Đề cương học kì 2 môn Sinh học Lớp 6

docx 26 trang Hoài Anh 27/05/2022 4832
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương học kì 2 môn Sinh học Lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_hoc_ki_2_mon_sinh_hoc_lop_6.docx

Nội dung text: Đề cương học kì 2 môn Sinh học Lớp 6

  1. ĐỀ CƯƠNG SINH HỌC 6 MÔN KHTN HỌC KÌ 2- THCS KHẮC NIỆM CHỦ ĐỀ 8. Đa dạng thế giới sống BÀI 22. PHÂN LOẠI THẾ GIỚI SỐNG A. BÀI TẬP 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật. (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn. (4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. A. (1), (2), (3).B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4).D. (1), (3), (4). Câu 2. Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật? (1) Đặc điểm tế bào. (2) Mức độ tổ chức cơ thể. (3) Môi trường sống. (4) Kiểu dinh dưỡng. (5) Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn. A. (1), (2), (3), (5).B. (2), (3), (4), (5). C. (1), (2), (3), (4).D. (1), (3), (4), (5). Câu 3. Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây? A. Loài  Chi (giống)  Họ  Bộ  Lớp  Ngành  Giới. B. Chi (giống)  Loài  Họ  Bộ  Lớp  Ngành  Giới. C. Giới  Ngành  Lớp  Bộ  Họ  Chi (giống)  Loài. D. Loài  Chi (giống)  Bộ  Họ  Lớp  Ngành  Giới. Câu 4. Tên phổ thông của loài được hiểu là
  2. A. Cách gọi truyền thống của người dân bản địa theo vùng miền, quốc gia. B. Tên giống + Tên loài + (Tên tác giả, năm công bố). C. Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. D. Tên loài + Tên giống + (Tên tác giả, năm công bố). Câu 5. Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây? A. Khởi sinh. B. Nguyên sinh. C. Nấm. D. Thực vật. 2. Câu hỏi tự luận Câu 6. Hãy kể tên một số loài động vật, thực vật sống xung quanh em. Từ đó hãy cho biết những sinh vật nào được gọi theo tên địa phương, những sinh vật nào được gọi theo tên phổ thông. Câu 7. Quan sát sơ đồ phân loại dưới đây, hãy xác định các bậc phân loại (Họ, Bộ, Lớp, Ngành, Giới) của loài Gấu trúc trong hàng thứ tư từ trên xuống. Câu 8. Quan sát sơ đồ các bậc phân loại loài Cáo đỏ trong hình sau và cho biết: a) Tên giống, tên loài của loài Cáo đỏ. b) Tên khoa học của loài Cáo đỏ.
  3. Câu 9. Cho một số sinh vật sau: vi khuẩn E. coli, trùng roi, nấm men, nấm mốc, rêu, lúa nước, mực ống, san hô. Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào các giới sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau: Giới Đại diện sinh vật Khởi sinh Nguyên sinh Nấm Động vật Thực vật Câu 10. Cho một số sinh vật sau: cây khế, con gà, con thỏ, con cá. Em hãy xác định các đặc điểm đối lập và xây dựng khoá lưỡng phân phân loại các sinh vật trên. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Chọn C Câu 2. Chọn C Câu 3. Chọn A: Loài  Chi (giống)  Họ  Bộ  Lớp  Ngành  Giới. Câu 4. Chọn C: Cách gọi phổ biến của loài có trong danh mục tra cứu. Câu 5. Chọn D: Thực vật. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 6. Một số loài sinh vật: con thằn lằn, con sâu nái, cây hoa ngũ sắc, con cá quả, - Sinh vật được gọi theo tên địa phương: con sâu nái, con cá quả; - Sinh vật được gọi theo tên phổ thông: con thằn lằn, cây hoa ngũ sắc. Câu 7. Họ Gấu (Ursidae), Bộ Ăn thịt (Carnivora), Lớp Thú (Mammalia), Ngành Dây sống (Chordata), Giới Động vật (Animalia).
  4. Câu 8. Tên giống: Vulpes Tên loài: vulpes Tên khoa học: Vulpes vulpes. Giới Đại diện sinh vật Khởi sinh Vi khuẩn E. coli Nguyên sinh Trùng roi Nấm Nấm men, nấm mốc Động vật Mực ống, san hô Thực vật Rêu, lúa nước Câu 10. Bảng đặc điểm đối lập của các sinh vật: Đặc điểm Khả năng di Môi trường Số chân Sinh vật chuyển sống Cây khế Không Cạn - Con gà Có Cạn Hai chân Con thỏ Có Cạn Bốn chân Con cá Có Nước - Từ bảng đặc điểm trên, học sinh tự vẽ sơ đồ khoá lưỡng phân. === BÀI 24. VIRUS A. BÀI TẬP 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Hình bên mô phỏng hình dạng và cấu tạo của virus nào A. Virus khảm thuốc lá.B. Virus corona. C. Virus dại.D. Virus HIV. Câu 2. Quan sát hình dưới đây và xác định cấu tạo của virus bằng cách lựa chọn đáp án đúng.
