân tử Cấu trúc Chức năng ADN (gen) - Chuỗi xoắn kép - Lưu giữ thông tin di - Gồm 4 loại Nu: A, T, truyền G, X - Truyền đạt thông tin di - Các Nu trên mỗi mạch truyền đơn liên kết với nhau bằng liên kết hóa trị - Các Nu giữa hai mạch liên kết với nhau bằng liên kết Hidro theo NTBS ARN - Chuỗi xoắn đơn - Truyền đạt thông tin di - Gồm 4 loại Nu: A, U, truyền G, X - Vận chuyển axit amin - Các Nu trên mỗi mạch - Tham gia cấu trúc đơn liên kết với nhau riboxom bằng liên kết hóa trị Protein - Một mạch hay nhiều - Thành phần cấu trúc chuỗi đơn của tế bào, biểu hiện - Gồm 20 loại axit amin thành tính trạng. - Các axit amin liên kết - Xúc tác và điều hòa các với nhau bằng liên kết quá tình TĐC. Bảo vệ peptit cơ thể (kháng thể) - Vận chuyển cung cấp 21
  22. năng lượng. Câu 10: Lập bảng khái quát sự phân biệt về đặc điểm cấu tạo và chức năng của 3 cấu trúc: ADN, ARN và Protein? Gen cấu trúc mARN Cấu trúc Mạch kép, có liên kết hidro Chỉ có một mạch, không có Có loại đơn phân Timin, liên kết Hidro không có đơn phân Uraxin Có loại đơn phân Uraxin, không có đơn phân Timin Chức năng Mang thông tin quy định cấu Truyền đạt thông tin quy định trúc của một loại protein cần cấu trúc của một loại protein tổng hợp cần tổng hợp Khả năng di truyền đột biến Có khả năng di truyền cho thế Không khả năng di truyền cho hệ sau những biến đổi về câu thế hệ sau những biến đổi về trúc (đột biến) câu trúc (đột biến) Câu 11: Phân tử ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì về mặt di truyền? - Cấu trúc bền vững, ổn định. - Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN (Tiết kiệm vật chất, năng lượng và thời gian. - Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai trong quá trình tự nhân đôi. - Sắp xếp của 2 mạch theo nguyên tắc bổ sung -> Chi phối truyền đạt thông tin di truyền. Câu 12: So sánh quá trình phiên mã và dịch mã? *) Giống nhau: + Đều có sự tham gia của các enzim + Đều có sự lắp ráp các Nu theo NTBS: A = U; G = X và ngược lại *) Khác nhau: Phiên mã Dịch mã Nguyên liệu là Nu Nguyên liệu là axit amin Sự gắn kết các Nu của môi trường với Sự gắn kết Nu giữa bộ ba đối mã (tARN) các Nu trên mạch gốc với bộ ba phiên mã (mARN) Enzim ARN polimeraza trượt trên mạch Riboxom trượt trên mARN gốc của gen Tạo liên kết hóa trị giữa các Nu Tạo liên kết peptit giữa các a.a Sản phẩm là mARN mang thông tin di Sản phẩm tạo ra là các chuỗi polypeptit truyền của gen cấu trúc tham gia dịch hoàn thiện có cấu trúc không gian 4 bậc mã. tham gia cấu tạo tế bào. Câu 14: Vì sao trâu và bò đều ăn cỏ nhưng prôtêin của chúng lại khác nhau? - Prôtêin của cỏ trong hệ tiêu hóa của trâu và bò đều được phân giải thành các axit amin riêng rẽ. Các axít amin được chuyển đến tế bào của trâu hoặc của bò. Tại tế bào dưới khuôn mẫu ADN của trâu hoặc bò đã tổng hợp nên prôtêin đặc trưng vì vậy prôtein của trâu và bò khác nhau. Sự khác nhau đó thể hiện ở số lượng,thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin . 22
  23. Câu 15: ADN có những đặc điểm gì để được xem nó là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử? - ADN thuộc loại đại phân tử. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân tử mà các đơn phân là các nuclêôtit (có 4 loại: A, T, X, G). Mỗi phân tử ADN được đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong cấu trúc của nó. - Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật. - ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn đều. Các nuclêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn. - ADN là nơi lưu giữ thông tin di truyền, nghĩa là thông tin về cấu trúc của Pr. - ADN có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó thông tin di truyền chứa đựng trong ADN có thể được truyền đạt qua các thế hệ. Câu 16: Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin. Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào? Gen (một đoạn ADN) 1 mARN 2 Pr - Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN, mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin cấu thành nên Pr. - Như vậy thông tin về cấu trúc của Pr (thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp axit amin) đã được xác định bởi dãy nuclêôtit trong mạch ADN. Sau đó, mạch này được dùng làm mẫu để tổng hợp ra mạch mARN diễn ra ở trong nhân. Tiếp theo, mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axit amin diễn ra ở tế bào chất. Nguyên tắc : - (1): A liên kết với U; T liên kết với A; G liên kết với X và ngược lại. - (2) : 3 nuclêôtit tương ứng với 1 axit amin. B. Bài tập: DẠNG 1. Tính chiều dài, số lượng nuclêôtit và khối lượng, chu kì xoắn, liên kết hidro của phân tử ADN. - Ký hiệu: N: số nuclêôtit của ADN N : số nuclêôtit của 1 mạch 2 L: chiều dài của ADN M: khối lượng của ADN. Mỗi nuclêôtit dài 3,4A0 và có khối lượng trung bình là 300đvC, nên: N 2L L = . 3,4A0 N = M= N . 300đvC 2 3,4A0 N L C = 20 34 Gọi H là số liên kết hyđrô của phân tử ADN: H = 2A + 3G - Số liên kết hóa trị trong gen là: 2N - 2 23
  24. DẠNG 2. Tính số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của phân tử ADN. Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN, số nuclêôtit loại A luôn bằng T và G luôn bằng X: A=T G=X - Số lượng nuclêôtit của phân tử ADN: A + T + G + X = N N Hay 2A + 2G =N. A + G = 2 - Suy ra tỉ lệ % các loại nuclêôtit trong phân tử ADN: A + G = T + X = 50% N. DẠNG 3. Xác định trình tự và số lượng các loại nuclêôtit trên mỗi mạch pôlinuclêôtit của thân tử ADN. - Gọi A1, T1, G1, X1 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ nhất và A 2, T2, G2, X2 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ hai. Dựa vào NTBS, ta có: A1 = T2 T1 = A2 G1 = X2 X1 = G2 A = T = A1 + A2 G = X = G1 + G2 N A1 + G1 + X1 + T1 = 2 - Tỉ lệ % tưng loại Nu trên từng mạch đơn của gen: %A1 %A2 %T1 %T 2 %A = %T = 2 2 %G1 %G2 %X1 %X 2 %G = %X = 2 2 DẠNG 4: Tính số lần nhân đôi của ADN và số phân tử ADN được tạo ra và số lượng nuclêôtit môi trường cung cấp cho ADN nhân đôi. Gọi x là số lần nhân đôi của ADN thì số phân tử ADN được tạo ra là: 2x - Tổng số nuclêôtit môi trường cung cấp: nu.mt x  = ( 2 – 1) . NADN - Số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp: x Amt = Tmt = ( 2 – 1) . NADN x Gmt = Xmt = ( 2 – 1) . NADN DẠNG 5: Tính số liên kết hyđrô bị phá vỡ trong quá trình nhân đôi ADN. - Nếu phân tử ADN chứa H liên kết hyđrô ( H = 2A + 3G) nhân đôi x lần thì: Số liên kết hyđrô bị phá = (2x -1) .H - Số liên kết hóa trị hình thành: (2x – 1)(N – 2) DẠNG 6: Cơ chế sao mã của gen 1. Số lượng Nu môi trường cung cấp cho gen sao mã: - Số lần sao mã của gen bằng số phân tử ARN được tổng hợp. - Khi gen sao mã k lần, thì tổng sô rNu và ribonucleotit từng loại môi trường cung cấp là: N ribonu.mt k.rN k.  2 24
  25. rAmt = k . rA = k . Tgốc rUmt = k . rU = k . Agốc rGmt = k . rG = k . Xgốc rXmt = k . rX = k . Ggốc DẠNG 7: Cơ chế giải mã: - Khối lượng của một phân tử pr. L = aa.3. M = aa. 110. mN N - Số aa trên phân tử pr hoàn chỉnh: 2 = 2 = số aa trong chuỗi polipeptit - 1. 3 6 N - Số liên kết peptit tạo thành = số phân tử nước giải phóng = 2 6 mN - Số liên kết peptit có trong một phân tử = 3 = số aa trong chuỗi polipeptit - 2 = số bộ ba 3 mã hoá -3 N - Số tArN cần dùng = 1 6 = Số ribonu trên tARN = mN - 3 = số tArN - 3. Bài 1 : Xét một nhóm tế bào sinh giao tử, mỗi tế bào xét một cặp gen dị hợp dài 5100 A 0 nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Gen trội A nằm trên nhiễm sắc thể thứ nhất có1200 Ađênin,gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thứ hai có1350 Ađênin. a. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi gen. b. Khi tế bào ở vào kì giữa của giảm phân I, số lượng từng loại nuclêôtit của các gen trong tế bào là bao nhiêu? c. Nếu có một số tế bào trong nhóm tế bào sinh giao tử xảy ra đột biến dị bội ở cặp nhiễm sắc thể chứa gen nói trên thì khi nhóm tế bào kết thúc giảm phân số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử là bao nhiêu? Bài 2: Một gen quy định cấu trúc của một pôlipeptit gồm598 axit amin có tỉ lệ: G : A= 4 : 5. a. Tính chiều dài của gen. b. Tính số lượng nuclêôtit từng loại do môi trường nội bào cung cấp khi gen tự sao liên tiếp 6 lần. c. Do đột biến, một cặp A-T của gen được thay thế bằng cặp G – X. Số liên kết hyđrô trong gen thay đổi như thế nào? Bài 3 : Một gen dài 0,816 micrômet và có hiệu số giữa ađênin với một loại nuclêôtitkhác bằng 15%số nuclêôtit của gen. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có tổng số giữa 2 loại ađênin với guanin bằng 50%, hiệu số giữa ađênin với guanin bằng 10% và tỉ lệ T : X = 3 : 3. a. Tính ti lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit của gen. b. Tính tỉ lệ % và số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch của gen. 25
  26. A T Bài 4: Một gen ở vi khuẩn có 3600 liên kết hydro, tỉ lệ 1,5. G X a/ Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen. b/ Một đột biến xảy ra trong vùng mã hóa của gen trên làm cho chuỗi axit amin do gen đột biến điều khiển tổng hợp có 1 axit amin được thay bằng axit amin mới, các axit amin còn lại không thay đổi so với trước đột biến. Đột biến trên thuộc dạng nào? Bài 5: Trong phân tử ADN, ađênin (A) liên kết với timin (T) bởi 2 liên kết hyđrô và xitôzin (X) liên kết với guanin (G) bởi 3 liên kết hyđrô. a) Tính số liên kết hyđrô của gen khi biết A +G =700 nuclêôtit và A - G = 100 nuclêôtit. b) Số liên kết hyđrô của gen thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến gen sau đây: -Trường hợp 1 : Mất một cặp nuclêôtit. -Trường hợp 2: Thêm một cặp nuclêôtit. -Trường hợp 3: Thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác. Bài 6: Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có ( 2n = 8) có khoảng 2,83 x10 8 cặp nuclêotit. Nếu chiều dài trung bình của nhiễm sắc thể ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 2 micromet, thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN? Bài 7: Hai gen bằng nhau: - Gen thứ nhất có 3321 liên kết Hiđrô và có hiệu giữa Guanin với một loại nu khác bằng 20% số Nu của cả gen. - Gen thứ hai có nhiều hơn gen thứ nhất 65 Ađênin. 1. Xác định số lượng từng loại nucleotit của gen thứ nhất. 2. Xác định số lượng và tỉ lệ từng loại nucleotit của gen thứ hai? Cho biết số liên kết hóa trị và khối lượng phân tử của gen thứ hai? Bài 8: Xét trường hợp một gen có hai alen A và a, alen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết Hidro, alen a có chiều dài bằng alen A nhưng số liên kết Hiđrô lớn hơn 1. Cặp gen Aa nhân đôi liên tiếp 2 lần. Hỏi môi trường nội bào cung cấp số nucleotit từng loại là bao nhiêu? Bài 9: Gen B có chiều dài 2040A0, trên mạch 1 có 150A và 103T. Một đột biến gen dạng thay thế một cặp Nu xảy ra làm gen B thành gen b. Gen b có 1546 liên kết Hiđrô. Cặp Bb tự nhân đôi 1 lần đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con nhân đôi lần thứ 2. Hỏi môi trường nội bào cung cấp số lượng nucleotit từng loại là bao nhiêu? Bài 10: Gen B có khối lượng phân tử là 720000đvC, trong đó số hiệu của A với một loại Nu khác là 30% tổng số Nu của gen. Mạch 1 của gen có 360A và 140G. Khi gen B phiên mã đã lấy từ môi trường nội bào 1200U. a. Hãy xác định chiều dài của gen B b. Gen B tự nhân đôi lien tiếp 3 đợt. Xác định: + Số lượng nucleotit từng loại môi trường nội bào cung cấp cho quá trình trên? + Số nucleotit từng loại trong tổng số gen mới được hình từ lần tự sao cuối cùng? c. Môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu Nu từng loại cho quá trình phiên mã của gen B nói trên? d. Gen B bị đột biến thành gen b. Khi 2 gen cùng tự nhân đôi 1 lần thì môi trường nội bào cung cấp cho gen b kém gen B là 5A và 4G. + Xác định số Nu từng loại của gen b. 26
