Đề cương ôn tập Bài 18+19 môn Sinh học Lớp 11

docx 9 trang thaodu 16431
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Bài 18+19 môn Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_1819_mon_sinh_hoc_lop_11.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập Bài 18+19 môn Sinh học Lớp 11

  1. BÀI 18: TUẦN HOÀN Câu 1 Ở động vật có kích thước lớn, các tế bào có thể tiếp nhận các chất cần thiết lấy từ môi trường ngoài hoặc loại bỏ các chất không cần thiêt ra khỏi cơ thể bằng cách nào?? Theo con đường nào??? Câu 2 Đặc điểm tiến hóa của hệ tuần hoàn qua các động vật đại diện: Cá, ếch nhái, bò sát, chim, thú Cá Ếch nhái Bò sát Chim, thú Tim Hoạt động tuần hoàn Chất lượng máu Câu 3.Phân biệt sự trao đổi chất giữa té bào cơ thể với MT ngoài ở ĐV đơn bào, thuỷ tức, giun dẹp với chim và thú? Câu 4. Hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn hở: Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Khái niệm Cấu tạo Tim Hoạt động Cấu tạo Hệ Hoạt mạch động Đại diện Câu 4. Trình bày sự tiến hóa thể hiện ở cấu tạo của hệ tuần hoàn giữa các ngành ĐVCXS BÀI 19: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TUẦN HOÀN Câu 1 Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi??? Câu 2 Hãy so sánh hoạt động của hệ tim mạch khi lao động và khi nghỉ ngơi? Nguyên nhân? Câu 3. Hoạt động của cơ tim khác cơ vân như thế nào và vì sao lại có sự sai khác đó???? Câu 4. Giải thích sự thay đổi huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch??? Câu 5. Cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch qua một ví dụ tự chọn. HỆ TUẦN HOÀN Câu 1 (đề thi 2008 - 2009): Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho ĐV có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt động chậm?. Vì sao các ĐV Có xương sống kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín? Câu 2 (đề 2007 - 2008): Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo O2. Hãy cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp và tuần hoàn? Câu 3 (đề 2007 - 2008):
  2. a. Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nêu ta ngâm vào dung dịch dinh dưỡng thích hợp và có O2? b. Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn? Câu 4: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Câu 4’: a. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Nếu tim của một người phụ nữ đập 60 lần trong một phút, khối lượng máu trong tim cô ta là 120ml vào cuối tâm trương và 75 ml ở cuối tâm thu, lượng máu bơm/ phút của người phụ nữ đó bằng bao nhiêu? b. Tại sao ở các động vật có vú nhịp tim thường tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể? Câu 5 a) Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? b) Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Giải thích. - Đang hoạt động cơ bắp (ví dụ nâng vật nặng). - Sau khi nín thở quá lâu. - Hít phải khí CO. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.“Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẫm và có rất ít chất dinh dưỡng”. TUẦN HOÀN Câu 1: Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng. Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua. Câu 2: Nếu sử dụng một tác nhân kích thích tới ngưỡng kích thích vào giai đoạn cơ tim đang co và giai đoạn cơ tim đang giãn. Ở mỗi giai đoạn nêu trên, cơ tim sẽ phản ứng lại kích thích đó như thế nào? Nêu ý nghĩa sinh học của hiện tượng trên Câu 3: Trình bày sự hoạt động của của các van tim và chiều dịch chuyển của dòng máu qua tim trong một chu kỳ tim Tâm nhĩ co Tâm nhĩ giãn Tâm thất co Tâm thất giãn 1. Thời gian 2. Van nhĩ thất (cả van 2 lá và 3 lá) 3.Van bán nguyệt (cả 2 van) 3. Di chuyển của máu Câu 4: Nghiên cứu hoạt động tim của một người thanh niên cho thấy: thời gian tâm nhĩ co là 0,1s, thời gian tâm thất co là 0,3s, kì giãn chung là 0,4s, thể tích tâm thu là 70ml. Tính lưu lượng tim của người thanh niên trên. b) Phản ứng sinh lí gì xảy ra khi các yếu tố kích thích tác động đến cơ thể người làm tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, tăng tiết mồ hôi ? Nêu cơ chế hình thành phản ứng đó. Câu 5: Sự tăng lên của nồng độ ion H + hoặc thân nhiệt có ảnh hưởng như thế nào đến đường cong phân li của ôxi - hêmôglobin (HbO2)? Liên hệ vấn đề này với sự tăng cường hoạt động thể lực.