  5. A. (1) Vỏ ngoài, (2) vỏ protein, (3) Phần lõi. B. (1) Vỏ protein, (2) vỏ ngoài, (3) Phần lõi. C. (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) vỏ ngoài. D. (1) Vỏ ngoài, (2) Phần lõi, (3) vỏ protein. Câu 3. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc vì chúng A. có kích thước hiển vi. B. có cấu tạo tế bào nhân sơ. C. chưa có cấu tạo tế bào. D. có hình dạng không cố định. Câu 4. Trong các bệnh sau đây, bệnh nào do virus gây nên? A. Bệnh kiết lị.B. Bệnh dại. C. Bệnh vàng da.D. Bệnh tả. 2. Câu hỏi tự luận Câu 5. Sau khi học bài virus, bạn Linh nói: "Virus là một dạng sống đặc biệt". Em hãy giải thích câu nói của bạn Linh. Câu 6. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, năm 2020 tình hình bệnh dại có chiều hướng gia tăng. Tính đến hết tháng 08/2020, cả nước đã ghi nhận bốn mươi tám trường hợp tử vong do bệnh dại tại hai mươi hai tỉnh, thành phố; tăng bốn trường hợp so với cùng kì năm 2019. Em hãy cho biết nguyên nhân gây bệnh dại. Cần làm gì để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh dại? Câu 7. Virus có vai trò gì đối với con người? Hãy kể tên một số ứng dụng có ích của virus trong thực tiễn. Câu 8. Quan sát hình bên và cho biết biểu hiện có thể xuất hiện ở người bị nhiễm virus corona và biện pháp phòng chống.
  6. Câu 9. Em hãy kể tên một số bệnh do virus gây ra có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vaccine. Câu 10. Tại sao các bác sĩ thường khuyên chúng ta nên tiêm phòng vaccine và tăng cường sức đề kháng để vượt qua các bệnh do virus gây nên? B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Chọn D: Virus HIV. Câu 2. Chọn C: (1) Phần lõi, (2) Vỏ protein, (3) vỏ ngoài. Câu 3. Chọn C: Chưa có cấu tạo tế bào. Câu 4. Chọn B: Bệnh dại. 2. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 5. Virus là một dạng sống đặc biệt vì virus sống kí sinh nội bào bắt buộc, khi ra khỏi tế bào vật chủ, virus tồn tại như một vật không sống. Câu 6. Những nguyên nhân làm lây lan bệnh dại ở động vật (nhất là ở chó) sang người: Chó mang virus dại cắn, cào rách da người hoặc bắn dịch từ nước bọt mang virus dại vào các vết thương hở ở người. Khi bị chó cắn, cần đến ngay cơ sở y tế đủ chức năng để tiêm phòng dại. Câu 7. Mặc dù virus gây nhiều bệnh cho con người, động vật và thực vật nhưng virus cũng có lợi trong đời sống và thực tiễn như: virus được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, sản xuất các chế phẩm sinh học như vaccine, thuốc trừ sâu sinh học, Câu 8. Một số biểu hiện có thể có ở người bị nhiễm virus corona: sốt hoặc ớn lạnh, ho, hụt hơi hoặc khó thở, mệt mỏi, đau cơ hoặc đau người, đau đầu, mất vị giác hoặc khứu giác, đau họng. Có khi người bị nhiễm virus corona không có các biểu hiện trên nên chúng ta phải thực hiện các biện pháp phòng tránh cẩn thận như: đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng dưới vòi nước, tránh tiếp xúc với nguồn gây bệnh. Câu 9. Một số bệnh do virus gây nên có thể phòng tránh bằng cách tiêm phòng vaccine như: bệnh dại, bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh cúm,
  7. Câu 10. Đối với các bệnh từ virus, không thể sử dụng thuốc kháng sinh mà phải dùng các loại thuốc kháng virus đặc trị. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ bản thân là tiêm phòng vaccine đẩy đủ và tập luyện đều đặn để tăng sức đề kháng giúp cơ thể tự vượt qua bệnh. === BÀI 25. VI KHUẨN A. BÀI TẬP 1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Vi khuẩn là A. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi. B. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi. C. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. Câu 2. Bệnh nào sau đây không phải do vi khuẩn gây nên? A. Bệnh kiết lị.B. Bệnh tiêu chảy, C. Bệnh vàng da.D. Bệnh thủy đậu. Câu 3. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh cho người nhiễm vi khuẩn: (1) Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. (2) Cần lựa chọn đúng loại kháng sinh và có sự hiểu biết vể thể trạng người bệnh. (3) Dùng kháng sinh đúng liều, đúng cách. (4) Dùng kháng sinh đủ thời gian. (5) Dùng kháng sinh cho mọi trường hợp nhiễm vi khuẩn. Lựa chọn đáp án đầy đủ nhất: A. (1), (2), (3), (4), (5). B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (4), (5).