  27. + Gen b mã hóa được 1 chuỗi pôlipeptit gồm bao nhiêu axit amin? CHUYÊN ĐỀ 4: BIẾN DỊ A. Lý thuyết: Câu 1: Nêu khái niệm, nguyên nhân của đột biến gen. Khái niệm: - Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trong cấu trúc của gen. Những biến đổi này thường liên quan đến 1 cặp nuclêôtit (đột biến điểm) hoặc 1 số cặp nuclêôtit. Nguyên nhân: - Do những sai sót ngẫu nhiên trong phân tử ADN xảy ra trong quá trình tự nhân đôi của ADN. - Tác động của các tác nhân vật lí, hóa học và sinh học của môi trường. - Đột biến có thể phát sinh trong điều kiện tự nhiên hay do con người tạo ra (đột biến nhân tạo) Câu 2: Trình bày cơ chế tạo ra thể đa bội. - Cơ chế hình thành là do bộ NST nhân đôi nhưng có thể thoi phân bào không hình thành nên NST không phân li trong tế bào xôma. - Do quá trình giảm phân không bình thường tạo ra giao tử mang bộ NST không giảm đi một nửa số lượng so với tế bào mẹ, ví dụ từ tế bào 2n qua giảm phân cho giao tử 2n, và sự kết hợp qua thụ tinh giữa các giao tử này với nhau hoặc với giao tử bình thường. + Thể 4n: Trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n, khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử 2n tạo thành hợp tử 4n. + Thể 3n: Trong giảm phân NST tự nhân đôi nhưng không hình thành thoi vô sắc → tạo giao tử 2n. khi thụ tinh giao tử 2n + giao tử bình thường n tạo thành hợp tử 3n. - Sơ đồ: P: 2n x 2n - Sơ đồ: P: 2n x 2n đ b đ b đ b GF1: n 2n GF1: 2n 2n F1: 3n F1: 4n Câu 3: Phân biệt đột biến và thường biến? Đột biến Thường biến - Là những biến đổi đột ngột trong vật - Là những biến đổi về kiểu hình của cùng một chất di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử kiểu gen dưới tác động của điều kiện sống. (gen, ADN) hay cấp độ tế bào (NST). -Xảy ra do tác động trực tiếp của môi trường - Do tác nhân gây đột biến ở môi trường ngoài như đất đai, khí hậu, thức ăn ngoài (Tác nhân vật lí, hoá học) hay tác nhân môi trường trong (các rối loạn trong quá trình sinh lí, sinh hoá của tế bào). - Không di truyền được. - Di truyền được. - Giúp sinh vật thích nghi thụ động trước sự biến - Phần lớn gây hại cho sinh vật đổi của điều kiện môi trường. - Xảy ra đồng loạt, theo một hướng xác định. 27
  28. - Không di truyền được nên không phải là nguồn - Xảy ra riêng lẻ, không định hướng nguyên liệu cho chọn giống và tiến hoá. Thường - Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá biến có ý nghĩa gián tiếp cho Chọn lọc tự nhiên. trình tiến hoá và chọn giống > có ý nghĩa trực tiếp cho Chọn lọc tự nhiên. Câu 4: Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất? - Giống: Là kiểu gen qui định giới hạn năng suất. - Kỹ thuật sản xuất: Qui định năng suất cụ thể của giống trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui định. - Năng suất (tập hợp một số tính trạng số lượng): Là kết quả tác động của cả giống và kĩ thuật. Có giống tốt nếu không nuôi trồng đúng kĩ thuật sẽ không phát huy được năng suất của giống. Muốn vượt giới hạn năng suất thì phải thay giống cũ bằng giống mới. Kỹ thuật sản xuất sẽ qui định năng suất cụ thể trong giới hạn năng suất do giống qui định. * Trong chỉ đạo nông nghiệp tuỳ điều kiện cụ thể của từng nơi, từng giai đoạn mà người ta chú trọng đến yếu tố giống hay yếu tố kỹ thuật. Câu 5: Phân loại các loại biến dị di truyền và biến dị không di truyền? - QLDT đồng tính và phân ly: Các tính trạng tóc quăn, môi dầy là Trội so với tóc thẳng, môi mỏng. F1 đều đồng tính còn F2 phân ly theo tỷ lệ trung bình là 3 trội : 1 lặn. - QLDT phân ly độc lập: Sự di truyền màu mắt độc lập vớ* Biến dị di truyền: a. Biến dị tổ hợp b. Đột biến: - Đột biến gen: Gồm các dạng: Mất một hoặc một số cặp nuclêôtit. Thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit. Đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit. Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit này bằng một hoặc một số cặp nuclêôtit khác. - Đột biến nhiễm sắc thể: + Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể: Gồm các dạng: Mất đoạn nhiễm sắc thể. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể. + Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Gồm các dạng: Đột biến dị bội. Đột biến đa bội. * Biến dị không di truyền: Thường biến. Câu 6: Bằng các kiến thức đã học hãy chứng minh con người cũng tuân theo các quy luật di truyền và biến dị như các sinh vật khác. Có thể áp dụng hoàn toàn các phương pháp 28
  29. nghiên cứu di truyền, biến dị ở sinh vật vào nghiên cứu di truyền học người được không? Vì sao? - Tuân theo quy luật di truyền : Qua nghiên cứu phả hệ có thể xác định được tính trạng trội hay lặn, có liên kết với giới tính hay không 1 số tính trạng ở người di truyền theo đúng các quy luật di truyền của Men Đen; tuân theo quy luật DT liên kết, hoán vị gen -Tuân theo quy luật biến dị:+ ở người cũng chịu tác động của thường biến.Ví dụ: Người sống ở đồng bằng lượng hồng cầu ít hơn so với sống ở vùng núi cao.Con người cũng chịu sự tác động của các tác nhân gây đột biến làm thay đổi cấu trúc, số lượng vật chất di truyền (Cho ví dụ) +Cơ chế , nguyên nhân xuất hiện ĐB, hậu quả của ĐB giống như các SV khác. Không thể áp dụng hoàn toàn các PPNCDT,BD ở các SV khác vào NCDT,BD ở trên người vì: -ở người đẻ ít, sinh sản chậm; Do quan hệ xã hội nên không thể dùng PP lai tạo và PP gây ĐB để nghiên cứu. Tuy nhiên bằng các PP đặc biệt như: PP phả hệ, PPNC trẻ đồng sinh,PPTB đã xác định cơ chế DT của người và các SV khác tương tự nhau. Câu 7: §ét biÕn cÊu tróc nhiÔm s¾c thÓ lµ g×? Nêu các d¹ng ®ét biÕn cÊu tróc nhiÔm s¾c thÓ ? Nªu nguyªn nh©n, hËu qu¶ cña ®ét biÕn cÊu tróc nhiÔm s¾c thÓ? 1. Khái niệm về đột biến cấu trúc NST: Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST => Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST. 2. Nguyên nhân gây đột biến cấu trúc NST: - Do tác động của các tác nhân gây đột biến trong ngoại cảnh (vật lí, hóa học) - Do rối loạn trao đổi chất nội bào, làm cho NST bị đứt gãy - Do rối loạn quá trình tự nhân đôi của NST, hay tiếp hợp trao đổi chéo không bình thường của các crômatit. 3. Các dạng đột biến: + Mất đoạn: Là đột biến mất một đoạn nào đó của NST + Lặp đoạn: Là đột biến làm cho đoạn nào đó của NST lặp lại một hay nhiều lần. + Đảo đoạn: Là đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST đứt ra, đảo ngược 180o và nối lại. + Chuyển đoạn: Là đột biến dẫn đến một đoạn của NST chuyển sang vị vị trí khác trên cùng một NST, hoặc trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng. Câu 8: So sánh đột biến gen và đột biến NST. * Giống nhau: - Đều là những biến đổi xảy ra trên cấu trúc vật chất di truyền trong tế bào (ADN, NST). - Đều phát sinh từ các tác động của môi trường bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, - Đều di truyền cho thế hệ sau. - Phần đa gây hại cho sinh vật. - Một số được ứng dụng trong trồng trọt. * Khác nhau: 29