  3. Câu 6: Ở người, trong chu kì tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong những trường hợp nào? Giải thích. Câu 7: a, Ở người, khi căng thẳng thần kinh thì nhịp tim và nồng độ glucôzơ trong máu thay đổi như thế nào? Giải thích. Câu 8: Ở người, khi nồng độ CO 2 trong máu tăng thì huyết áp, nhịp tim và độ sâu hô hấp thay đổi như thế nào? Tại sao? Câu 8: a, Trình bày quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn ở các nhóm động vật khác? Câu 9: a. Hãy giải thích hiệu ứng Bohr và hiện tượng tràn clorit. c, Hãy nêu hai biến đổi cơ bản nhất ở tim và động mạch (động mạch chủ và động mạch phổi) của thai nhi so với người trưởng thành. d, Nếu sau khi sinh, hai biến đổi đó không hoàn thiện thì sẽ gây hậu quả gì? e, Mô tả hoạt động của các van tim khi tâm thất co và tâm thất dãn? Câu 10. Huyết áp là gì? Khi huyết áp giảm, ở ống thận tăng cường tái hấp thu ion gì? Tại sao? Câu 11 a. Giải thích vì sao ở động vật có vú những loài có khối lượng cơ thể nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có khối lượng cơ thể lớn ? Câu 12. Vận tốc máu chảy trong hệ mạch như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó? Câu 13 a. Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo ôxi. Em hãy cho biết cơ thể người đó xảy ra những thay đổi gì để thích nghi với môi trường mới đó? b. Tại sao những người sống trên núi cao, số lượng hồng cầu trong máu lại tăng? Câu 14. a. Ở người, trong chu kì tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và không bằng nhau trong những trường hợp nào? Giải thích. b.Tại sao các vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thì thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi dự thi đấu? Câu 15. Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ ôxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Hãy cho biết trong một phút, có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ. Câu 16: Trình bày chức năng sinh lí của máu. Câu 17:Máu của động vật có xương sống gồm: Huyết tương, tế bào máu hoặc các tiểu thể nhỏ, câu khẳng định nào dưới đây về thành phần của máu bình thường là đúng ? Tại sao? 1. Hồng cầu chuyển màu khi nhận CO2. 2. Hồng cầu là loại tế bào nhiều nhất trong số các loại TB máu. 3. Tiểu cầu chứa một nhân và ADN. 4. Hêmôglôbin được cấu tạo từ 2 chuỗi pôlipeptit. 5. -glôbin là loại prôtêin chủ yếu trong huyết tương. 6. Tất cả tế bào máu của người trưởng thành đều có nguồn gốc từ tủy xương. Câu 18. 1. Các động mạch ở người có các đặc tính : 1/ Luôn dẫn máu từ tim ra. 2/ Có thể dẫn máu từ tim ra hoặc trở về tim. 3/ Luôn luôn mang máu giàu ôxy. 4/ Có thể mang máu giàu ôxy hoặc giàu CO2 5/ Có thành dày với các van trong lòng mạch Chọn và giải thích câu đúng : A.chỉ 1 B. 2 và 3 C. 1 và 4 D. 1, 3 và 5 E. 2, 4 và 5
  4. Câu 19: Nêu vận tốc máu trong hệ mạch, giải thích sự khác nhau về vận tốc máu? PHẦN BÀI TẬP Câu 1: Trong phản ứng stress, adrenalin được tiết ra nhiều có làm thay đổi nhịp tim và nồng độ gluco trong máu không? Tại sao? Câu 2: Khi ta hoạt động cơ bắp mạnh, vận tốc máu, huyết áp và hoạt động của tim thay đổi như thế nào? Dựa trên cơ chế điều hòa hoạt động tuần hoàn, giải thích tại sao lại như vậy? Câu 3: Sau khi ta nhịn thở vài phút, nhịp tim có thay đổi hay không? Tại sao? Câu 4: Một người chuyển từ vùng đồng bằng lên sống một thời gian ở vùng núi cao. Hãy cho biết những thay đổi về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp, tuần hoàn và máu có thể xảy ra trong cơ thể người đó? Câu 5: Tại sao suy tim, xơ vữa mạch máu, mất máu lại làm thay đổi huyết áp? TUẦN HOÀN Câu 1. Hệ tuần hoàn kín xuất hiện từ giun đốt. Theo em chân khớp (xuất hiện sau giun đốt trong quá trình tiến hoá ) có hệ tuần hoàn kín hay hở? Giải thích? Câu 2 (đề thi 2008 - 2009): Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho ĐV có kích thước cơ thể nhỏ và hoạt động chậm?. Vì sao các ĐV CXS kích thước cơ thể lớn cần phải có hệ tuần hoàn kín? * Tại sao côn trùng có khả năng hoạt động tích cực nhưng lại có HTH hở? Câu 3: Phân biệt HTH hở và HTH kín? Trả lời Tiêu chí Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín Đại diện Cấu tạo tim Tuần hoàn máu Hiệu quả tuần hoàn. Câu 4: Trình bày chiều hướng tiến hoá của hệ tuần hoàn? Câu 5: Cùng là động vật có xương sống nhưng vì sao ở cá tồn tại hệ tuần đơn trong khi chim, thú tồn tại hệ tuần hoàn kép? Câu 6. Giải thích vì sao ở động vật có vú những loài có khối lượng cơ thể nhỏ thường có nhịp tim nhanh hơn nhịp tim của những loài có khối lượng cơ thể lớn ? Câu 6’ : Nhịp tim của một số loại động vật như sau: Voi 35-40 nhịp/phút Cừu 70-80 nhịp/phút mèo 110-130 nhịp/ phút Chuột 720 – 780 nhịp/phút Em có nhận xét gì về mói quan hệ giữa nhịp tim và khối lượng cơ thể? Giải thích tại sao các động vật trên lại cú nhịp tim khác nhau? Câu 7 : Vận tốc máu chảy trong hệ mạch như thế nào? Giải thích tại sao có sự khác nhau đó? Câu 8: Tại sao khi tách rời tim ra khỏi cơ thể thì vẫn có khả năng co bóp bình thường nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và Oxi?. Giải thích cơ chế của hoạt động này ở tim người? Câu 9 (đề 2007 - 2008): Một người ở vùng đồng bằng lên sống ở vùng núi cao có không khí nghèo O2. Hãy cho biết trong cơ thể người đó xảy ra những thay đổi nào về hoạt động và cấu trúc của hệ hô hấp và tuần hoàn? Câu 10 (đề 2007 - 2008):
  5. a. Giải thích tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn đập được một thời gian ngắn nêu ta ngâm vào dung dịch dinh dưỡng thích hợp và có O2? b. Vì sao nhịp tim của trẻ con thường cao hơn người lớn? Câu 11: Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Câu 12: .a/ Nêu hoạt động của các bộ phận trong tim ở mỗi giai đoạn của chu kỳ tim ở người. b/ Sự phân công hoạt động trong chu kỳ tim đã thể hiện sự hợp lý như thế nào để tim có thể phục hồi và làm việc trong quá trình sống của cơ thể. Câu 13: Khi nghiên cứu về sự vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn, một bạn học sinh thắc mắc : Hoạt động của cơ tim có gì sai khác so với hoạt động của cơ xương(cơ vân)? Câu 14: Tại sao khi tiêm chủng thì thường tiêm vào tĩnh mạch. Giải thích tại sao ở cơ tim không có hiện tượng bị co cứng dù nó bị kích thích ở tần số cao Câu 15: Huyết áp là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huyết áp? Câu 16: Hãy giải thích sự thay đổi HA và vận tốc máu trong các trường hợp sau: - Đang hoạt động cơ bắp - Sau khi nín thở quá lâu - Trong không khí có nhiều CO - Tuyến trên thận tiết ít anđosteron Câu 17: Huyết áp ở loại mạch nào là thấp nhất?. Vì sao? Vận tốc máu chảy trong loại mạch nào là nhanh nhất, loại mạch nào là chậm nhất?. Nêu tác dụng của việc máu chảy nhanh hay chậm trong từng loại mạch đó? Cõu 18 : Tại sao những người bị xuất huyết não có thể dẫn đến bại liệt hoặc tử vong thường là những người bị cao huyết áp? Cõu 19: Tại sao 1 vận động viên muốn nâng cao thành tích trong thi đấu thường lên vùng núi cao để luyện tập ngay trước khi dự thi đấu? Câu 20: Vì sao, ngày xưa người chiến sĩ chạy hơn 40 km để loan báo tin thắng trận oanh liệt ở Maratông đã hy sinh vì “ đứt hơi” trong khi ngày nay, các vận động viên vẫn chạy “môn Maratông” mà không sao cả? Câu 21: A/ ý nghĩa của sự điều tiết tim mạch? B/ Giải thích tại sao khi chạy nhanh tới đích, vận động viên không được dừng lại đột ngột mà phải vận động chậm dần trước khi ngừng hẳn? Cõu 22 : Làm thế nào để biết được tim có tính tự động?. Sau khi mổ lộ tim ếch, nhịp tim của ếch thay đổi như thế nào nếu nhỏ vài giọt adrenalin ?. Trong cơ thể của ếch, hoocmon này được tiết ra từ đâu ? TUẦN HOÀN Câu 1. Giải thích tại sao chân khớp xuất hiện sau giun đốt nhưng chân khớp có hệ tuần hoàn hở còn giun đốt có hệ tuần hoàn kín? Câu 2. a. Mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây nên hay không? b. Trường hợp nào dưới đây làm thay đổi huyết áp và vận tốc máu? Giải thích. - Đang hoạt động cơ bắp - Sau khi nín thở quá lâu - Hít phải khí CO c. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. “Máu trong tĩnh mạch trên gan (tĩnh mạch rời gan) có màu đỏ thẩm và có rất ít chất dinh dưỡng”. Câu 3. a. Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch lại có van? b. Chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ khác với của thú ở điểm nào?