  8. D. (1), (2), (3). (4). Câu 4. Quan sát các hình sau. Biểu hiện thường gặp ở người bị bệnh lao phổi gồm: A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (3), (4), (5). C. (2), (3), (4), (5). D. (1), (2), (3), (4). Câu 5. Con đường lây truyền nào sau đây không phải là con đường lây truyền bệnh lao phổi? A. Tiếp xúc trực tiếp với nguồn gây bệnh. B. Thông qua đường tiêu hoá. C. Thông qua đường hô hấp. D. Thông qua đường máu. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 6. Vẽ và chú thích các thành phần cấu tạo chung của vi khuẩn. Câu 7. Điền từ còn thiếu vào đoạn thông tin sau bằng cách lựa chọn đáp án thích hợp từ các gợi ý sau: virus, vi khuẩn, phân huỷ, tổng hợp, vật chất, sinh vật. Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người: chúng (1) xác (2) thành các chất đơn giản, khép kín vòng tuần hoàn (3) trong tự nhiên. (4) góp phần hình thành than đá, dầu lửa. Câu 8. Bác sĩ luôn khuyên chúng ta "ăn chín, uống sôi" để phòng tránh bệnh do vi khuẩn gây nên. Em hãy giải thích vì sao bác sĩ đưa ra lời khuyên như vậy. Câu 9. Khi trời trở lạnh đột ngột, em bị ho, mẹ đưa em đi khám bác sĩ. Bác sĩ kê cho em một đơn thuốc kháng sinh và dặn em phải uống đủ liều. Em hãy tìm hiểu và giải thích xem tại sao bác sĩ lại dặn dò như vậy. Câu 10. Bệnh than do vi khuẩn Bacillus anthracis gây nên. Vi khuẩn Bacillus anthracis có khả năng sinh bào tử hay còn gọi là nha bào. Các bào tử của chúng có thể tồn tại rất lâu và có sức sống cao trong những môi trường khắc nghiệt. Chính vì nguyên nhân này, bệnh than đang trở thành mối đe dọa lớn tới sức khỏe con người. Em hãy tìm hiểu và mô tả nguyên nhân, triệu chứng, con đường lây truyền, đối tượng nguy cơ và các biện pháp phòng chống đối với bệnh này. B. HƯỚNG DẪN GIẢI
  9. 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Chọn A Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi. Câu 2. Chọn D: Bệnh thuỷ đậu. Câu 3. Chọn D (1), (2), (3), (4). Câu 4. a) Ho, sốt cao, đau bụng, tức ngực, mệt mỏi. b) Chọn A (1), (2), (4), (5). Câu 5. Chọn D: Thông qua đường máu. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 6.: Vẽ và chú thích được các thành phần cấu tạo chung của vi khuẩn như trong SGK. Câu 7. (1) phân huỷ, (2) sinh vật, (3) vật chất, (4) Vi khuẩn. Câu 8. Vi khuẩn thường phân bố với số lượng lớn ở các loại môi trường như: đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật, đồ dùng, thức ăn ôi thiu, Tuy nhiên, phần lớn vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Vì vậy cần nấu chín thức ăn, nước uống trước khi sử dụng để phòng các bệnh do vi khuẩn gây ra. Câu 9. Tuân thủ thời gian sử dụng thuốc kháng sinh giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh và hạn chế nguy cơ xảy ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Câu 10. Nguyên nhân: Khi con người tiếp xúc với động vật, những sản phẩm từ động vật bị nhiễm vi khuẩn Bacillus anthracis sẽ gây nên bệnh than. – Triệu chứng bệnh than: + Bệnh xảy ra qua một vết cắt trên da bao gồm những biểu hiện sau: xuất hiện vết dập và u nhỏ có thể gây ngứa, sưng xung quanh vết thương; vết thương có thể không đau, loét, có tâm đen xuất hiện sau vết giộp và u nhỏ, vị trí ở mặt, cổ, cánh tay, bàn tay; + Triệu chứng bệnh than xảy ra qua đường hô hấp: sốt, ớn lạnh, khó chịu vùng ngực, khó thở, chóng mặt, ho, buồn nôn, nôn, đau đầu, đau bụng, toát mồ hôi, đau nhức toàn thân, đau nhức cơ; + Triệu chứng bệnh than xảy ra qua đường tiêu hoá: do ăn phải những thức ăn, thịt động vật bị nhiễm vi khuẩn, thường có các dấu hiệu sau: sốt, ớn lạnh, sưng cổ, nổi hạch vùng cổ, đau họng, nuốt có cảm giác đau, khàn giọng, buồn nôn, nôn, nôn ra máu, đau bụng, tiêu chảy, tiêu chảy có máu, đau đầu, đỏ mặt, đỏ mắt. – Con đường lây truyền: Bệnh than lây truyền chủ yếu qua ba con đường:
  10. + Qua vết thương hở trên da; + Qua đường hô hấp; + Qua đường tiêu hoá. Cả ba con đường này đều có nguyên nhân trực tiếp là việc nhiễm phải vi khuẩn từ mô động vật, da, xương, lông, các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhiễm bệnh than thông qua việc tiếp xúc, sờ phải, hít phải và ăn phải mầm bệnh. – Đối tượng nguy cơ: + Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh than cao hơn những người bình thường bao gồm: những người phục vụ trong quân đội và những khu vực có nguy cơ mắc phải bệnh than; những người liên quan đến việc nghiên cứu bệnh thán trong phòng thí nghiệm; những người làm công việc xử lí da, lông động vật trong các khu vực có nguy cơ bị bệnh than; những người làm việc trong ngành thú y; những người tiêm chích, sử dụng các loại ma túy. – Biện pháp phòng chống bệnh than: + Tuyên truyền giữ gìn vệ sinh cá nhân, đặc biệt khi tiếp xúc với những động vật nhiễm vi khuẩn bệnh than; + Hướng dẫn chăm sóc vết thương trên da; + Đối với ngành công nghiệp có nguy cơ truyền bệnh than, thực hiện phòng chống bụi, thông gió tốt trong khâu chế biến nguyên, vật liệu từ động vật thô; + Kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho công nhân làm trong những ngành công nghiệp có nguy cơ mắc bệnh; + Sử dụng đồ bảo hộ lao động, vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm vi khuẩn gây bệnh than; + Không được mổ xác chết, giết, mổ động vật bị nghi nhiễm bệnh hoặc đã nhiễm bệnh than. Nếu đã mổ thì phải tiêu huỷ toàn bộ dụng cụ và vật dụng có liên quan đến việc giết mổ. Đặc biệt, bệnh than ở Việt Nam được phòng chống bằng cách tiêu huỷ theo trình tự những xác chết động vật hoặc động vật sống mắc bệnh, có biểu hiện mắc bệnh than; + Nghiêm cấm bán da, lông của những động vật nhiễm bệnh than; + Kiểm tra nước thải và những chất thải của nhà máy chế biến động vật có nguy cơ nhiễm bệnh. === BÀI 26. THỰC HÀNH QUAN SÁT VI KHUẨN A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Bước nhuộm xanh methylen khi làm tiêu bản quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?