  30. + ĐB gen: - Làm biến đổi cấu trúc của gen. - Có các dạng: mất cặp, thêm cặp, thay thế cặp nucleotit. - Có thể gặp ở người và các sinh vật khác. - Cung cấp nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. + ĐB cấu trúc NST: - Làm biến đổi cấu trúc hoặc số lượng của NST trong tế bào. - Gồm các dạng: đột biến cấu trúc (mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn và đảo đoạn), đột biến số lượng (đa bội, dị bội). - Đột biến có thể gặp ở người, động vật và thực vật (dị bội, đột biến cấu trúc). Không gặp ở người và động vật (đột biến đa bội). - Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ yếu cho tiến hoá và chọn giống. Câu 9: Kể tên một số bệnh do đột biến ở người và hậu quả? Bệnh Nguyên nhân Hậu quả Bệnh mù màu, máu khó Do gen lặn nằm trên NST giới Biểu hiện ở nam với tỉ lệ cao đông tính X quy đinh. hơn Máu khó đông nên các vết thương khó cầm máu dẫn đến tình trạng mất máu. Bệnh hồng cầu hình liềm Do đột biến gen trội – đồng Bệnh nhân thường xuyên trội trên NST thường thiếu máu do hồng cầu hình liềm rất dễ vỡ, đôi khi bị thiếu máu cấp, vàng mắt vàng da do tăng bilirubin trong máu và đi tiểu màu bia đen. Bệnh bạch tạng Do đột biến gen lặn trên NST Làm cho da, tóc và mắt của thường người bệnh có màu nhạt. Da của người bị bạch tạng dễ bị bỏng nắng, do đó dễ bị ung thư da. Ngoài ra, bạch tạng còn gây ra rối loạn thị giác, giảm thị lực và sợ ánh sáng. Bệnh phêninkêtô niệu Do đột biến gen lặn nằm trên Do đột biến gen lặn nên NST thường pheninalanin tích tụ trong máu gây độc cho tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng 30
  31. dẫn đến mất trí U xơ nang Do đột biến đơn gen lặn trên NST thường Câu 10: Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? - Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Câu 11: Thể dị bội là gì? Thể đa bội là gì? - Thể dị bội: Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. - Thể đa bội: Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là bội số của bộ đơn bội, lớn hơn 2n. Câu 12: Cơ chế hình thành thể dị bội có số NST của bộ NST là (2n + 1) và (2n – 1)? - Trong quá trình giảm phân, do sự tác động của các yếu tố lí hóa khiến cho 1 cặp NST không phân li, khiến cho 1 giao tử này mang bộ NST là n + 1 (có 2 chiếc NST trong 1 cặp nào đó), một giao tử mang bộ NST n - 1 ( không có chiếc NST nào của cặp nói trên). - Qua quá trình thu tinh, khi giao tử n+1 kết hợp với giao tử thường (n NST) sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST 2n + 1 và phát triển thành thể dị bội mang bộ NST 2n+1. Khi giao tử n -1 kết hợp với giao tử thường (n NST) sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST 2n - 1 và phát triển thành thể dị bội mang bộ NST 2n - 1. Câu 13: Phân biệt cơ thể lưỡng bội với cơ thể đa bội? Cơ thể lưỡng bội Cơ thể đa bội Bộ NST luôn là 2n Bộ NST là 3n, 4n, 5n, Mỗi cặp NST tương đồng chỉ có 2 chiếc Mỗi cặp NST tương đồng chỉ có nhiều chiếc Các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản Các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản phát triển bình thường phát triển to ra Thời kỳ sinh trưởng bình thường Thời kỳ sinh trưởng kéo dài Sức chống chịu với điều kiện bất lợi bình Sức chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn thường Cơ thể lai hữu thụ Cơ thể lai có tính bất thụ cao, đặc biệt dạng đa bội lẻ bất thụ hoàn toàn B. Bài tập Bài 1:Ở người trong tế bào lưỡng bội bình thường có 2n = 46, thì số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu? a. Thể không nhiễm b. Thể một nhiễm c. Thể ba nhiễm d. Thể ba nhiễm kép e. Tứ bội g. Thể một nhiễm kép Bài 2: a) Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE FGH Cho biết: A, B, C, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; ( ): tâm động. Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE FG - Xác định dạng đột biến. - Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì? 31