  6. c. Lượng hêmôglôbin trong máu của động vật có xương sống ở nước phụ thuộc vào nhiệt độ của nước nơi chúng sống. Đường cong nào của đồ thị dưới đây mô tả đúng sự biến đổi này? Giải thích. Câu 4. Tại sao khi bị hở van nhĩ thất (van đóng không kín), sức khỏe của người bệnh ngày càng giảm sút? Câu 5. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát. Theo em, tim ếch có còn đập nữa không? Giải thích? Câu 6. a. Huyết áp cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích? b. Một người đang vận động cơ bắp thì tỉ lệ % HbO 2 bão hòa ở máu tĩnh mạch giảm. Đúng hay sai? Giải thích. Câu 7. a. Máu được vận chuyển trong hệ mạch nhờ các lực nào? Máu vận chuyển chậm nhất trong loại mạch nào? Tại sao? b. Cơ thể có cách xử lí như thế nào đối với các tế bào hồng cầu già? c. Cho biết sự thay đổi của tuần hoàn máu và hậu quả của sự thay đổi đó trong trường hợp hẹp van hai lá? Câu 8. a. Nồng độ CO 2 trong máu tăng thì nhịp tim và độ sâu của hô hấp thay đổi như thế nào? Tại sao? b. Một bệnh nhân bị hở hai van tim (van nhĩ thất đóng không kín): - Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao? - Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao? - Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim? Câu 9. a. Đặc điểm tuần hoàn máu của thai nhi có gì khác với trẻ em bình thường sau khi được sinh ra? b. Vì sao trẻ em trong những ngày đầu mới sinh thường có biểu hiện vàng da? c. Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O 2 máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào? d. Hemoglobin ở người có những dạng khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển cá thể như thế nào? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì? Trả lời: a. Điểm khác nhau Thai nhi Trẻ em bình thường Câu 10. a. Tại sao trước khi thực hành mỏ lộ tim ếch, chúng ta tiến hành hủy tủy mà không được hủy não? Sau khi mổ lộ tim ếch, nhịp tim của ếch thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau? Giải thích? - Nhỏ adrenalin 1/100000 - Nhỏ axetincolin b. Tại sao hệ tuần hoàn hở kém ưu việt nhưng các loài sâu bọ vẫn hoạt động rất tích cực? Câu 11. a. Bác sỹ đo hoạt động tim mạch của một người và nhận thấy lúc tim co đẩy máu lên động mạch chủ, áp suất trong tâm thất trái là 180 mmHg và huyết áp tâm thu ở cung động mạch chủ là 110 mmHg. Khả năng người này bị bệnh gì ở tim? Giải thích? b. Người ta tách một đoạn mạch máu nhỏ từ động vật thí nghiệm và cho nó vào dung dịch có axetincolin, kết quả cho thấy mạch máu đó giãn rộng ra. Sau đó loại bỏ lớp tế bào lót mạch máu
  7. (lớp nội mạc), rồi lại cho đoạn mạch đó vào dung dịch có axetincolin thì thấy mạch máu không dãn rộng ra nữa, tại sao? Câu 12. a. Giải thích các nguyên nhân hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người? b. Marey tiến hành một thí nghiệm như sau: dùng một bình nước treo ở mật độ cao không đổi, nối vào một ống cao su rồi chia thành hai nhánh: một nhánh nối vào ống thủy tinh, nhánh kia nối vào ống cao su, cho chảy vào hai lọ. Dùng một kẹp kẹp nhịp nhánh vào ống cao su ở gốc cho nước chảy vào 2 lọ theo từng đợt. b1. Nêu hiện tượng xảy ra trong hai lọ b2. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì? c. Một người trưởng thành có tần suất tim là 75 nhịp/phút, thể tích tâm thu là 70ml. Sau một thời gian dài tập luyện thể thao, tần số tim của người này là 60 nhịp/phút. Hãy xác định thời gian 1 chu kỳ tim, thời gian hoạt động và thời gian nghỉ của tim trong 1 phút trong hai trường hợp trước và sau luyện tập thể thao. d. Để tăng lưu lượng tim thì tăng nhịp tim hay tăng thể tích tâm thu có lợi cho cơ thể hơn? Vì sao? e. Giải thích hiệu ứng Bohr và hiện tượng tràn clorit. Câu 13. a. Nêu sự tiến hóa của hệ tuần hoàn? b. Thế nào là vòng tuần hoàn đơn, vòng tuần hoàn kép? Cho ví dụ. Vì sao có sự khác nhau về cấu trúc của hai hệ tuần hoàn đó? c. Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể lực thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn những người thường xuyên luyện tập thể lực? d. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Câu 14. Một bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy cơ thể mất rất nhiều nước và muối khoáng. Hãy cho biết: a. Huyết áp của bệnh nhân này có xu hướng như thế nào? Vì sao? b. Lượng nước tiểu của bệnh nhân nhiều hay ít? Vì sao? Câu 15. Khi nghiên cứu sự vận chuyển máu trong hệ mạch, người ta vẽ được đồ thị về mối quan hệ giữa huyết áp, vận tốc máu và đường kính chung của hệ mạch như sau: a. Hãy xác định rõ các đường A, B, C trên đồ thị và các đoạn trên trục hoành biểu thị gì? b. Giải thích sự thay đổi trong các đường cong đó và mối quan hệ giữa chúng? Câu 16. Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích. a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2. b. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em. c. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu. d. Sau khi nít thở vài phút thì nhịp tim vẫn bình thường. Câu 17. Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao. Huyết áp của ông ta là 164/102. Nồng độ aldosteron cao trong máu còn gây ra những thay đổi nào đối với pH máu, nồng độ K+ trong máu, thể tích dịch ngoại bào và tiết renin? Tại sao? Bổ sung: Câu 1. Phân biệt hệ tuần hoàn của lưỡng cư và cá?
  8. Trả lời: Đặc điểm Lưỡng cư Cá Số vòng tuần hoàn Cấu tạo tim Máu trong tim Áp lực máu TUẦN HOÀN Ở NGƯỜI Câu 1. Nêu định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập? Câu 2. Trình bày cấu tạo của cơ tim phù hợp với chức năng ? Câu 3: Sóng mạch là gì ? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch? Câu 4: Giải thích tại sao huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp (khoảng 10mmHg) nhỏ hơn huyết áp ở mao mạch các mô khác Câu 5: Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim có thay đổi không? Giải thích? Câu 6: a. Ở người khi van nhĩ thất hở ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tuần hoàn. b. Đặc điểm của thành và lòng tĩnh mạch, ý nghĩa của đặc điểm đó. Câu 7: a. So với người bình thường, khi nghỉ ngơi vận động viên thể thao có nhịp tim và lưu lượng tim như thế nào? Tại sao? b. Động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch lại có van, giải thích tại sao? Câu 8: a. Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng? Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua? b. Tại sao nút nhĩ – thất làm chậm sự truyền đạt xung điện từ nút xoang nhĩ tới các tâm thất lại là vấn đề quan trọng Câu 9: Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng ? Câu 10: Động mạch có những đặc tính sinh lý giúp nó thực hiện tốt nhiêm vụ của mình ? Câu 11: a.Cấu tạo của tim ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng máu đi nuôi cơ thể? b.Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O2 máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào? c. Nhân dân ta thường nói : “ Khớp đớp tim”. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của câu nói trên. Câu 12: Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được
  9. nhiều máu hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất co. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy. Câu 13: a. Tại sao van nhĩ thất trong tim chỉ cho máu đi theo một chiều ? b. Vị trí của van 2 lá và 3 lá ở tim thú liên quan như thế nào đến chức năng của chúng? Câu 14: Kiểm tra huyết áp của 1 người phụ nữ thấy huyết áp ở tâm thất trái lúc tâm thất co là 170mmHg, huyết áp ở động mạch chủ khi tâm thất co là 110mmHg. Qua kiểm tra sơ bộ phát hiện người phụ nữ này bị bất thường về van tim. Hãy cho biết bất thường đó là gì? Giải thích Câu 15: Nêu đặc điểm, vị trí động mạch vành tim?