  11. A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát. B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối. C. Phóng to các tế bào vi khuẩn để quan sát. D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 2. Kể tên một số ứng dụng của vi khuẩn trong chế biến thức ăn, thực phẩm trong gia đình. Câu 3. Có bạn nói thời gian ủ sữa chua chỉ cần 1 – 2 giờ. Theo em, bạn nói có đúng không? Tại sao? Câu 4. Sau khi được học về cách làm sữa chua, em và bạn trong tổ về nhà thực hiện theo các bước đã được hướng dẫn. Tuy nhiên, vì ngại đi mua sữa chua mồi nên bạn em đã không thêm sữa chua mồi theo hướng dẫn, các bước còn lại vẫn tiến hành bình thường. Một ngày sau, các bạn đến lớp và bạn em nói rằng đã làm như hướng dẫn nhưng không thành công. Sữa không có vị chua mà còn xuất hiện váng, mùi khó chịu. Em hãy giải thích cho bạn vì sao bạn đã làm sữa chua không thành công. Câu 5. Hãy nêu các bước muối dưa cải thường sử dụng trong gia đình. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Chọn A Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát. 2/. Câu hỏi tự luận Hướng dẫn giải Câu 2. Một số ứng dụng của vi khuẩn trong chế biến thức ăn, thực phẩm trong gia đình: làm sữa chua, làm rượu vang, muối chua rau, củ, quả (dưa muối, cà muối, ). Câu 3.Bạn nói không đúng vì thời gian lý tưởng là 8 – 12 giờ để vi khuẩn hoạt động làm cho sữa có độ chua nhất định. Nếu ủ ít hơn mức thời gian trên sữa sẽ chưa đủ độ chua, còn nếu để quá lâu thì sữa sẽ chua quá và bị biến đổi gây hư hỏng. Câu 4.Bạn em làm sữa chua không thành công vì thiếu sữa chua mồi. Trong sữa chua mồi chứa một tỉ lệ vi khuẩn nhất định, cho vào ủ cùng với sữa sẽ kích thích quá trình sinh sản của vi khuẩn lactic, tạo độ chua cho sữa chua và ngăn cản các sinh vật có hại phát triển trong sữa chua, gây ảnh hưởng sức khoẻ con người khi sử dụng. Câu 5. Các bước muối dưa cải: Bước 1. Rau cải phơi se mặt, rửa sạch, cắt nhỏ 3 – 4 cm. Bước 2. Đổ rau vào bình. Bước 3. Pha nước muối ấm 6% rồi đổ ngập rau. Bước 4. Nén chặt, đậy kín, để nơi ấm.