  32. b) Phân biệt thường biến và đột biến. Bài 3: Có 4 dòng Ruồi dấm thu thập đợc từ 4 vùng địa lí khác nhau. Phân tích trật tự các gen trên nhiễm sắc thể số 4 ngời ta thu đợc kết quả nh sau: Dòng 1 : A B F E D C G H I K Dòng 2 : A B C D E F G H I K Dòng 3 : A B F E H G I D C K Dòng 4 : A B F E H G C D I K a. Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra ba dòng kia và trật tự phát sinh các dòng đó. b. Nêu cơ chế hình thành và hậu quả của loại đột biến nói trên. Bài 4: Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó? Bài 5: Ng­êi ta quan s¸t bé nhiÔm s¾c thÓ cña tÕ bµo sinh d­ìng ë hai ng­êi. Ng­êi thø nhÊt cã bé nhiÔm s¾c thÓ lµ 47 chiÕc, ng­êi thø hai cã bé nhiÔm s¾c thÓ lµ 45 chiÕc. H·y cho biÕt ®Æc ®iÓm cña hai ng­êi nµy? Gi¶i thÝch? Bài 6: Từ giống bưởi 2n có kiểu gen AA và dung dịch côxixin có nồng độ thích hợp. Nêu cách tạo ra giống bưởi 4n có kiểu gen AAAA. Bài 7: Chuối nhà tam bội (3n), chuối rừng lưỡng bội (2n). Hãy giải thích nguồn gốc và quá trình xuất hiện có thể có của chuối nhà tam bội (3n). CHUYÊN ĐỀ 5: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI A. Lý thuyết: Câu 1: Tại sao ở người phải có phương pháp nghiên cứu di truyền một số tính trạng riêng? - Người chín sinh dục muộn, đẻ ít, số lượng con ít, đời sống của một thế hệ kéo dài . - Con người có luân lý, trí tuệ vì lí do xã hội nên không thể áp dụng các biện pháp lai giống, gây đột biến. - Bộ NST của người nhiều, số lượng gen trên NST ít, khó quan sát > Người ta sử dụng 5 phương pháp cơ bản sau để nghiên cứu: phả hệ, nghiên cứu đồng sinh, nghiên cứu tế bao học, nghiên cứu di truyền học quần thể, nghiên cứu di truyền học phân tử. Câu 2: Nêu điểm khác nhau giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng? - Trẻ đồng sinh cùng trứng: Được sinh ra từ 1 trứng thụ tinh với tinh trùng, qua các lần NP đầu tiên hợp tử được hình thành 2,3,4 TB riêng rẽ, mỗi TB phát triển thành 1 cơ thể. Giống nhau về phương diện di truyền, có KG đồng nhất, cùng giới tính - Trẻ đồng sinh khác trứng: Được sinh ra từ 2 hoặc nhiều trứng rụng cùng 1 lần, được thụ tinh cùng lúc bởi các tinh trùng khác nhau. Khác nhau về phương diện di truyền, khác nhau về KG, có thể cùng giới hoặc khác giới tính. Câu 3: Có thể nhận biết bệnh nhân mắc bệnh Đao và bệnh Tơcnơ qua đặc điểm hình thái nào? - Có thế nhận biết bệnh nhân Đao qua các dấu hiệu bề ngoài như: bé, lùn, cổ rụt, má phê, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, ngón tay ngắn. 32
  33. - Có thể nhận biết bệnh nhân Tơcnơ qua các dấu hiệu bề ngoài như: bệnh nhân là nữ, dáng lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển. Câu 4: Người ta nói: Bệnh Đao là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh ít xảy ra ở nữ, thường biểu hiện ở nam. Vì sao? - Các alen lặn trên NST X ở người đàn ông (XY) luôn được biểu hiện ra kiểu hình vì không bị alen trên NST Y lấn át (NST Y thường không mang gen). Gen lặn quy định tính trạng mù màu nằm trên NST X mà không có đoạn tương đồng trên NST nên con trai chỉ cần mang 1 alen lặn mù màu (truyền từ mẹ) là đủ để biểu hiện tính trạng mù màu, con gái chỉ biểu hiện bệnh khi có 2 alen ở trạng thái đồng (phải thừa kế alen lặn mù màu cả từ bố và mẹ). Câu 5: Giải thích cơ sở khoa học của quy định: Nam chỉ lấy một vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng? Tại sao những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau? *) Cơ sở khoa học của quy định: Nam chỉ lấy một vợ, nữ chỉ lấy 1 chồng: + Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1 và xét riêng ở khoảng tuổi trưởng thành, có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật thì tỷ lệ nam : nữ cũng xấp xỉ 1 : 1. Như vậy quy định những người trong độ tuổi kết hôn theo luật quy định, nam chỉ lấy 1 vợ, nữ chỉ lấy 1 chông là có cơ sở khoa học và hoàn toàn phù hợp. *) Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi 4 đời không được kết hôn với nhau vì: + Hôn nhân giữa những người cùng huyết thống gọi là hôn phối gần. Điều này theo luạt hôn nhân gia đình bị cấm vì thường các đột biến gen lặn có hại khi xuất hiện đều không biểu hiện lâu ở trạng thái dị hợp (Aa). Tuy nhiên nếu xảy ra hôn phối gần sẽ tạo điều kiện cho các gen lặn tổ hợp với nhau tạo thể đồng hợp lặn (aa) biểu hiện kiểu hình gây hại và là nguyên nhân gây suy thoái nòi giống. 