  12. Lưu ý: Có thể cho thêm nước đường và nước dưa cũ để dưa nhanh chín vàng vì trong nước dưa muối cũ có chứa nhiều vi khuẩn lactic, chúng sẽ chuyển hoá đường trong rau củ thành axit lactic làm dưa nhanh có vị chua. BÀI 27. NGUYÊN SINH VẬT A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật? (1) (2) (3) (4) A. Hình (1).B. Hình (2).C. Hình (3). D. Hình (4). Câu 2. Thành phần nào trong tế bào tảo lục ở hình bên giúp chúng có khả năng quang hợp? A. (1).B. (2).C. (3). D. (4). Câu 3. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật A. có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi. B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi. C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi. D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn. Câu 4. Nấm nhầy thuộc giới A. Nấm.B. Động vật.C. Nguyên sinh. D. Thực vật. Câu 5. Bệnh kiết lỵ do tác nhân nào gây nên? A. Trùng Entamoeba histolytica. B. Trùng Plasmodium falciparum. C. Trùng giày. D. Trùng roi. 2/. Câu hỏi tự luận
  13. Câu 6. Chọn đáp án phù hợp trong các từ/ cụm từ gợi ý sau: Nguyên sinh vật, nhân thực, một tế bào, nhiều tế bào, tảo lục, trùng biến hình, hình dạng, vi khuẩn, virus để điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin dưới đây: (1) là nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào (2) , kích thước hiển vi. Đa số cơ thể chỉ gồm một tế bào nhưng đảm nhận được đầy đủ các chức năng của một cơ thể sống. Một số (3) có khả năng quang hợp như (4) , trùng roi. (5) đa dạng về (6) , một số có (7) không ổn định như (8) Câu 7. Hãy kể tên một số kí sinh trùng thuộc nhóm nguyên sinh vật kí sinh ở người. Câu 8. Em hãy nêu một số bệnh lây nhiễm thường gặp trong đời sống và cho biết tác nhân gây bệnh là gì bằng cách hoàn thành bảng sau: Tên bệnh Nguyên nhân 1 2 Câu 9. Điều gì sẽ xảy ra với các sinh vật trong chuỗi thức ăn ở hình bên nếu số lượng tảo trong chuỗi thức ăn bị giảm đột ngột? Câu 10. Hai bạn học sinh đang tranh cãi về môi trường sống của nguyên sinh vật. Bạn thứ nhất nói: "Nguyên sinh vật có thể sống tự do ngoài môi trường tự nhiên"; bạn thứ hai lại nói: "Nguyên sinh vật chỉ có thể sống kí sinh trong cơ thể vật chủ". Em hãy đưa ra giải thích đúng nhất cho hai bạn. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Chọn D Câu 2. Chọn D Câu 3. Chọn A : có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi. Câu 4. Chọn C |: Nguyên sinh. Câu 5. Chọn A : Trùng Entamoeba histolytica. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 6. (1) Nguyên sinh vật, (2) nhân thực, (3) nguyên sinh vật, (4) tảo lục, (5) Nguyên sinh vật, (6) hình dạng, (7) hình dạng, (8) trùng biến hình. Câu 7. Trùng sốt rét, trùng kiết lị, amip ăn não, Câu 8. Học sinh có thể có câu trả lời khác gợi ý trả lời bên dưới.
  14. Tên bệnh Nguyên nhân 1 Cúm A Virus cúm 2 Sốt xuất huyết Virus Dengue 3 Lao phổi Vi khuẩn lao 4 Sốt rét Trùng sốt rét 5 Kiết lị Trùng kiết lị Câu 9. Nếu số lượng tảo trong chuỗi thức ăn bị giảm đột ngột thì số lượng các sinh vật ở mắt xích phía sau cũng sẽ bị giảm đi. Ảnh hưởng nặng nề nhất là giáp xác chân chèo vì tảo là nguồn thức ăn trực tiếp của chúng, các sinh vật càng ở xa tảo thì mức độ ảnh hưởng càng giảm. Câu 10. Một số nguyên sinh vật có thể sống tự do trong môi trường tự nhiên do trong tế bào có chứa lục lạp, lục lạp có khả năng quang hợp để tổng hợp các chất cho cơ thể. Một số khác không chứa lục lạp thì không tự tổng hợp được các chất mà phải lấy từ cơ thể vật chủ nên phải sống kí sinh. Do vậy cả hai bạn đều nói đúng nhưng chưa đủ. BÀI 28. THỰC HÀNH QUAN SÁT VI KHUẨN A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 2. Quan sát hình bên về cấu tạo nấm độc và trả lời các câu hỏi: a) Tên các thành phẩn cấu tạo nấm độc (1), (2), (3), (4), (5), (6) là gì? b) Thành phẩn cấu tạo nào sau đây thường có ở nấm độc mà không có ở nấm ăn được? A. (3), (4).B. (5), (6).C. (3), (6). D. (1), (2). Câu 3. Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây? A. Nấm hương.B. Nấm bụng dê.C. Nấm mốc. D. Nấm men.
  15. Câu 4. Thuốc kháng sinh penicillin được sản xuất từ A. nấm men.B. nấm mốc.C. nấm mộc nhĩ. D. nấm độc đỏ. Câu 5. Quá trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu? A. Nấm men.B. Vi khuẩn.C. Nguyên sinh vật. D. Virus. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 1. Quan sát hình ảnh một số nấm sau và trả lời các câu hỏi: (1) (2) (3) (4) a) Tên các loại nấm (1), (2), (3), (4) là gì? b) Nấm nào có cấu tạo cơ thể đơn bào? Câu 6. Tại sao khi lấy mẫu nấm mốc để làm thực hành, để đảm bảo an toàn chúng ta phải sử dụng găng tay và khẩu trang cá nhân? Câu 7. Hãy chỉ ra dấu hiệu hình thái để nhận biết nấm độc trong tự nhiên. Câu 8. Hãy nêu tên một số nấm và lợi ích, tác hại của các loại nấm đó trong tự nhiên và trong thực tiễn bằng cách hoàn thành bảng sau: STT Tên nấm Lợi ích/Tác hại 1 2 Câu 9. Hãy trình bày một số con đường lây truyền bệnh do nấm gây nên và biện pháp phòng bệnh bằng cách hoàn thành bảng sau: STT Con đường truyền bệnh Biện pháp phòng chống 1 B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 2. a) (1) Vòng cuống nấm, (2) Bao gốc nấm, (3) Mũ nấm, (4) Phiến nấm, (5) Cuống nấm, (6) Sợi nấm.
  16. b) Chọn D: (1), (2). Câu 3. Chọn A: Nấm bụng dê. Câu 4. Chọn B : nấm mốc. Câu 5. Chọn A : Nấm men. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 1. a) (1) Nấm độc đỏ, (2) Nấm men, (3) Nấm độc tán trắng, (4) Nấm mốc b) (2) Nấm men Câu 6. Vì bào tử nấm mốc rất nhẹ, dễ dàng phát tán trong không khí và dễ gây kích ứng da khi tiếp xúc trực tiếp. Câu 7. Về hình thái, nấm độc thường có màu sắc sặc sỡ, thường có đầy đủ các thành phần của cây nấm (mũ nấm, vòng cuống nấm, bao gốc nấm, cuống nấm, ). Câu 8. STT Tên nấm Lợi ích/Tác hại 1 Nấm mốc Có ích trong nghiên cứu, sản xuất kháng sinh 2 Nấm hương Có hại: làm hư hỏng thực phẩm, gây bệnh cho người, động vật, 3 Nấm mộc nhĩ Làm thức ăn 4 Nấm linh chi Làm thức ăn 5 Nấm men Làm dược phẩm 6 Nấm đông trùng hạ thảo Chế biến thực phẩm Câu 9. STT Con đường truyền bệnh Biện pháp phòng chống 1 Tiếp xúc với vật nuôi Vệ sinh cho vật nuôi, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh nhiễm bệnh. 2 Tiếp xúc với người nhiễm Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh; đeo khẩu bệnh trang cá nhân, găng tay khi tiếp xúc. 3 Dùng chung đồ với người Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm nhiễm bệnh bệnh; vệ sinh đồ dùng trong gia đình, lớp học, nơi công cộng.
  17. 4 Tiếp xúc với môi trường ô Bảo vệ môi trường, đeo khẩu trang cá nhân. nhiễm 5 Tiếp xúc với bụi, đất chứa Vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang cá nhân, găng tay, đi nấm gây bệnh ủng khi lao động có tiếp xúc với đất chứa nấm gây bệnh. 6 Tiếp xúc với vật nuôi Vệ sinh cho vật nuôi, hạn chế tiếp xúc với vật nuôi nhiễm bệnh nhiễm bệnh. Câu 10. Địa y là một dạng kết hợp giữa nấm và một loại sinh vật có thể quang hợp, có thể là tảo lục hay vi khuẩn lam, trong một mối quan hệ cộng sinh. Địa y tồn tại ở một số môi trường khắc nghiệt như đài nguyên, Bắc cực, sa mạc, bờ đá. Chúng có nhiều trên các lá cây, cành cây và thân cây. Chúng có cả trên đá. Trên tường gạch và đất, nóc của nhiều toà nhà cũng có địa y mọc. BÀI 29. THỰC VẬT A. BÀI TẬP Câu 1. Theo phân loại của Whittaker đại diện nào sau đây không thuộc nhóm Thực vật? A. (1)B. (2)C. (3) D. (4) Câu 2. Trong các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt? A. Cây bưởi B. Cây vạn tuế C. Rêu tản D. Cây thông Câu 3. Cây nào dưới đây có thân rễ? A. (1)B. (2)C. (3) D. (4)
  18. Câu 4. Em hãy tìm ra cây có đặc điểm sống khác biệt với đặc điểm sống của các cây còn lại. A. (1)B. (2)C. (3) D. (4) Câu 5. Ở dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu? A. Mặt dưới của lá.B. Mặt trên của lá.C. Thân cây. D. Rễ cây. Dựa vào thông tin trong bảng sau hoàn thành các bài tập từ câu 6 – câu 8 Các nhóm thực vật Đặc điểm (1) (2) (3) (4) Rễ chính thức có có có không Mạch dẫn có có có không Bào tử có không không có Hoa, quả không có không không Nón không không có không Hạt không có có không Câu 6. Hãy xác định tên của các nhóm thực vật từ (1) đến (4). Câu 7. Hãy cho biết môi trường sống của mỗi nhóm thực vật từ (1) đến (4). Câu 8. Trong các nhóm thực vật từ (1) đến (4), nhóm nào tiến hoá nhất về sinh sản? Tại sao? Câu 9. Hãy nêu tên một số thực vật và lợi ích, tác hại của các loại thực vật đó trong tự nhiên và trong thực tiễn bằng cách hoàn thành bảng sau: STT Tên thực vật Lợi ích Tác hại Là thức ăn quan trọng của nhiều chuỗi thức 1 Rêu tường Gây hư hỏng tường nhà ăn 2 Dương xỉ Làm cảnh, lấy gỗ 3 Cam Lấy quả, làm cảnh 4 Lát hoa Lấy gỗ
  19. 5 Ngải cứu Làm thuốc 6 B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm 1 2 3 4 5 B A B D A 2/. Câu hỏi tự luận Câu 6. (1) Dương xỉ, (2) Hạt kín, (3) Hạt trấn, (4) Rêu. Câu 7. (1) Dương xỉ thường sống nơi đất ẩm, chân tường, dưới tán cây trong rừng. (2) Hạt kín môi trường sống đa dạng (môi trường nước, môi trường cạn). (3) Hạt trần sống trên cạn. (4) Rêu sống ở những nơi ẩm ướt như chân tường, trên thân cây to. Câu 8. Nhóm Hạt kín tiến hoá nhất về sinh sản vì hạt được bảo vệ trong quả; có hoa; thụ phấn đa dạng nhờ gió, nhờ côn trùng; Câu 9. ST Tên thực Lợi ích Tác hại T vật Là thức ăn quan trọng của nhiều mắt xích thức Gây hư hỏng tường 1 Rêu tường ăn nhà 2 Dương xỉ Làm cảnh, lấy gỗ 3 Cam Lấy quả, làm cảnh 4 Lát hoa Lấy gỗ 5 Ngải cứu Làm thuốc 6 Câu 10. Yêu cầu: - Nêu được vai trò của thực vật với thiên nhiên; - Nêu được vai trò của thực vật đối với con người; - Nêu được vai trò của thực vật đối với động vật khác.