1 + Ví dụ minh họa: P: Aa (tính trội) x Aa (tính trội)  aa (tính xấu) 4 B. Bài tập: Bài 1: Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau: Bé trai 4 tụổi mắc chứng bệnh di truyền (bệnh Hunter), có mặt biến dạng, lùn và ngu đần. Cả cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của bé đều không bị bệnh này. Bà mẹ này có người em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai 4 tuổi nói trên; đồng thời bà cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương tự, trong khi chị gái bà và chồng bà ta bình thường. Hãy viết sơ đồ phả hệ của dòng họ trên. Bài 2: Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là 8 tấn/ha/vụ. Em hãy trình bày cơ sở di truyền học để làm tăng năng suất của giống lúa trên. Bài 3: Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh được một con trai bình thường và một con gái bạch tạng. Cậu con trai lớn lên, lấy vợ bình thường sinh một con gái bình thường và một con trai bạch tạng. Biết tính trạng này do một cặp gen quy định. a. Lập phả hệ của gia đình nói trên. b. Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ. Bài 4: a. Ở người, nhóm máu được quy định: Nhóm máu A (IAIA, IAI0), nhóm máu B (IBIB, IBI0), nhóm máu AB (IAIB), nhóm máu O (I0I0) 33
  34. Hai anh em sinh đôi cùng trứng, người anh lấy vợ có nhóm máu A, con của họ có nhóm máu A và AB, người em lấy vợ có nhóm máu B, con của họ có nhóm máu A, B và AB. Hãy xác định kiểu gen của hai anh em? c.Ở một quần thể đậu Hà Lan, có các cây mang kiểu gen theo tỷ lệ: 2AA : 3Aa : 1aa. Nếu các cây này tự thụ phấn, sau hai thế hệ tỷ lệ kiểu gen AA, aa là bao nhiêu? Biết các hạt nảy mầm 100% và các cây con phát triển bình thường. Bài 5: Một cặp bố mẹ bình thường đã sinh một con gái mắc Tơcnơ. a. Giải thích và viết sơ đồ cơ chế phát sinh bệnh trên? b. Nếu người bố trong quá trình giảm phân, một số tế bào có hiện tượng cặp NST giới tính không phân li ở lần phân bào 2. Xác định NST giới tính của các loại tinh trùng mà người bố đó có thể tạo ra? Bài 6: Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn h nằm trên NST X gây nên, người có gen trội H không bị bệnh. a. Một người bị mắc bệnh máu khó đông có người em trai đồng sinh không mắc này, cho rằng giảm phân ở bố và mẹ không bị đột biến. Hãy cho biết: - Cặp này đồng sinh cùng trứng hay khác trứng? Vì sao? - Người bị bệnh thuộc giới tính nào? Vì sao? b. Giả thiết hai người nói trên đều là nam giới và cùng bị bệnh thì có thể khẳng định họ đồng sinh cùng trứng không? Vì sao? Bài 7: a. Cơ thể bình thường có kiểu gen Bb. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Ob. Loại đột biến nào có thể xảy ra? Trình bày cơ chế phát sinh? b. Bệnh bạch tạng ở người do một gen lặn (e) nằm trên NST thường quy định, alen trội (E) quy định tính trạng bình thường và di truyền tuân theo quy luật Menđen. Một người đàn ông có cô em gái bị bệnh, lấy một người vợ có người anh trai bị bệnh. Cặp vợ chồng này sinh được 3 người con, người con gái đầu bị bệnh, người con trai thứ hai và con trai thứ 3 đều bình thường. Hãy vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình qua 3 thế hệ và xác định kiểu gen của 3 người con đã sinh ra từ cặp vợ chồng trên. Biết rằng, ngoài người em chồng, anh vợ và người con gái bị bệnh ra, cả bên chồng và bên vợ không ai bị bệnh cả. 34