  20. BÀI 30. THỰC HÀNH PHÂN LOẠI THỰC VẬT A. BÀI TẬP Cho các thực vật sau: cây bợ nước, cây hoa tigôn, cây vạn tuế, cây thông 2 lá, cây dâu tằm, cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa leo, cây hoa quỳnh, cây rêu tường, dây tơ hồng, cây hành tây. Hãy hoàn thành các bài tập từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Sắp xếp các đại diện sinh vật trên vào các nhóm thực vật đã học theo mẫu sau: Nhóm thực vật Đại diện Rêu Dương xỉ Hạt trần Hạt kín Câu 2. Cho biết các đại diện trên sống ở những môi trường nào bằng cách điền vào bảng theo mẫu sau: Đại diện sinh vật Môi trường sống Câu 3. Trong các nhóm sinh vật trên, nhóm nào đa dạng nhất? Câu 4. Hãy tìm xung quanh em một số thực vật có rễ, thân, lá biến dạng. Hãy xây dựng khóa lưỡng phân cho các thực vật sau: cây hoa phượng, cây hoa mười giờ, cây hoa hồng gai, cây thông. B. HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 1. Nhóm thực Đại diện vật Rêu Rêu tường Dương xỉ Cây bợ nước Hạt trần Cây thông 2 lá, cây vạn tuế Cây hoa tigon, cây dâu tằm, cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa Hạt kín leo, cây hoa quỳnh, dây tơ hồng, cây hành tây Câu 2.
  21. Đại diện sinh vật Môi trường sống Rêu tường Ẩm ướt Cây bợ nước Nước Cây bắt ruồi, cây hồ tiêu, cây dưa leo, cây hoa tigôn, cây hoa quỳnh, dây tơ hồng, cây hành tây, Cạn cây vạn tuế, cây thông 2 lá, cây dâu tằm. Câu 3. Trong các nhóm sinh vật trên, thực vật Hạt kín đa dạng nhất, chiếm ưu thế khắp các dạng môi trường sống và trở thành nhóm chiếm ưu thế nhất trong giới Thực vật. === BÀI 31. ĐỘNG VẬT A. BÀI TẬP Câu 1. Có thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và Động vật có xương sống? A. Bộ xương ngoài.B. Lớp vỏ. C. Xương cột sống.D. Vỏ calcium. Câu 2. Nhóm động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất? A. Nhóm Cá.B. Nhóm Chân khớp. C. Nhóm Giun.D. Nhóm Ruột khoang. Câu 3. Thuỷ tức là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? A. Ruột khoang.B. Giun. C. Thân mềm.D. Chân khớp. Câu 4. Cá heo trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây? A. Cá.B. Thú. C. Lưỡng cư. D. Bò sát. Câu 5. Cá cóc trong hình bên là đại diện của nhóm động vật nào sau đây?
  22. A. Cá.B. Lưỡng cư. C. Bò sát. D.Thú. Câu 6. Động vật có xương sống bao gồm: A. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim,Thú.B. Cá, Chân khớp, Bò sát, Chim,Thú. C. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú.D. Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. Câu 7. Hai bạn tranh cãi nhau về san hô. Một bạn nói san hô thuộc giới Thực vật vì nó có thể nảy mầm tạo nên rất nhiều nhánh mà ta nhìn thấy như một vườn san hô. Bạn kia lại cho rằng san hô thuộc giới Động vật.Ý kiến của em là gì? Câu 8. Cho các đại diện sinh vật: cá mập, cá voi, chim cánh cụt, ếch giun, cá sấu, thú mỏ vịt, cua, san hô, giun đất, hến, mực, bọ cánh cam, lươn, hươu, cá ngựa. Hãy sắp sếp chúng vào các nhóm động vật theo bảng sau: Nhóm động vật Đại diện sinh vật Câu 9. Hãy kể tên một số động vật xung quanh em có giá trị trong thực tiễn. Câu 10. Hãy thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ điều tra về một số động vật gây hại cho nền kinh tế địa phương. Từ đó, cho biết cách phòng trừ những tác hại mà các động vật đó mang lại bằng cách hoàn thành bảng sau: Tên động vật Nơi sống Tác hại B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 C B A B B A 2/. Câu hỏi tự luận Câu 7. Phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng. Những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ mà tạo thành một quần thể liên kết và sống chung có dạng hình nhánh cây, gây ra hiểu lầm san hô là thực vật. Thực tế san hô là một loại động vật bậc thấp thuộc ngành Ruột khoang, thường dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi. Tuy nhiên, 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp
  23. của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó.Đây cũng là lý do mà một số người hiểu lẩm san hô là một loài thực vật tự dưỡng có khả năng quang hợp. Câu 8. Nhóm động vật Đại diện sinh vật Thú Cá voi, thú mỏ vịt, hươu Bò sát Cá sấu Chim Chim cánh cụt Lưỡng cư Ếch giun Cá Lươn, cá mập, cá ngựa Thân mềm Hến, mực Chân khớp Cua, bọ cánh cam Giun Giun đất Ruột khoang San hô Câu 9. Chó: làm cảnh, nghiệp vụ; Cá: làm cảnh, thức ăn; Trâu, bò: cho sức kéo, lấy thịt Câu 10. Tên động Nơi sống Tác hại vật Ẩm ướt, gấm giường, tủ, bụi Muỗi Là vật trung gian truyền bệnh cây, vũng nước đọng Phá hoại đồ dùng trong gia đình, trường Mối/mọt Sống trong đồ gỗ học, nhà máy, Là vật trung gian truyền bệnh, phá hoại Nơi tối tăm, bãi rác, ngoài Chuột mùa màng, phá hoại đồ dùng trong gia đồng ruộng, cống nước đình. Cách phòng trừ: - Muỗi: diệt lăng quăng, bọ gậy; không để các vũng nước đọng lâu ngày; đậy nắp các dụng cụ chứa nước sinh hoạt; - Mối, mọt: dùng các lớp phủ để bảo vệ bề mặt đồ dùng như: sơn tường, sơn gỗ, đánh vecni bàn ghế gỗ, ; sử dụng các dung dịch phun sương sinh học để diệt trừ mối, mọt; - Chuột: vệ sinh môi trường xung quanh thoáng đãng, sạch sẽ để hạn chế nơi trú ngụ, sinh sản của
  24. chuột; dùng bẫy chuột, thuốc diệt chuột an toàn sinh học; === BÀI 33. ĐA DẠNG SINH HỌC A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất? A. Hoang mạc.B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới.D. Đài nguyên. Câu 2. Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào? A. Hoang mạc.B. Rừng ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới.D. Đài nguyên. Câu 3. Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam? A. Cá heo.B. Sóc đen Côn Đảo. C. Rắn lục mũi hếch.D. Gà lôi lam đuôi trắng. Câu 4. Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học? A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật. B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã. C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng. D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người. Câu 5. Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD (Convention on Biological Diversity)? A. Bảo toàn đa dạng sinh học. B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành. C. Phân phối công bằng, hợp lý lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen. D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 6. Sử dụng các từ gợi ý: cá thể, số lượng loài, đa dạng sinh học, môi trường sống để điền vào chỗ trống cho phù hợp: Đa dạng sinh học là sự phong phú về (1) , số (2) trong loài, và (3) Dựa vào điều kiện khí hậu, (4) được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài
  25. nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim. Câu 7. Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới? Câu 8. Em hãy cho biết sự đa dạng màu sắc của tắc kè có ý nghĩa gì cho chúng. Câu 9. Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 - 200 từ, trình bày về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn. Câu 10. Vẽ một bức tranh cổ động bảo vệ đa dạng sinh học. B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Chọn C : Rừng mưa nhiệt đới. Câu 2.Chọn A Hoang mạc. Câu 3. Chọn A Cá heo. Câu 4. Chọn D: Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người Câu 5. Chọn D: Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen. 2/. Câu hỏi tự luận Câu 6. (1) số lượng loài, (2) cá thể, (3) môi trường sống, (4) đa dạng sinh học. Câu 7. Đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới vì điều kiện khí hậu ở hoang mạc khắc nghiệt, chỉ có một số ít loài sinh vật thích nghi với điều kiện sống ở đó. Rừng mưa nhiệt đới có điều kiện khí hậu phù hợp với nhiều loại sinh vật khác nhau, do đó rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao. Câu 8. Sự đa dạng màu sắc của tắc kè làm cho kẻ thù khó phát hiện, giúp chúng thích nghi với môi trường sống. Câu 9. Đoạn văn cần thể hiện được: - Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên. - Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường. - Vai trò của đa dạng sinh học với con người. Câu 10. Bức tranh thể hiện được một hoặc nhiều hơn các ý tưởng sau: - Thực trạng đa dạng sinh học Việt Nam hoặc thế giới. - Hoạt động gây suy giảm đa dạng. - Biện pháp bảo vệ đa dạng.
  26. === BÀI 34. TÌM HIỂU SINH VẬT NGOÀI THIÊN NHIÊN A. BÀI TẬP 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Khi đi tham quan tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên em thường sử dụng loại kính nào sau đây? A. Kính hiển vi.B. Kính lúp cầm tay. C. Kính thiên văn.D. Kính hồng ngoại. Câu 2. Những dụng cụ nào sau đây không cần sử dụng khi tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên? A. (1), (2), (3), (4), (5).B. (1), (2), (3), (5), (7). C. (3), (4), (5), (6).D. (2), (3), (4), (5). 2/. Câu hỏi tự luận Câu 3. Kính lúp thường sử dụng để quan sát những đối tượng sinh vật nào? B. HƯỚNG DẪN GIẢI 1/. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Chọn BKính lúp cầm tay Câu 2.Chọn B: (1), (2), (3), (5), (7). 2/. Câu hỏi tự luận Câu 3. Sử dụng kính lúp quan sát chi tiết các sinh vật cỡ nhỏ như các đại diện thuộc nhóm Rêu; các cơ quan, bộ phận thực vật như: rễ, thân, lá; hình thái ngoài của động vật;